Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất cây lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu trên địa bàn huyện hương sơn tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 77 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được đề tài khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin
chân thànhcảm ơn đến thầy cô trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã tận tình
chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho chúng em trong suốt các năm học vừa qua.
Dưới sự chỉbảo của q thầy cơ đã giúp chúng em có được một nền tảng kiến
thức và có được hành trang để vững bước trên con đường tương lai.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn
hết lòng hướng dẫn, quan tâm và chỉ bảo, truyền đạt nhiều kinh nghiệm cũng
như cho em nhiều ý kiến, kiến thức quý báu trong suốt quá trình thực hiện để em
có thể hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các anh/chị thuộc công ty
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn đã tạo
điểu kiện tốt nhất,hết lòng giúp đỡ và cho em những kinh nghiệm quý báu trong
thời gian thực tập tại đơn vị.
Em xin gửi lời cảm ơn đến UBND huyện Hương Sơn và UBND 2 xã Sơn
Kim 1 và Sơn Hồng đã tạo điều kiện để em có thể điều tra hoạt động sản xuất
kinh doanh cây LSNG của các hộ dân tại hai xã trên.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội.ngày 5tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hương Giang

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG. BIỂU ........................................................................ v


ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY LÂM SẢN
NGOÀI GỖ ........................................................................................................... 4
1.1. Một số khái niệm có liên quan ....................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm phát triển .................................................................................... 4
1.1.2. Khái niệm sản xuất ...................................................................................... 5
1.1.3. Khái niệm lâm sản ngoài gỗ ........................................................................ 6
1.2. Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất cây LSNG ................................... 10
1.2.1 Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển SXKD LSNG ............. 10
1.2.2 Quy hoạch phát triển sản xuất LSNG ........................................................ 11
1.2.3 Cung ứng các yếu tố sản xuất .................................................................... 13
1.2.4 Tổ chức sản xuất LSNG ............................................................................. 13
1.2.5 Tổ chức và phát triển thị trường tiêu thụ ................................................... 14
1.2.6 Kết quả và hiệu quả SXKD LSNG ............................................................ 15
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây LSNG ............................ 16
1.3.1 Yếu tố khách quan ...................................................................................... 16
1.3.2 Yếu tố chủ quan.......................................................................................... 19
1.4. Phương hướng và giải pháp phát triển cây LSNG ở Việt Nam hiện nay .... 21
1.4.1 Giải pháp về quy hoạch .............................................................................. 21
1.4.2 Giải pháp về huy động vốn ........................................................................ 22
1.4.3 Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến lâm ..................................... 23
1.4.4 Giải pháp về thị trường .............................................................................. 23
1.4.5 Giải pháp về thể chế, tổ chức ..................................................................... 24
Chương II ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ
TĨNH ................................................................................................................... 25
2.1. Các đặc điểm tự nhiên của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. ..................... 25
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn ................................................... 25
ii



2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................... 27
2.2 Các đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh ............ 29
2.2.1 Dân số, lao động ......................................................................................... 29
2,2,2 Văn hóa, giáo dục ....................................................................................... 31
2.2.3 Cơ sở hạ tầng .............................................................................................. 32
2.2.4 Tình hình phát triển các ngành kinh tế của huyện Hương Sơn .................. 33
Chương III THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY LÂM SẢN
NGOÀI GỖ LÀM DƯỢC LIỆU TẠI HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH
............................................................................................................................. 36
3.1 Thực trạng phát triển sản xuất Cây LSNG làm dược liệu trên địa bàn huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh .................................................................................... 36
3.1.1 Tiềm năng cây Lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu tại huyện Hương Sơn, tỉnh
Hà Tĩnh. ............................................................................................................... 36
3.1.2 Chủ trương về phát triển sản xuất cây lâm sản ngoài gỗ của chính quyền
địa phương ........................................................................................................... 39
3.1.3 Quy mơ sản xuất cây LSNG làm dược liệu trên địa bàn huyện Hương Sơn
............................................................................................................................. 42
3.2 Thực trạng sản xuất cây LSNG làm dược liệu tại các hộ điều tra, ............... 43
3.2.1 Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra.......................................................... 43
3.2.3 Đóng góp kinh tế của việc sản xuất Cây LSNG làm dược liệu đối với thu
nhập của người dân. ............................................................................................ 54
Thu nhập từ việc sản xuất kinh doanh cây LSNG làm dược liệu đối với đời sống
của người dân được thể hiện trong bảng 3.4 dưới đây. ....................................... 54
3.2.4 Những khó khăn của hộ trong SXKD LSNG làm dược liệu .................... 55
3.3. Giải pháp phát triển sản xuất cây LSNG làm dược liệu trên địa bàn huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh .................................................................................... 57
3.3.1 Phân tích SWOT cho phát triển sản xuất cây LSNG làm dược liệu trên địa
bàn huyện Hương Sơn ......................................................................................... 57
3.3.2 Các giải pháp phát triển cây LSNG làm dược liệu trên địa bàn huyện
Hương Sơn .......................................................................................................... 62

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt

Tiếng Việt

1

BCH

Ban chỉ huy

2

Bộ NN và

Bộ Nơng nghiệp và

PTNT

Phát triển nơng thơn

3

BQ


Bình qn

4

DT

Diện tích

5

ĐVT

Đơn vị tính

6

FAO

7

FSC

Tổ chức Nơng nghiệp
và Lương thực Liên
Hợp Quốc
Hội đồng quản lý rừng

8

LN


Lâm nghiệp

9

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

10

SXKD

Sản xuất kinh doanh

11

TĐPTBQ

Tốc độ phát triển bình

Tiếng Anh

Food and Agriculture
Organization of the United
Nations
Forest Stewardship Council

quân
12


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

13

Tr.đ

Triệu đồng

14

W.W.F

Quỹ Quốc tế bảo vệ
thiên nhiên

15

XK

Xuất khẩu

iv

World Wide Fund for Nature


DANH MỤC CÁC BẢNG. BIỂU


Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng đất huyện Hương Sơn ................................................ 27
Bảng 2.2 Tài nguyên rừng hiện có huyện Hương Sơn....................................... 28
Bảng 2.3 Dân số và lao động huyện Hương Sơn ................................................ 30
Bảng 2.4 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Hương Sơn ......................... 33
Bảng 3.1 Thông tin cơ bản về hộ điều tra ........................................................... 43
Bảng 3.2 Hoạt động SXKD Cây LSNG làm dược liệu của các hộ điều tra ....... 45
Bảng 3.3 Nguồn khai thác tự nhiên các loại Cây LSNG làm dược liệu ............. 51
Biểu đồ 2.1 Giá trị sản xuất của một số ngành kinh tế theo giá hiện hành ......... 34

v


ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là nước có nền y dược cổ truyền lâu đời. Nền y dược đó có
tiềm năng và vai trị to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân, Tuy nhiên để kế thừa, bảo tồn và phát triển, khơng những chúng
ta cần có một đội ngũ thầy thuốc giỏi mà cịn phải có nguồn dược liệu đảm
bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
Dược liệu nói chung,cây LSNG làm dược liệu nói riêng có giá trị kinh
tế có thể cao hơn trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong may thậ p niê n
qua, hàng chục ngàn tấn dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt
hàng năm, đem lạ i lợi nhuận lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho
nhiều vùng nơng thơn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm
bảo an sinh xã hội, bảo vệ mơi trường.
Là một trong những địa phương có nhiều dược liệu tự nhiên quý
hiếm; có điều kiện địa lý, tự nhiên phù hợp phát triển cây LSNG làm dược
liệu; nhu cầu sử dụng nguồn dược liệu cao... huyện Hương Sơn nói riêng và

tỉnh Hà Tĩnh nói chung đang hướng đến chiến lược phát triển nguồn nguyên
liệu dược sạch.
Dựa trên tình hình phát triển sản xuất ni trồng cây LSNG làm dược
liệu trên địa bàn huyện Hương Sơn trong những năm vừa qua, em đã chọn
đề tài “ Giải pháp phát triển sản xuất cây Lâm sản ngoài gỗ làm dược
liệu trên địa bàn huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh” nhằm góp phần khai
thác tiềm năng, phát triển cây LSNG làm dược liệu tại địa phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đá nh giá thực trạ ng phát triển sản xuất cây LSNG làm dược liệu trên
địa bàn huyện Hương Sơn, từ đó đề xuất một số giải phát góp phần phát
triển cây LSNG làm dược liệutrên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
1


2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển sả n xuat cây LSNG
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây LSNG làm dược liệu tại
huyện Hương Sơn
- Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cây LSNG làm dược liệu trên
địa bàn huyện Hương Sơn. tỉnh Hà Tĩnh
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phát triển sản xuất cây LSNG làm
dược liệu trên địa bàn huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.
- Đối tượng điều tra: Các cá nhâ, tập thể, hộ gia đình sản xuất, khai
thác cây LSNG dùng làm dược liệu.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu phát triển một số cây LSNG làm dược liệu
chính

- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn Huyện Hương
Sơn. tỉnh Hà Tĩnh
- Về thời gian: Số liệu sử dụng trong chuyên đề gồm số liệu thứ cấp
được thu thập trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 và số liệu sơ cấp
được thu thập từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2018.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất các loại cây lâm sản ngoài gỗ
- Thực trạng phát triển sản xuất cây LSNG làm dược liệu trên địa bàn
huyện Hương Sơn. tỉnh Hà Tĩnh.
- Giải pháp phát triển sản xuất cây LSNG làm dược liệu trên địa bàn
huyện Hương Sơn. tỉnh Hà Tĩnh
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu khảo sát
Chọn 2 xã Sơn Hồng và Sơn Kim 1 để tiến hành khảo sát việc khai thác
và tiêu thụ Cây LSNG làm dược liệu.
5.2 Phương pháp thu thập số liệu tài liệu
2


- Thu thập số liệu thứ cấp: Kế thừa, tổng hợp báo cáo, tài liệu, số liệu
thống kê của các cơ quan chính quyền địa phương. Sách báo, tạp chí, các tác
phẩm đã xuất bản có liên quan đến nội dung báo cáo.
-Thu thập số liệu sơ cấp: Thông qua khảo sát thực tế tại các hộ sản
xuất bằng bảng hỏi và phiếu phỏng vấn chuẩn bị sẵn.
Dung lượng mẫu điều tra là 40 hộ, chọn ngẫu nhiên tại 2 xã Sơn Hồng
và Sơn Kim 1 để tiến hành điều tra theo mẫu phỏng vấn.
5.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả:
Tổng hợp và phân tích số liệu ban đầu bằng các cơng cụ thống kê để
mô tả quy mô, cấu trúc, chất lượng… liên quan đến các chỉ tiêu phát triển

sản xuất Cây LSNG làm dược liệu trên địa bàn huyện Hương Sơn.
- Phương pháp so sánh:
Làm rõ sự khác biệt về quy mô, chất lượng, cấu trúc của sự vật, hiện
tượng trong bối cảnh điều kiện khác nhau.
Những tài liệu liên quan đến tình hình phát triển sản xuất cây LSNG
làm dược liệu trên địa bàn huyện Hương Sơn,tỉnh Hà Tĩnh là những số liệu
mang tính định lượng và định tính. Từ các nguồn tài liệu, các số liệu được
phân tích và xử lí, so sánh để rút ra kết luận, đánh giá tình hình phát triển
sản xuất cây LSNG làm dược liệu tại Huyện Hương Sơn, từ đó đề xuất ra một
số ý kiến nhằm phát triển kinh tế cho người dân thông qua việc phát triển
sản xuất các loại cây LSNG làm dược liệu trên địa bàn huyện Hương Sơn,
tỉnh Hà Tĩnh.
- Phương pháp SWOT
Phương pháp này dùng để phân tích điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ
hội (O), thách thức (T) trên cơ sở phát hiện các tác động từ bên ngồi và
những điều kiện bên trong để hình thành các ý tưởng, giải pháp cho vấn đề
nghiên cứu. Trong đó:
S (Strengths): Điểm mạnh bên trong của đối tượng nghiên cứu.
3


W (Weaknesses): Điểm yếu bên trong của đối tượng nghiên cứu
O (Opportunities): Cơ hội do bên ngoài tạo ra cho đối tượng nghiên
cứu
T (Threats): Thách thức do bên ngoài tạo ra cho đối tượng nghiên cứu

Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ


1.1. Một số khái niệm có liên quan
1.1.1. Khái niệm phát triển
Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn của một sự vật. Quá trình trình vận động đó đó diễn ra vừa dần
dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát
triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về
chất, q trình diễn ra theo đường xốy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại
dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn.
Trước hết cần làm rõ khái niệm “phát triển”, “phát triển” tuy ban đầu
được các nhà kinh tế học định nghĩa là “tăng trưởng kinh tế”, nhưng nội
hàm của nó từ lâu đã vượt khỏi phạm vi này, được nâng cấp sâu sắc hơn và
chính xác hơn. Theo Từ điển Tiếng Việt “phát triển” được hiểu là quá trình
vận động, tiến triển theo hướng tăng lên, ví dụ phát triển kinh tế, phát triển
văn hoá, phát triển xã hội.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là phạm trù triết học
chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là
một thuộc tính của vật chất.Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không

4


tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong.nguồn
gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”.
Phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế xã hội rộng lớn, trong khuôn
khổ một định nghĩa hay một khái niệm ngắn gọn không thể bao hàm hết
được nội dung rộng lớn của nó. Song nhất thiết khái niệm đó phải phản ánh
được các nội dung cơ bản sau:
– Sự tăng lên về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượng của
vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu

kinh tế hợp lý, có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và ngoài nước.
– Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải
thiện đời sống dân cư.
– Sự phát triển là quy luật tiến hố, song nó chịu tác động của nhiều
nhân tố, trong đó nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, cịn
nhân tố bên ngồi có vai trị quan trọng.
1.1.2. Khái niệm sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các
hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để
sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào
những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất
cho ai?, giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai
thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?
Khái niệm sản xuất theo nghĩa chung nhất phản ánh quá trình con
người cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích tạo ra điều kiện vật chất cần thiết
cho sự sinh tồn của mình. Như vậy, sản xuất là hoạt động tự nhiên vĩnh hằng
cho cuộc sống của con người và trong thực tế bao giờ cũng tồn tại một
phương thức sản xuất nhất định phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Cùng
với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, khái niệm sản xuất thay đổi theo
thời gian,các nhà kinh tế đã trình bày các khái niệm khác nhau về sản xuất.

5


Sản xuất theo nghĩa rộng được hiểu là “Hoạt động đặt dưới sự quản lý
và chịu trách nhiệm của một đơn vị thể chế trong nền kinh tế, sử dụng các
chi phí về lao động, tài sản, hàng hóa và dịch vụ để tạo ra hàng hóa và dịch
vụ mới”. Q trình phát triển tự nhiên, khơng liên quan trực tiếp hay gián
tiếp với con người không phải là hoạt động sản xuất. Nếu chỉ nhìn vào kết
quả cuối cùng của hiện tượng sẽ không xác định được kết quả đó do q

trình sản xuất mang lại hay khơng. Phát triển của rừng tự nhiên không phải
là sản xuất, trong khi đó trồng và chăm sóc rừng trồng là hoạt động sản
xuất.
Để đánh giá đúng, đầy đủ kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất
trong nền kinh tế, đồng thời đảm bảo tính khả thi trong thực tiễn và khả
năng so sánh quốc tế, các nhà thống kê kinh tế đã cụ thể hóa khái niệm sản
xuất với phạm vi hẹp hơn khái niệm sản xuất theo nghĩa rộng đã nêu ở trên.
Thống kê Tài khoản quốc gia 1993 của Liên Hợp Quốc (SNA) đã đưa ra khái
niệm sản xuất như sau: “Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc
thiết bị của các đơn vị thể chế để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ
thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả hàng hóa và dịch vụ sản
xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung
cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc khơng thu tiền”.
1.1.3. Khái niệm lâm sản ngoài gỗ
1.1.3.1. Khái niệm
Ở Việt Nam, trong một thời gian dài, lâm sản được chia làm 2 loại: lâm
sản chính (những sản phẩm gỗ), và lâm sản phụ (những sản phẩm không
phải gỗ như mây tre, cây thuốc, dầu nhựa…). Từ năm 1961, lâm sản phụ
được thay bằng từ “đặc sản rừng” và từ cuối thế kỷ XX, cả 2 từ trên được
thay bằng một thuật ngữ: Lâm sản ngoài gỗ.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về lâm sản
ngoài gỗ như:

6


- Là tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ được khai thác từ rừng tự
nhiên nhằm phục vụ cho mục đích của con người (W.W.F – 1989)
- Là tất cả sản phẩm sinh vật (trừ gỗ trịn cơng nghiệp. gỗ làm dăm. gỗ
làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự nhiên, rừng trồng được dùng

trong gia đình, mua bán hoặc có ý nghĩa tơn giáo, văn hóa hay xã hội
(Wickens.1991).
- Là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật khơng kể gỗ cũng
như những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng (FAO -1995)
Tuy nhiên, thông dụng hơn cả là định nghĩa do Hội đồng Lâm nghiệp
của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp quốc (Food and
Agriculture Organization of the United Nations – FAO) thông qua vào năm
1999.
“Lâm sản ngoài gỗ (Non timber forest product - NTFP.hoặc Non wood
forest products - NWFP) bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật,
khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có rừng và từ cây gỗ ở ngồi rừng”.
1.1.3.2 Phân loại lâm sản ngoài gỗ
Trên thế giới tồn tại nhiều cách phân loại Lâm sản ngồi gỗ, song chưa có
hệ thống nào phân loại thực sự hợp lý. Dựa theo cơng dụng và nguồn gốc
của các loại lâm sản ngồi gỗ, có thể xếp thành 6 nhóm như sau:
(1)

Sản phẩm cây có sợi: tre nứa, song mây, các loại cây thân lá có

sợi và cỏ
(2)

Thực phẩm: bao gồm 2 loại

- Những sản phẩm có nguồn gốc thực vật: rễ, hoa, lá, thân, các loại gia
vị, hạt có dầu, nấm… có thể dùng làm thực phẩm.
- Những sản phẩm có nguồn gốc động vật: mật ong, nhung hươu, tổ
yến, các loại cơn trùng… ăn được.
(3)


Dược liệu, chất thơm và cây có chất độc.

(4)

Những sản phẩm chiết xuất như: các loại nhựa, tanin, chất màu,

dầu béo và tinh dầu…
7


(5)

Động vật và những sản phẩm từ động vật không dùng làm thực

phẩm như các loại thú rừng, da, sừng, ngà,xương…
(6)

Những sản phẩm khác như cây cảnh, lá để gói….

1.1.3.3 Giá trị của Lâm sản ngoài gỗ
a. Giá trị kinh tế
LSNG là nguồn lương thực, thực phẩm bổ sung cho người dân miền
núi, nguồn thức ăn gia súc, và nguồn dược liệu quý từ xưa đến nay. Đặc biệt
các dân tộc ít người ở Việt Nam thường sống dựa vào các LSNG thu hái từ
rừng để dùng trực tiếp cho nhu cầu của gia đình hoặc trao đổi và mua bán
trên thị trường. Ở một số địa phương miền núi, nguồn thu từ LSNG chiếm từ
20-50% trong thu nhập kinh tế hộ, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu hàng ngày,
thậm chí là nguồn sinh kế chủ yếu cho một bộ phận cư dân cùng nơng thơn
miền núi.
LSNG thường có giá trị cao, khối lượng nhẹ, vận chuyển dễ dàng hơn

so với gỗ, khả năng phục hồi nhanh, cho thu hoạch sớm hơn gỗ, giá trị, năng
suất kinh tế cao, ổn định, có khả năng kinh doanh liên tục, phù hợp với quy
mơ hộ gia đình nên dễ được người dân chấp nhận trong các chương trình xã
hội nghề rừng, phát triển kinh tế hộ gia đình và cộng đồng.
Việc sản xuất LSNG hầu như không tổn hại đến rừng và môi trường
sinh thái trong khi vẫn thu được nhiều lợi ích. Ước tính, có khoảng 24 triệu
người đang sinh sống tại miền núi, trong đó có khoảng 1/3 là đồng bào các
dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào tài ngun rừng trong đó có tài ngun
LSNG.
Nhìn chung, việc sản xuất và phát triển các sản phẩm LSNG ở nước ta
đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao đời sống cho cộng đồng người
dân khu vực miền núi. Các sản phẩm này không những được sử dụng tại chỗ
phục vụ cho đời sống của người dân địa phương như cung cấp thực phẩm,
thức ăn chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu làm phân bón, thuốc chữa bệnh…

8


từ đó góp phần đảm bảo an tồn lương thực, chăm sóc sức khoẻ, cung cấp
nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ đời sống.
Theo TS. Tôn Văn Thắng “Hiện nay, ước tính giá trị sản xuất LSNG
chiếm khoảng 15% – 20% giá trị sản xuất lâm nghiệp hàng năm (khoảng 1,2
tỷ USD) tập trung vào một số sản phẩm chủ lực chính như quế, hồi, thảo
quả, sa nhân, thơng, dầu rái…và hàng thủ công mỹ nghệ.
Cho đến nay, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu này có tốc độ
tăng trưởng tăng trưởng bìn,h quân cao nhất so với các nhóm hàng LSNG
hàng năm từ 25 – 35%. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quế, hồi,
thảo quả là 96 triệu USD”
b. Giá trị xã hội
Đối với các cộng đồng dân cư vùng gần rừng. LSNG tạo ra công ăn việc

làm cho hàng chục triệu người dân sống ở khu vực và nơng thơn, từ đó đem
đến thu nhập thường xuyên, giúp ổn định đời sống của người dân phụ thuộc
vào rừng. Phát triển LSNG là góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa của các
cộng đồng, các dân tộc.Đồng thời bảo tồn và phát huy những kiến thức bản
địa về gây trồng, chế biến, chữa bệnh bằng cây thuốc tự nhiên, về các ngành
nghề thủ công mỹ nghệ.
Đối với những khu vực đô thị, tạo công ăn việc làm cho các nhà máy,
xí nghiệp sản xuất/chế biến sử dụng LSNG làm nguyên liệu. Việc sản xuất và
gây trồng các loại LSNG trong nước sẽ làm giảm chi phí nhập ngun liệu từ
nước ngồi, tăng tính cạnh tranh thương mại ở cả trong và ngồi nước.
c. Gía trị môi trường
LSNG là một bộ phận quan trọng của rừng nhiệt đới, quan hệ đến sự
duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng, Phần lớn cây LSNG nằm trong tầng
dưới tán, có tác dụng làm giảm tác động của nước mưa xuống mặt đất,
chống xói mịn cho đất rừng. Ngồi ra cịn có tác dụng tăng độ che phủ, nâng
cao giá trị phòng hộ của các khu rừng, bảo vệ gián tiếp rừng, đất rừng và
nguồn nước.
9


Việc khai thác LSNG thường ít ảnh hưởng đến cấu trúc tầng cây gỗ và
vai trị bảo vệ mơi trường và đa dạng sinh học của rừng.Muốn có LSNG để
khai thác phải bảo vệ hệ sinh thái rừng, vì vậy, khai thác LSNG đúng kỹ thuật
cũng là một biện pháp tích cực để bảo vệ rừng.
Giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển nguồn tài nguyên bền vững đáp ứng
cho sự tăng dân số với bảo tồn bền vững nguồn gen cho tương lai.
1.1.4 Khái niệm Phát triển sản xuất lâm sản ngoài gỗ
1.2. Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất cây LSNG
1.2.1 Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển SXKD LSNG
Trong những năm qua, mặc dù ngành lâm nghiệp đã đạt được một số

thà nh tựu đá ng khı́ch lệ , hệ thong chı́nh sá ch có liê n quan trong lı̃nh vực lâm
nghiệp nói chung và LSNG nói riêng đã dần từng bước được hoà n thiệ n, nhờ
đó mà nhiều mơ hình LSNG được hình thành và phát triển, tạo công ăn, việc
làm, từng bước cải thiện sinh kế cho đồng bào các dân tộc, phát triển sản
xuất, phát triển làng nghề và góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, cho đen nay, phát triển LSNG chưa tương xứng với tiềm
năng, thế mạnh; chủ ng loạ i và chat lượng LSNG chưa đá p ứng nhu cau tiê u
dù ng nộ i địa cũ ng như xuat khau; sản xuất lâm nghiệp chỉ tập trung đến sản
xuất gỗ mà chưa quan tâm đến LSNG một cách đúng mức.
Mộ t trong những nguyê n nhâ n chủ yeu dan đen những tồn tại nê u
trê n chı́nh cò n thiếu những chính sách phù hợp, toàn diện và thong nhat đe
phá t trien LSNG mộ t cá ch hiệ u quả , ben vững, góp phần phá t trien kinh te xã
hộ i cho cộng đồng các dân tộc mien nú i.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của LSNG, Nhà nước ta đã ban hành
nhiều chương trình, chính sách cho việc phát triển và bảo tồn rừng trong đó
có đề cập đến nội dung quản lý LSNG.Một số chính sách quan trọng đã tạo
nên sự chuyển biến về phát triển và quản lý LSNG.
Trong số đó, phải kể đến việc LSNG được quy định trong Luật Bảo vệ
và Phát triển rừng (1991, 2004).Quy định này đã khẳng định Nhà nước có
10


chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và phát triển cây gỗ quý, cây đặc sản (Khoản 3,
Điều 10).Các văn bản dưới Luật như Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày
03/3/2006, Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 đã quy định
chi tiết một số nội dung liên quan đến LSNG.
Để thực hiện “Đề án bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006-2020”,
ngày 07/8/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành
Quyết định số 2242/QĐ-BNN-LN về việc ban hành Kế hoạch hành động bảo
tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006-2020 để làm cơ sở triển khai thực

hiện “Đề án bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006-2020”.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg
ngày 18/2/2011 về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre,
trong đó đã quy định việc quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch các cơ sở
sản xuất mặt hàng mây tre, một số chính sách cụ thể nhằm khuyến khích
phát triển ngành mây tre như đất đai, đầu tư tín dụng, ưu đãi đầu tư, khoa
học công nghệ, đào tạo, khai thác và hưởng lợi, thuế và thị trường tiêu thụ
sản phẩm.
Cùng với các chính sách điều chỉnh trực tiếp, Nhà nước cũng quan tâm
tới ban hành và điều chỉnh chính sách hỗ trợ để phát triển LSNG. Theo đó,
khơng ngừng hồn thiện các chính sách liên quan tới đất đai, chı́nh sá ch ve
đau tư nhằm phát triển lâm sản và LSNG. Song song, thực hiện hiệu quả cá c
chı́nh sá ch ve tı́n dụ ng; chính sách khoa học công nghệ và khuyến lâ m; chı́nh
sá ch khai thá c, sử dụng LSNG; chính sách hưởng lợi; chính sách lưu thơng và
tiêu thụ LSNG; chính sách thuế liên quan đến LSNG… Từ đó , tạ o đieu kiệ n
thuậ n lợi cho sự phá t trien trong rừng cung cap lâ m sả n và LSNG và che bien
LSNG phụ c vụ cho tiê u dù ng và xuat khau, mang lạ i thu nhậ p kinh te cho
người sả n xuat, gó p phan xó a đó i, giả m nghè o, on định xã hộ i, bả o vệ mô i
trường sinh thá i.
1.2.2 Quy hoạch phát triển sản xuất LSNG

11


Việt Nam sở hữu nguồn lâm sản ngoài gỗ phong phú, đa dạng, song lại
chưa có phương án khai thác, sử dụng và phát triển bền vững nên nguồn tài
nguyên này ngày càng cạn kiệt. Điều đáng nói là khơng chỉ suy giảm về
lượng, lâm sản ngồi gỗ cịn phải đối mặt với khơng ít thách thức trong tồn
bộ chuỗi giá trị, từ việc trồng, khai thác, chế biến, kinh doanh đến bảo tồn và
phát triển. Do đó, cần ưu tiên thực hiện các giải pháp tổng hợp nhằm gỡ

vướng và thúc đẩy bảo tồn, phát triển lâm sản ngoài gỗ.
Hiện vẫn chưa có quy hoạch rõ ràng trong việc phát triển vùng gây
trồng sản xuất nguyên liệu từ cây lâm sản ngồi gỗ; chưa có báo cáo rà sốt
tổng thể về nguồn lâm sản ngoài gỗ trên cả nước; hoạt động sản xuất lâm
sản ngoài gỗ vẫn phân tán, manh mún, tự phát, chỉ một số ít được trồng trên
quy mơ lớn khi thị trường có nhu cầu; hoạt động chế biến cũng khá đơn
giản, thủ công; công tác quản lý chất lượng chưa được coi trọng, chất lượng
lâm sản ngồi gỗ thấp, khơng có nhãn mác chỉ rõ xuất xứ hay thương hiệu…
Đặc biệt, chính sách về lâm sản ngoài gỗ thiếu đồng bộ, bất cập; thiếu cơ
quan đầu mối để quản lý lâm sản ngoài gỗ.
Tuy nhiên, cũng có thể kể đến một số văn bản pháp luật có tác động
mạnh đến việc quy hoạch LSNG, hình thành vùng nguyên liệu lâm sản như:
- Quyết định số 160/1998/QĐ-TTG ngày 04/09/1998 của Thủ tướng
Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp giấy đến
năm 2010.
- Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/06/2000 của Chính phủ về
một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp nhấn mạnh phát triển rừng sản xuất.
Vụ Phát triển rừng, Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị Chính phủ cho phép
xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển lâm sản ngoài gỗ;
ưu tiên vốn sự nghiệp kinh tế cho điều tra cơ bản và quy hoạch tài nguyên
LSNG để làm cơ sở theo dõi, quản lý và gây trồng, phát triển lâm sản ngoài

12


gỗ; ưu tiên vốn tài trợ quốc tế cho các dự án bảo tồn và phát triển lâm sản
ngoài gỗ.
1.2.3 Cung ứng các yếu tố sản xuất
Để phát triển sản xuất LSNG một cách bền vững và rộng rãi, cần đưa

các yếu tố sản xuất đến với người dân, từ đó tạo dựng sinh kế cho họ đồng
thời phát triển các loại LSNG có giá trị trên diện rộng. Các yếu tố có thể đưa
đến như:
Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ tiê n tien và nhanh chó ng đưa
tien bộ kỹ thuậ t ve gâ y trong, sử dụ ng và che bien LSNG và o sản xuất, á p
dụ ng cô ng nghệ cao trong chọ n giong, sả n xuat giong goc, cô ng nghệ trong
rừng LSNG thâ m canh.
Công tác khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc đến
từng gia đình, đồng thời trợ giúp bước đầu về vốn cho người dân trồng
rừng.
Thiết kế và thực hiện các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức
cho cộng đồng.
Việc khai thác sử dụng LSNG ở địa phương cịn mang tính tự phát,
thiếu căn cứ lâu dài. Với mục đích tạo hướng làm ăn ổn định cho người dân,
cần tăng cường nâng cao nhận thức về vai trị, giá trị của các lồi cây LSNG
trong đời sống và những lợi ích từ việc bảo tồn và phát triển các loài cây
LSNG.
1.2.4 Tổ chức sản xuất LSNG
Xu thế nhu cầu sử dụng các loài sản phẩm có nguồn gốc sinh học ngày
càng tăng trong phục vụ đời sống con người. Nhiều loài LSNG đã được
nghiên cứu chọn giống đưa vào trồng thành công như quế, hồi, thảo quả, sa
nhân, ba kích, giổi ăn hạt… và nhiều loài Cây LSNG làm dược liệu khác đã
thay thế hoàn toàn cho việc khai thác trong tự nhiên.
Thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất ở nước ta phát triển không
đồng đều giữa các vùng. Yếu tố chủ yếu chi phối thị trường lâm sản là các
13


nhà máy, xí nghiệp chế biến lâm sản và các khu công nghiệp lớn như các nhà
máy giấy,ván nhân tạo, cơng nghiệp than,… Các nhà máy khi xây dựng đều

có vùng nguyên liệu riêng và như vậy các dạng sản phẩm ở từng khu vực
cũng đã được định hình. Tuy nhiên, cho tới nay chỉ có thị trường nguyên
liệu giấy, ván nhân tạo (vùng Trung tâm Bắc Bộ) và trụ mỏ (vùng Đơng Bắc)
là được định hình rõ nét và tập trung , còn lại thị trường gỗ xây dựng, đồ
mộc gia dụng,… không tập trung và thường được các tư thương, các cơ sở
chế biến nhỏ thực hiện.
Đối với lâm sản ngoài gỗ, ngoài một số sản phẩm sử dụng ngun liệu
thơ thì thị trường phụ thuộc nhiều vào khả năng chế biến sản phẩm. Thị
trường nguyên liệu thô chủ yếu chỉ sử dụng nội địa như măng tre, luồng, chè
đắng, hoa hồi,…, các sản phẩm khác khi qua chế biến (sơ chế hoặc tinh chế)
thì có thể xuất khẩu ra thị trường thế giới đặc biệt là thị trường Trung Quốc
như Trúc sào, chiếu tre, mành, nhựa thông,…
Các mơ hình LSNG hầu hết cho hiệu quả kinh tế cao như mơ hình
trồng quế ở Bắc Hà (Lào Cai), Văn Yên, Văn Chấn (Yên Bái) cho thu nhập
trung bình 25 – 30 triệu đồng/ha/năm; hồi ở Văn Quan (Lạng Sơn), Chợ
Mới (Bắc Kạn) cho thu nhập trung bình 25 -30 triệu đồng/ha/năm; thảo quả
ở Tân Uyên (Lai Châu), Bát Xát (Lào Cai), Hồng Su Phì (Hà Giang) cho thu
nhập trung bình 20 – 25 triệu đồng/ha/năm; sa nhân ở Thuận Châu (Sơn
La), Hoành Bồ (Quảng Ninh) cho thu nhập trung bình 35 – 50 triệu
đồng/ha/năm; giổi ăn hạt ở Ngọc Lặc (Thanh Hóa), Thanh Sơn (Phú Thọ),
Lạc Sơn (Hịa Bình) cho thu nhập trung bình 20 – 25 triệu đồng/ha/năm.
1.2.5 Tổ chức và phát triển thị trường tiêu thụ
Thị trường lâm sản ngoài gỗ là thị trường nhiều tiềm năng phát triển
với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Hiện nay, lâm sản ngoài gỗ của Việt
Nam XK sang gần 90 nước và vùng lãnh thổ. Thị trường Nhật Bản và Đài
Loan chiếm thị phần cao và ổn định, thị trường Mỹ mới có từ năm 2001
nhưng có mức tăng trưởng rất nhanh, có triển vọng là thị trường tiềm năng.
14



Trong đó, quế Việt Nam XK sang Ấn Độ chiếm gần 1/2 khối lượng quế XK.
Các sản phẩm hồi,sa nhân và thảo quả Việt Nam XK chủ yếu sang Trung
Quốc, chiếm gần 2/3 lượng XK. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu
được XK sang các nước châu Âu.
Mặc dù tiềm năng là rất lớn nhưng theo đánh giá của ông Trương Tất
Đơ, thị trường các sản phẩm lâm sản ngồi gỗ của Việt Nam cịn manh mún,
trữ lượng không ổn định, sự liên kết hợp tác giữa các đơn vị khai thác còn
lỏng lẻo, cạnh tranh lẫn nhau, nhất là những thời điểm khan hiếm hàng. Bên
cạnh đó, giá bán các sản phẩm này chưa cao do chất lượng cịn thấp, khâu
chế biến cịn nhiều hạn chế, khơng có nhãn mác chỉ rõ xuất xứ hay thương
hiệu, mới chỉ đáp ứng chủ yếu cho những thị trường dễ tính.
Việc tiêu thụ các sản phẩm lâm sản ngồi gỗ của Việt Nam vẫn còn
phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, chiếm đến trên 80% lượng lâm sản
ngoài gỗ xuất khẩu. Do vậy, chỉ một ách tắc nhỏ của thị trường Trung Quốc
cũng kéo theo biến động lớn trong thị trường nội địa của sản phẩm này.
Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020 đã xác định:
đến năm 2020, dự kiến xuất khẩu lâm sản đạt trên 7,8 tỷ USD (bao gồm 7 tỷ
USD sản phẩm gỗ và 0,8 tỷ USD sản phẩm LSNG), LSNG trở thành một trong
các ngành hàng sản xuất chính, chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất lâm
nghiệp, giá trị LSNG xuất khẩu tăng bình quân 15 - 20%; thu hút khoảng 1,5
triệu lao động và thu nhập từ LSNG chiếm 15 - 20% trong kinh tế hộ gia
đình nơng thơn.
Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 của Thủ tưởng Chính
phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hóa thơng qua hợp
đồng quy định nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa, trong đó có LSNG
với người sản xuất.
1.2.6 Kết quả và hiệu quả SXKD LSNG

15



Hoạt động bảo tồn, gây trồng, khai thác, buôn bán và sử dụng LSNG
mang lại thường giá trị sản xuất gia tăng cao, không chỉ gắn liền với đời
sống hàng ngày mà còn là một trong những nguồn thu nhập chính, góp phần
xố đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội cho nhiều cộng đồng dân cư,
nhất là cộng đồng dân cư miền núi. Qua đó, mang lại giá trị sản xuất của
ngành lâm nghiệp tương đối lớn, đóng góp thực sự vào sự phát triển của
nền kinh tế, xã hội và mơi trường ở nước ta.
Việt Nam có gần 4.000 loài cây thuốc, 216 loài tre trúc và 30 loài song
mây, tiềm năng phát triển lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam rất lớn. Hiện có
khoảng 50 lồi cây thuốc đang được khai thác ở mức độ khác nhau, cung
cấp cho thị trường trong nước và XK tiểu ngạch sang Trung Quốc.Nhu cầu
dược liệu ở nước ta hiện khoảng 50.000 tấn/năm, chủ yếu dùng cho thị
trường nội địa.
Gây trồng LSNG trên diện tích đất lâm nghiệp được giao hoặc thu hái
LSNG từ rừng tự nhiên đã thu hút hàng triệu lao động khu vực nông thôn
miền núi. Theo số liệu điều tra của Tổ chức Phát triển Hà Lan, ước tính riêng
các hoạt động liên quan đến cây quế, hồi, thảo quả ở 4 tỉnh Lạng Sơn, Hà
Giang, Lào Cai và Yên Bái đã thu hút và tạo việc làm cho 50.000 người lao
động của gần 12.000 hộ gia đình ở địa phương.
Theo TS. Phan Văn Thắng, hiện nay, ước tính giá trị sản xuất LSNG
chiếm khoảng 15% - 20% giá trị sản xuất lâm nghiệp hàng năm (khoảng 1,2
tỷ USD) tập trung vào một số sản phẩm chủ lực chính như quế, hồi, thảo
quả, sa nhân, thơng, dầu rái…và hàng thủ công mỹ nghệ.
Cho đến nay,kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu này có tốc độ
tăng trưởng tăng trưởng bình quân cao nhất so với các nhóm hàng LSNG
hàng năm từ 25 - 35%. Năm 2015,kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quế, hồi,
thảo quả là 96 triệu USD.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây LSNG

1.3.1 Yếu tố khách quan
16


1.3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm với
nguồn tài nguyên động thực vật rừng phong phú đa dạng,có tổng diện tích
rừng là 14,377,682ha rừng. Trong đó rừng tự nhiên là 10,242,141ha và
rừng trồng là 4,135,541ha. Ngoài chức năng lưu giữ, cung cấp nguồn nước
và gỗ, rừng còn cung cấp rất nhiều LSNG vô cùng đáng quý.
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới được biết đến như một hệ hoàn hảo và
đầy đủ, với khu hệ động thực vật phong phú và đa dạng bậc nhất trên hành
tinh.Trong rừng tự nhiên nhiệt đới, thảm thực vật có cấu trúc nhiều tầng:
tầng cây cao cung cấp gỗ, tang thảm cỏ và cây bụi có thể cung cấp nhiều loại
dược liệu quý và những lâm sản như song, mây, củ nâu,…
Sự đa dạng về các hệ sinh thái rừng ở Việt Nam chịu ảnh hưởng trực
tiếp của những yếu tố địa lý, địa hình và chế độ khí hậu. Là điểm hội tụ của
ba luồng di cư động thực vật, kết hợp với các yêu tố ngoại cảnh, khu hệ động
thực vật Việt Nam ngồi yếu tố bản địa cịn có các yếu tố ngoại lai như
Malaysia, Ấn Độ - Hymalaya và yếu tố Nam Trung Hoa tạo nên sự phong phú
và đa dạng về các hệ sinh thái rừng ở nước ta.
Tuy nhiên, sự tái sinh của rừng nhiệt đới là không dễ dàng. Khí hậu
nhiệt đới nước ta tuy có thuận lợi là giàu ánh sáng mặt trời nhưng lại phân
bố không đồng đều. Cây trồng cũng có mùa tăng trưởng nhanh và có mùa
tăng trưởng chậm, thậm chí có mùa khơng tăng trưởng. Nhiều loại rừng sau
khi khai thác, trữ lượng bị giảm sút mạnh. Khi thảm thực vật rừng bị mất,
lượng mưa tập trung theo mùa với cường độ cao đã làm cho đất trên các
sườn dốc bị bào mòn đến trơ sỏi đá.
Cho nên, nếu chỉ nhìn một phía tích cực của thiên nhiên nhiệt đới mà
quên mặt tiêu cực của nó, chúng ta sẽ gây những tác động phá hoại hoàn

cảnh rừng hoặc sử dụng tài nguyên lãng phí.
1.3.1.2 Điều kiện Kinh tế xã hội

17


Ở Việt Nam, việc sử dụng LSNG đã gắn liền với sự sinh tồn của các
cộng đồng dân cư và phát triển các làng nghề thủ cơng truyền thống, góp
phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân.
Trong các lồi cây LSNG có nhiều loài đặc hữu, chỉ phân bố ở Việt Nam
như: Sâm ngọc linh, song bột, giổi ăn quả…Đây là nguồn LSNG độc đáo của
Việt Nam, có thể phát triển thành những mặt hàng lớn để tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu.
Các lồi LSNG nói chungđều dễ thu hái. Đối với đồng bào các vùng
miền núi và vùng gần rừng, việc thu hái LSNG đã được tiến hành từ rất lâu
đời, nên ai cũng có thể tham gia thu hái nhiều loại LSNG để bán ngoài chợ
hay cung cấp cho các nhà máy chế biến. Nhân dân ta có nhiều kiến thức cổ
truyền về thu hái, gieo trồng và sử dụng LSNG.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng giống như các nước đnag phát triển khác,
trước đây việc sử dụng rừng chủ yếu là khai thác gỗ, ít quan tâm tới việc bảo
tồn, phát triển các lồi LSNG.Vì vậy, cùng với diện tich rừng tự nhiênbị suy
giảm, LSNG cũng bị cạn kiệt và có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của dân
cư vùng gần rừng.
1.3.1.3 Nhu cầu thị trường
Thị trường LSNG thường rộng lớn, nhiều nơi, nhiều nước có nhu cầu
sử dụng LSNG nên phát triển LSNG sẽ đẩy mạnh được xuất khẩu, mang lại
nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
thì hiện nay có ít nhất 150 mặt hàng LSNG đóng vai trị quan trọng trong
lĩnh vực thương mại như: mật ong, nấm, các loại hương liệu, sâm, dầu, nhựa,
song, mây, tre, trúc…

Tuy nhiên, thị trường LSNG nước ta phụ thuộc quá nhiều vào thị
trường Trung Quốc. Giá cả và thị trường LSNG thường dao động mạnh,
nhiều mặt hàng năm trước có giá cao nhiều thị trường yêu cầu; năm sau
giảm giá, ít thị trường tiêu thụ khiến cung vượt cầu, giá thu mua giảm mạnh
người sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhiều khi bị lỗ vốn.
18


1.3.1.4 Các chính sách phát triển
Trong những năm vừa qua, Nhà nước đã có những chính sách phát
triển rừng nói chung và phát triển LSNG nói riêng tương đối phù hợp. Đặc
biệt, các chương trình, dự án khuyến nơng - khuyến lâm đã đưa nhiều loài
cây LSNG vào phát triển trong các hộ gia đình, các khu rừng cộng đồng thơn
bản. Tuy nhiên, với đặc thù miền núi khó khăn nên việc hỗ trợ kinh phí đầu
tư xây dựng mơ hình của Nhà nước từ 60 đến 80% vẫn chưa khuyến khích
được người dân tham gia tích cực, hoặc mơ hình xây dựng chưa đảm bảo
chất lượng và chưa có hiệu quả rõ rệt. Hơn nữa, việc khuyến khích cán bộ kỹ
thuật làm việc ở những vùng khó khăn chưa thực sự hấp dẫn và thu hút nên
việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Ngồi
ra, chưa có cơ chế chính sách điều tiết và quản lý thị trường LSNG, nên thị
trường của đa số các LSNG là thị trường tự do, “mạnh ai nấy làm”, mặt hàng
nào tiêu thụ được nhiều và giá cao thì sẽ bị khai thác đến cạn kiệt, dẫn tới
nguy cơ tuyệt chủng…
1.3.2 Yếu tố chủ quan
1.3.2.1 Trình độ kỹ thuật canh tác
Kỹ thật canh tác không hợp lý sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất cây
trồng cũng như chất lượng sản phẩm.Canh tác khơng hợp lý cịn ảnh hưởng
đến đất dẫn đến những vụ sau cây phát triển kém.
Trước đây người dân chưa được đào tạo bài bản mà chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm tích lũy của bản thân từ trước; người dân chưa tiếp cận nhiều

với các công nghệ khoa học khiến cho chất lượng cây trồng và chất lượng
sản phẩm tạo ra còn nhiều hạn chế.Việc xây dựng chế độ nuôi trồng hợp lý,
áp dụng khoa học và cơng nghệ tiên tiến vào q trình ni trồng và sản
xuất cây LSNG làm dược liệu là rất cần thiết để đảm bảo năng suất cây trồng
cũng như bảo vệ nguồn gen tối ưu của các loài cây.
1.3.2.2 Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý

19


Trên thực tế lâm sản ngoài gỗ chưa được điều tra, xác định, phân định
rõ ràng trên bản đồ và ngoài thực địa, chưa tiến hành lập hồ sơ phục vụ cho
công tác quản lý.Các chủ rừng chỉ mới tập trung thống kê các số liệu về gỗ,
còn các lâm sản ngoài gỗ chưa được quan tâm đúng mức. Một sốnơi có rừng
chưa thực hiện việc thống kê, kiểm kê đối với những diện tích lâm sản ngồi
gỗ được giao, được cho thuê và theo dõi diễn biến tài nguyên.
Việc khai thác lâm sản ngồi gỗ cịn mang tính tự phát, phân tán, chưa
có quy hoạch, cịn lãng phí, hiệu quả kinh tế thấp. Phần lớn các cơ sở chế
biến lâm sản ngồi gỗ đều có quy mơ nhỏ, khơng gắn với vùng nguyên liệu
ổn định, công nghệ và thiết bị lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, mẫu mã
bao bì cịn hạn chế nên tính cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc
tế chưa cao.
Về quản lý, đa số rừng tự nhiên hiện nay thuộc quản lý của Lâm
trường quốc doanh, Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc
dụng.Do nguyên nhân này nên trình độ của các cán bộ quản lý không cao.
Năng lực quản lý của các ngành chức năng trên địa bàn còn quá nhiều hạn
chế, vì vậy chưa thực hiện việc thu hút và gắn kết giữa các chủ rừng, các hộ
và tất cả các đối tượng liên quan tham gia vào cơng tác bảo vệ và phát triển
lâm sản ngồi gỗ một cách bền vững.
1.3.2.3 Tiềm lực kinh tế của các chủ thể sản xuất

Mục đích kinh doanh và các mục đích kết hợp khác chính là mục đích
của việc phát triển LSNG. Do đó, việc phát triển cây LSNG khơng thể tách rời
việc xác định, chẩn đoán, dự báo những biến động của các yếu tố kinh tố - xã
hội cũng như sử dụng các công cụ về kinh tế - xã hội để đạt được mục đích
phát triển.
Vì vậy, hoạt động phát triển cây LSNG đòi hỏi sự phối hợp của nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên gia để bổ sung kiến thức cho nhau
trong quá trình nhận thức.Tiềm lực kinh tế vững mạnh và ổn định sẽ đảm
bảo cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả tối đa cả về số lượng và chất lượng.
20


×