Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã quảng văn huyện quảng xương tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 79 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua bốn năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Lâm nghiệp, ngoài
sự nỗ lực của bản thân , sự dạy dỗ tận tình của quý thầy cô, cơ quan thực tập,
sự động viên giúp đỡ của bạn bè và người thân, tơi đã hồn thành khóa luận tốt
nghiệp của mình :
Nhân dịp hồn thành khóa luận, tơi chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc
đến Ban giám hiệu Nhà trường; quý thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh đặc biệt là cơ giáo Phạm Thị Tân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn
thành khóa luận này.
Tồn thể các thầy cô giáo của trường Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam .
Đảng ủy, UBND, các đoàn thể và bà con nhân dân xã Quảng Văn, huyện
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do năng lực và kinh nghiệm của bản
thân còn nhiều hạn chế nên bản khóa luận chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Tơi kính mong được sự chỉ bảo từ phía thầy, cơ giáo
để bản khóa luận được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Vương Thị Hiền

i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ i
MỤC LỤC..................................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ..................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................... v
DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH ..............................................................................................vi


PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
LÚA ............................................................................................................................................5
1.1 Cơ sở lí luận về hiệu quả sản xuất lúa .................................................................5
1.1.1. Một số khái niệm .....................................................................................................5
1.1.2. Đá nh giá hiệ u quả kinh te và tiê u chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế...7
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
.................................................................................................................................................. 10
1.2. Sản xuất và tiêu thụ lúa ở một số huyện trong tỉnh Thanh Hóa ........... 12
1.2.1.Tình hình sản xuất lúa và tiêu thụ ở một số huyện trong tỉnh ........... 12
1.2.2. Sản xuất và tiêu thụ lúa ở ngoài tỉnh ............................................................ 15
1.2.3. Kinh nghiệm cho sản xuất và tiêu thụ ở xã Quảng Văn ........................ 17
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VA PHƯƠNG
PHAP NGHIEN CƯU ......................................................................................................... 18
2.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của xã Quảng Văn ................................. 18
2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................ 18
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................... 24
2.1.3. Đánh giá chung tình hình cơ bản của xã Quảng Văn đối với hoạt
động sản xuất nông nghiệp........................................................................................... 27
2.2. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................... 28
CHƯƠNG 3 KET QUA NGHIEN CƯU VA THAO LUẠ N ........................................ 31
3.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh lúa của xã Quảng Văn ........................... 31
3.1.1. Diện tích sản xuất luá của xã............................................................................ 31

ii


3.1.2 .Tình hình tiêu thụ lúa gạo của xã................................................................... 32
3.2 . Thực trạng sản xuất lúa của nhóm hộ nghiên cứu .................................... 37
3.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra........................... 37

3.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của các nhóm.................................................... 40
3.2.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nhóm hộ điều tra ........... 41
3.2.4. Các yếu tố sản xuất lúa của các hộ diều tra ............................................... 42
3.3. Hiệu quả kinh tế trong sản xuât lúa của hộ nông dân trên địa bàn xã
Quảng Văn............................................................................................................................ 51
3.3.1. Tình hình sản xuất lúa của hộ qua số liệu khảo sát................................ 51
3.3.2. Chi phí sản xuất lúa của các hộ ....................................................................... 53
3.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã Quảng văn ................ 55
3.4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra ....................... 55
3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa .............. 57
3.5.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai....................................................................... 57
3.5.2. Ảnh hưởng của nhân tố chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả
sản xuất lúa ......................................................................................................................... 59
3.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Quảng Văn ,
huyện Quảng Xương , tỉnh Thanh Hóa..................................................................... 60
3.6.1 Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất lúa ở xã Quảng Văn .... 60
3.7. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu ... 62
3.7.1. Giải pháp về mặt kĩ thuật .................................................................................. 62
3.7.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng ................................................................................. 64
3.7.3 Giải pháp về đất đai .............................................................................................. 64
3.7.4 Giải pháp về công tác khuyến nông ............................................................... 65
3.7.5 Giải pháp về thị trường ....................................................................................... 65
3.7.6 Giải pháp về vốn..................................................................................................... 65
PHẦN 2: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 67
2.1. Đối với hộ nơng dân ................................................................................................ 69
2.2. Đối với chính quyền xã Quảng Văn ................................................................... 69

iii



2.3. Đối với nhà nước ...................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
1.BQC

Bình quân chung

2.BVTV

Bảo vệ thực vật

3.UBND

Uỷ ban nhân dân

4.HTX

Hợp tác xã

5.KT-XH

Kinh tế-xã hội

6.ĐVT

Đơn vị tính

7.NN

Nơng nghiệp


8.LĐ

Lao động

9.LĐNN

Lao động nông nghiệp

10.WTO

Tổ chức thương mại thế gới

11.DS–KHHGĐ

Dân số-kế hoạch hóa gia đình

12.CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa–hiện đại hóa

13.TBKH

Thiết bị khoa học

iv


v



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tình hình sản xuất lúa ở một số huyện trong tỉnh .......................... 14
Bảng 1.2 Tình hình tiêu thụ lúa ở một số huyện trong tỉnh ........................... 14
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất lúa ở một số tỉnh trong nước ........................... 15
Bảng 1.4: Tình hình tiêu thụ lúa ở một số tỉnh trong nước ............................ 16
Bảng 2.1 : Giá trị sản xuất về kinh tế của xã Quảng Văn qua 3 năm 20152017 ....................................................................................................................................... 22
Bảng 2.2 : Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Quảng Văn qua 3 năm
2015-2017 ........................................................................................................................... 24
Bảng 3.1: tình hình sản xuất lúa của xã Quảng Văn qua 3 năm 2015-2017
.................................................................................................................................................. 31
Bảng 3.2 Tình hình tiêu thụ lúa trên địa bàn xã Quảng Văn qua 3 năm
2015-2017 ........................................................................................................................... 37
Bảng 3.3: Tình hình chung các hộ điều tra năm 2017....................................... 39
Bảng 3.4: Tình hình sử dụng đất đai tính bình qn/hộ của nhóm hộ điều
tra năm 2017 ...................................................................................................................... 40
Bảng 3.5: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất tính BQ/hộ của nhóm hộ
điều tra năm 2017 ............................................................................................................ 41
Bảng 3.6: Vốn bình quân của hộ ................................................................................. 42
Bảng 3.7: Cơ cấu giống lúa phân theo mùa vụ của các nhóm hộ điều tra
(bình quân/sào) ................................................................................................................ 44
Bảng 3.8: Khối lượng và chi phí các loại phân bón BQ/sào vụ của các hộ
điều tra năm 2017 ............................................................................................................ 46
Bảng 3.9: Chi phí các loại thuốc BVTV BQ/sào của các nhóm hộ điều tra
năm 2017 ............................................................................................................................. 47
Bảng 3.10: Chi phí th ngồi và dịch vụ HTX tính BQ/sào của các nhóm
hộ điều tra năm 2017 ..................................................................................................... 48
Bảng 3.11 Thị Trường tiêu thụ lúa của xã Quảng Văn ...................................... 51
Bảng 3.12: Tình hình sản xuất lúa của xã qua 3 năm (2015–2017)............ 52


vi


Bảng 3.14: Cơ cấu chi phí sản xuất tính BQ/sào vụ Hè Thu của các nhóm
hộ điều tra năm 2017 ..................................................................................................... 54
Bảng 3.15: Kết quả sản xuất của nhóm hộ điều tra năm 2017 ...................... 55
Bảng 3.16: Kết quả tính BQ/sào của các hộ điều tra năm 2017 ................... 57
Bảng 3.17: Phân tổ nhóm hộ sản xuất theo quy mơ đất (bình quân/sào) 58
Bảng 3.18 : phân tổ các hộ theo chi phí trung gian (bình qn/sào) ......... 59
DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH
Hình 2.1 : Vị trí địa lý xã Quảng Văn ......................................................................... 19

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển chung của xu thế thế giới, Việt Nam đã và đang
tiến hành q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm đưa đất nước đến năm
2020 cơ bản thành một nước cơng nghiệp. Trong đó phát triển nông nghiệp là
một bộ phận quan trọng, giải quyết việc làm, ổn định đời sống và tăng thu nhập
cho người ở nơng thơn, góp phần vào việc ổn định an ninh lương thực cho quốc
gia. Điều này được đưa ra trong nhiều nghị quyết, văn kiện đại hội đại biểu toàn
quốc của Đảng cộng sản Việt Nam
Năm 2007 Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế
giới WTO (World Trade Organizations) đã và đang tạo ra cho nước ta nhiều cơ
hội phát triển KT – XH, đồng thời nó cũng đem lại nhiều lợi thế cũng như thách
thức đối với ngành nông nghiệp của nước ta
Sản xuất nơng nghiệp có vai trị rất quan trọng, khơng những cung cấp
lương thực, thực phẩm cho con người, bảo đảm nguyên liệu cho các ngành sản

xuất hàng hóa tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà
con người sản xuất ra các mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng thêm nguồn thu
ngoại tệ. Hiện nay lao động nông nghiệp vẫn chiếm hơn 70% dân số cả nước,
do đó trong tương lai ngành nơng nghiệp vẩn đóng vai trị quan trọng trong sự
phát triển của xã hội loại người, khơng ngành nào có thể thay thế được. Trên
40% lao động thế giới tham gia vào sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh
lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chinh trị,
phát triển nền kinh tế
Cây lúa là loại cây lương thực chủ yếu của cả nước nói chung và tỉnh
Thanh Hóa nói riêng, đặc biệt là cây lương thực chủ yếu của xã Quảng Văn và là
cây trồng chủ yếu của tồn xã. Là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, sản phẩm
của cây lúa được phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến….
Quảng Văn là một xã thuần nơng của huyện Quảng Xương – Thanh Hóa,
bà con nông dân nơi đây chủ yếu là độc canh cây lúa. Người dân địa phương là
những người cần cù chịu khó, có kinh nghiệm lâu đời trong việc sản xuất cây
Lúa. Việc phát triển cây Lúa đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người nông
dân, tăng hiệu quả sử dụng đất vườn của hộ gia đình, đem lại thu nhập, tạo điều
kiện cho phát triển kinh tế xã hội của xã Quảng Văn.

1


Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì việc trồng và phát triển cây Lúa
cịn nhiều vấn đề khó khăn. Thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra gây mất mùa
nghiêm trọng, để lại những hậu quả nặng nề, người nông dân phải mất nhiều
thời gian, công sức, tiền bạc để khôi phục và cải tạo ruộng đất. Hơn nữa, người
dân địa phương đa số còn thiếu vốn, thiếu kiến thức về kỹ thuật...nên chưa phát
huy hết tiềm năng kinh tế của cây Lúa.
Nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã Quảng Văn có mang
lại hiệu quả cho người nơng dân hay khơng? Do đó tơi đã chọn đề tài “Đánh giá

hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở Xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, Tỉnh
Thanh Hóa”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Quảng Văn , huyện
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế sản xuất lúa của xã giai đoạn 2018 - 2020
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nơng
nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng.
- Đánh giá thực trạng sản xuất lúa trong thời gian qua trên địa bàn xã và
xác dịnh các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của các hộ
điều tra
- Xác định những thuận lợi và khó khăn mà nơng hộ gặp phải trong q
trình sản xuất lúa.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây
lúa trên địa bàn xã.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn xã Quảng Văn, huyện Quảng
Xương, Tỉnh Thanh Hóa
Ngiên cứu tập trung các hộ nông dân sản xuất giống lúa Bắc Thơm trên
địa bàn xã Quảng Văn trong 3 năm 2015-2017
3.2. Phạm vi nghiên cứu

2


- Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất lúa trong 3 năm
2015 - 2017

- Về không gian: Đề tài được thực hiện trên phạm vi xã Quảng Văn,
huyện Quảng Xương , tỉnh Thanh Hóa
4. Phương pháp nghiên cứu
a.Phương pháp thống kê kinh tế
Tập hợp và hệ thống các số liệu thu thập được, tính tốn các chỉ tiêu cần
thiết trên cơ sở phân tổ thống kê
Phân tích tài liệu: dựa trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các
phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế, đánh giá kết quả và hiệu
quả sản xuất, các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất Lúa của
hộ nông dân.
b.Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích nhằm đối chiếu các chỉ
tiêu, các hiện tượng kinh tế đã lượng hóa cùng một nội dung cùng một tính chất
tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho
phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra từ những hiện tượng
kinh tế để so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển và các mặt
kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm khắc
phục những hạn chế đó
c.Phương pháp chuyên gia, thu thập số liệu
Đây là phương pháp tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của nơng dân, tham
khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà chuyên môn, các cán bộ kỹ thuật, cán bộ
khuyến nông, cán bộ quản lý…để có các căn cứ chính xác, trung thực khách
quan, có ý nghĩa thực tiển, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển
d. Phương pháp chọn mẫu
- Về phương pháp chọn mẫu: Tiến hành điều tra số liệu bằng phương
pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
thông qua điều tra trực tiếp các hộ đã chọn.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tế một số hộ nông dân ở một số thôn trên
địa bàn xã Quảng Vă n, că n cứ và o thực tien sản xuất lúa quy mô hộ trên địa bà n
xã hiệ n nay, khó a luậ n chọ n 3 thôn trên địa bàn, là những vùng có nhiều hộ gia

đình trồng lúa, cụ thể là cá c thô n Yê n Hưng, Vă n Kim và Vă n Lâ m. Sau khi tham

3


khảo ý kiến chun gia và các cơng trình nghiên cứu trước, tạ i moi thô n sẽ chọ n
20 hộ sản xuất lú a đe khả o sá t, phỏ ng van theo phieu chuan bị san để điều tra
cá c thô ng tin ve thực trạng sản xuất và hiệ u quả kinh tế trong sản xuất, kinh
doanh lúa của các hộ. Như vậy, tổng dung lượng mẫu điều tra là: 20 * 3 = 60 (hộ
trồng lúa).
Cụ thể:
- Thơn n Hưng có diện tích 115 ha, mật độ dân số đạt 189 người/km².
Số hộ làm ngành nghề công nghiệp, dịch vụ chiếm 9,8%, số hộ số hộ sản xuất
nông lâm nghiệp là 90,2%. Trong những năm gần đây thôn đang tập trung chú
trọng phát triển cây lúa và xác định đây là cây mũi nhọn trong phát triển kinh
tế của xã và là nguồn thu chính của người dân.
-Thơn Văn Kim cịn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội
do xuất phát điểm thấp. Hiện nay thơn có 70 ha diện tích tự nhiên. Số hộ làm
ngành nghề công nghiệp, dịch vụ chiếm 11,25%, số hộ sản xuất nông lâm
nghiệp chiếm 88,75%.
-Thôn Văn Lâm là một trong những thơn đặc biệt khó khăn của xã Quảng
văn,thơn có 105 ha diện tích đất tự nhiên ,số hộ làm ngành nghề công nghiệp
dịch vụ chiếm 76,54%, số hộ sản xuất nông lâm nghiệp là 88,95%.
5. Nội dung nghiên cứu
- Lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất lúa
- Thực trạng sản xuất lúa của xã Quảng văn và xác định hiệu quả kinh tế
sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Quảng Văn.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn
nghiên cứu.
6. Kết cấu của khóa luận

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất lúa
Chương 2: Đặc điểm xã Quảng Văn và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng hiệu quả sản xuất lúa của xã Quảng Văn giai đoạn
2015-2017

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA
1.1 Cơ sở lí luận về hiệu quả sản xuất lúa
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm về hộ, nông hộ
* Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung
và có chung một ngân quỹ. Hay nói khác hơn, hộ sản xuất là hình thức liên kết
giữa các thành viên của nó thơng qua hình thức sống chung, sở hữu chung, hoạt
động kinh tế chung và hưởng thụ chung các tài sản và thành quả sản xuất của
hộ gia đình. Hộ có những đặc trưng riêng biệt, không giống như là các đơn vị
kinh tế khác
* Nông hộ là một đơn vị kinh doanh xã hội khá đặc biệt, là những hộ
nông dân làm nông ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, hoặc kết hợp
nhiều ngành nghề, sử dụng lao động, vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất
kinh doanh. Trong cấu trúc nội tại của hộ, các thành viên cùng huyết tộc là chủ
thể đích thực của hộ. Do đó, hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu,
quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa q trình sản xuất,
trao đổi, phân phối và sử dụng, tiêu dùng trong một đơn vị kinh tế. Do đó, hộ có
thể cùng lúc thực hiện được nhiều chức năng mà các đơn vị khác khơng có
được.
* Kinh tế hộ hộ là đơn vị kinh tế cơ sở mà ở đó diễn ra quá trình phân
cơng, tổ chức lao động, chi phí cho sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và

tiêu dùng”. Với tư cách là đơn vị kinh tế, hộ được phân tích từ nhiều góc độ:
- Chủ sở hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế như đất đai, nhân lực, vốn.
- Là đơn vị tham gia vào các hoạt động kinh tế, phân theo ngành nghề,
vùng, lãnh thổ...
- Trình độ phát triển của kinh tế hộ.
- Hiệu quả hoạt động của kinh tế hộ.
- Trong nông thôn Việt Nam hiện nay, hộ bao gồm hộ gia đình và hộ nơng
dân.
Trong đó:

5


+ Hầu hết hộ gia đình ở nơng thơn là những người gắn bó ruột thịt, có
cùng huyết thống, chủ hộ thường là người ông, bà, cha, mẹ... và các thành viên
trong gia đình là con cháu.
+ Cịn hộ nơng dân (bao gồm các hộ sản sản xuất nông - lâm - nghiệp)
trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam được hiểu là một gia đình (từ một đến
nhiều người) có tên trong bảng kê khai hộ khẩu riêng, gồm có chủ hộ và những
người cùng sống trong hộ gia đình ấy. Về mặt kinh tế hộ gia đình có mối quan
hệ gắn bó khơng phân biệt về tài sản, những người sống chung trong một căn
hộ gia đình có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế. Nghĩa là
mỗi thành viên đều phải có nghĩa vụ đóng góp cơng sức vào q trình xây dựng,
phát triển của hộ và có trách nhiệm đối với kết quả sản xuất được. Nếu sản xuất
đạt kết quả cao, sản phẩm thu được người chủ hộ phân phối trước hết nhằm bù
đắp cho chi phí đã bỏ ra, làm nghĩa vụ với nhà nước theo qui định của pháp
luật, phần thu nhập còn lại trang trải cho các mục tiêu sinh hoạt thường xuyên
của gia đình và tái sản xuất lại. Nếu kết quả sản xuất không khả quan người chủ
hộ chịu trách nhiệm cao nhất và đồng trách nhiệm là các thành viên trong gia
đình.

1.1.1.2. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là một quá trình kết hợp các nguồn lực (resources) hoặc là các
yếu tố đầu vào của sản xuất (inputs) được sử dụng để tạo ra sản phẩm
(products) hoặc dịch vụ (services) mà người tiêu dùng có thể dùng được.
Khái niệm về lịch thời vụ: Lịch thời vụ là loại lịch chỉ rõ các hoạt động
chính, các khó khăn và thuận lợi trong suốt chu kì hàng năm dưới dạng biểu đồ.
Nó giúp xác định những tháng khó khăn nhất hoặc những tháng có những thay
đổi quan trọng có thể tác động đến cuộc sống của người dân địa phương. Vụ
Đông Xuân thường xuống giống từ tháng 10 đến tháng 2 thì thu hoạch. vụ Hè
Thu, nơng dân thường xuống giống từ tháng 2 đến tháng 3 và thu hoạch vào
tháng 6. Trong vụ Thu Đông, nông dân xuống giống vào cuối tháng 6 đầu tháng
7 và thu hoạch vào tháng 10
1.1.1.3. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động sản xuất. Mục tiêu của sản xuất là đáp ứng mức sống ngày càng tăng
về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, trong khi nguồn lực sản xuất xã hội ngày

6


càng trở nên khan hiếm. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách
quan của mọi nền sản xuất xã hội.
Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được
các mục tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đó. Nếu đứng trên phạm vi từng yếu tố
riêng lẻ thì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế, và xem xét vấn đề hiệu quả
trong phạm vi các doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả kinh
doanh của một doanh nghiệp. Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế
là hệ số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. Trong đó
kết quả thu về chỉ là kết quả phản ảnh những kết quả kinh tế tổng hợp như là:
doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản lượng công nghiệp... nếu ta xét theo từng yếu

tố riêng lẻ thì hiệu quả kinh tế là thể hiện trình độ và sử dụng các yếu tố đó
trong q trình sản xuất kinh doanh, nó phản ảnh kết quả kinh tế thu được từ
việc sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế trên, theo tác giả có thể đưa ra khái
niệm về hiệu quả kinh tế như sau: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế
phản ánh mặt chất lượng của quá trình sản xuất được xác định bằng cách so
sánh kết quả đầu ra của sản xuất với các chi phí đầu vào sản xuất”.
Từ khá i niệ m khá i quá t nà y, có the hı̀nh thà nh cô ng thức bieu dien khá i
quá t phạ m trù hiệ u quả kinh te như sau:
H = K/C
Với:H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó
K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và
C là chi phí tồn bộ để đạt được kết quả đó
Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: Hiệu quả kinh tế phản ánh
chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với
chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất
trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế.
Theo quan niệm như thế hồn tồn có thể tính tốn được hiệu quả kinh tế trong
sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ
thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng.
1.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế
1.1.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế

7


Đánh giá hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh giữa kết quả thu được với
toà n bộ chi phí các yếu tố đầu và của q trình sản xuất (đất đai, von, lao động,
kỹ thuật, quản lý...). Kết quả và hiệu quả kinh tế là hai phạm trù kinh tế khác
nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Kết quả thể hiện quy mô , khoi

lượng của một sản phẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tùy thuộc
và từng trường hợp. Hiệu quả là đại lượng để đánh giá kết quả đó được tạo ra
như thế nà o, mức chi phí cho một đơn vị kết quả đó có chấp nhận được khơng.
Hiệu quả luôn gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể. Trong sản
xuất một sản phẩm cụ thể luô n có moi quan hệ sử dụng yếu tố đầu và o và kết
quả đầu ra. Từ đó, chúng ta xác định được hao phí để sản xuất một đơn vị sản
phẩm là bao nhiêu? Mức chi phí như vậy có hiệu quả khơng? Tuy nhiên, hiệu
quả và kết quả phụ thuộc và từng ngà nh, từng hoạt động ở điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xa hội, mô i trường ...
Đánh giá hiệu quả kinh tế gắn liền với việc lượng hóa các yếu tố đầu vào
(chi phí) và các yếu tố đầu ra (sản phẩm). Việc lượng hóa hết và cụ thể các yếu
tố nà o để tính tốn hiệu quả thường gặp khó khăn nhất là trong sản xuất nông
nghiệp. Chẳng hạn, đoi với cá c yếu tố đầu và o như tà i sản cố định (đất nông
nghiệp, vườn câ y lâ u nă m…) được sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, trong
nhiều năm nhưng khơng đồng đều. Mặt khác, giá trị hao mịn khó xác định
chính xác nên việc tính khấu hao tài sản cố định và phân bổ chi phí để tính hiệu
quả chỉ có tính chất tương đoi .
1.1.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu
quả kinh tế trong những điều kiện cụ thể mà ở một giai đoạn nhất định. Việc
nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời kỳ,
còn tiêu chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng theo
tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội
khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau.
Mặt khác, tuỳ theo nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu
quả kinh tế quốc dân và hiệu quả của doanh nghiệp. Vì vậy, nhu cầu thì đa dạng,
thay đổi theo thời gian và tuỳ thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng vào
sản xuất... Mặt khác, nhu cầu cũng gồm nhiều loại: Nhu cầu tối thiểu, nhu cầu có

8



khả năng thanh toán và nhu cầu theo ước muốn chung. Có thể coi thu nhập tối đa
trên một đơn vị chi phí là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay.
Đối với tồn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng
thoả mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất sản
xuất ra, trong nền kinh tế thị trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá thành
thấp để tăng khả năng cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức
kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa tính trên
chi phí hoặc công lao động bỏ ra.
Đối với cây lúa tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế ta phải đứng trên góc
độ hạch tốn kinh tế, tính tốn các chi phí, các yếu tố đầu vào đồng thời tính tốn
được đầu ra từ đó. Xác định mối tương quan kết quả giữa đầu vào bỏ ra và kết
quả đạt được và đó chính là lợi nhuận.
a. Lợi nhuận (chỉ tiêu kết quả)
Là giá trị chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí sản xuất và được
tính bằng tiền.
Cơng thức tính : π = TR – TC
Trong đó: π: Lợi nhuận
TR (Doanh thu): Là tổng giá trị sản phẩm thu được trong một vụ sản xuất
TC (Tổng chi phí): Là tồn bộ chi phí sản xuất (gồm cả chi phí lao động và
chi phí vật chất của gia đình tính theo giá cả thị trường)
b. Thu nhập hỗn hợp (chỉ tiêu kết quả)
Là tổng giá trị thu được sau một q trình sản xuất và được tính bằng
tiền
Cơng thức tính: Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí cơng lao động nhà
Trong đó: Chi phí cơng lao động nhà là phần cơng sức lao động của gia
đình tự bỏ ra trong quá trình sản xuất, được quy đổi tương ứng với công lao
động thuê và được thể hiên bằng tiền .
c. Tỷ suất thu nhập trên chi phí (chỉ tiêu hiệu quả)

Là chỉ tiêu thể hiện: Cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu
đồng thu nhập.
Cơng thức tính: R1/c=
Trong đó: R1/c: Tỷ suất thu nhập trên chi phí

9


I: Là thu nhập
TC: Là tổng chi phí
d. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (chỉ tiêu hiệu quả)
Là chỉ tiêu thể hiện cứ mỗimột đồng chi phí tham gia vào sản xuất sẽ
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Công thức tính: RPr/c=
Trong đó:π: Lợi nhuận
TC: Tổng chi phí
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1. Các nhân tố tự nhiên
* Tài nguyên đất:
- Vai trị vơ cùng quan trọng vì nó là tư liệu sản xuất của nông nghiệp,
thiếu đất sẽ không có ngành kinh tế này.
- Nước ta có tổng diện tích đất canh tác khoảng 20 triệu ha. Gồm các loại
đất như: Đất phù sa: ở các đồng bằng và chủ yếu để sản xuất lúa nước và một
số cây cơng nghiệp ngắn ngày, diện tích khoảng 3 triệu ha. Đất Feralit có diện
tích khoảng 16 triệu ha với nhiều loại khác nhau tập trung phân bố ở các vùng
trung du, vùng núi và cao nguyên. Chủ yếu thích hợp với các loại cây công
nghiệp. Đây là những thuận lợi rất lớn cho nơng nghiệp ở nước ta, bên cạnh
đó hiện tượng xói mịn đất và đốt nương làm rẫy gây thối hóa đất là mặt hạn
chế của nước ta.
* Tài ngun khí hậu:

Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng do vị trí và sự đa dạng về
địa hình tạo nên các kiểu khí hậu đặc trưng khá phong phú thích hợp cho nhiều
loại cây trồng khác nhau. Ví dụ: Khí hậu mùa đơng lạnh ở Bắc bộ và Bắc trung
bộ thích hợp với cây vụ đông .
* Tài nguyên nước:
Nước tưới rất quan trọng đối với nơng nghiệp. Nước ta có hệ thống sơng
ngịi, ao hồ và đầm lầy phong phú, nguồn nước ngầm nhiều rất thuận lợi cho
tưới tiêu trong nông nghiệp. Lượng mưa trung bình đạt 1500 – 2500 mm/năm.
Hạn chế là lũ lụt về mùa mưa và hạn hán về mùa khô.
* Tài nguyên sinh vật:

10


Nguồn tài nguyên động thực vật phong phú là điều kiện thuận lợi cho
nhân dân thuần chủng và lai tạo giống mới có năng suất cao và chống chịu hạn
hán tốt
Tóm lại: Nước ta có nhiều điều kiện ưu đãi của thiên nhiên, có nhiều
nguồn tài nguyên thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp nhưng bên cạnh đó vẫn
cịn một sốkhó khăn do điều kiện bất thường của thời tiết và khí hậu .
1.1.3.2.Các nhân tố kinh tế - xã hội
* Dân cư và nguồn lao động:
- Sản xuất rất cần có lao động và đây cũng là thị trường tiêu thụ sản
phẩm
- Nước ta có hơn 80 triệu dân trong đó có tới 58.4% trong độ tuổi lao
động, đây là lực lượng lao động dối dào cho phát triển nông nghiệp.
- Lao động Việt Nam giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, cần
cù sáng tạo và tiếp thu KHKT nhanh.

11



* Cơ sở vật chất kỹ thuật:
- Đang dần được hồn thiện, các cơ sở phục vụ chăn ni, trồng trọt đang
phát triển và phân bố rộng khắp nhất là các vùng chuyên canh. Hình thành hệ
thống thủy lợi, kênh mương với các thiết bị tưới tiêu hiện đại.
- Tăng năng suất và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, giảm dần sự
phụ thuộc vào tự nhiên và đang chuyển dịch cơ cấu lao động
* Chính sách phát triển nơng nghiệp:
+ Trước 1986: làm ăn theo lối chung, tập thể, hợp tác xã
+ Sau 1986: Tư nhân hóa, có nhiều chính sách khuyến nơng hợp lý, phát
triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại hướng ra xuất khẩu.
* Thị trường trong và ngoài nước:
Thúc đẩy mở rộng sản xuất và tăng năng suất lao động, thực hiện trao
đổi là nhu cầu của thị trường.
- Tác động trực tiếp đến sự thay đổi cơ cấu cây trồng và sản xuất phù
hợp với nhu cầu thị trường
- Biến động của thị trường sẽ ảnh hưởng đến người sản xuất.
1.2. Sản xuất và tiêu thụ lúa ở một số huyện trong tỉnh Thanh Hóa
1.2.1.Tình hình sản xuất lúa và tiêu thụ ở một số huyện trong tỉnh

12


- Sản xuất :
Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thanh Hóa được thể hiện trong bảng
1.1.Tốc dộ phát triển sản xuất lúa trong tỉnh đang có xu hướng tăng
mạnh.Trong đó huyện Nga Sơn có diện tích ở năm 2015 là 729ha với năng suất
52,8 tấn/ha, sản lượng đạt 3848,1 tấn. Đến năm 2017 diện tích tăng lên 863ha,
sản lượng đạt 5497,3 tấn. Ở huyện Tĩnh Gia tổng diện tích gieo trồng năm

2016 là 758ha , sản lượng đạt 4115,9 tấn, đến năm 2017 tăng lên 40ha dạt tích
thấp hơn . Thọ xuân tính đến năm 2017 diện tích là 657ha với năng suất 51,2
tấn/ha , sản lượng đạt 3363,8 tấn. Thiệu Hóa có tổng diện tích giảm dần qua
các năm . cụ thể ở năm 2015 diện tích là 626ha nhưng đến năm 2017 giảm
xuống còn 620ha với sản lượng đạt 2926,4 tấn. Đơng Sơn là huyện có diện tích
thấp nhất người dân ở đây chủ yếu làm thủ công nghiệp , nhiều cánh đồng
ruộng bị để trống không có người canh tác nên diện tích ở năm 2015 là 543ha
đến năm 2017 tăng lên 20ha với năng suất là 43,4 tấn/ha sản lượng dạt 2443,4
tấn.

13


Bảng 1.1 Tình hình sản xuất lúa ở một số huyện trong tỉnh
Đơn vị: DT: Ha; NS:Tấn/ha; SL:Tấn
Tên
huyện
Tổng
Nga
Sơn
Tĩnh
Gia
Nơng
Cống
Thọ
Xn
Thiệu
Hóa
Đơng
Sơn


Năm 2015
DT

NS

Năm 2016
SL

DT

NS

Năm 2017
SL

DT

NS

SL

4084 310,2 21223,6 4194 310,8 22086,5 4386 329 24658,6
729

52,8

3848,1

785


55,7

4372,4

863

63,7

5497,3

758

54,3

4115,9

766

54,9

4205,3

798

57,7

4604,4

783


55,2

4322,1

821

61,4

5040,9

885

65,8

5823,3

645

50,4

3250,8

631

48,7

3072,9

657


51,2

3363,8

626

47,3

2960,9

634

48,9

3100,2

620

47,2

2926,4

543

50,2

2725,8

557


41,2

2294,8

563

43,4

2443,4

(Nguồn: BộBộ Nông nghiệp và PTNT năm 2018 )
-

Tiêu thụ:

Ngành trồng lúa Việt Nam chủ yếu tập trung vào bán thị trường trong
nước với hơn 80% sản lượng lúa được bán ra thị trường . Việc mở cửa nền
kinh tế theo định hướng thị trường đã mang lại nhiều thay đổi cho người sản
xuất lúa ở Việt Nam và khuyến khích nhiều nông dân tham gia trồng lúa. Lúa là
cây lương thực chính của người nơng dân chiếm ưu thế trong q khứ tập
trung vào những công nhân nông trường và nông dân ký hợp đồng với các nhà
máy, nông trường lớn.Phần lớn là nông dân tập trung vào những hộ nông dân
trồng lúa bên cạnh các cây trồng khác và chăn ni.Các hộ nơng dân tiêu thụ
lúa hồn tồn phụ thuộc vào các mối quan hệ trực tiếp với thị trường.Để tìm
hiểu rõ về tình hình tiêu thụ lúa của một số huyện trong tỉnh ta xem qua bảng
1.2
Bảng 1.2 Tình hình tiêu thụlúaở một số huyện trong tỉnh
Đơn vị: SL:Tấn
Tên huyện

Tổng
Nga Sơn
Tĩnh Gia

Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
BQC
SL
CC(%)
SL
CC(%)
SL
CC(%)
8664,7
100
9666,6
100
16872,9
100
139,54
1573,6 18,16 1834,5 18,97 2021,7 11,98 113,34
1683,7 19,43 1648,9 17,05 1954,4 11,58 107,73

14


Nơng Cống 2496,8 28,81 2631,7
Thọ Xn
1103,2 12,73 1582,1

Thiệu Hóa
1057,6 12,20 1283,5
Đông Sơn
749,8
8,65
685,9
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT 2018)

27,22
16,36
13,27
7.09

2759,3
1349,8
1257,4
753,3

16,35
7,99
7,45
4,46

105,13
110,61
109,03
100,23

Qua bảng 1.2 ta thấy tình hình tiêu thụ lúa của các huyện trong tỉnh Thanh
Hóa có sự chênh lệch khác nhau từ năm 2015 đến năm 2017 tổng sản lượng tiêu

thụ lúa trong tồn tỉnh là 139,54 %. Huyện có tình hình tiêu thụ thấp nhất là Đông
Sơn từ năm 2015 – 2017 chỉ đạt 100,23%. Nga Sơn là huyện có tình hình tiêu thụ
cao nhất của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2015-2017 đạt 113,54%. Nga Sơn là nơi có
diện tích trồng lúa lớn cùng đó là năng suất ,sản lượng cũng đạt nhất nhì trong tồn tỉnh
và người dân tập trung chủ yếu trồng lúa để xuất khẩu và bán ra ngồi thị trường kiếm
thêm thu nhập cho gia đình nên tình hình tiêu thụ lớn hơn ở các huyện khác.
1.2.2. Sản xuất và tiêu thụ lúa ở ngồi tỉnh
-Sản xuất:
Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam thể hiện trong bảng 1.3.Tốc độ phát
triển sản xuất lúa cả nước những năm gần đây tăng mạnh. Theo số liệu thống
kê của Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn.Thái Bình là tỉnh duy nhất trong
cả nước có 3 mặt giáp song, 1 mặt giáp biển.Là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng
và nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà
Nội-Hải Phịng-Quảng Ninh nên có diện tích trồng lúa lớn tăng dần từ năm
2015 là 160.000ha đến năm 2017 tăng lên 175.000ha .Hưng yên là tỉnh có diện
tích trồng lúa thấp nhất năm 2015 chỉ có 54.000ha đến năm 2017 tăng lên
56.000ha
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất lúa ở một số tỉnh trong nước
Đơn vị : DT : 1000ha ,NS:1000Tạ/ha , SL: 1000Tấn
Tên tỉnh
Thái Bình
Nam Định
Ngệ An
Hải
Dương
Hưng Yên

Năm 2015
DT
NS

SL
160 135 21600
74 69,4 5135,6
95 82,4 7828
83 74,3 6166,9
54

35,5

1917

DT
166
85
105
85

Năm 2016
NS
SL
136 22576
75,5 6417,5
95,7 10048
76,1 6468,5

Năm 2017
DT
NS
SL
175 154 26950

82 71,2 5838,4
117 97,3 11384
65 48,5 3152,5

58 38,6 2238,8 56 36,2 2027,2
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT 2018)

15


Về năng suất và sản lượng của một số tỉnh trong nước, ta thấy cao nhất
là Thái Bình 135 nghìn tạ/ha với sản lượng là 2160 nghìn tấn,đến năm 2017
tăng lên 175 nghìn tạ/ha với sản lượng 26950 nghìn tấn. Diện tích lúa tỉnh Hải
Dương đang có xu hướng giảm dần qua các năm . Nguyên nhân giảm là do đất
trồng cây hàng năm chuyển mục đích sử dụng sang nuôi trồng thủy sản, đất xây
dựng khu đô thị , một số diện tích đất trồng lúa nằm đan xen trong các vùng
chuyển đổi , được chuyển sang trồng ổi , quất, chuối,… có thu nhập cao hơn.
Một số địa phương người ta còn bỏ hoang ruộng đất dẫn đến năng suất và sản
lượng lúa giảm xuống ở năm 2017 năng suất là 48,5 nghìn tạ/ha với sản lượng
chỉ đạt 3152,5 nghìn tấn. Hưng n là tỉnh có năng suất và sản lượng thấp nhất
ở năm 2016 năng suất đang là38,6 nghìn tạ/ha với sản lượng đạt 2238,8 nghìn
tấn nhưng đến năm 2017 giảm xuống còn 36,2 tạ /ha , sản lượng là 2027,2
nghìn tấn.
- Tiêu thụ:
Tình hình tiêu thụ của một số tỉnh trong nước được thể hiện trong bảng
1.4. Nhìn chung ta thấy tình hình tiêu thụ có xu hướng tăng mạnh được thể hiện
qua các năm , cụ thể ở năm 2015 sản lượng bình quân chung của một số tỉnh là
30182,7 nghìn tấn đến năm 2017 tăng lên 32615,2 nghìn tấn. Tỉnh Thái Bình có
năng suất và sản lượng lớn , nên tình hình tiêu thụ của tỉnh phát triển mạnh
nhất. Cụ thể ở năm 2015 sản lượng tiêu thụ dang là 15829 nghìn tấn chiếm

52,44% cơ cấu, đến năm 2017 tăng lên17429 nghìn tấn chiếm 53,44% cơ
cấu.Thấp nhất vẫn là tỉnh Hưng Yên đến năm 2017 sản lượng tiêu thụ chỉ đạt
1032 nghìn tấn chiếm 3,26% cơ cấu.Nhìn chung ta thấy hình tiêu thụ của một
số tỉnh đang có xu hướng tăng mạnh đi đơi với việc phát triển kinh tế trong
nước.
Bảng 1.4: Tình hình tiêu thụ lúa ở một số tỉnh trong nước
Đơn vị: SL:1000Tấn
Tên tỉnh
Tổng
Thái Bình
Nam Định
Nghệ An
Hải Dương

Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
SL
CC(%)
SL
CC(%)
SL
CC(%)
30182,7 100 33318,3 100 32615,2 100
15829 52,44 14839 44,53 17429 53,43
3274,2 10,84 4275,6 12,83
3582
10,98
5492
18,19

8652
25,96
8396
25,74
4825,5 15,98 4281,3 12,84 2176,2
6,67

16

BQC
103,95
104,93
104,59
123,64
67,15


Hưng Yên

762

2,52

1270,4
3,81
1032
3,16 116,37
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT 2018)

1.2.3. Kinh nghiệm cho sản xuất và tiêu thụ ở xã Quảng Văn

- Nông Cống
Nông Cống là huyện đứng đầu cả tỉnh về diện tích và sản lượng lúa. Tính
đến năm 2017, tổng diện tích lúa tồn huyện đạt 885 ha năng suất 65,8 tấn/ha.
Ngành trồng Lúa ở huyện Nông Cống đã sớm định hướng giống lúa theo
thị trường từ năm 1996-1997. Trồng bằng các giống: Bắc Thơm, Nghị Ưu, Tám
thơm đều cho năng suất cao. Tuy vậy, đại đa số diện tích lúa của nơng dân quản
lý vẫn cịn năng suất, chất lượng thấp. Trên 30% diện tích lúabị ngập úng, chế
độ chăm sóc phục hồi, cải tạo đất khơng được chú trọng nên năng suất thu
hoạch thấp, nên Nông Cống đã chú trọng vào một số công tác sau:
Thứ nhất, Nông Cống đặc biệt chú trọng đến vấn đề ứng dụng khoa học
kỹ thuật trong sản xuất lúa như: chú trọng đến cơng tác giống đó là: chuyển đổi
cơ cấu giống, đặc biệt chú trọng đến giống cao sản và giống chất lượng cao, phù
hợp với điều kiện địa phương và đáp ứng nhu cầu của thị trường; tập trung đầu
tư cho phân bón và kỹ thuật canh tác hợp lý; đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản
xuất như: sử dụng máy gặt, các loại máy trong chế biến lúa, máy phun thuốc
bảo vệ thực vật,... giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động, nâng cao năng suất
lao động.
Thứ hai, một số cơ sở sản xuất lúa trên địa bàn huyện đã có phương
pháp quản lý tốt, tổ chức sản xuất kinh doanh khép kín từ khâu trồng nguyên
liệu đến chế biến và chủ động thị trường tiêu thụ do đó hiệu quả kinh tế rất cao.
- Nga Sơn :
Tính đến năm 2017huyện Nga Sơn có trên 863 ha lúa, trong đó lúa giống
mới, chất lượng cao chiếm khoảng 65% diện tích. Nga Sơn xác định vùng
nguyên liệu phục vụ cho chế biến theo tỷ lệ 60% sản phẩm lúa giống mới và
40% giống cũ. Huyện chủ trương tiếp tục mở rộng diện tích gắn với chuyển đổi
cơ cấu giống lúa.Ngồi ra trung tâm khuyến nơng huyện cịn tiến hànhxây dựng
các mơ hình sản xuất quy mơ từ 250 - 400 ha, trong đó áp dụng đồng bộ các giải
pháp kỹ thuật, sử dụng đồng bộ công nghệ cao trong tưới nước, bón phân và
thu hái nhằm tạo ra sản phẩm lúa an toàn, chất lượng cao.


17


Huyện cũng xây dựng cơ chế chính sách về đầu tư phát triển lúa với một
số nội dung: hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất lúa an
toàn, hỗ trợ lãi suất và giảm một phần thuế thu nhập cho các doanh nghiệp thu
mua chế biến sản phẩm lúa có cơ chế ứng trước vốn, vật tư cho người trồng lúa,
hỗ trợ kinh phí cho cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực cho ngành sản
xuất lúa
Tĩnh Gia:
Huyện Tĩnh Gia hiện có 798 ha diện tích cây lúanơng nghiệp.Đến năm
2015, huyện đã xây dựng được nhiều hồ đập lớn nhỏ để tạo độ ẩm cho cây lúa
và phục vụ trong việc chống hạn vào mùa khô. Năm 2016, huyện tiếp tục đưa
mô hình thủy lợi vào tưới tiêu cho cây lúa trong mùa khô hạn. Đây là kỹ thuật
tưới tiêu hiện đại, tiết kiệm nước, nhưng hiệu quả kinh tế cao, chi phí thấp, đặc
biệt tưới vào mùa khơ rất hiệu quả. Mơ hình chống hạn cho cây lúa nơng nghiệp
ở xã Hải Nhân đã giúp người dân nơi đây chủ động được nguồn nước tưới
trong mùa khô .
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của xã Quảng Văn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lí địa hình
Quảng Văn là xã thuộc huyện Quảng Xương , tỉnh Thanh Hóa , Việt Nam
.Xã Quảng Văn nằm ở phía tây của huyện Quảng Xương. Địa giới hành chính
được phân định cụ thể như sau :

18



×