Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế cây hồng không hạt tại xã nghĩa thuận, huyện quản bạ, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.95 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------ffl OỐ-------------

LỤC THỊ HẠNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY HỒNG KHÔNG HẠT TẠI
XÃ NGHĨA THUẬN, HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
••••

: Chính Hệ
quyđào tạo
: Kinh tếChun
nơng nghiệp
ngành
: K48-KTNN
Lớp
: Kinh tếKhoa
và Phát triển nơng thơn
: 2016-2020
Khóa
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lành Ngọc Tú

Thái Nguyên, năm 2020


1

LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển Nông
thôn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất đến thầy giáo Th.S Lành Ngọc Tú người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tơi
trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.
Để hồn thành được khóa luận này, tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân
thành đến Uỷ ban nhân dân xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, các hộ
trồng hồng không hạt trong xã đã cung cấp cho tôi những nguồn tư liệu hết sức quý
báu. Trong suốt q trình nghiên cứu, tơi nhận được sự quan tâm, sự động viên, tạo
mọi điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh thần của gia đình và bạn bè. Thông qua
đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng và sự giúp đỡ quý báu đó.
Trong q trình hồn thành khóa luận, tơi đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên, khóa
luận này khơng thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tơi kính mong nhận được sự
chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cơ giáo và các bạn sinh viên để khóa luận được hồn
thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Ngun, ngày tháng năm 2020
Sinh viên
Lục Thị Hạnh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i
MỤC LỤC............................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................
vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài .........................................................................................2

1.2.1. Mục tiêu chung..............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ......................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..........................................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................4
2.1. Một số khái niệm có liên quan ........................................................................4
2.1.1. Khái niệm đánh giá .......................................................................................4
2.1.2. Hiệu quả kinh tế ............................................................................................6
2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................8

2.2.1. Nguồn gốc và phân loại.................................................................................8
2.2.2. Giá trị kinh tế và công dụng của hồng khơng hạt .........................................10
2.2.3. Đặc điểm sinh học .......................................................................................11
2.3.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..............................................................12

2.3.1. Những nghiên cứu về phân bố và sản xuất hồng .........................................12
2.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông lâm nghiệp nói
chung và cây hồng khơng hạt nói riêng ..................................................................16
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao hiệu quả kinh tế cây hồng không hạt ........18
2.5.1. Các yếu tố tự nhiên thuộc hệ sinh thái và môi trường ..................................18
2.5.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội......................................................................19
2.5.3. Nhóm nhân tố kỹ thuật ................................................................................20
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....21



•7•
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .....................................................................21
3.1.1. Đối tượng ...................................................................................................21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ..................................................21
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................................21
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu...................................................................21
3.3. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................21
3.4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................21
3.4.1. Chọn địa điểm nghiên cứu .........................................................................21
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu .....................................................................22
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu...........................................................................23
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................25
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên của xã...............................................................25
4.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới hành chính ..............................................................25
4.1.2. Các nguồn tài nguyên..................................................................................26
4.1.3. Điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội...............................................................29
4.1.4. Kinh tế .......................................................................................................31
4.1.5. Tình hình sản xuất nơng nghiệp .................................................................32
4.2. Tình hình đầu tư trong sản xuất hồng không hạt ...........................................37
4.2.1. Đầu tư trong sản xuất hồng khơng hạt ........................................................37
4.2.3. chi phí cho một chu kỳ sinh trưởng, thu hoạch của 1 ha hồng không hạt ...41
4.2.4. Chi phí kinh tế cho một chu sinh trưởng thu hoạch qua các năm của 1ha Mận
hậu

42

4.2.5. So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình trồng hồng khơng hạt với hiệu quả kinh
tế của mơ hình trồng mận tại xã Nghĩa Thuận .......................................................43
4.3. Thuận lợi, khó khăn ......................................................................................44

4.3.1. Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và xã hội đến sản xuất kinh doanh
hồng

44

4.3.2. Những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất hồng không hạt


46
4.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu
thụ đối với hồng không hạt trên địa bàn xã Nghĩa Thuận.......................................46
4.4.1. Giải pháp về giống .....................................................................................46
4.4.2. Giải pháp mở rộng diện tích và tăng năng suất ...........................................47
4.4.3. Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông
dân 47
4.4.4. Tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất cây Hồng Không Hạt .......................48
4.4.5. Giải pháp về kỹ thuật ..................................................................................48
4.5. Giải pháp cụ thể.............................................................................................49
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................50
5.1. Kết luận .........................................................................................................50
5.2. Kiến nghị ......................................................................................................51
5.2.1. Đối với các cơ quan có thẩm quyền ...........................................................51
5.2.2. Đối với người trồng.....................................................................................52
5.2.3. Đối với thương lái, công ty thu mua và tiêu thụ hồng không hạt ...............52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................53


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt


Nghĩa

CLĐ:

Công lao động

ĐVT:

Đơn vị tính
Tổ chức nơng lương liên hợp Quốc

FAO:
HKH:

tế
hồng khơng hạt

HTX:

Hợp tác xã

HQKT:

Hiệu quả kinh tế

KD:

Kinh doanh


KHKT:

Khoa học kỹ thuật

KTCB:

Kiến thiết cơ bản

UBND:

Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, sản lượng(Tấn) hồng một số nước trên thế giới
giai đoạn 2015-2017................................................................................................13
Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng hồng ở Việt Nam năm 2018 ..................................14
Bảng 2.3. Diện tích hồng ở một số tỉnh năm 2015 .................................................14
Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra tại các điểm nghiên cứu
tại xã Nghĩa Thuận năm 2019 ................................................................................22
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Nghĩa Thuận
Giai đoạn 2017-2019...............................................................................................32
Bảng 4.2. Tình hình cơ bản về chủ hộ điều tra giai đoạn 2017 -2019 ....................34
Bảng 4.4. Năng suất, sản lượng hồng không hạt đạt được của xã Nghĩa Thuận giai
đoạn 2017 - 2019.....................................................................................................35
Bảng 4.5. Lượng phân bón vơ cơ từ năm thứ 4 trở đi trên 1ha đất trồng hồng khơng
hạt kg/cây. ...............................................................................................................38
Bảng 4.6. chi phí cho một chu kỳ sinh trưởng, thu hoặc của 1 ha hồng không hạt ..41
Bảng 4.7. Chi phí kinh tế cho một chu sinh trưởng thu hoạch qua các năm của 1ha
Mận hậu...................................................................................................................42

Bảng 4.8. So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình trồng hồng khơng hạt với hiệu quả
kinh tế của mơ hình trồng mận tại xã Nghĩa Thuận trong thời kỳ cây cho sản lượng
thu hoạch cao nhất...................................................................................................43
Bảng 4.9. Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất hồng không hạt . .46


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ Phân loại hồng theo Mori 1953 ....................................................10
Hình 4.1. Sơ đồ kênh tiêu thụ 1...............................................................................36
Hình 4.2. Sơ đồ kênh tiêu thụ 2...............................................................................36


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.

1 Đặt vấn đề
Cây hồng (Diospyros kaki T.) là một trong những loại cây ăn quả quan trọng

của các nước châu Á thuộc miền ôn đới như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt
Nam. Ở Việt Nam, quả hồng là một loại quả quý rất được ưa dùng bởi vị ngọt mát,
đậm đà, phù hợp với mọi lứa tuổi. Ngoài các chất bổ dưỡng trong quả, các bộ phận
khác của cây hồng có mặt trong nhiều bài thuốc của Y học phương Đông: "thị đế" tai hồng, "thị tất" - nước ép quả hồng, "thị sương" đường tiết ra từ quả hồng khi làm
mứt. Quả ngon, mà còn đẹp nên hồng thường được sử dụng nhiều trong các ngày lễ
long trọng của dân tộc.
Cây hồng được người xưa mệnh danh là "thất tuyệt" bởi nhiều ưu điểm mà
các cây trồng khác khơng có như: dễ trồng, chịu khơ hạn, chịu đất xấu ít thâm canh,
ít sâu bệnh, cây bền, lá to tán rộng cho nhiều bóng mát. Năng suất cây ổn định, phẩm

vị quả ngon cho nên trồng hồng cho thu nhập cao hơn nhiều so với các loại cây khác.
Hiện nay, cây hồng ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường và được nhiều
người tiêu dùng ưa chuộng. là hồng không hạt là sản phẩm đặc sản của huyện Quản
Bạ là giống bản địa đã có từ rất lâu đời, hiện nay vẫn cịn có những cây hồng khoảng
trên 300 năm tuổi tại xã Nghĩa Thuận. Sự thơm ngon nức tiếng của loại quả này được
tạo thành nhờ các yếu tố tự nhiên của khu vực địa lý Quản Bạ. Quản Bạ có độ cao
trung bình trên 1.000 m so với mực nước biển, địa hình khá bằng phẳng, có nơi có độ
dốc dưới 20 độ, tầng đất dày, ít bị xói mịn. Khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm nên
hồng không hạt cho chất lượng tốt, năng suất cao và ổn định.
Quả to bằng quả trứng gà, vỏ xanh chen lẫn những ánh vàng, sau khi ngâm
vài hơm. Thịt quả ăn giịn, vị ngọt đậm, mùi thơm đặc trưng, nhiều bột mịn và thơm
hơn các giống hồng khác. Khi chín cả vỏ và thịt quả màu vàng, quả nặng khoảng 50150 g, quả hồng chín vào khoảng rằm tháng bảy đến rằm tháng tám âm lịch.
Nhờ những ưu điểm trên mà hồng không hạt Nghĩa Thuận rất được ưa chuộng
trên thị trường, quả dễ bán và được giá hơn so với các giống hồng khác. Đặc biệt


2

hồng chín vào đúng dịp trung thu sẽ bán được giá rất cao.
Trồng hồng Nghĩa Thuận kết hợp với các biện pháp kỹ thuật cải tạo đất thay
thế cây giá trị thấp và làm cạn kiệt đất là hướng đi đúng nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất và bảo vệ tài nguyên đất. Mặt khác hồng không hạt Nghĩa Thuận là giống địa
phương nên rất thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng sản xuất, người dân am
hiểu và có nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây.
Do những đặc điểm trên nên cây hồng là một trong những cây trồng chủ lực
trong chủ trương thay đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện xóa đói giảm nghèo trong nơng
nghiệp và nông thôn của tỉnh Hà Giang. Những năm gần đây, nhiều hộ dân trong xã
đã phá bỏ các cây trồng hiệu quả thấp, đưa giống hồng Nghĩa Thuận vào trồng trên
diện rộng và bước đầu đem lại hiệu quả cao.
Là sinh viên chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, em rất quan tâm đến lĩnh vực

cây ăn quả, đặc biệt là hướng bảo tồn, phát triển và giá trị kinh tế của các loại cây đặc
sản ở nước ta nói chung và ở quê hương em nói riêng. Do vậy em chọn đề tài:
“Đánh giá hiệu quả kinh tế cây hồng không hạt tại xã Nghĩa Thuận, huyện Quản
Bạ, tỉnh Hà Giang”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế hồng không hạt góp phần thúc đẩy
chương trình thay đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tăng thu
nhập cho người dân tại tỉnh Hà Giang. Trên cơ sở đó rút ra những kết luận và đề xuất
một số giải pháp đúng đắn có cơ sở khoa học.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất cây
hồng không hạt trên địa bàn xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hồng không hạt tại
xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
1.3. Ý nghĩa của đề tài


3

1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường, ứng dụng
kiến thức đó trong thực tiễn.
- Đi thực tế tại khu vực nghiên cứu là điều kiện thuận lợi giúp sinh viên tiếp
thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế.
- Rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lý số liệu, viết báo cáo.
- Giúp hiểu thêm về quá trình sản xuất các sản phẩm và tình hình kinh tế, xã
hội và mơi trường tại địa bàn nghiên cứu.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn cho người dân, chính quyền
địa phương xây dựng hướng phát triển, giải quyết những khó khăn trở ngại nhằm
phát triển cây ăn quả nói chung và cây hồng khơng hạt nói riêng hướng tới phát triển
kinh tế bền vững.


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1. Khái niệm đánh giá (Dương Văn Sơn, 2000) [11]
2.1.1.1. Đánh giá
- Đánh giá là nhìn nhận và phân tích tồn bộ q trình triển khai thực hiện các
hoạt động khuyến nông, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của
hoạt động trong mới quan hệ nhiều yếu tố, so sánh với mục tiêu ban đầu.
- Đánh giá là so sánh những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thơn bản và
những hỗ trợ từ bên ngồi với những gì thực sự đã đạt được.
- Đánh giá để khẳng định sự thành công hay thất bại của các hoạt động khuyến
nông hay dự án so với kế hoạch ban đầu.
- Trong đánh giá các hoạt động khuyến nông hay dự án người ta có thể hiểu như
sau:
+ Là q trình thu thập và phân tích thơng tin để khẳng định:
- Liệu các hoạt động đó có đạt được các kết quả và tác động hay không
- Mức độ mà hoạt động đã đạt được so với mục tiêu ban đầu đã đề ra.
+ Đánh giá sử dụng các phương pháp nghiên cứu để điều tra những vấn đề có thể
làm chậm tiến độ thực hiện các hoạt động khuyến nông hay dự án nếu như các vấn đề
này không được giải quyết kịp thời.
+ Đánh giá yêu cầu phải lập kế hoạch chi tiết và có chiến lược lấy mẫu theo
phương pháp thống kê.
+ Việc đánh giá sẽ tiến hành đo lường định kỳ theo thời gian.

+ Việc đánh giá sẽ tập trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác động.
2.1.1.2. Các loại đánh giá
Đánh giá có nhiều dạng khác nhau. Phạm vi ở đây có thể sắp xếp thành 3 loại
chính như sau:
* Đánh giá tiền khả thi/khả thi:
Đánh giá tiền khả thi là đánh giá tính khả thi của các hoạt động khuyến nơng hay
dự án, để xem xét xem liệu hoạt động, dự án có thể thực hiện được hay khơng trong
điều kiện cụ thể nhất định. Loại đánh giá này thường do tổ chức tài chợ thực hiện. Tổ


chức tài chợ sẽ phân tích các khả năng thực hiện của dự án hay hoạt động để làm căn cứ
cho phê duyệt xem dự án hay hoạt động có được đưa vào thực hiện hay không.
* Đánh giá thực hiện
- Đánh giá định kỳ: Là đánh giá từng giai đoạn thực hiện, có thể là đánh giá tồn
bộ các cơng việc trong một giai đoạn, nhưng cũng có thể đánh giá từng công việc ở
từng giai đoạn nhất định. Nhìn chung đánh giá định kỳ thường áp dụng cho những hoạt
động, dự án dài hạn. Tùy theo các hoạt động hay dự án mà có thể định ra các khoảng
thời gian để đánh giá định kỳ, có thể là 3 tháng, 6 tháng hay một năm một lần. Mục đích
của đánh giá định kỳ là nhằm tìm ra những điểm mạnh điểm yếu, những thuận lợi và
khó khăn trong một thời kỳ nhất định để có những thay đổi hay điều chỉnh phù hợp cho
những giai đoạn tiếp theo.
- Đánh giá cuối kỳ: Là đánh giá cuối cùng khi đã kết thúc các hoạt động hay dự
án. Đây là đánh giá toàn diện tất cả các hoạt động và kết quả của nó. Mục đích của đánh
giá cuối kỳ là nhằm nhìn nhận lại tồn bộ q trình thực hiện, những thế mạnh, điểm
yếu, những thành công và chưa thành công, nguyên nhân của từng vấn đề, đưa ra những
bài học cần phải rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho dự án hay hoạt động khác.
- Đánh giá tiến độ thực hiện: Là việc xem xét thời gian thực tế triển khai thực
hiện nội dung của dự án hay hoạt động có đúng với thời gian dự định hay khơng, nhanh
chậm thế nào để cịn điều chỉnh.
- Đánh giá tình hình chi tiêu tài chinh: Là xem xét lại việc sử dụng kinh phí chi

tiêu tiền có đúng theo ngun tắc đã được quy định hay khơng để có những điều chỉnh
và rút kinh nghiệm.
- Đánh giá về tổ chức thực hiện: Đánh giá về tổ chức phối hợp thực hiện giữa
các thành phần tham gia, xem xét và phân tích cơng tác tổ chức, cách phối hợp các
thành phần tham gia. Ngồi ra có thể xem xét việc phối kết hợp giữa các dự án hay hoạt
động trên cùng một địa bàn và hiệu quả của sự phối hợp đó.
- Đánh giá kỹ thuật: Là xem xét lại những kỹ thuật mà dự án hay hoạt động đã
đưa vào có phải là mới hay khơng. Q trình thực hiên các khâu kỹ thuật có đảm bảo
theo đúng quy trình kỹ thuật đã đặt ra khơng.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường: Hiện nay vấn đề mơi trường
đang là vấn đề bức xúc của tồn cầu, vì vậy chúng ta đều phải quan tâm tới vấn đề môi


trường.
- Đánh giá khả năng mở rộng: Là quá trình xem xét kết quả dự án đó có thể áp
dụng rộng rãi được hay khơng, nếu có áp dụng thì cần điều kiện gì khơng.
- Đánh giá tác động
2.1.2. Hiệu quả kinh tế
2.1.2.1. Một số lý luận chung về hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là q trình tăng cường khai thác
hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự nhiên để phục vụ cho lợi ích của
con người.
- Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng của các hoạt
động kinh tế nhằm đạt được mục tiêu là khối lượng tài nguyên nguồn lực nhất định phải
tạo ra khối lượng sản phẩm hồng có giá trị lớn nhất. Nói cách khác là ở một mức khối
lượng và giá trị sản phẩm nhất định thì phải làm thế nào để chi phí sản xuất là thấp nhất.
Như vậy quá trình sản xuất là sự liên hệ chặt chẽ, mật thiết giữa các yếu tố
nguồn lực đầu vào và khối lượng sản phẩm đầu ra, kết quả cuối cùng của mối quan hệ
này là thể hiện tính hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Với cách xem xét này, hiện nay có

nhiều ý kiến thống nhất với nhau về hiệu quả kinh tế. Có thể khái quát hiệu quả kinh tế
như sau:
+ Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được
là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các
yếu tố đầu vào.
+ Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi so sánh tương đối (thương số)
giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Với cách biểu hiện này
nó đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực sản xuất khác nhau.
Từ đó so sánh được hiệu quả kinh tế của các quy mô sản xuất khác nhau, nhưng nhược
điểm của cách đánh giá này là không thể hiện được quy mơ của hiệu quả kinh tế nói
chung.
Cách đánh giá khác về hiệu quả kinh tế là được đo bằng hiệu số giữa kết quả sản
xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.


+ Cách xem xét khác về hiệu quả kinh tế là so sánh giữa mức độ biến động của
kết quả và chi phí để đạt được kết quả đó. Biểu hiện của cách đánh giá này có thể so
sánh chênh lệch về số tương đối và số tuyệt đối giữa hai tiêu thức đó. Cách đánh giá này
có ưu thế khi xem xét hiệu quả kinh tế của việc đầu tư theo chiều sâu hoặc trong việc áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tức là nghiên cứu hiệu quả của phần chi phí đầu tư
tăng thêm. Tuy nhiên hạn chế của cách đánh giá này là không xem xét đến hiệu quả
kinh tế của tổng chi phí bỏ ra.(Trần Xuân Đức, Lương Xuân Chính, 2006) [10]
Như vậy hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh chất lượng
của các hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc trưng của nền sản xuất xã hội. Quan niệm
về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế khác nhau sẽ không giống nhau.
2.1.2.2. Bản chất của hiện tượng kinh tế trong nền sản xuất xã hội
Là thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng các
nguồn lực xã hội. Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng
tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí bỏ ra.

Trên quan điểm tồn diện, có ý kiến cho rằng đánh giá hiệu quả kinh tế khơng
thể loại bỏ mục tiêu nâng cao trình độ văn hóa, xã hội và đáp ứng các nhu cầu xã hội
ngày một tốt hơn cùng với việc tạo môi trường bền vững. Điều đó thể hiện mối quan hệ
giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả về mơi trường hiện tại và lâu dài. Đó
là quan điểm đúng đủ trong kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô phù hợp với xu hướng phát
triển kinh tế hiện nay.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Nguồn gốc và phân loại
2.2.1.1. Nguồn gốc cây hồng
Cây hồng có nguồn gốc từ Trung Quốc (nguyên sản ở lưu vực sông Trường
Giang), phân bố tự nhiên ở 32 - 37 vĩ độ Bắc. Từ Trung Quốc hồng được đưa đến trồng
0

0

tại Địa Trung Hải, cũng từ đây hồng được đưa sang Mỹ từ năm 1856, được nhập vào
châu Âu năm 1789.
Hồng là cây trồng á nhiệt đới khởi nguyên từ Trung Quốc và cũng là cây trồng
có nguồn gốc ở Hàn Quốc (cây bản địa). Việc trồng hồng được sử dụng vào nhiều mục
đích khác nhau, ngồi ăn quả cịn được sử dụng để chữa các bệnh như: bệnh liệt, tê
cóng, bỏng và làm ngưng chảy máu vì trong lá của hồng có rất nhiều chất tanin, phenol,


axit hữu cơ, chlorophyl... nhưng tanin là nguyên tố chủ yếu [12].
Theo một số tác giả: khi nghiên cứu về nguồn gốc của cây hồng phương Đông
đều cho rằng một số nhóm hồng thuộc lồi hồng dại Diospyros kaki tồn tại trong những
khu rừng của Trung Quốc. Tài liệu của cây hồng xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào
thế kỷ thứ V, VI.
Cây hồng được nhập từ Trung Quốc đến châu Âu vào năm 1789 và di chuyển
san châu Mỹ vào năm 1856.

Ở Việt Nam, cây hồng được nhập từ Trung Quốc qua miền Bắc Việt Nam rồi đến
Đà Lạt Việt Nam
2.2.1.2. Phân loại giống hồng
Cây hồng (Diospyros) thuộc họ thị (Ebenaceae), phân lớp sổ (Dilleniaceae),
thuộc lớp hai lá mầm (Dicotylledoneae), ngành thực vật hạt kín (Angiospermae) [11]
Theo Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972) [13] trích dẫn kết quả nghiên cứu
của các nhà phân loại học Nhật Bản cho biết: hiện nay có 800 - 1000 lồi hồng. Cây
hồng được trồng phổ biến ở các nước có khí hậu ơn hồ thuộc châu Á, bắc Mỹ và chỉ có
4 lồi được trồng để lấy quả đó là: Diospyros kaki linn: D. oleifera Cheng: D.
virginiana Linn: D. lotus Linn.
Chi Diospyros gồm 400 loài, chủ yếu phân bố ở vùng á nhiệt đới châu Á, châu
Phi và nam Mỹ, một số lồi trong đó có hồng phương đơng phân bố rộng trên các vùng
ôn đới.
Cây hồng (Diospyros kaki linn) được trồng rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc và một số vùng khí hậu ơn hồ, cận nhiệt đới như Califonia (Mỹ), Italia,
Israen, Braxin, Niudilân, Úc... có hai nhóm hồng chính là hồng chát và hồng khơng
chát.
Cũng theo tác giả Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972) [13] trích dẫn kết quả
nghiên cứu cho biết: Mori (1953) chia hồng thành 4 nhóm là:
+ Nhóm 1: Nhóm PCNA (Pollination constant Non-Astringnt): những giống
không chát và không biến đổi với sự thụ phấn, gồm các giống Fuju, Jiro, Gosh, Suruga,
thịt quả gồm những đốm tanin sẫm.
+ Nhóm 2: nhóm PVNA (Pollination Variant Non-Astringnt): những giống
không chát và biến đổi với sự thụ phấn, gồm các giống: Zenjimaru, Shogatsu,


Mizushima, Anahya kume, thịt quả có những đốm tanin sẫm và khi khơng có hạt thì thịt
quả có vị chát.
+ Nhóm 3: nhóm PCA (Pollination constant Astringent): những giống chát,
khơng biến đổi với sự thụ phấn, gồm những giống: Yokomo, Yotsumizo, Shakokaski,

Hagakushi, Hachiya, Ghionho, thịt quả khơng có những đốm tanin sẫm.
+ Nhóm 4: nhóm PVA (Pollination Variant Astringnt): những giống chát biến đổi
với sự thụ phấn, gồm các giống: Azumi Shirazu, Emon, Kosshuhya kume,
Hiratanenashi, có thể chát khi được thụ phấn và có một vài đốm tanin sẫm xung quanh
hạt.
Ở Việt Nam, những điều tra ban đầu từ năm 1990 về cây hồng đã phát hiện 3 loài
hồng sau:
+ Hồng lông (D. Tokinensis L) được phân bố rải rác khắp nơi ở miền Bắc.Thân
cao to thường có màu trắng tro, cây phân cành ngang, tạo nhiều tầng cành, tán hình
trịn. Lá thn dài, mặt trên màu sẫm, có lơng vàng màu xanh, mặt dưới màu xanh nhạt,
có lơng màu hơi vàng. Quả to tròn hoặc tròn dẹt; khi còn xanh, mặt ngồi quả có lơng tơ
màu xanh, khi chín, lơng màu vàng nhạt, trong quả có nhiều hạt (6 - 9 hạt), to dày, màu
vàng nâu.

Hình 2.1. Sơ đồ Phân loại hồng theo Mori 1953
(Nguồn: Phạm Văn Côn (2004))
+ Hồng cậy (D. lotus L) được trồng rải rác ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam như
Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình. Thân cây cao to, tán lớn, lá nhỏ hẹp, mặt trên màu
xanh đậm nhẵn nhưng khơng bóng, mặt lá màu xanh trắng có ít lơng. Quả hình trịn dẹt,
bé, chiều cao quả trung bình 2,2 cm, đường kính quả trung bình 2,6cm. Hiện nay, nơng


dân thường thu hoạch quả chín để lấy hạt gieo làm gốc ghép.
+ Hồng trơn có lá nhẵn (D. kaki L) được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc và vùng
Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.. Quả to, nhỏ tuỳ giống, khi cịn xanh vỏ nhẵn, trơn màu xanh
lục, khi chín màu vàng đỏ. Trong quả có ít hạt hơn 2 loài trên (0 - 6 hạt). Hạt nhỏ, mỏng
màu nâu cánh gián. (Phạm Văn Côn (2002)).
2.2.2. Giá trị kinh tế và công dụng của hồng không hạt
Cây hồng (Diospyros kaki T.) là một trong những loại cây ăn quả quan trọng của
nước châu Á thuộc miền ôn đới như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam... và

là một trong những cây ăn quả Á nhiệt đới chịu rét nhất. Nó cho quả ngon và bổ. Thành
phần hóa học của quả thay đổi theo giống, độ chín và tuổi cây... Quả hồng chứa 10 16% đường, chủ yếu là đường glucose và fructoze, đường saccarose rất ít vì thế hồng
thuộc loại quả dành cho ăn kiêng. Lượng axít thấp - 0,1%, ngồi ra trong quả chín cịn
chứa vitamin C, vitamin PP, B1, B2, carotein và các hợp chất hữu cơ...
Quả hồng được dùng rộng rãi để ăn tươi cũng như phơi khô. Trong khi phơi khô
chúng được phủ 1 lớp đường và lượng đường có thể tăng đến 60 - 62%. Ở nhiều nước
châu Á người ta đánh giá hồng có giá trị dinh dưỡng và phẩm vị ngon hơn nhiều loại
quả khác. Ở Trung Quốc, Nhật Bản hồng là một trong những thứ chính trong khẩu phần
ăn hằng ngày. [7], [8]
Quả hồng và các bộ phận của cây hồng đều là những vị thuốc đã được dùng từ
lâu đời trong Đông y học. Theo Đông y, quả hồng vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng
chữa tiêu chảy, trĩ, đái dầm, háo khát, ho có đờm và các chứng nôn mửa, lo nghĩ, phiền
uất... Vỏ, rễ thân cây hồng còn được dùng làm thuốc cầm máu, chữa bệnh tiêu chảy.
Đặc biệt, quả hồng có hàm lượng iốt cao có tác dụng tốt trong phòng ngừa bệnh bướu
cổ.
Theo Vũ Văn Chuyên (1985), quả hồng ngâm rượu uống là một vị thuốc bổ để
chống suy nhược. Tai quả phơi hoặc sấy khô gọi là “Thị đế” dùng chữa ho, nấc, đầy
bụng. Khi làm mứt, đường tiết ra gọi là “Thị sương” có đường manit dùng chữa đau và
khơ cổ họng. Nước ép từ quả hồng chưa chín phơi hay sấy khơ gọi là “Thị tất” dùng
chữa huyết áp cao. [5]
Theo Kotami và các cộng sự (2000) cho biết: Chất tanin và các hợp chất trong
quả có nhiều tác dụng sinh lý như kháng khuẩn, chống dị ứng, làm giảm chứng cao


huyết áp. Hồng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, ngồi ăn quả cịn để chữa
các bệnh như: Bệnh liệt, bỏng và làm ngưng chảy máu vì trong lá của hồng có rất nhiều
chất như tanin, axit hữu cơ... nhưng tanin là yếu tố chủ yếu. Cây hồng là cây ăn quả quý
đem lại thu nhập cao.
2.2.3. Đặc điểm sinh học
Quả hồng là loại trái cây có giá trị cao về mặt dinh dưỡng hồng chứa 12 - 16%

đường, chủ yếu là đường glucose và fructoze, lượng acid thấp 0,1%. Trong 100g thịt
quả có chứa 0,16mg caroten, 16mg vitamin C, ngồi ra cịn có vitamin PP, B1, B2 và
các hợp chất hữu cơ [9]. Quả hồng được dùng rộng rãi để ăn tươi cũng như phơi khô.
Trong khi phơi khô chúng được phủ một lớp đường và lượng đường có thể tăng đến 60
- 62%. Quả hồng cịn dùng để làm thuốc. Cây hồng dễ trồng, ít bị bệnh, tuổi thọ cao và
có giá trị kinh tế.
Cây hồng là loại cây ăn quả á nhiệt đới, trong chu kỳ sống hàng năm địi hỏi phải
có một giai đoạn ngủ nghỉ có nhiệt độ thấp để phân hố mầm hoa, tạo quả. Những vùng
có tổng số giờ có nhiệt độ thấp 8-11 C khoảng 800 giờ đều có thể trồng hồng tốt. Để nảy
0

mầm hồng cần nhiệt độ từ 13-17 C sinh trưởng và phát triển cần nhiệt độ cao hơn từ 260

30 C, tốt nhất từ 22-26 C, nở hoa từ 20-22 C, giai đoạn phát triển quả 26-27 C, giai đoạn
0

0

0

0

quả chín cần nhiệt độ thấp hơn từ 18-24 C. Biên độ ngày đêm lớn sẽ tạo phẩm chất tốt
0

và mã quả đẹp. [2]
Nước: Cây hồng cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả nhưng
cũng không chịu ngập úng. Trong mùa nắng và những ngày khô hạn trong mùa mưa,
cần phải tưới nước để duy trì sự phát triển nhanh của cây. Độ mặn trong nước tưới
khơng q 0,2% (2g/lít nước).

Đất trồng: Đất phải có tầng canh tác dầy ít nhất là 0,6 m, thành phần cơ giới nhẹ
hoặc trung bình. Đất tơi xốp, thơng thống, thốt nước tốt, pH nước từ 5,5- 7, có hàm
lượng hữu cơ cao > 3%, ít bị nhiễm mặn, mực thủy cấp dưới 0,8 m.
Thời điểm thu hoạch: Cây hồng thu hoạch khoảng 7-8 tháng âm lịch, tùy theo
mùa vụ, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng... Nên thu hoạch vào lúc trời mát, thao tác nhẹ
tay.
Quả sau khi hái xuống vẫn cứng và ăn chát phải ngâm trong nước sạch ngập 1520cm, ngâm trong 3 ngày 3 đêm(1,5 ngày phải thay nước và không ngân bằng nước


mưa) sau khi ngâm vớt hồng ra rửa sạch rồi để cho ráo nước là có thể ăn.
2.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.3.1. Những nghiên cứu về phân bố và sản xuất hồng
2.3.1.1. Phân bố và sản xuất hồng trên thế giới
Các nghiên cứu đều cho rằng Trung Quốc là nước trồng hồng nhiều nhất thế
giới, hồng được trồng trên khắp đất nước Trung Quốc (trừ các tỉnh Hắc Long Giang,
Nội Mông, Tân Cương và Tây Tạng), các tác giả Trung Quốc cho rằng vùng trồng hồng
tốt nhất là từ vĩ tuyến 33°- 37° vĩ Bắc, ở đây có nhiều giống hồng tốt, chất lượng cao,
sinh trưởng, phát dục thuận lợi (Vũ Cơng Hậu) [10], những nước có diện tích, sản lượng
hồng lớn sau Trung Quốc là: Hàn Quốc, Nhật Bản.
Bảng 2.1. Diện tích, sản lượng(Tấn) hồng một số nước trên thế giới
giai đoạn 2015-2017

Tên nước

Năm 2015
Diện
sản
tích
lượng
(Ha)

(Tấn)

Năm 2016
Diện
sản
tích
lượng
(Ha)
(Tấn)
603.108 1.833.35
7
27.943
249.207

Năm 2017
Diện
sản
tích
lượng
(Ha)
(Tấn)
653.200 1.825.000
250.000
28.000

Trung Quốc
Hàn Quốc

540.003
29.070


1.775.338
281.143

Nhật Bản
Brazin

24.400
6.350

269.300
65.500

24.400
6.400

265.000
66.000

24.400
6.700

232.500
67.000

Italia

2.891

54.170


2.900

55.000

2.900

55.000

Israen
Niudilan

4.400
385

39.800
1.200

4.400
385

39.400
1.200

4.400
390

40.000
390


Iran

100

1.000

100

1.000

100

1.000

Australia

75

650

75

650

75

650

Mehico
Tổng số


50
607.724

450
2.488.551

50
669.761

450
50
450
2.511.264 720.215 2.472.900

(Nguồn: FAO 2017)
Morton (1987) cho rằng hồng được trồng đầu tiên ở Trung Quốc, sau đó du nhập
vào Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, đến cuối thế kỷ 19 hồng mới được du nhập vào
Mỹ, Australia, Palestine, Italia, Pháp, Nga, Brazin, Mexico... Trung Quốc là nước có
diện tích hồng đang thu hoạch lớn nhất thế giới (chiếm 90,7%) sau đó là Hàn Quốc,
Nhật Bản. Đây cũng là ba quốc gia có những nghiên cứu sâu về cây hồng trên tất cả các


lĩnh vực [6], [9].
Do những tính chất và đặc điểm sinh học khác nhau nên các loài thuộc chi
Diospyros cũng có các vùng phân bố khác nhau nhưng tập trung chủ yếu ở châu Á và
Bắc Mỹ, sự phân bố của các lồi cịn phụ thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng của
người trồng. Loài Diospyros kaki L. Các sản phẩm chế biến từ hồng thường được tiêu
thụ mạnh ở thị trường châu Âu, người châu Âu ở vùng Địa Trung Hải đã quen với cây
hồng và cho rằng quả hồng chín rất ngọt, hương vị đậm đà và có tập qn thường dùng

thìa ăn hồng khi đã chín nhũn (Trần Thế Tục) [6]


2.3.1.2. Phân bố và sản xuất hồng ở Việt Nam
Hồng là loại cây ăn quả quan trọng đã được trồng từ rất lâu ở Việt Nam vì quả hồng có
phẩm vị ngon, trồng hồng có hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng một số loại cây ăn
quả khác như mơ, mận, đào...
Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng hồng ở Việt Nam năm 2018
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2016
2017

2.75,00
4.713,00

46,00
46,20

5.469
9.750

4.827,70
47,00
10.507
2018
(Nguồn: Viện nghiên cứu hồng quả Trâu Quỳ, Hà Nội 2018)
So với các cây ăn quả dài ngày khác cây hồng có rất nhiều ưu điểm như: dễ
trồng, chịu hạn tốt, chịu được đất xấu, ít sâu bệnh, sinh trưởng khoẻ, lá to tán lá rộng tạo

độ che phủ chống xói mịn tốt, năng suất cao và tương đối ổn định. Vì vậy trồng hồng
cho thu nhập cao hơn trồng các loại cây ăn quả khác trên cùng địa bàn. Những năm gần
đây cây hồng đang ngày càng được chú ý phát triển ở nhiều tỉnh trên cả nước, nhưng
tập chung chủ yếu ở vùng trung du, miền núi phía Bắc, vùng cao của miền Nam như
Lạng Sơn, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Hịa Bình, Bắc Cạn, Lâm Đồng...
Bảng 2.3. Diện tích hồng ở một số tỉnh năm 2015
Tên tỉnh
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Thái Ngun
1.565,00
17,24
Bắc giang
1.562,00
17,20
Lâm Đồng
700,00
7,71
Lạng Sơn
Hịa Bình
n Bái
Bắc Cạn

2.200,30
615,00
631,50
173,00

24,23
6,77

6,96
1,91

Nghệ An
Hà Tĩnh
Hải Phịng
Phú Thọ

221,00
229,00
117,00
59,00

2,43
2,52
1,29
0,65
1,19
11,09

Hà Giang
Các tỉnh khác

109,00
1.007,00

~z---ĩ—/
--- ~”
(Nguồn Cục thống kê các tỉnh)
Kết quả điều tra và nghiên cứu về cây hồng của nhiều tác giả (Phạm Văn Côn,


----------------"J-----

Nguyễn Đức Lương, Trần Như Ý) đều cho rằng ở Việt Nam có rất nhiều vùng trồng


hồng, mỗi vùng đều có những giống hồng ngon và nổi tiếng.
* Một số giống hồng có chất lượng cao đang được phổ biến trong sản xuất: hồng không hạt Quản Bạ (Hà Giang): Cây cao, tán lá rộng, năng suất cao và khá ổn
định; có thể cho thu hoạch trên 20 năm. Lúc mới hái, quả to bằng quả trứng gà, vỏ xanh
chen lẫn những ánh vàng, sau khi ngâm vài hơm, quả ăn giịn, ngọt đậm, quả nặng
khoảng 50-150 g, nhiều bột mịn và thơm hơn các giống hồng khác; vỏ quả cứng, thịt
quả chắc nên dễ bảo quản và vận chuyển đi xa. Hồng chín rộ vào khoảng rằm tháng bảy
đến rằm tháng tám âm lịch.
- Hồng Bảo Lâm (Cao Lộc - Lạng Sơn): Cây cao, to. Lá bé hơn các giống khác.
Quả hình trịn dài trọng lượng trung bình có thể đạt 60 -70 g. Khi chín vỏ quả màu vàng
đất, thường chín vào rằm tháng 8 âm lịch, thuộc giống hồng ngâm, ăn giòn, ngọt, thơm
- Hồng Gia Thanh (Phù Ninh - Phú Thọ): Cây sinh trưởng khỏe, có dạng tán hình
bán cầu, thân xù xì, phân cành ngang, so hồng Hạc Trì hồng Gia Thanh tán cây rộng và
phân cành không gọn, lá cây hồng Gia Thanh nhọn ngắn, có mầu xanh vàng.
Quả hồng to, khơng có rãnh, khơng có hạt, quả nặng 80-200 g. Khi chín cả vỏ và
thịt quả màu vàng, dáng quả vng dưới quả thn trịn, đáy quả hơi lõm. Thịt quả ăn
giòn, vị ngọt đậm, mùi thơm đặc trưng. Quả hồng chín vào khoảng rằm tháng bảy đến
rằm tháng tám âm lịch.
- Hồng Hạc Trì (Việt Trì - Phú Thọ): Cây sinh trưởng khỏe. Thân, cành xù xì, tán
cây dạng tròn, phân cành xiên, lá xanh đậm mép lá hơi vểnh ngược. Quả to khơng có
hạt, mẫu mã đẹp, dạng quả vuông thành chia bốn múi lõm sâu rõ rệt, đỉnh và đáy quả
cũng lõm sâu, nặng 100-150 g, quả màu xanh vàng, khi chín màu vàng sáng, thịt quả
vàng đậm có nhiều cát ăn giịn, ngọt mát, thời gian chín và thu hoạch vào khoảng trung
tuần tháng 9.
- Hồng Thạch Thất (Hà Nội): Cây sinh trưởng khỏe, phân cành thấp, tán cây hình

đống rơm, lá to hình bầu dục, mặt trên màu xanh đậm và bóng. Quả to, hình trụ trịn,
khơng có cạnh góc, sai quả, chín vào tháng 11, 12, khi chín vỏ quả màu vàng đỏ, thịt
quả màu đỏ hồng. Cần giấm chín mềm mới ngọt đậm.
- Hồng Nhân Hậu (Lý Nhân - Hà Nam): Cây sinh trưởng khỏe, phân cành thấp,
tán hình cầu, lá hình bầu dục, khơng bóng. Quả dạng hình chng, núm quả lõm xuống.
Nặng trung bình 100 g. Chín sớm vào tháng 9, khi chín vỏ quả màu đỏ, thịt quả màu đỏ
hồng, dẻo. Dấm 1-2 ngày là chín ngọt đậm.


- Hồng Trứng Lốc (Đà Lạt - Lâm Đồng): Cây có tán lớn, năng suất cao có thể đạt
5-6 tạ /cây/năm, có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh, dễ trồng. Quả hình trứng, khi
chín có màu hồng, bóng láng. Quả khi chín ăn rất ngọt, giịn, thích hợp cho việc vận
chuyển đi xa, thời gian thu hoạch sớm từ tháng 6 - 8.
- Hồng vuông Thạch Hà (Hà Tĩnh): Cây cao trung bình 9,5 m, đường kính tán
cây 9,2 m, thân khơng to lắm (đường kính gốc khoảng 27cm), tán hình dù. Lá to hơi bầu
dài 15cm, rộng 11cm, mặt trên xanh đậm và bóng. Quả hình vng có khía sâu dọc quả,
trọng lượng quả 160 g. Vỏ quả hơi dày, bóng, dễ bóc, vỏ khi chín màu đỏ vàng, thịt quả
có mầu đỏ hồng. [6], [9]
2.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nơng lâm nghiệp nói
chung và cây hồng khơng hạt nói riêng
Việt Nam là một nước nhiệt đới và có tiềm năng rất lớn trong việc sản xuất cây
ăn trái. Việt Nam cần tập trung vào việc phát triển ngành trái cây càng nhiều hơn nữa.
Người nông dân nếu trồng cây ăn trái nói chung và trồng hồng khơng hạt nói riêng sẽ có
cuộc sống tốt hơn và chất lượng trái cây sẽ được nhiều nơi trên thế giới biết đến.
Trong hệ sinh thái nơng nghiệp, đất đóng vai trị là nơi cung cấp nước, chất dinh
dưỡng cho cây trồng, song với các loại đất ở các địa hình khác nhau lại có thành phần
cơ giới, tính chất vật lý hố học khác nhau. Vì vậy, để khai thác có hiệu quả nguồn lực
đất đai địi hỏi con người phải có sự bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp để vừa có năng suất
cao lại bảo vệ được đất khơng bị thoái hoá là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.
Phát triển bền vững hệ sinh thái nông nghiệp là sự phát triển nhuần nhuyễn giữa

sinh thái và kinh tế. Phát triển bền vững là một quá trình thay đổi trong đó có sự thay
đổi về nếp nghĩ và cách làm của con người trong việc khai thác tài nguyên, sự giám sát
đầu tư, sự định hướng phát triển công nghệ và nguyện vọng của con người trong hiện
tại và tương lai. [8]
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà sản xuất phải trả lời đúng chính xác ba vấn
đề cơ bản của một tổ chức kinh tế đó là sản xuất, kinh doanh cái gì? Sản xuất như thế
nào và sản xuất cho ai? Có như vậy, cơ sở sản xuất, kinh doanh mới có thể thu được kết
quả và hiệu quả kinh tế cao. Như vậy, trước khi quyết định sản xuất, nhà sản xuất phải
nghiên cứu kỹ thị trường và nắm vững dung lượng thị trường, nhu cầu thị trường và môi
trường kinh doanh sẽ tham gia . [11]
Trong nông nghiệp, do yêu cầu của thị trường, giá cả sản phẩm là đòi hỏi tất yếu


để lựa chọn cơ cấu cây trồng để đạt lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế, nhu cầu về sản phẩm
quả có những địi hỏi khác nhau. Khi thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu về vật chất và
tinh thần cũng thay đổi theo hướng vừa tăng về số lượng, chất lượng và giá cả lúc này
có tính cạnh tranh cao. Đặc biệt là thị trường xuất khẩu thì yêu cầu về chất lượng sản
phẩm lại càng khắt khe và nghiêm ngặt, tuy vậy nếu ta đáp ứng được các quy định, u
cầu đó thì kết quả và hiệu quả kinh tế thu được sẽ rất cao. [1]
Quản lý chất lượng ngay từ khâu chọn giống, trồng và chăm sóc, cần tiêu chuẩn
hố sản xuất, tiêu chuẩn hoá sản phẩm, quả sạch và phẩm chất cao là yêu cầu cấp thiết
của tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất. [5]
Ngoài những yếu tố trên ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản
xuất hồng khơng hạt cịn một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đó là: Chính
sách vĩ mơ của Nhà nước về vốn, đất đai, chính sách phát triển nơng nghiệp, .Có tác
động tích cực để phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ kiến thức sao cho nâng cao được năng lực
sản xuất có thể làm ra sản phẩm nhiều hơn với một số lượng đầu vào như trước hoặc có
thể làm ra một lượng sản phẩm như cũ với khối lượng đầu vào ít hơn. [3]

Kinh nghiệm giữ cây hồng khỏe và năng suất cao, mùa thu là mùa thu hoạch của
hồng, ta nên thu hoạch rộ trong thời gian từ 3-5 lần, hoặc có thể rút ngắn xuống 2-3 lần
để tránh cho cây mẹ bị kiệt sức, giảm năng suất cho vụ tiếp theo. Nên sử dụng kéo cắt
cành để thu hoạch từng quả một, không bẻ tước cành mang quả, gây mất nhiều nhựa và
dễ nhiễm sâu bệnh (nhất là sâu đục thân). Sau khi thu hoạch xong cần loại bỏ ngay
những cành tăm, cành khuất tán, cành bị nhiễm dịch hại bằng kéo cắt cành để loại trừ
hiện tượng tự ký sinh chất sống của cây mẹ, tập trung nhựa sống nuôi các cành chủ lộ
sáng cho “bốc” hơn, sạch sâu bệnh và hạ thấp trọng tâm, giúp cây vững vàng hơn trước
mưa to, gió lớn. Khi cây phát lộc cần loại bỏ ngay những lộc nhỏ và thường xuyên kiểm
tra, diệt sâu bệnh ngay từ khi chúng mới xâm hại. Với những cây hồng trưởng thành đã
cho thu hoạch nhiều vụ, cần dùng nước vơi (hồ tan) qt vài ba lần vào gốc, vừa sạch
bệnh vừa tăng độ phản xạ ánh sáng cho vườn. [8]
Để cây trồng đạt năng suất, hiệu quả kinh tế thì người trồng hồng có những kinh
nghiệm khác nhau, mỗi vùng đất, khí hậu khác nhau thì có những kinh nghiệm trồng


×