Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu lợi nhuận và đề xuất một số giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty TNHH một thành viên than mạo khê đông triều quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.07 KB, 72 trang )

MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN ........................................................ 3
1.1.

Doanh nghiệp và các mục tiêu của doanh nghiệp .......................................... 3

1.1.1. Doanh nghiệp.................................................................................................. 3
1.1.2. Mục tiêu của doanh nghiệp............................................................................. 3
1.2.

Lợi nhuận và sự cần thiết phải tăng lợi nhuận ............................................... 4

1.2.1. Lợi nhuận của doanh nghiệp .......................................................................... 4
1.2.2. Sự cần thiết phải tăng lợi nhuận ..................................................................... 4
1.3.

Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận ..................................................................... 5

1.3.1. Chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối ............................................................................ 5
1.3.2. Chỉ tiêu lợi nhuận tương đối........................................................................... 7
1.4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ............................................................ 8

1.4.1. Ảnh hưởng của số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ đến lợi
nhuận.......................................................................................................................... 8
1.4.2. Ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng sản xuất và tiêu thụ đến lợi nhuận............ 9
1.4.3. Ảnh hưởng của giá bán đơn vị sản phẩm đến lợi nhuận .............................. 10


1.4.4. Ảnh hưởng của giá thành đơn vị sản phẩm đến lợi nhuận ........................... 10
1.4.5. Ảnh hưởng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị
sản phẩm hàng hoá tiêu thụ đến lợi nhuận .............................................................. 11
1.4.6. Ảnh hưởng của thuế suất đến lợi nhuận ....................................................... 11
PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN THAN MẠO KHÊ ........................................................................................ 12
2.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty................................................ 12

2.2.

Tình hình tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty ...... 14

2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty............................................................ 14
2.2.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.................................................. 18

70


2.3. Những thuận lợi và khó khăn của Cơng ty.................................................... 18
2.3.1. Thuận lợi........................................................................................................ 19
2.3.2. Khó khăn........................................................................................................ 20
PHẦN III: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH
DOANH, SỰ HÌNH THÀNH VÀ BIẾN ĐỘNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG
TY TRONG 3 NĂM (2005 ÷ 2007)........................................................................ 20
3.1.

Đánh giá khái qt tình hình sản xuất kinh doanh của Cơng ty qua 3 năm


(2005 ÷ 2007) .......................................................................................................... 20
3.1.1. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu hiện vật....................... 20
3.1.2. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu giá trị .......................... 24
3.2. Phân tích yếu tố cấu thành và biến động lợi nhuận của Cơng ty .................. 28
3.2.1. Phân tích sự cấu thành và biến động tổng lợi nhuận..................................... 28
3.2.2. Đánh giá các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.......................................................... 32
3.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh......... 34

3.3.1. Phân tích ảnh hưởng của nhóm nhân tố doanh thu tiêu thụ đến lợi nhuận ... 35
3.3.2. Phân tích ảnh hưởng của nhóm nhân tố chi phí sản xuất đến lợi nhuận ....... 40
3.3.3. Phân tích ảnh hưởng của nhóm nhân tố khác................................................ 43
3.4.

Biến động giá thành đơn vị của các sản phẩm chủ yếu................................. 50

3.4.1. Biến động giá thành đơn vị của sản phẩm than cục ...................................... 50
3.4.2. Biến động giá thành đơn vị của sản phẩm than cám ..................................... 54
PHẦN IV: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT GĨP PHẦN TĂNG LỢI NHUẬN
CHO CƠNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THAN MẠO KHÊ...................... 57
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 67

71


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn là mục tiêu quan trọng hàng
đầu đối với mọi doanh nghiệp. Lợi nhuận là mục tiêu sống còn quyết định sự
tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nó là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá

trình độ tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, là nguồn
tài chính để tái đầu tư sản xuất mở rộng. Đối với nền sản xuất xã hội lợi nhuận
tăng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng thanh tốn ngân sách,
tăng tích luỹ để tái sản xuất mở rộng trong phạm vi toàn xã hội. Với điều kiện
kinh tế mở như hiện nay bên cạnh những doanh nghiệp biết nắm bắt thị trường,
phát huy được nguồn lực của mình để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
thì cũng có khơng ít các doanh nghiệp khơng thích ứng kịp thời với u cầu của
cơ chế thị trường dẫn đến làm ăn thua lỗ và có thể bị phá sản. Chính vì vậy việc
nghiên cứu và tìm ra giải pháp nhằm tăng lợi nhuận luôn là nỗi trăn trở của các
nhà quản lý.
Công ty than Mạo Khê là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực
khai thác và chế biến các loại than. Trong những năm qua công ty đã nhạy bén
nắm bắt được tình hình thực tế, mạnh dạn đổi mới trong hoạt động sản xuất
kinh doanh nên đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên với các
nguồn lực cũng như điều kiện về nguồn nguyên nhiên liệu sẵn có thì cơng ty
vẫn chưa phát huy hết khả năng của mình. Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá và
đưa ra giải pháp nhằm tăng lợi nhuận cho công ty là hết sức cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu lợi nhuận và đề xuất một số giải pháp tăng lợi nhuận tại
Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê – Đông Triều - Quảng Ninh”.

1


Để nghiên cứu được vấn đề này tôi thực hiện những nội dung sau:
*Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Cơng ty qua 3
năm (2005 ÷ 2007)
- Đánh giá sự hình thành, biến động lợi nhuận và phân tích mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của Công ty.

- Đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần tăng lợi nhuận cho Cơng ty.
* Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất
kinh doanh và lợi nhuận của Công ty trong 3 năm từ năm 2005 ÷ 2007.
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lợi nhuận và đề xuất một số giải
pháp góp phần tăng lợi nhuận cho Công ty.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin
+ Thu thập trên chứng từ, sổ sách kế tốn, các báo cáo tài chính.
+ Khảo sát tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của Cơng ty.
- Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích thống kê, phân tích
hoạt động kinh doanh.
* Nội dung của khoá luận gồm:
Phần I: Cơ sở lý luận về lợi nhuận
Phần II: Đặc điểm cơ bản của Công ty TNHH một thành viên than Mạo
Khê
Phần III: Phân tích đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh, sự hình
thành và biến động lợi nhuận của Công ty trong 3 năm (2005 ÷ 2007)
Phần IV: Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần tăng lợi nhuận cho Cơng
ty TNHH một thành viên than Mạo Khê.

2


PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN
1.1. Doanh nghiệp và các mục tiêu của doanh nghiệp
1.1.1. Doanh nghiệp
Theo luật doanh nghiệp của nước ta hiện nay thì doanh nghiệp là tổ chức
kinh tế có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký

kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh.
1.1.2. Mục tiêu của doanh nghiệp
a. Mục tiêu thu lợi nhuận
Là đơn vị kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, nhiệm vụ hàng đầu
của doanh nghiệp là phải thu được lợi nhuận sau khi đã trừ đi các khoản chi phí
sản xuất, nộp ngân sách cho Nhà nước và trang trải các khoản cơng nợ khác.
Do đó mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu rất quan trọng, nó là cơ sở để đề ra và
thực hiện các mục tiêu khác.
b. Mục tiêu phát triển
Để có thể tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường, liên tục phát
triển là mục tiêu rất quan trọng được đặt ra một cách thường xuyên đối với mọi
doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu phát triển, doanh nghiệp phải có đủ vốn
để đầu tư cho sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng và thực hiện chiến
lược kinh doanh khoa học, các chính sách, biện pháp kinh doanh linh hoạt, có
hiệu quả.
c. Mục tiêu cung ứng
Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho nhu cầu của thị
trường là mục tiêu rất quan trọng, là lý do tồn tại của doanh nghiệp trong nền
kinh tế. Trong tiến trình đất nước đang trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thì
mọi doanh nghiệp đều phải tạo cho mình một chỗ đứng trên thị trường và để
làm được điều đó thì doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm, mẫu mã… để đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng

3


d. Mục tiêu trách nhiệm xã hội
Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, là một
tế bào của xã hội, chính vì vậy mà doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm xã

hội của mình như: khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đóng góp các
nghĩa vụ với nhà nước, bảo vệ mơi trường sinh thái…
1.2. Lợi nhuận và sự cần thiết phải tăng lợi nhuận
1.2.1. Lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng tiền của toàn bộ sản phẩm
thặng dư do kết quả lao động của người lao động mang lại, được xác định bằng
chênh lệch giữa khoản thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt
được khoản thu nhập đó.
(Giáo trình PTHĐKD Th.s Nguyễn Văn Đệ - 2002)
1.2.2. Sự cần thiết phải tăng lợi nhuận
Lợi nhuận là mục tiêu sống còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của mọi hình thức xã hội. Do đó, lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ
đối với doanh nghiệp mà đối với tồn bộ nền kinh tế xã hội. Vai trị của lợi
nhuận được thể hiện như sau:
- Đối với xã hội: Lợi nhuận là nguồn tài chính để phân phối lại cho phát
triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và tích luỹ cho xây dựng đất nước.
Việc tham gia đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước được thể
hiện thông qua số thuế lợi tức mà doanh nghiệp đã nộp.Vì vậy việc tăng lợi
nhuận sẽ tạo điều kiện cho nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ
hơn, tăng nguồn thu nhập cho ngân sách Nhà nước. Từ đó Nhà nước có thể đầu
tư nhiều hơn cho phát triển kinh tế, văn hoá, y tế, an ninh quốc phòng…
- Đối với doanh nghiệp: Lợi nhuận đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối
với doanh nghiệp. Lợi nhuận là mục tiêu, là động lực và là điều kiện tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì có lợi nhuận doanh nghiệp mới có nguồn
tài chính để thực hiện tái sản xuất mở rộng, bổ sung nguồn vốn kinh doanh và
trích lập các quỹ của doanh nghiệp. Lợi nhuận là thước đo trình độ tổ chức

4



quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là nguồn tài chính để nâng
cao đời sống cơng nhân viên trong doanh nghiệp.
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận
1.3.1. Chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối
Lợi nhuận tuyệt đối: Là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền (giá trị tuyệt đối)
phản ánh quy mô của doanh nghiệp.
Như chúng ta đều biết, đặc điểm của sản xuất kinh doanh rất đa dạng và
phong phú nên lợi nhuận cũng được hình thành từ nhiều bộ phận khác nhau.
Lợi nhuận
thuần

Tổng

từ = doanh

hoạt động

thu

kinh doanh

Các
-

Giá
-

Chi phí

Doanh


Chi

BH và

+ thu từ -

phí từ

HĐTC

HĐTC

khoản -

vốn

giảm

hàng

chi phí

trừ

bán

QLDN

* Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

- Doanh thu là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng
thời gian nhất định.
- Các khoản giảm trừ:
+ Chiết khấu bán hàng: Là số tiền thưởng cho người mua trong trường
hợp người mua thanh toán tiền cho người bán trước thời hạn quy định.
+ Giảm giá hàng bán: bớt giá, giảm giá thực sự.
+ Hàng bán bị trả lại
- Giá vốn hàng bán: trị giá vốn của hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là chỉ tiêu chất lượng
quan trọng, phản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh doanh. Quy mơ của chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Chi phí bán hàng: gồm tồn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan
đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong kỳ.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm tồn bộ các khoản chi phí phát
sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong phạm vi

5


tồn doanh nghiệp mà khơng tách được cho bất kỳ hoạt động hay phân xưởng
nào.
- Thu nhập hoạt động tài chính là những khoản thu từ hoạt động góp vốn
liên doanh, các khoản đầu tư mua bán chứng khoán, khoản thu được cho thuê
tài sản, lãi tiền gửi tiền vay ngân hàng…
- Chi phí hoạt động tài chính: là những khoản chi phí có liên quan đến
các hoạt động đầu tư tài chính như: chi phí đi vay và chi phí cho vay; chi phí
cho hoạt động liên doanh, lỗ liên doanh, giảm giá đầu tư chứng khoán và các
chi phí khác theo chế độ kế tốn hiện hành…
* Lợi nhuận từ hoạt động khác

Lợi nhuận từ
hoạt động khác

Chi phí

Thu nhập
=

thuần khác

-

khác

Lợi nhuận từ hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập
khác và các khoản chi phí khác, trong đó:
- Thu nhập khác là những khoản thu mà đơn vị khơng dự tính trước hoặc
có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện những khoản thu không thường
xuyên: thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, thu về phạt vi phạm hợp
đồng, thu khoản nợ khó địi đã xử lý, xố sổ, thu các khoản nợ không xác định
được chủ và các khoản thu nhập kinh doanh từ kỳ trước bị bỏ sót quên ghi sổ
kỳ này mới phát hiện được…
- Chi phí khác là khoản lỗ do các sự việc, các nghiệp vụ riêng biệt với
các hoạt động thông thường của đơn vị, cũng có thể là khoản chi phí bỏ sót của
những kỳ trước…
Tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp
Tổng lợi nhuận
kế toán trước thuế

=


Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh

6

+

Lợi nhuận từ
hoạt động khác


1.3.2. Chỉ tiêu lợi nhuận tương đối
Để đánh giá, so sánh chất lượng hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mơ và đặc điểm sản xuất kinh
doanh khác nhau, ngoài các chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối cần phải sử dụng các
chỉ tiêu lợi nhuận tương đối. Có nhiều cách xác định lợi nhuận tương đối thông
thường ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
a. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (tỷ lệ lợi nhuận) phản ánh quan hệ giữa lợi
nhuận với doanh thu của doanh nghiệp hoặc các mặt hàng của doanh nghiệp
trong một thời kỳ nhất định.
Cơng thức tính:
TLN/DT =

LN
x100
DT

Trong đó:
TLN/DT: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu

LN: Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
DT: Tổng doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết hàm lượng lợi nhuận trong mỗi đồng doanh thu hay
trong mỗi đồng doanh thu thu được thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
b. Tỷ suất lợi nhuận giá thành: phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận với giá thành
toàn bộ của sản phẩm hàng hoá trong một thời kỳ nhất định.
Cơng thức tính:
TLN/Z=

LN
x 100
Z tb

Trong đó:
TLN/Z: Tỷ suất lợi nhuận giá thành
Ztb: Giá thành toàn bộ
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nó cho biết mỗi đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao

7


nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận giá thành cao thể hiện doanh nghiệp
đã sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
c. Tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất (Tỷ suất doanh lợi) là chỉ tiêu phản ánh
quan hệ giữa lợi nhuận với vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong
một thời kỳ nhất định.
Cơng thức tính:
TLN/VSX =


LN
x 100
VSX bq

Trong đó:
TLN/VSX: Tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất
VSXbq: Vốn sản xuất bình quân
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn sản xuất bỏ ra bình quân trong kỳ thì thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, vì thế nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố.
1.4.1. Ảnh hưởng của số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ đến
lợi nhuận.
Trong điều kiện các nhân tố khác khơng đổi thì khối lượng sản phẩm sản
xuất và tiêu thụ thay đổi sẽ trực tiếp làm lợi nhuận thay đổi. Đây là nhân tố phụ
thuộc chủ yếu vào bản thân doanh nghiệp và là nhân tố có quan hệ tỷ lệ thuận
với lợi nhuận.
Cơng thức xác định:
∆LNQ = (θTT – 1).LNo
Trong đó:
∆LNQ: Mức độ tăng giảm lợi nhuận theo khối lượng sản phẩm
LNo: Lợi nhuận kỳ gốc
θTT : Hệ số tiêu thụ sản phẩm thực tế trong năm của doanh nghiệp

8


θTT =


∑ Q liTT Poi
P
∑ Q TT
oi oi

Trong đó:
QTToi, QTTli: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ gốc và kỳ phân tích của sản
phẩm i
Poi: Giá bán kỳ gốc của sản phẩm i
1.4.2. Ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng sản xuất và tiêu thụ đến lợi nhuận.
Đây cũng là nhân tố có ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, nếu tăng tỷ trọng sản phẩm
có tỷ lệ lợi nhuận cao thì sẽ làm tăng lợi nhuận và ngược lại. Việc lựa chọn kết
cấu sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, về khách quan phụ thuộc vào thị trường tiêu
thụ nhưng doanh nghiệp hồn tồn có thể chủ động bố trí kế hoạch theo khả
năng của mình và phù hợp với nhu cầu thị trường để làm tăng lợi nhuận của
doanh nghiệp.
Công thức xác định:
∆LNK/C = ∑Qli(Poi – Zoi – Eoi) – LNoiθTT
Trong đó:
∆LNK/C:

Mức tăng giảm lợi nhuận theo kết cấu sản phẩm

Qli: Khối lượng sản phẩm i tiêu thụ kỳ phân tích
Poi: Giá bán kỳ gốc của sản phẩm i
Zoi: Giá thành đơn vị kỳ gốc của sản phẩm i
Eoi: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ gốc của sản phẩm
i
LNoi: Lợi nhuận kỳ gốc của sản phẩm i

1.4.3. Ảnh hưởng của giá bán đơn vị sản phẩm đến lợi nhuận
Giá bán là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả vừa là nhân tố
khách quan bởi nó phụ thuộc vào thị trường nhưng cũng là nhân tố chủ quan
bởi giá cả có liên hệ mật thiết với chất lượng và mẫu mã sản phẩm tiêu thụ của

9


doanh nghiệp. Giá bán đơn vị có quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận vì khi giá
bán tăng thì lợi nhuận tăng và ngược lại.
Cơng thức tính:
∆LNP = ∑Qli(Pli – Poi)
Trong đó:
∆LNP: Mức tăng giảm lợi nhuận theo giá bán đơn vị sản phẩm
Qli: Khối lượng sản phẩm i tiêu thụ kỳ phân tích
Pli, Poi: Giá bán sản phẩm i kỳ phân tích và kỳ gốc
1.4.4. Ảnh hưởng của giá thành đơn vị sản phẩm đến lợi nhuận
Giá thành đơn vị sản phẩm là nhân tố có quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi
nhuận, nếu giá thành đơn vị sản phẩm càng hạ thì lợi nhuận càng tăng và ngược
lại. Chính vì vậy hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận luôn là mục tiêu phấn
đấu của doanh nghiệp, đây là nhân tố mang tính chủ quan vì nó phản ánh trình
độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay không.
Công thức xác định:
∆LNZ = -∑Qli(Zli – Zoi)
Trong đó:
∆LNZ: Mức tăng giảm lợi nhuận theo giá thành sản phẩm
Zoi, Zli: Giá thành đơn vị sản phẩm kỳ gốc và kỳ phân tích của sảnphẩmi
1.4.5. Ảnh hưởng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
đơn vị sản phẩm hàng hố tiêu thụ đến lợi nhuận
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, chi phí bán hàng và chi phí

quản lý của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí của
doanh nghiệp.Vì vậy, việc hạ thấp các khoản chi phí này cũng góp phần làm
tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Công thức xác định:
∆LNE = -∑Qli(Eli – Eoi)
Trong đó:
∆LNE: Mức tăng giảm lợi nhuận theo chi phí bán hàng và chi phí QLDN

10


Eoi, Eli : Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ gốc và kỳ
phân tích của đơn vị sản phẩm i.
1.4.6. Ảnh hưởng của thuế suất đến lợi nhuận
Thuế phải nộp ngân sách thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp. Thuế suất là nhân tố mang tính khách quan bởi thuế do Nhà
nước quy định và doanh nghiệp phải chấp hành vô điều kiện. Đây là nhân tố có
quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, thuế suất càng cao thì lợi nhuận càng giảm.
Chính vì vậy để đảm bảo lợi nhuận kinh doanh thì doanh nghiệp phải cố gắng
nỗ lực tăng số lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ đồng thời tiết
kiệm chi phí sản xuất kinh doanh.
Cơng thức xác định:
∆LNT = -∑Qli(Tli – Toi)
Trong đó:
∆LNT: Mức tăng giảm lợi nhuận theo thuế suất
Toi, Tli: Thuế VAT phải nộp kỳ gốc và kỳ phân tích của đơn vị sản phẩm i.

11



PHẦN II
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
THAN MẠO KHÊ
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê trực thuộc Tập đồn cơng
nghiệp Than khống sản Việt Nam, nằm ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 được gọi là Mỏ Mạo Khê và sau
ngày hồ bình lập lại được gọi là Mỏ Than Mạo Khê.
Ngày 16-11-2001 Mỏ được đổi tên thành Công ty Than Mạo Khê. Căn
cứ quyết định số 331/2005/QĐ – TTg ngày 18 tháng 12 năm 2005 của thủ
tướng chính phủ quyết định chuyển Cơng ty than Mạo Khê – Cơng ty thành
viên hạch tốn độc lập thuộc Tập Đồn than Việt Nam chính thức chuyển thành
Cơng ty TNHH một thành viên Than Mạo Khê.
- Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Than Mạo Khê
- Tên rút gọn là: Công ty Than Mạo Khê
- Tên giao dịch quốc tế đầy đủ: Vinacoal Mao Khe coal company limited
- Tên giao dịch quốc tế rút gọn: Vinacoal Mao Khe coal co, Ltd
- Tên giao dịch quốc tế viết tắt: VMKC
- Vốn điều lệ: 75.954.003.555 đồng
- Trụ sở chính: Thị trấn Mạo Khê - Huyện Đơng Triều - Tỉnh Quảng Ninh.
Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là khai thác, chế biến và tiêu thụ
than, xây dựng cơng trình mỏ. Sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải đường bộ,
đường sắt. Quản lý và khai thác bến cảng, bến cân. Sửa chữa thiết bị mỏ và
phương tiện vận tải, chế tạo xích vịng và sản phẩm cơ khí. Thiết kế, đóng mới,
sửa chữa và cải hốn các thùng xe ơ tơ cơng cộng. Tổ chức hoạt động vui chơi,
giải trí, văn hố thể thao. Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của
pháp luật.
Công ty than Mạo Khê có lịch sử khai thác trên 165 năm. So với các mỏ
than hầm lò hiện nay, mỏ Than Mạo Khê có trữ lượng và quy mơ khai thác lớn.


12


Tồn cơng ty là một dây chuyền sản xuất hồn chỉnh từ khâu vận tải sàng tuyển
và tiêu thụ sản phẩm. Mỏ Mạo Khê nằm sâu trong nội địa, phía bắc là đồi núi,
còn lại là mặt bằng rộng rãi. Mạo Khê nằm ở vị trí tương đối thuận lợi.
Phía đơng giáp với xã Hồng Quế
Phía tây giáp xã Kim Sen
Phía Nam giáp xã Yên Thọ và thị trấn Mạo Khê.
Phía bắc là đồi núi cao giáp xã Tràng Lương.
Ranh giới của công ty theo tài liệu địa chất được phân định bởi: phía
đơng từ tuyến XV đến phía tây từ tuyến IE với chiều dài 8 km, phía bắc từ phay
Trung Lương (FTL) đến phía nam từ phay (FBB) với chiều rộng từ 2 đến 5km.
Ba mặt bao quanh (trừ phía bắc) tương đối bằng có hệ thống giao thông
liên vùng. Về đường quốc bộ, quốc lộ 18A đi Hạ Long (trung tâm kinh tế chính
trị của tỉnh Quảng Ninh) và ngược lại phía Phả Lại - Bắc Ninh – Hà Nội. Đồng
thời quốc lộ 18A lại có nhánh đường 200 đi Hải Phòng, tuyến đường sắt quốc
gia Yên Viên, Kép, ng Bí, Hạ Long có nhiều nhánh vào tận nhà sàng. Về
đường thuỷ gần duy nhất chỉ có con sông Bạch Đằng là nơi trung chuyển than
bằng đường thuỷ đi khắp nơi. Các tuyến đường bộ và đường thuỷ đã hợp thành
hệ thống giao thông thuận tiện cho mỏ trong việc vận chuyển nguyên vật liệu,
tiêu thụ sản phẩm và trong sinh hoạt. Căn cứ vào thăm dò địa chất, xác định
than ở Mạo Khê có 54 vỉa, chiều dày tồn bộ là 271,74m, trong đó có 37 vỉa có
giá trị khai thác. Hầu hết các vỉa ở cánh bắc và nam đều chạy theo hướng đông
– tây với chiều dài từ 6 đến 8km. Cánh bắc vỉa mỏng, than cục ít, chỉ có 3/10
vỉa than cám 4. Chiếm tỷ lệ 30% còn lại là cám 4 và cám 5. Độ dốc vỉa từ 30o
đến 50o. cánh nam vỉa dày hơn, tỷ lệ than cục cao hơn độ dốc vỉa trung bình
cao từ 30o đến 63o khơng có than cám 4, chỉ có than cám 5 và than cám 6. Phần
trữ lượng than ở +30 (so với mực nước biển) thuận lợi cho khai thác lò bằng.
Phần nằm dưới +30 phù hợp với phương thức khai thác lò giếng.

Khu vực khai thác chính hiện nay có độ sâu -80m, chạy dọc theo hướng
bắc thuộc vùng núi của vòng cung Đông Triều. Công ty đã quyết định mở rộng

13


diện tích sản xuất xuống sâu hơn qua hệ thống lò giếng nghiêng – 150, với tổng
mức đầu tư 480 tỷ đồng và dự kiến năm 2008 sẽ chính thức đưa vào khai thác.
Như vậy là cùng lúc dưới tầng sâu này, mọi lực lượng tinh nhuệ đều được huy
động. Vừa phá phay, đào lò cơ bản xuyên suốt hai chiều nam - bắc địa tầng,
đồng thời lắp đặt các thiết bị: băng tải, đường goòng, thiết bị cung cấp điện, hệ
thống bơm nước cùng hàng loạt các cơng trình phụ trợ.
Từ năm 2005, sản lượng khai thác than của Công ty ổn định ở mức 1,2
triệu tấn/năm, Công ty tiếp tục đẩy mạnh công tác đổi mới công nghệ khai thác,
đào lò để tăng năng suất lao động, giảm cường độ lao động cho công nhân, áp
dụng công nghệ chống lò bằng cột thuỷ lực đơn, giàn chống di động, máy cắt
than liên hợp trong lò chợ. Mở rộng thị trường tiêu thụ than, tiếp tục mở rộng
sản xuất phụ để tăng doanh thu và giải quyết việc làm cho con em công nhân.
Đặc biệt, Công ty rất chú trọng cơng tác an tồn và bảo hộ lao động, cải thiện
tốt hơn môi trường làm việc cho người lao động.
2.2. Tình hình tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty than Mạo Khê trực thuộc Tập đồn Than khống sản Việt Nam
nhưng là đơn vị hạch toán độc lập. Do đặc thù sản xuất kinh doanh cũng như
quy mô hoạt động của Công ty nên mơ hình tổ chức quản lý và điều hành sản
xuất kinh doanh của Công ty được thiết kế theo mơ hình vừa tập trung vừa
phân tán.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt và hợp lý,
đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả cao trong công tác quản lý sản xuất kinh
doanh. Cơ cấu bộ máy của Công ty được thể hiện qua sơ đồ 01.

Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty và hội đồng
quản trị Tổng cơng ty.
Các phó giám đốc là người giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty theo sự phân công của giám đốc về
nhiệm vụ được phân công và thực hiện.

14


Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất
kinh doanh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc, đồng thời trợ giúp cho
ban lãnh đạo công ty chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Quản đốc là người chỉ đạo sản xuất trực tiếp tại phân xưởng, chịu trách
nhiệm trước ban giám đốc Cơng ty về tình hình sản xuất kinh doanh tại phân
xưởng đó.
Cơng ty bao gồm 22 phân xưởng:
- Phân xưởng đá số 1
- Phân xưởng đá số 4
- Phân xưởng đá số 5

15


PHÒNG TG & QLKM

PHÒNG TRẮC ĐỊA - ĐC

PHÒNG KCM

PHÒNG KTCĐ


BAN ĐT - XD

PHÒNG KCS & CNST

PHÒNG KHZ – TIÊU THỤ

PHÒNG BV - QSTT

PHÒNG VẬT TƯ

PHÒNG KTTC

PHÒNG ĐIỀU ĐỘ SX

PHÒNG Y TẾ

PHỊNG HÀNH CHÍNH

PHỊNG AN TỒN

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

PHỊNG KIỂM TỐN

BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY

CÁC PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT

16


( GỒM 22 PHÂN XƯỞNG)

PHÒNG TỔ CHỨC LAO
ĐỘNG

SƠ ĐỒ 01: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CƠNG TY

PHỊNG TIN HỌC QUẢN LÝ


- Cơng ty có 12 phân xưởng khai thác than
- Phân xưởng vận tải 1
- Phân xưởng vận tải 2
- Phân xưởng thơng gió
- Phân xưởng ơ tơ
- Phân xưởng cơ khí
- Phân xưởng điện nước
- Phân xưởng sàng tuyển than
Ghi chú: ( Sơ đồ 01)
Quan hệ chức năng, tham mưu
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ kiểm tra giám sát
2.2.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của cơng ty
* Quy trình công nghệ sản xuất than
Công ty than Mạo Khê là một doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm là than
sạch bao gồm: Than cục, than cám và than bùn, trong đó than cám là sản phẩm
chủ yếu. Với điều kiện của địa chất nên công nghệ khai thác chủ yếu là hầm lò.
Than hầm lò được khai thác và vận chuyển ra ngồi bằng hệ thống máng cào,
xe gng, tời, hệ thống băng tải và hệ thống quang lật tới nhà sang. Tại nhà

sàng than nguyên khai được sàng lọc, tuyển chọn, loại bỏ đất đá, sau đó qua hệ
thống băng tải chuyển đến kho bãi.
Cơng ty có đội ngũ gần 6000 công nhân viên và công nhân lao động
được hưởng mức thu nhập bình quân đầu người là 3,7 triệu đồng/tháng (năm
2007). Tất cả những người thợ mỏ Mạo Khê đều được đào tạo kỹ lưỡng qua hệ
thống các trường nghề mỏ và với sức vóc tuổi trẻ và có tri thức nghề nghiệp,
trong đó 2/3 bình qn 30 tuổi, được đào tạo khá bài bản, gần một nửa có trình
độ chun mơn từ trung cấp đến đại học là vốn quý, đảm bảo khả năng tiếp thu
và ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng các thiết bị hiện đại. Đây là điểm tựa
để Công ty đổi mới quyết liệt, tồn diện về cơng nghệ sản xuất và khai thác.

17


Sơ đồ 02: Quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm than

Khai thác
than hầm lò

Khai thác
Than lộ thiên

Đàolò kiến
thiết CBSX

Vận chuyển than
bằng ơtơ

Khai thác than


Vận chuyển than ra ngồi
qua hệ thống máng cào,
goòng tời, băng tải

Nhà sàng
(sàng tuyển)

Hệ thống
quang lật

Hệ thống băng tải

Than thành phẩm

Để phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn sắp tới, biến tiềm năng thành
hiện thực, Công ty than Mạo Khê đã và đang thực hiện đầu tư công nghệ, đổi
mới quản lý với mục tiêu tiên phong đi đầu sản xuất nhiều than, đảm bảo an
toàn, hiệu quả và tăng trưởng.
2.3. Những thuận lợi và khó khăn của cơng ty
2.3.1. Thuận lợi
- Mạo Khê nằm ở vị trí tương đối thuận lợi. Nằm trên địa bàn huyện
Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh có đường quốc lộ chạy qua nên việc vận chuyển
than rất thuận tiện, nhất là đến các nhà máy nhiệt điện. Các tuyến đường bộ và
đường thuỷ đã hợp thành hệ thống giao thông thuận tiện cho mỏ trong việc vận
chuyển nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm và trong sinh hoạt.

18


- So với các mỏ than hầm lò hiện nay, mỏ Mạo Khê có trữ lượng và quy

mơ khai thác lớn. Tồn Cơng ty là một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh, đồng
bộ từ khâu khai thác vận tải đến sàng tuyển và tiêu thụ sản phẩm.
- Mạng lưới tiêu thụ ngày càng được mở rộng, do vậy tạo điều kiện để
Công ty tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tăng doanh thu nhằm tăng lợi
nhuận. Mặt khác uy tín của Công ty ngày càng được khẳng định trên thị trường.
- Cơng ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chun mơn, đội ngũ
thợ lành nghề và kinh nghiệm nhiều năm cơng tác.
2.3.2. Khó khăn
- Trong những năm qua giá bán than vẫn còn ở mức thấp so với vùng
Hịn Gai – Cẩm Phả vì than Mạo Khê có độ tro cao, nhiệt lượng thấp hơn.
- Hiện nay lao động trong công ty dôi dư nhiều, nhất là lao động thủ
cơng. Vì vậy việc giải quyết cơng ăn việc làm đảm bảo cho người lao động gặp
không ít khó khăn.
- Khó khăn lớn nhất đối với Cơng ty Mạo Khê là phải giải quyết bài toán
giá thành. Bởi vì ở đây tồn bộ khu vực khai thác đều đã xuống âm. Với một
địa tầng vô cùng phức tạp, hòn than phải chịu đủ sức ép về chi phí sản xuất là
điều khơng tránh khỏi. Một ảnh hưởng quan trọng là với đặc thù khí nổ loại
siêu hạng nên Cơng ty ln phải đầu tư thích đáng cho cơng tác an tồn do vậy
giá thành than sạch tăng lên bởi các chi phí này so với các đơn vị hầm lị trong
Tập đồn than, ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch lợi nhuận. Đồng thời
trong thời gian qua giá điện, giá xăng dầu tăng nên làm cho chi phí tăng cũng
dẫn đến giá thành sản phẩm tăng

19


PHẦN III
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH,
SỰ HÌNH THÀNH VÀ BIẾN ĐỘNG LỢI NHUẬN CỦA CƠNG TY
TRONG 3 NĂM (2005 ÷ 2007)

3.1. Đánh giá khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty qua 3
năm (2005 ÷ 2007)
3.1.1. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu hiện vật
Để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ta tiến hành đánh
giá thông qua chỉ tiêu hiện vật. Căn cứ vào báo cáo quyết toán và báo cáo thống
kê định kỳ của Công ty tôi tiến hành tổng hợp số liệu, đi sâu phân tích, kết quả
được phản ánh qua biểu 01.
Qua biểu 01 ta nhận thấy sản phẩm than có khối lượng tiêu thụ mạnh
nhất vì đây là lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Cơng ty. Trong 3 năm
qua khối lượng sản phẩm than tiêu thụ luôn biến động và có xu hướng giảm với
tốc độ phát triển bình quân đạt 98,58%. Để thấy rõ được nguyên nhân của sự
biến động này ta sẽ đi sâu tìm hiểu tình hình tiêu thụ các sản phẩm của Cơng ty.
Công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm Than sạch bao gồm: Than cục,
than cám và than bùn. Trong đó than cám là sản phẩm chủ yếu có khối lượng
tiêu thụ lớn nhất. Năm 2006 khối lượng tiêu thụ sản phẩm than cám chỉ đạt
91,27% giảm 8,73% so với năm 2005. Nhưng đến năm 2007 khối lượng sản
phẩm than cám tiêu thụ đã tăng 7,8% so với năm 2006. Nguyên nhân là do năm
2006 chất lượng than khai thác xấu vì độ tro cao, nhiệt lượng kém nên Cơng ty
Cảng và kinh doanh Than, Công ty kho vận Đá bạc đã đặt hàng với khối lượng
ít hơn vì thế mà khối lượng than tiêu thụ trong năm 2006 giảm mạnh đồng thời
lượng than cám tồn kho cũng khá lớn. Để thấy rõ tốc độ phát triển và khả năng
chiếm lĩnh thị trường của các sản phẩm than cám, tôi tiến hành đánh giá các sản
phẩm sau:

20


BIỂU 01: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH BẰNG CHỈ TIÊU HIỆN VẬT

Chỉ tiêu


Đơn
vị

So Sánh
Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

2006/2005
±∆

I. Sản phẩm than

Tấn

1.696.525,89 1.547.981,02 1.648.140,85

1. Than cục

Tấn

2. Than cám

Tấn

-Than cám 3


Tấn

- Than cám 4

Tấn

- Than cám 5

Tấn

643.026,15

696.641,54

- Than cám 6a

Tấn

146.149,61

- Than cám 6b

Tấn

- Than cám 7a

θbq
(%)

2007/2006


θlh(%)

±∆

θlh(%)

-148.544,87

91,24

100.159,83

106,50

98,58

20.808,40

-4.148,96

90,25

-17.613,14

54,16

69,91

1.653.955,39 1.509.559,48 1.627.332,45


-144.395,91

91,27

117.772,97

107,80

99,19

610.389,39

53.615,39

108,30

-86.252,15

87,62

97,41

36.752,08

105.348,74

-109.397,53

25,15


68.596,66

286,60

84,90

766.342,01

560.883,47

463.433,46

-205.458,54

73,19

-97.450,01

82,63

77,77

Tấn

97.598,12

40.019,02

7.213,40


-57.579,10

41

-32.805,62

18,02

27,18

- Than cám 7b

Tấn

839,50

719,50

-120

85,71

-719,50

0

- Than cám 11c

Tấn


- Than cám 12a

Tấn

165.978,17

357.059,44

165.978,17

191.081,27

215,10

3.Than bùn

Tấn

8.565,70

6.003,09

8.565,70

-2.562,61

70,08

2.699.814


746.059

165.358

-1.953.755

27,63

1.206,70

1.999

1.206,70

792,30

165,70

-6.394,35

0

42.570,50

38.421,54

77.884,93

77.884,93


II. Sản phẩm khác
Gạch
Đá hộc
Đá đen
Nước lọc tinh khiết

Viên

2.534.456

3

m

3

m

lít

22.412,90

6.394,35

-16.018,55
618.700

21


106,50
28,53

618.700

54,25


Trong các sản phẩm than cám mà Công ty sản xuất và tiêu thụ thì than
cám 5 và than cám 6 là hai loại than cám có khối lượng tiêu thụ lớn hơn cả.
Nguyên nhân chính là do khối lượng than này sản xuất được khá lớn vì qua
thăm dị địa chất dưới lịng đất Mạo Khê có trữ lượng than khoảng trên 300
triệu tấn, mà chủ yếu là than cám 5, than cám 6 thích hợp cho sản xuất điện và
xi măng.
Về than cám 5: Năm 2006 so với năm 2005 khối lượng tiêu thụ tăng
8,3% nhưng đến năm 2007 khối lượng tiêu thụ giảm 12,38% do đó tốc độ phát
triển bình quân chỉ đạt 97,41%. Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do khối
lượng đặt hàng của nội bộ Tập Đồn than, đồng thời địa hình của mỏ than ở độ
cao từ 30o – 63o của vỉa cánh nam chủ yếu khai thác được than cám 5, vì vậy
đây là nguồn than cung ứng dồi dào cho khách hàng trong và ngồi tỉnh. Nhìn
chung than cám 5 có khối lượng tiêu thụ biến động khơng nhiều và khá ổn định
là do năm 2005 Công ty đã đầu tư 2 modul tuyển mới với năng lực 380.000
tấn/năm để nâng cao chất lượng than loại bớt than xấu (cám 6, 6a) sang than tốt
hơn (cám 5) do đó khối lượng than cám 5 tiêu thụ được khá lớn và ln giữ
được vai trị chủ đạo của mình.
Về than cám 6 cũng là sản phẩm có khối lượng tiêu thụ lớn nhưng trong
3 năm qua khối lượng tiêu thụ sản phẩm này có chiều hướng giảm. Cụ thể như
sau: Về than cám 6a với tốc độ phát triển bình quân đạt 84,9% giảm 15,1%,
than cám 6b với tốc độ phát triển bình quân đạt 77,77% giảm 22,23%. Năm
2005 là năm có khối lượng than cám 6 tiêu thụ lớn nhất và có xu hướng giảm

trong năm 2006 và năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2005 Công ty đã
xuất khẩu được một lượng than cám 6a, 6b khá lớn cho Cơng ty cảng và kinh
doanh than, vì vậy đã làm tăng khối lượng tiêu thụ trong năm. Nhưng do tồn
vùng Mạo Khê than cám 6 có đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu là rất ít do đó trong
năm 2006 và năm 2007 Công ty đã không xuất khẩu được loại than này mà chủ
yếu tiêu thụ trong nước, đồng thời do than cám 6 chất lượng không tốt bằng
một số loại than khác như cám 5 nên loại than này trên thị trường khó tiêu thụ

22


hơn vì thế mà Cơng ty đã đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm chuyển một lượng
than cám 6 sang cám 5 nên trong mấy năm qua lượng than cám 6 tiêu thụ đã
giảm.
Loại than cám có khối lượng tiêu thụ lớn sau than cám 5, than cám 6
phải kể đến là than cám 11c và than cám 12a. Đây là hai loại than cám có giá trị
cho xuất khẩu. Trong những năm gần đây Công ty mới bắt đầu cho khai thác và
sản xuất được loại than này, khách hàng tiêu thụ sản phẩm than này là Công ty
cảng và kinh doanh than, Công ty kho vận Đá bạc – TKV. Xuất khẩu hai loại
than này cũng góp phần làm tăng tổng khối lượng than tiêu thụ trong năm và
đem lại doanh thu khá cao cho Công ty.
Loại than có khối lượng tiêu thụ ít và khơng ổn định là than cám 7, còn
than cám 3 và than cám 4 thì hầu như Cơng ty khơng sản xuất và tiêu thụ do
thăm dị địa chất khơng thấy có loại than cám này.
Một trong những sản phẩm than chính của Cơng ty có khối lượng tiêu
thụ lớn thứ hai sau than cám đó chính là than cục. Đây là loại than có chất
lượng tốt nhất trong số các loại than mà Cơng ty sản xuất và tiêu thụ vì than
cục có nhiệt lượng cao, đồng thời độ tro ít, do những đặc tính vượt trội của nó
nên khách hàng rất ưa chuộng sản phẩm này vì thế lượng than cục tồn kho hàng
năm của Công ty không đáng kể. Nhìn chung trong 3 năm qua khối lượng than

cục tiêu thụ có xu hướng giảm với tốc độ phát triển bình qn chỉ đạt 69,91%.
Ngun nhân chính là do địa chất mỏ Mạo Khê lượng than cục khơng nhiều vì
chủ yếu than khai thác được là than cám do đó trong mấy năm qua Cơng ty
khai thác được ít than cục nên lượng than cục tiêu thụ cũng có chiều hướng
giảm.
Than bùn là sản phẩm có khối lượng tiêu thụ ít nhất và có xu hướng
giảm. Nguyên nhân là do địa hình của mỏ than Mạo Khê có rất ít than bùn, mặc
dù trên thị trường giá than bùn rất thấp nhưng vẫn khơng kích thích được người
tiêu dùng sử dụng rộng rãi sản phẩm này vì chất lượng than bùn kém, độ tro

23


×