Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Sao chép DNA trong tế bào ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.37 KB, 6 trang )


Sao chép DNA
trong tế bào


1. Sao chép ở nhiễm sắc thể
Prokaryote

Để theo dõi sao chép DNA đồng vị
phóng xạ Thymidin (tiền chất đặc hiệu
cho DNA) được sử dụng. Quá trình sao
chép xuất phát từ một điểm ori (điểm
xuất phát sao chép) và triển khai ra cả 2
phía. Khi DNA vòng tròn đang sao chép,
quan sát thấy dạng DNA hình con mắt.
Chẻ ba sao chép lan dần cuối cùng tạo ra
2 phân tử DNA lai: một mạch có mang
dấu phóng xạ (thymidin-H3). Có trường
hợp sao chép chỉ xảy ra về một phía.



E.coli chỉ có một điểm xuất phát sao
chép ori nên cả phân tử DNA thành một
đơn vị sao chép thống nhất được gọi là
replicon. Bộ gen của sinh vật tiền nhân
thường chỉ có một replicon.


2. Sao chép nhiễm sắc thể ở tế bào
eukaryote



Tế bào nhân thực có số lượng DNA lớn
hơn nhiều so với tế bào tiền nhân, tạo
nên nhiều nhiễm sắc thể mà mỗi cái gồm
một sợi DNA thẳng kết hợp với protein.
Do đó sao chép DNA của tế bào nhân
thực phức tạp hơn và tốc độ chậm hơn
(khoảng 50 nucleotid/giây).


Điểm khác căn bản là DNA của tế bào
nhân thực có nhiều replicon

Ví dụ: Saccharomyces cerevisiae có tới
500 replicon, tức có 500 điểm xuất phát
sao chép. Quá trình sao chép cũng bắt
đầu từ ori rồi lan về 2 phía. Tế bào có cơ
chế kiểm soát nghiêm ngặt quá trình sao
chép, điểm ori nào đã sao chép qua một
lần rồi thì không lặp lại trước khi toàn bộ
DNA được sao chép hoàn toàn.

Ở các eukaryote có 5 loại DNA
polymerase được ký hiệu là pol a, pol b,
pol g, pol d, pol e. Các loại DNA
polymerase này không đồng nhất về phân
tử lượng và một số đặc tính hóa học.
Pol g phân bố trong ty thể và tham gia
tái bản DNA ở ty thể, các DNA
polymerase còn lại ở trong nhân. Trong

nhân, DNA polymerase d và DNA
polymerase e là 2 enzyme chính tham gia
tổng hợp trên sợi khuôn dẫn đầu và sợi
chậm. Pol b và tiểu đơn vị bé của pol d
có hoạt tính đọc sửa.

×