Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đánh giá một số đặc điểm lâm học của loài sú aegicera corniculatum tại vườn quốc gia xuân thủy tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA LÂM HỌC
-------------------

NHẬT KÝ KHÓA LUẬN
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI SÚ
(Aegiceras corniculatum) TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY,
TỈNH NAM ĐỊNH
NGÀNH

: LÂM SINH

MÃ SỐ

: 7620205

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Trần Thị Mai Sen

Sinh viên thực hiện

: Giang Thị Hằng

Mã sinh viên

: 1653010042

Lớp

: 61B - Lâm sinh



Khóa học

: 2016 - 2020

Hà Nội, 2020

i


LỜI CẢM ƠN
Qua bốn năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Lâm Nghiệp, được
sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của q thầy cơ đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức về lý thuyết và thực hành trong suốt thời gian học ở trường. Được sự
đồng ý của nhà trường, ban lãnh đạo khoa Lâm học, bộ mơn Lâm sinh, tơi tiến
hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu: “Đánh giá một số đặc
điểm lâm học của loài Sú (Aegiceras corniculatum) tại Vườn quốc gia Xuân
Thủy, tỉnh Nam Định”. Trong thời gian thực hành tại Vườn quốc gia Xn Thủy
tơi đã có cơ hội áp dụng những kiến thức học ở trường vào thực tế, đồng thời học
hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế từ cán bộ của Vườn quốc gia.
Để hoàn thành bài khóa luận này, tơi xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc tới cô
giáo ThS. Trần Thị Mai Sen, người cơ đã hết lịng chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và
định hướng khoa học cho tôi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu. Tơi xin
chân thành cảm ơn Khoa Lâm học trường Đại học Lâm Nghiệp, Ban Quản lý
Vườn quốc gia Xuân Thủy và người dân địa phương đã ln tận tình giúp đỡ tạo
điều kiện cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu. Cuối cùng, tơi xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên động viên,
chia sẻ, ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua.
Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân cịn nhiều thiếu sót và
hạn chế, nên khóa luận khơng tránh khỏi những tồn tại, kính mong sự chỉ dẫn và

đóng góp của thầy cơ và bạn bè để khóa luận của tơi được hồn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày tháng năm 2020
Sinh viên
GIANG THỊ HẰNG

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
PHẦN I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 3
1.1. Phân bố rừng ngập mặn................................................................................. 3
1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................ 3
1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................. 4
1.1.3. Rừng ngập mặn ở Vườn quốc gia Xuân Thủy – Nam Định. ...................... 5
1.2. Lược sử nghiên cứu về rừng ngập mặn......................................................... 5
1.2.1. Trên thế giới ................................................................................................ 5
1.2.2. Ở Việt Nam ................................................................................................. 6
1.2.3. Các đề tài nghiên cứu về cây Sú (Aegiceras corniculatum) ....................... 9
1.2.4. Đánh giá chung ......................................................................................... 11
PHẦN II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ XÃ HỘI .............. 13
2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 13
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 13
2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo....................................................................... 14
2.1.3. Khí hậu ...................................................................................................... 15
2.1.4. Đặc điểm thủy văn .................................................................................... 16

2.1.5. Độ mặn ...................................................................................................... 17
2.2. Hệ sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy ..................................................... 17
2.3. Điều kiện kinh tế xã hội .............................................................................. 18
2.3.1. Kinh tế ....................................................................................................... 18
2.3.2. Điều kiện xã hội ........................................................................................ 19
PHẦN III. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 21
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 21
iii


3.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 21
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 21
3.3.1. Đặc điểm phân bố của loài Sú tại VQG Xuân Thủy ................................. 21
3.3.2. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao ở các khu vực có lồi Sú phân bố tự nhiên
tại VQG Xuân Thủy ............................................................................................ 21
3.3.3. Đặc điểm tái sinh của các quần xã rừng ngập mặn nơi có lồi Sú phân
bố………… ......................................................................................................... 21
3.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp........................................................... 22
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 26
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 29
4.1. Đặc điểm phân bố của loài Sú tại VQG Xuân Thủy....................................... 29
4.2. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao ở các khu vực có lồi Sú phân bố tự nhiên tại
khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy...................................................................... 30
4.2.1. Cấu trúc tổ thành tầng cao........................................................................... 30
4.2.2. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che ................................................................... 34
4.3.3. Cấu trúc mật độ và sinh trưởng của các cây trong quần xã .......................... 38
4.3. Đặc điểm cấu trúc cây tái sinh ở các khu vực có lồi Sú phân bố tự nhiên tại khu
vực Vườn quốc gia Xuân Thủy ............................................................................ 45
4.3.1. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh ...................................................................... 45

4.3.2. Mật độ và chất lượng cây tái sinh ............................................................. 46
4.3.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao .................................................... 50
4.4. Đề xuất một số biện pháp phục hồi và phát triển loài Sú tại Vườn quốc gia
Xuân Thủy ........................................................................................................... 51
PHẦN V. KẾT LUẬN –TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ............................................. 53
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 53
5.2. Tồn tại ........................................................................................................... 54
5.3. Kiến nghị ...................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU
iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu từ viết tắt

Ý nghĩa

RNM

Rừng ngập mặn

VQG

Vườn quốc gia

OTC

Ơ tiêu chuẩn


ODB

Ơ dạng bản

Doo

Đường kính gốc

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Dt

Đường kính tán

ĐT

Đơng Tây

NB

Nam Bắc

TB

Trung bình

STT


Số thứ tự

N

Số cây
Cây Sú (Aegiceras
corniculatum)
Cây Trang (Kandelia obovata)
Cây Bần Chua (Sonneratia
caseolaris)

Ac
Ko
Sc

v

Ghi chú


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Diện tích và phân bố rừng ngập mặn Việt Nam ................................... 4
Bảng 4.1. Các nhóm thể nền tại khu vực nghiên cứu ......................................... 29
Bảng 4.2. Công thức tổ thành của các quần xã tại các tuyến điều tra................. 31
Bảng 4.3. Bảng công thức tổ thành đại diện cho các tuyến điều tra ................... 31
Bảng 4.4. Mức độ thường gặp của loài Sú trong các quần xã ............................ 33
Bảng 4.5. Độ tàn che của các quần xã khu vực nghiên cứu................................ 37
Bảng 4.6. Mật độ tầng cây cao trong các quần xã tại khu vực nghiên cứu ........ 38
Bảng 4.7. Mật độ từng loài trong quần xã tại khu vực nghiên cứu..................... 39

Bảng 4.8. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng tầng cây cao theo đường kính gốc ...... 41
Bảng 4.9. Sinh trưởng đường kính gốc bình qn trên các OTC ....................... 42
Bảng 4.10. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng tầng cây cao theo chiều cao .......... 43
Bảng 4.11. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn bình quân trên các OTC ................ 44
Bảng 4.12. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh ........................................................... 45
Bảng 4.13. Mật độ cây tái sinh của các OTC ...................................................... 47
Bảng 4.14 Mật độ tái sinh của mỗi loài trong quần xã ....................................... 48
Bảng 4.15. Phẩm chất cây tái sinh ...................................................................... 49
Bảng 4.16. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ........................................... 50

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ phân bố rừng ngập mặn trên thế giới ........................................ 3
Hình 1.2. Biểu đồ phân bố rừng ngập mặn trên thế giới....................................... 4
Hình 2.1. Bản đồ Vườn quốc gia Xuân Thủy ..................................................... 13
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí các tuyến điều tra và các OTC trên tuyến ....................... 24
Hình 3.2. Sơ đồ OTC và bố trí các ODB trong OTC .......................................... 24
Hình 4.1. Quần xã Sú + Trang + Bần chua ......................................................... 33
Hình 4.2. Hình ảnh đại diện cấu trúc tầng thứ quần xã Sú + Trang ................... 34
Hình 4.3. Hình ảnh đại diện cấu trúc tầng thứ quần xã Sú + Trang + Bần chua 35
Hình 4.4. Hình ảnh lát cắt quần xã Sú + Trang ................................................... 36
Hình 4.5. Hình ảnh lát cắt quần xã Sú + Trang + Bần chua ............................... 36
Hình 4.6. Biểu đồ mật độ cây Sú trong 6 OTC ................................................... 40
Hình 4.7. Hình ảnh cây Sú tái sinh dưới tán rừng............................................... 46

vii



ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái đặc trưng của vùng ven biển
nhiệt đới và cận nhiệt đới, là hệ sinh thái chuyển tiếp giữa môi trường nước ngọt
và mơi trường biển. RNM có tác dụng nhiều mặt như môi trường, xã hội và giá
trị kinh tế, đặc biệt về phịng hộ đê biển, chống xói lở, cố định đất ven biển, ven
sơng, hạn chế gió bão, sóng biển, triều cường và góp phần điều hịa khí hậu. Trong
nghiên cứu của FAO đã chỉ ra rằng, hàng năm chúng ta mất khoảng 1% diện tích
RNM trên thế giới với tổng diện tích RNM bị tàn phá khoảng 150.000 ha. Việc
mất RNM đồng nghĩa với nhiều vai trị và chức năng của RNM cũng bị mất đi.
Vì vậy việc nghiên cứu hệ sinh thái này là hết sức cần thiết về mặt khoa học cũng
như thực tiễn.
Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Thủy thuộc huyện Giao Thuỷ - tỉnh Nam Định
là khu đất ngập nước duy nhất ở Việt Nam đăng ký tham gia Công ước quốc tế
Ramsar về Bảo tồn đất ngập nước. Đây là vùng đất được đánh giá có sự đa dạng
sinh học cao, có nhiều lồi chim di trú, đặc biệt là có những loài quý hiếm trong
sách đỏ. Tuy nhiên, VQG Xuân Thuỷ cũng đang đứng trước những thực trạng khó
khăn, mâu thuẫn giữa quản lý, bảo tồn với nhu cầu mưu sinh của người dân địa
phương. VQG Xuân Thuỷ vẫn tồn tại 4 đầm ni thuỷ sản với diện tích khá lớn
(khoảng 56 ha), điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến bảo vệ đa dạng sinh học,
môi trường, bảo tồn những lồi q hiếm và hình ảnh vị thế của Việt Nam đã ký
kết tham gia các Công ước.
RNM tại VQG Xuân Thủy tỉnh Nam Định bên cạnh mục tiêu phòng hộ đê
biển, chống xói lở, tác dụng bồi tụ, cố định phù sa, đất, điều hịa khí hậu, nơi
nghiên cứu thực nghiệm, cảnh quan, du lịch sinh thái biển,… còn có tác dụng khác
về kinh tế - xã hội là nơi để nuôi trồng, đánh bắt tự nhiên hải sản của cộng đồng
dân cư ven biển.
Loài Sú (Aegiceras corniculatum) thuộc họ Đơn Nem (Myrsinaceae), là
cây bụi nhỏ phổ biến thường gặp ở bãi bùn cát chặt, thích nghi với nhiều loài độ
mặn khác nhau. Đây cũng là một trong những lồi cây chủ đạo tạo nên tính đa
1



dạng sinh học của VQG Xuân Thủy, đem lại không chỉ hiệu quả về kinh tế mà
cịn có giá trị nhiều mặt về sinh thái cho người dân nơi đây.
Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng dân số, nhu cầu sống tăng lên, chịu ảnh
hưởng của vấn đề nuôi trồng thủy sản của người dân thì chất lượng cũng như số
lượng các loài cây ngập mặn ngày càng bị suy thối. Trước thực trạng này, việc
khơi phục lại RNM bằng các biện pháp khoanh nuôi phục hồi, trồng lại trên những
khu vực bị phá hủy và những nơi đất mới hình thành là việc cần thiết và cấp bách.
Một vấn đề cần được quan tâm và có tính chất quyết định đến sự thành cơng hay
thất bại của q trình khôi phục và phát triển RNM là việc đánh giá sinh trưởng
của các loài cây trên các điều kiện lập địa làm cơ sở cho việc xây dựng phương
pháp trồng rừng thích hợp cho lồi cây đó. Để góp phần giải quyết một trong số
những vấn đề trên, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học
của loài Sú (Aegiceras corniculatum) tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh
Nam Định” nhằm làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo để khôi phục, làm
giàu rừng và trồng rừng mới tại vùng ngập mặn VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định.

2


PHẦN I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Phân bố rừng ngập mặn
1.1.1. Trên thế giới
Rừng ngập mặn trên thế giới phân bố ở giữa 30º Bắc và 30º Nam của xích
đạo. Ở gần đường xích đạo, cây ngập mặn sinh trưởng tốt và đa dạng lồi hơn nơi
xa vùng xích đạo.
Khoảng 75% RNM xuất hiện trên bờ biển nhiệt đới và Á nhiệt đới trong
khoảng từ 30º vĩ tuyến Nam đến 30º vĩ tuyến Bắc. Phía Bắc giới hạn bởi Nhật

Bản (31º22’ N) và Bermuda (32º20’N). Phía Nam giới hạn bởi New Zealand
(38º03’S) và Australia (38º45’S) và bờ tây của Nam Phi (32º59’S) (theo
Spalding,1997). RNM có diện tích lớn nhất nằm trong vùng từ 10º vĩ Bắc đến 10º
vĩ Nam (Twilley và cộng sự năm 1992), (Trích dẫn theo Võ Thị Hồng Linh, 2012)
[9].

Hình 1.1. Bản đồ phân bố rừng ngập mặn trên thế giới
Nguồn: FAO, 2005 [4]
Theo bản đồ, diện tích RNM lớn nhất là ở khu vực Indonesia, tiếp theo là
Châu Úc, Mĩ, Ấn Độ, Colombia, Việt Nam.
Trong đó 5 quốc gia Indonesia, Australia, Nigeria, Mexico, Brazil chiếm
45% tổng diện tích tồn thế giới và chiếm 68% tổng diện tích RNM thế giới.

3


Hình 1.2. Biểu đồ phân bố rừng ngập mặn trên thế giới
Nguồn: FAO, 2005 [4]
1.1.2. Ở Việt Nam
Theo Đề án phục hồi và phát triển RNM ven biển giai đoạn 2008 – 2015
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn, vùng ven biển nước ta có thể chia
làm 5 vùng. Tổng diện tích quy hoạch cho mục đích phát triển RNM là 323.712
ha. Trong đó có 209.741 ha đã có rừng (152.131 ha là rừng trồng và 57.610 ha là
rừng tự nhiên), phân bố tại các vùng như sau:
Bảng 1.1. Diện tích và phân bố rừng ngập mặn Việt Nam
Địa danh

Diện tích có RNM (ha)

Tổng


Chưa có

Cộng

RTN

323.712

209.741

57.61

152.131 113.972

88.340

37.651

19.745

17.905

50.689

Bắc Trung Bộ

7.238

1.885


564

1.321

5.353

Nam Trung Bộ

743

2

2

Đơng Nam Bộ

61.110

41.666

14.898

26.768

19.444

166.282

128.537


22.400 106.137

37.745

Tồn quốc
Quảng Ninh và Đồng
bằng Bắc Bộ

Đông bằng sông Cửu
Long

RT

RNM

739

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT diện tích RNM ở Việt Nam đã giảm đáng
kể từ năm 1943 đến nay. Trong vịng 57 năm (tính từ năm 1943 đến năm 2000),
diện tích RNM ở Việt Nam đã giảm khoảng 219 nghìn ha. Đến năm 2013, diện
4


tích RNM tiếp tục suy giảm chỉ cịn 169 nghìn ha. Gần đây nhất, số liệu tổng kiểm
kê toàn quốc giai đoạn 2012 – 2015 của Bộ Nông nghiệp 2016, diện tích RNM
của cả nước là 137687,18 ha RNM có trữ lượng. Trong đó, Vùng Bắc Bộ có diện
tích 28659,8 ha RNM.
1.1.3. Rừng ngập mặn ở Vườn quốc gia Xuân Thủy – Nam Định.
VQG Xuân Thủy là một vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phía Nam cửa Sơng

Hồng, cách Hà Nội khoảng 150 km về hướng Đơng Nam, có tổng diện tích tự
nhiên là 7.100 ha. Phù sa màu mỡ của Sông Hồng và biển đã tạo dựng nên khu
đất ngập nước với nhiều loài động thực vật hoang dã và các lồi chim di cư q
hiếm. Diện tích toàn bộ vườn khoảng 7.100 ha, gồm: 3.100 ha diện tích đất nổi có
rừng và 4.000 ha đất RNM.
1.2. Lược sử nghiên cứu về rừng ngập mặn
1.2.1. Trên thế giới
Từ lâu các ngành khoa học đã quan tâm nghiên cứu về đất ngập mặn cũng
như RNM trên nhiều lĩnh vực vì những giá trị to lớn về sinh học, sinh thái và kinh
tế xã hội của vùng ven biển.
Theo Field (1998) (Trích dẫn theo Đỗ Quý Mạnh, 2019) [10], đất và thể
nền có tác động đối với phân bố lồi cây của RNM. Hệ sinh thái RNM sinh trưởng
tốt nhất ở những vùng ven bờ nơi có năng lượng bùn thấp. Đất ổn định, khơng bị
xói mịn và có độ sâu thích hợp là mơi trường thuận lợi cho cây RNM phát triển.
Bên cạnh đó thể nền là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây cũng có tác động
quan trọng tới sinh trưởng của cây.
Theo Ellison (1999) (Trích dẫn theo Đỗ Quý Mạnh, 2019) [10] đã chỉ ra rằng
phục hồi cho mục đích tăng độ che phủ rừng (10 trên 27 dự án), ổn định bờ biển (6 trên
27 dự án) và giảm nhẹ biến đổi khí hậu (8 trên 27 dự án). Có thể thấy rằng mục tiêu
chung của các dự án phục hồi RNM là phục hồi cấu trúc và chức năng của các RNM
đang bị suy thoái (Lewis, 2005; Gilman và Ellison, 2007).
Nước triều là nhân tố tác động lớn nhất đến sự phân bố của cây RNM. Ở
đâu có nước triều vào sâu trong các cửa sơng thì RNM cũng phân bố sâu vào trong
nội địa. Dịng nước ngọt do các con sơng, rạch đổ ra làm giảm độ mặn của nước
5


biển, phù hợp với sự phát triển của nhiều loài trong từng giai đoạn sống nhất định
của RNM. (Trích dẫn theo Nguyễn Văn Ngoãn, 2013) [11].
Trong các nhân tố sinh thái thì độ mặn là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng

tới tăng trưởng, tỷ lệ sống, phân bố các lồi. De Hann (1931) (Trích dẫn theo Phan
Thị Thanh Hương, 2018) [7] cho rằng RNM tồn tại phát triển ở nơi có nồng độ
mặn từ 10 - 30‰ và chia thực vật ngập mặn thành hai nhóm: Nhóm phát triển ở
độ mặn 10 - 30‰ và nhóm phát triển ở độ mặn 0 - 10‰.
Độ mặn có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng và phát triển của cây ngập
mặn. Độ mặn cũng ảnh hưởng tới phân bố của RNM theo chiều từ biển vào đất
liền và giữa các vùng khác nhau trên thế giới. RNM phát triển tốt ở nơi có nồng
độ muối trong nước từ 15 – 25‰. Kích thước cây và số lồi giảm đi khi nồng độ
cao (40 – 80‰) (Blasco, 1982), ở độ mặn 90‰ chỉ có vài lồi Mắm sống được
nhưng sinh trưởng rất chậm. Những nơi có độ mặn quá thấp (< 4‰) Khơng cịn
cây mọc tự nhiên (A.N.Rao, 1986). (Trích theo Đỗ Thị Kim Nhung, 2017) [12].
Năm 2002, Kathiresan nghiên cứu sự biến đổi về chức năng của sinh thái
RNM. Tác giả đã có sự so sánh các biến số sinh thái học, chỉ số lý hóa trong 5
vùng RNM cịn rất phong phú và 25 khu vực đã bị suy thoái ở cánh RNM
Pichavaram tại Ấn Độ. Kết quả chỉ ra rằng, nguyên nhân của sự suy thoái tự nhiên
của RNM chủ yếu là do độ mặn cao, các chất dinh dưỡng thấp và lượng vi sinh
vật nghèo nàn trong đất. (Trích dẫn theo Nguyễn Văn Ngỗn, 2013) [11].
1.2.2. Ở Việt Nam
Năm 1991 Phan Nguyên Hồng [6] nghiên cứu ảnh hưởng của thủy triều đến
phân bố và phát triển của RNM cho rằng: “Khi điều kiện khí hậu và đất đai khơng
có sự khác biệt nhau lớn, thì vùng có chế độ bán nhật triều cây sinh trưởng tốt hơn
vùng có chế độ nhật triều”.
Năm 1995, Mai Sỹ Tuấn nghiên cứu về cây Mắm biển (Avicennia marina)
thấy độ mặn ảnh hưởng nhiều đến sự nảy mầm của hạt và cây con. Độ mặn môi
trường càng cao, thời gian nảy mầm càng chậm. Tác giả còn cho biết: “Quang
hợp của cây Mắm giảm tỷ lệ thuận với tăng nồng độ muối của mơi trường”. (Trích
dẫn theo Nguyễn Cao Cường, 2001) [3].
6



Năm 1999, Phan Nguyên Hồng [6] cũng nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt
độ đến sinh trưởng của cây ngập mặn, nhận xét: “Nhiệt độ thích hợp nhất cho hoạt
động sinh lý của các loài cây ngập mặn từ 25 – 28ºC”.
Năm 2003, Đào Văn Tấn [14] đã trình bày về ảnh hưởng của độ mặn nước
biển đến sự sinh trưởng của cây Bần chua. Theo tác giả, ở giai đoạn còn non, khả
năng chịu mặn của Bần chua rất kém, khả năng chịu mặn của bần chua tăng dần
khi đến tuổi trưởng thành, khu vực cửa sông, độ mặn thấp là nơi thích hợp nhất
đối với Bần chua.
Trần Thị Mai Sen, 2004 [13] đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, thời
điểm trồng, tính chất đất, phương pháp trồng đến sinh trưởng, phát triển của cây
Bần chua trong đề tài “Ảnh hưởng một số nhân tố sinh thái và kỹ thuật trồng đến
tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Bần chua (Sonneratia caseolaris) tại hai tỉnh
Thái Bình và Nam Định”. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời điểm trồng Bần chua
thích hợp ở hai tỉnh Thái Bình và Nam Định là vào tháng 7 – 8 trong năm. Cây
Bần chua sinh trưởng tốt ở độ mặn trung bình là 5 - 15‰, nên trồng ở những khu
vực có mức độ lầy thụt thể nền trung bình 10cm, nên trồng bằng cây con và bầu
đất để hạn chế tổn thương của hệ rễ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây.
Năm 2005, Vũ Đoàn Thái [15] đã chỉ ra rằng: RNM có tác dụng đáng kể
trong việc giảm độ cao song trong bão khi sóng đi qua rừng. Mức độ giảm độ cao
song trong bão khi đi qua rừng vào bờ phụ thuộc vào kiểu cấu trúc loại RNM và
hướng sóng truyền. Với rừng Trang hệ số giảm sóng cao hơn so với rừng Bần:
Rừng Trang giảm từ 80 – 88% còn rừng Bần giảm từ 77 – 81%.
Nguyễn Xuân Trường, 2010 [16] đã kết luận rằng chiều cao của sóng biển
sẽ giảm khi bề rộng dải rừng tăng, khả năng chắn sóng của các trạng thái rừng
tăng lên theo độ tuổi của rừng. Độ giảm chiều cao sóng có quan hệ mật thiết với
các yếu tố cấu trúc rừng, rừng có cấu trúc càng dày đặc thì khả năng chắn sóng
của rừng càng tốt.
Bùi Thị Phương Huyền, 2016 [8] đã đưa ra kết luận rằng: Sự xuất hiện của
quần thể Trang làm tăng khả năng lưu giữ phù sa cho các bãi đất bồi ven biển khu
vực nghiên cứu gấp 8,38 lần khu vực khơng có Trang. Và sự xuất hiện của Bần

7


chua làm gia tăng khả năng lưu giữ phù sa cho các bãi đất bồi ven biển khu vực
nghiên cứu gấp 13,76 lần khu vực khơng có Bần chua.
Nguyễn Viết Chung, 2014 [2] khi nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và sinh
trưởng tầng cây cao của một số quần xã thực vật rừng ở VQG Xuân Thủy, tác giả
đã kết luận: Trong các quần xã nghiên cứu Sú là loài luôn chiếm tỉ lệ cao nhất,
cấu trúc tầng thứ gồm 2 tầng rõ rệt bao gồm các loài Bần chua, Vẹt, Mắm ở tầng
trên với số lượng cây ít và tầng dưới là Sú với số lượng cây nhiều.
Trần Thị Ngọc Ánh, 2017 [1] đã chỉ ra rằng càng gần các vùng ni tơm
thì khả năng phát triển của nó kém hơn so với các cây cùng loài ở xa vị trí ni
trồng. Việc đưa hóa chất dư thừa từ trong đầm ra ngoài rừng làm cho chất lượng
nước tại vùng thay đổi, các cây ngập mặn phải thay đổi để thích nghi với sự thay
đổi đó, rễ thở hoạt động nhiều hơn để vươn lên. Việc tháo nước từ đầm ra ngoài
gây ảnh hưởng tạo ra những rãnh nhỏ cây khơng thể mọc thu hẹp diện tích trồng
rừng. Đắp bờ đập dẫn đến việc nước ra vào không thuận lợi, ngăn cản sự vận động
của thủy triều.
Đỗ Quý Mạnh, 2019 [10] đã đưa ra kết luận: Đất ngập mặn của vùng ven biển
tỉnh Thái Bình chủ yếu là đất ngập mặn trung bình, 𝑝𝐻𝐾𝐶𝑙 có phản ứng từ ít chua đến
trung tính, dao động từ 5,16 – 6,94. Hàm lượng 𝑃2 𝑂5 tổng số ở mức trung bình, dao
động từ 0,11 – 0,16%. Hàm lượng 𝐾2 𝑂 tổng số ở mức khá, dao động từ 1,12 – 2,93%.
Đây là điều kiện thuận lợi để gây trồng RNM. Bên cạnh đó tác giả cịn chỉ ra rằng sinh
trưởng của cây RNM có xu hướng tăng theo tuổi cây rừng.
Phan Thị Thanh Hương học viện Khoa học và Công nghệ, 2018 [7] đã tiến
hành sàng lọc hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định (trên 8 chủng vi sinh vật kiểm
định) và hoạt tính gây độc tế bào (trên 2 dịng tế bào LU, KB) đối với 22 mẫu thực
vật thu được 129 kết quả cho thấy có 14 mẫu thực vật có hoạt tính sinh học. Trong
đó, 3 mẫu Giá, Bần chua, Đước vịi có cả hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định
và gây độc tế bào. Mẫu Sú có hoạt tính gây độc tế bào mạnh trên cả hai dịng tế

bào LU và KB.
Nhìn chung khi nghiên cứu về cây ngập mặn, các tác giả phần lớn chỉ tập
trung vào từng mảng nghiên cứu riêng biệt như: Đặc điểm thích nghi với độ mặn
8


của một số loài cây ngập mặn, ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sinh trưởng
của cây ngập mặn, vai trị của các lồi cây ngập mặn và ảnh hưởng của cây ngập
mặn đến môi trường và hệ sinh thái,… Các nghiên cứu về đặc điểm lâm học của
nhiều lồi cây ngập mặn cịn chưa được nghiên cứu cụ thể và ít được chú ý tới.
1.2.3. Các đề tài nghiên cứu về cây Sú (Aegiceras corniculatum)
Sú là loài cây ngập mặn có ý nghĩa lớn về kinh tế, phịng hộ và bảo vệ mơi
trường. Từ lâu các nhà khoa học cả trong nước và trên thế giới đã quan tâm nghiên
cứu loài cây ngập mặn này.
G. Agoramoorthy, M. Chandrasekaran, V. Venkatesalu, Hsu & M.J. (2007)
[23] đã nghiên cứu dịch chiết từ lá và thân các loài Aegiceras corniculatum,
Aegialitis rotundifolia Roxb., Aglaia cucullata (Roxb.) Pellgr., Cynometra iripa
Kostel. Và Xylocarpus granatum J. Koening từ RNM Bhitarkanika (Ấn Độ) cho
thấy hoạt tính ức chế các vi sinh vật độc hại.
Vasantrao Bhagwan Kadam (2017) [20] đã tiến hành nghiên cứu về tính
kháng sinh của cây Sú (Aegiceras corniculatum L.). Nghiên cứu điều tra các hoạt
động kháng khuẩn trong lá và vỏ cây (Aegiceras corniculatum L.) của cây ngập
mặn. Lá và vỏ của Aegiceras corniculatum đã được thử nghiệm chống lại các
chủng vi khuẩn thậm chí là Escheric hia coli (u), Escherichia coli, Pseudomonas
aeruginosa, Pseudomonas aerugin osa, Klebsiella pneumoniae, Salmonella.
Seo Young Yang,Le Ba Vinh, Nguyen Thi Minh Nguyet, Jang Hoon Kim
và một số cộng sự khác (2017) [19] đã nghiên cứu về cây Sú (Aegiceras
corniculatum L.). Sử dụng các phân tách sắc ký khác nhau, mười sáu hợp chất,
bao gồm một triterpene saponin mới có tên aegicoroside A, được phân lập từ lá
của cây ngập mặn Aegiceras corniculatum của Việt Nam. Các hoạt động gây độc

tế bào của các hợp chất phân lập chống lại các dòng tế bào ung thư MCF7 (vú),
HCT116 (đại tràng), B16F10 (khối u ác tính) và A549 (adenocarcinoma) cũng
được đánh giá. Độc tính tế bào mạnh đã được quan sát thấy đối với
sakurasosaponin đối với cả bốn dòng tế bào ung thư và đối với este methyl
sakurasosaponin đối với các dòng tế bào MCF7, A549 và HCT116 với giá trị IC50
dao động từ 2,89 ± 0,02 đến 9,86 ±M.
9


S.Gurudeeban, K. Satyavani, T. Ramanathan and T. Balasubramanian
(2012) [17] nghiên cứu tác dụng chống đái tháo đường của cây Sú (Aegiceras
corniculatum) ở chuột bị tiểu đường do alloxan gây ra. Bệnh tiểu đường được gây
ra ở chuột trưởng thành của chủng Wistar bằng cách tiêm alloxan monohydrate
trong phúc mạc. Những con chuột thí nghiệm được sử dụng với dịch treo lá A.
corniculatum bằng đường uống bằng cách sử dụng ống nội khí quản. Sau khi kết
thúc điều trị 60 ngày, một loạt các thơng số sinh hóa đã được thử nghiệm bao gồm
hexokinase gan, glucose-6phosphatase và fructose 1, 6 bisphosphatase ở gan đối
chứng và chuột bị tiểu đường allaxon. Kết quả là, huyền phù lá A. corniculatum
cho thấy lượng glucose trong máu giảm vừa phải (từ 382 ± 34 đến 105 ± 35),
hemcosbin bị glycosyl hóa, giảm hoạt động của glucose-6 phosphatase và fructose
1, 6-bisphosphatase, và tăng hoạt động của hexokinase gan đạt được thông qua
việc uống chiết xuất trên 100 mg / kg.
Yong Li, Chuan Dong, Min – Juan Xu và Wen – Han Lin (2018) [21], đã
tiến hành nghiên cứu về Benzoquinone mới được hydrat hóa từ cây ngập mặn
Aegiceras corniculatum có hoạt tính chống ung thư. Ba benzoquinone mới, 2hydroxy-5-ethoxy-3-nonyl-1,4-benzoquinone (1), 5-O-butyl-embelin (2) và 2,5dihydroxy-6-methyl-3- pentadecyl-1,4-benzoquinone (3), cùng với bảy chất
tương tự đã biết, được phân lập từ thân và cành cây của RNM, Aegiceras
corniculatum. Làm sáng tỏ cấu trúc của họ đã đạt được bằng phương pháp quang
phổ, thí nghiệm trao đổi hóa học và phương pháp bán tổng hợp. Các hoạt động
gây độc tế bào của tất cả các hợp chất phân lập được đánh giá bằng xét nghiệm
MTT. Các hợp chất 1, 2, và 3 hợp chất khác có mức độ độc tế bào chọn lọc khác

nhau đối với các dòng tế bào HL-60, HepG2, BGC-823 và A2780.
Yuk – Shan Wong, Nora F.Y.Tam, Gui – Zhu Chen và Hua Ma (1997) [22]
đã nghiên cứu phản ứng của cây Sú (Aegiceras corniculatum) đối với nước thải
tổng hợp trong điều kiện thủy triều mô phỏng. NW có các đặc tính và cường độ
tương đương với nước thải đô thị, trong khi FW và TW chứa lần lượt 5 và 10 lần
nồng độ chất dinh dưỡng và kim loại nặng của NW. Kết quả cho thấy cây non của

10


A. corniculatum có thể chịu được nước thải (TW) với nồng độ chất dinh dưỡng
và kim loại nặng cao nhất sau một năm xử lý.
Pandey (2014) [18] nghiên cứu về chiến lược sinh sản của loài Aegiceras
corniculatum L. (Blanco.) ở MNP & S, Gujarat, Ấn Độ. Cơng trình hiện tại đã
kiểm tra sinh học hoa, hệ thống nhân giống, tài nguyên thụ phấn và hiệu quả của
chúng, và chiến lược sinh sản của Aegiceras corniculatum L. (Blanco) tại ba hòn
đảo (ba quần thể) ở Công viên quốc gia biển và Sanstemony (MNP & S), Vịnh
Kachchh, Gujarat, Ấn Độ. Các mối quan hệ tạm thời trong các quá trình hoa như
khử mùi bao phấn, thụ cảm kỳ thị và bài tiết mật hoa đã được nghiên cứu và kết
quả đã được nối lại để có cái nhìn tồn diện. Cuộc sống hoa rất dài (21 ngày) và
tốc độ biến đổi hoa thay đổi theo quy trình hoa. Sự thay đổi đáng kể về thời gian
trong khả năng tiếp nhận kỳ thị và bài tiết mật hoa ảnh hưởng đến sự thụ phấn của
cá voi trong các khoảng thời gian khác nhau trong ngày.
Nhìn chung, các nghiên cứu về lồi Sú đa phần đều tập trung nghiên cứu
công dụng và các hoạt tính sinh học của cây mà chưa thấy nghiên cứu nào tìm
hiểu về đặc tính lâm học của lồi Sú và các nghiên cứu về loài cây này ở Việt
Nam cịn rất hạn chế.
1.2.4. Đánh giá chung
Từ các cơng trình nghiên cứu về RNM trên thế giới và Việt Nam, có thể rút
ra nhận xét như sau:

Những nghiên cứu về hệ sinh thái RNM sẽ cung cấp các tài liệu cần thiết
cho công tác xây dựng, phục hồi, bảo vệ rừng. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể đưa
ra các biện pháp tác động cho từng đối tượng nhằm nâng cao vai trị của nó trước
những ảnh hướng xấu từ môi trường.
Các nghiên cứu đa số tập trung nghiên cứu những nhân tố sinh thái tác động
đến RNM, cấu trúc và sinh khối và các hoạt tính sinh học của RNM mà ít chú
trọng đến nghiên cứu đặc điểm lâm học của từng loài cụ thể. Việc nghiên cứu vấn
đề này giúp nhận biết loài, xác định được đặc điểm sinh trưởng của các lâm phần
lồi đó tại khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó việc nghiên cứu về đặc điểm lâm học
của lồi cịn giúp hỗ trợ xác định thời điểm diễn ra các quá trình sinh dưỡng và
11


q trình sinh sản của lồi trong năm để có kế hoach tác động biện pháp kĩ thuật
lâm sinh hợp lý vào từng giai đoạn. Từ đó đề xuất được các biện pháp phục hồi
và phát triển loài tại khu vực nghiên cứu.
Thời gian qua các hệ sinh thái ven biển đã suy giảm nặng nề cả về diện tích
và chất lượng. Tại thời điểm năm 2013, tổng diện tích RNM nước ta là 168.688
ha, giảm gần 60% so với năm 1943 và cấu trúc rừng cũng bị thay đổi, nhiều diện
tích rừng bị suy thối làm giảm chức năng phịng hộ. Về chất lượng, tổ thành lồi
đơn giản, mật độ cây rừng thấp, phần lớn rừng mới trồng chủ yếu là rừng thuần
lồi và tỷ lệ thành rừng khơng cao. Sự suy thoái RNM làm suy giảm cấu trúc và
chức năng của rừng, do đó giảm vai trị kinh tế, xã hội và đặc biệt là giá trị môi
trường của rừng.
Khu vực Bắc Bộ có 5 tỉnh có RNM bao gồm Quảng Ninh, Hải Phịng, Thái
bình, Ninh Nình, Nam Định. Trong đó Quảng Ninh và Thái Bình có diện tích
RNM lớn nhất vùng Bắc Bộ. Các tỉnh đều chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí
hậu. Cùng với tình trạng chung của cả nước, RNM ở các tỉnh này đang bị suy
giảm mạnh.
Cây Sú là một trong số những loài cây ngập mặn phân bố phổ biến ở VQG

Xuân Thủy, tuy nhiên loài cây này bị đe dọa nghiêm trọng bởi việc mở rộng nuôi
trồng thủy sản, phá rừng, ô nhiễm, sâu bệnh, và thiên tai khiến diện tích và chất
lượng lồi ngày càng giảm, sự suy thối lan rộng nên rất cần được bảo vệ và phục
hồi. Để góp phần giải quyết vấn đề này tơi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc
điểm lâm học của loài Sú (Aegiceras corniculatum) tại Vườn quốc gia Xuân Thủy,
tỉnh Nam Định”. Qua nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm những thông tin về đặc
điểm lâm học của cây Sú và đưa ra được các biện pháp phục hồi phát triển loài tại
khu vực VQG Xuân Thủy.

12


PHẦN II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
VQG Xn Thủy nằm ở phía Đơng Nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định,
tại cửa Ba Lạt của sông Hồng, toạ độ từ 20°10’ đến 20°15’ vĩ độ Bắc và từ 106°20’
đến 106°32’ kinh độ Đông, bao gồm phần Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn
Xanh (Cồn Mờ). Toàn bộ vùng đệm và vùng lõi của Vườn nằm trên địa phận các
xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xn và Giao Hải. Phía Đơng và phía
Đơng Bắc giáp với sơng Hồng. Phía Nam và Đơng Nam giáp với biển. Phía Tây
và Tây Bắc giáp với các xã: Giao An, Giao Xuân, Giao Lạc, Giao Thiện, Giao
Hải. Tổng diện tích VQG Xuân Thủy là 15.100ha (với 7.100ha vùng lõi và
8.000ha vùng đệm), trong đó 12.000ha thuộc Khu Ramsar.

Hình 2.1. Bản đồ Vườn quốc gia Xuân Thủy
Nguồn: Vườn quốc gia Xuân Thủy
13



2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
2.1.2.1. Địa hình
Nằm rìa châu thổ sông Hồng, VQG Xuân Thủy là khu vực có địa hình đồng
bằng thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng, độ cao tuyệt đối từ 0,5 – 3m, hơi nghiêng
về phía biển. Độ cao trung bình của VQG từ 0,8 – 0,9 m, một số dải cát tạo cồn
Lu khác biệt cao từ 1,2 – 1,5m. Địa hình gồm hai vùng khá rõ rệt là vùng đất
trũng phía nội đồng và vùng đất cao ven biển, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống luồng
lạch và các bãi tích tụ ngầm cửa sông.
2.1.2.2. Thể nền
Đất đai của khu vực vùng đệm và vùng lõi của VQG Xuân Thủy được tạo
thành 2 vùng từ nguồn phù sa bồi lắng của sông Hồng, với đặc điểm chủ yếu sau:
- Vùng nội đồng: Chủ yếu là đất phù sa không bị nhiễm mặn hoặc bị nhiễm
mặn ở thể nhẹ hoặc trung bình, đất tương đối màu mỡ và hiện đang được người
dân sử dụng chủ yếu để trồng lúa, màu, nuôi trồng thủy sản.
- Vùng bãi bồi ven biển: Chủ yếu là diện tích vùng lõi của VQG Xuân
Thủy, thổ nhưỡng chủ yếu là đất mặn, bùn, đất pha cát, đất giàu chất dinh dưỡng.
Vùng có khả năng canh tác đa dạng và đang được sử dụng trồng RNM, nuôi trồng
thủy sản và khai thác nhiều sản phẩm biển có giá trị kinh tế cao. Tại khu vực VQG
Xuân Thuỷ, các trầm tích bề mặt trải qua các q trình mặn hóa, phèn hóa, bồi tụ
và lắng đọng đã hình thành nên 4 nhóm đất chính với 12 loại.
Nhóm đất phèn gồm đất phèn tiềm năng và đất phèn hoạt tính chiếm diện
tích khá lớn trong khu vực. Nhóm đất mặn gồm 4 loại: đất mặn ít, đất mặn trung
bình, đất mặn nhiều và đất mặn sú vẹt. Nhóm đất phù sa bao gồm đất phù sa được
bồi giàu dinh dưỡng; đất phù sa khơng được bồi, khơng glay hoặc glay yếu có
thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ hoặc thịt trung bình; đất phù sa khơng được
bồi, glay trung bình hoặc mạnh; và đất phù sa không được bồi, glay mạnh và ngập
úng vào mùa mưa. Nhóm đất cát được hình thành do tác động của biển, sơng,
dịng chảy nội đồng và gió, phân bố ở các bãi cát và cồn cát ven biển. Đất nghèo

dinh dưỡng, có phản ứng ít chua (pHKCl = 5,5 - 6,0).
14


2.1.3. Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, có chỉ số khơ hạn rất thấp. Nhiệt độ trung
bình năm của khu vực 24ºC. Trong năm có hai mùa chính là mùa hè và mùa đơng. Hai
mùa chuyển tiếp giữa hai hệ thống gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Tây Nam có tính chất
đối ngược nhau:
- Chế độ mưa
Khu vực nghiên cứu có chế độ mưa phong phú và phân bố khá đồng đều; lượng
mưa trung bình năm khoảng 1.175mm/năm. Lượng mưa đạt cực đại vào tháng 7,8
(tháng giữa mùa mưa) lên tới 350 – 500 mm/tháng, với 16 – 18 ngày mưa. Mưa tập
trung nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9 với 80% tổng lượng mưa cả năm. Độ bốc hơi
trung bình 86 - 126mm/tháng và đạt tối đa vào tháng 7, trung bình năm đạt 817,4mm.
Độ ẩm khơng khí khá cao, khoảng từ 70 - 90%. Các tháng 10 - 12 thường
có độ ẩm khơng khí thấp (thường nhỏ hơn 75%). Các tháng 2 - 4 có độ ẩm rất cao
(80 - 90%) và thường đi kèm theo mưa phùn ẩm ướt.
- Chế độ khí áp và gió
+ Khí áp: Diễn biến khí áp của khu vực nghiên cứu phụ thuộc vào hai hệ
thống gió mùa: mùa đông chịu ảnh hưởng của vùng áp cao phía Bắc nên trị số khí
áp trung bình của mùa đông thường cao. Ngược lại, mùa hè chịu ảnh hưởng của
vùng áp thấp phía Nam, trị số trung bình giảm đáng kể so với mùa đơng. Trị số
khí áp trung bình 1002 – 1030 mb.
+ Gió: Diễn biến hướng và tốc độ gió mang tính chất mùa rõ rệt. Do địa
hình bằng phẳng nên tốc độ gió khá lớn, trung bình đạt tới 3 – 4m/s. Tốc độ gió
mạnh nhất vào mùa hè, đặc biệt những lúc có bão và dơng, có thể đạt đến 40 – 50
m/s. Vào mùa đơng, gió có hướng Bắc – Đơng Bắc và Đơng – Đông Nam (tháng
10 – tháng 3 năm sau) tần suất 53,5 – 71,6%. Trung bình 78,4%.


15


2.1.4. Đặc điểm thủy văn
- Chế độ sóng: Thay đổi theo mùa phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Vào
mùa đơng, sóng dải ven bờ có hướng đơng (34%), đơng bắc (13%) và đơng nam
(18%); ở ngồi khơi hướng sóng chính là đơng bắc (61%), hướng đơng và các
hướng khác có tần xuất nhỏ. Mùa hè, hướng sóng thịnh hành ngồi khơi là hướng
nam, tây nam và hướng đơng; dải ven bờ có hướng sóng chính là đơng nam với
tần xuất 24%. Độ cao của sóng ở ngồi khơi trung bình 1,2 - 1,4 m, khi vào bờ
giảm xuống cịn 0,6 - 0,8 m. Độ cao sóng cực đại tương ứng là 7 - 8 m và 5 - 6 m,
thường xuất hiện khi có bão.
- Thủy triều: Thuộc chế độ nhật triều, chu kì 24 giờ với thời gian cường
triều là 11 giờ và thời gian thoái triều là 13 giờ, thủy triều có biên độ khá lớn,
trung bình 150cm – 180cm, biên độ triều lớn nhất ghi nhận ở khu vực đạt đến
390cm và biên độ triều thấp nhất là 25cm. Biến thiên của thủy triều trong khoảng
nửa tháng có một lần triều cường, một lần triều kém. Đơi khi cũng có xảy ra một
tháng ba lần triều kém, hai lần triều cường hoặc ngược lại.
- Chế độ dòng chảy:
Các kết quả nghiên cứu hải dương học cho thấy bờ phía tây vịnh Bắc Bộ
dịng chảy có hướng tây nam vào mùa đông và đông bắc vào mùa hè. Tốc độ dòng
chảy dao động từ 0,3 - 0,6 hải lý/ giờ.Có 2 sơng chính trong khu vực này là sơng
Vọp và sơng Trà, ngồi ra cịn một số lạch nhỏ cấp thốt nước tự nhiên.
Sơng Vọp: Chảy từ cửa Ba Lạt ra biển Giao Hải dài khoảng 12km, là ranh
giới ngăn cách giữa cồn Ngạn và Bãi Trong. Năm 1986, đập Vọp đã ngăn sông
Vọp thành 2 phần Đơng Vọp và Tây Vọp. Vì vậy khơng có nước lưu thơng nhiều
năm, lịng sơng Vọp ở phía sơng Hồng đã bị phù sa lấp đầy.
Sông Trà: Chảy từ cửa Ba Lạt xuống phía Nam ra biển gặp sơng Vọp ở biển Giao
Hải, dài khoảng 12km và là ranh giới ngăn cách giữa Cồn Ngạn và Cồn Lu. Sông Trà
bị lấp ở đoạn giữa (từ ngang cồn Tàn - bãi Nứt đến phía cuối Cồn Ngạn) do sóng biển

đẩy giồng cát ở ngang khu vực Ba Mô (cồn Lu) tràn qua vùng bãi bồi ngập nước và đã
lấp đầy đoạn sông Trà nêu trên (đoạn giữa sông Trà bị lấp dài gần 3 km).
16


2.1.5. Độ mặn
Do khu vực nghiên cứu thuộc vùng bồi tụ mạnh của hệ thống sông Hồng
nên độ mặn ở đây phụ thuộc rất lớn vào lưu lượng dòng chảy của sơng Hồng và
cường độ thủy triều.
Nhìn chung nước có độ mặn cao phụ thuộc vào mùa và địa hình. Vào Mùa
đơng, độ mặn trung bình khoảng 28 -30 %o, vào mùa hè, độ mặn trung bình thấp
hơn mùa đơng, dao động khoảng 20-27 %o. Tại khu vực nghiên cứu độ mặn nước
biển đo ở vùng nước lợ thay đổi từ 9 %o đến 15 %o; còn ở vùng nước mặn thay
đổi từ 25 %o đến 30%o. Sự biến thiên của độ mặn còn tùy thuộc vào các tháng
trong năm và không gian cụ thể của từng vùng bãi.
2.2. Hệ sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy
- Hệ thực vật
VQG Xuân Thuỷ đã thống kê được tổng số 192 loài thuộc 145 chi của 60
họ thực vật. Khu vực có 120 lồi thực vật bậc cao có mạch, trong đó có gần 20
lồi thích nghi với điều kiện ngập nước cấu thành nên hàng ngàn ha rừng ngập
mặn. Thực vật nổi có 111 lồi, nhiều lồi rong tảo có giá trị kinh tế cao như Rong
câu chỉ vàng.
Các loài cây ngập mặn chủ yếu gồm Trang (Kandelia obovata), Sú
(Aegiceras corniculatum), Đâng (Rhizophora stylosa) và vẹt dù (Bruguiera
gymnorrhiza),xen lẫn các loài trên là mắm biển (Avicennia marina), Bần chua
(Sonneratia caseolaris). Dưới tán bần là ơ rơ (Acanthus ilicifolius) mọc thành
khóm đơi khi lẫn vài cây ô rô trắng.
- Hệ động vật:
Động vật nổi và động vật đáy có trên 500 lồi. Thành phần động vật đáy phong
phú nhất với 161 loài, trong đó có nhóm Giám xác là nhóm có số lượng lồi nhiều nhất.

Cơn trùng cũng rất phong phú với 113 loài, thuộc 50 họ của 10 bộ.
Lớp thú ở VQG Xn Thủy có khoảng 17 lồi. Bị sát, lưỡng cư có 37 lồi, gồm
13 lồi lưỡng cư, thuộc 8 giống, 4 họ, 1 bộ và 24 lồi bị sát thuộc 17 giống, 8 họ, 2 bộ.
Khu hệ cá ở VQG Xn Thủy có 161 lồi, 101 giống, 62 họ, 16 bộ cá; trong đó ưu thế
17


là bộ cá Vược và bộ cá Trình. Khu hệ chim đã thống kê được 220 loài thuộc 41 họ, 13
bộ. Khu hệ chim ở đây tiêu biểu cho các loài thuộc bộ Hạc, bộ Ngống, bộ Rẽ và bộ Sẻ.
2.3. Điều kiện kinh tế xã hội
2.3.1. Kinh tế
a. Sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt: Cơ cấu cây trồng đã được đa dạng hóa, gồm trồng lúa, hoa
màu, cây cơng nghiệp ngắn ngày cùng nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao,
tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, tăng nguồn thu nhập.
Nhóm cây lương thực thực phẩm như lúa, khoai, rau đậu các loại; trong đó
lúa nước là lồi cây trồng có diện tích đáng kể. Đến nay, diện tích trồng lúa đã đạt
2,598 ha, chiếm 85,7% đất canh tác, đất trồng cây màu và cây công nghiệp khác
chiếm 14,3% diện tích đất nơng nghiệp.
Nhóm lồi cây ăn quả được người dân trên địa bàn 5 xã vùng đệm lựa chọn
trồng là: Cam, bưởi, chanh, vải, chuối,… Tuy nhiên, hầu hết chỉ trồng ở xung
quanh nhà, chưa phát triển thành hàng hóa.
- Chăn ni:
Trong các xã đã xuất hiện nhiều mơ hình kiểu trang trại, các mơ hình chăn ni
cơng nghiệp mở rộng như: mơ hình lợn siêu nạc, vịt siêu trứng, ngan pháp,… đem lại
hiệu quả thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình. Các hộ cịn lại chủ yếu chăn ni theo
hình thức tận dụng nên năng suất thấp và hiệu quả kinh tế khơng cao.
b. Lâm nghiệp
Đã triển khai các chương trình trồng rừng như SPAM , 661,v.., trồng được
khoảng hơn 200 ha RNM với các loài Đước, Vẹt Dù, Sú, Trang ở vùng đệm.

c. Kinh tế biển
Trong những năm gần đây, việc phát triển kinh tế biển đã được xác định là
ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế của khu vực. Tốc độ tăng trưởng bình
quân hàng năm đạt 15 – 20%, chiếm tỷ trọng 20 – 25% trong nhóm nông lâm thủy
sản. Ngành nuôi trồng chiếm 51,5% và khai thác tự nhiên chiếm 48,5%.

18


×