Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tìm hiểu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH và thương mại tân á hoài đức hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.38 KB, 65 trang )

Mục lục

đặt vấn đề.........................................................................................................1
Chơng 1: cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.............................................................4
1.1. Quan niệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh..............................4
1.2. Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh...............................5
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp...........................................................................................................6
1.4. Những nội dung chủ yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.......................................................................................................................8
1.4.1. Tổ chức các yếu tố đầu vào.........................................................................8
1.4.2. Công tác quản trị sản xuất..........................................................................9
1.4.3. Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm..........................................................11
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.....................................................................................................................12
1.5.1. Nhóm chỉ tiêu tổng hợp............................................................................12
1.5.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản......13
Chơng 2: các đặc trng cơ bản của công ty tnhh và
thơng mại tân á........................................................................................17
2.1. Giới thiệu về công ty......................................................................................17
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH và Thơng mại Tân
á.............................................................................................................................17
2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật..................................................................................17
2.4. Vốn .................................................................................................................19
2.5. Tình hình lao động ........................................................................................20


2.6. Sơ đồ công nghệ sản xuất .............................................................................21
2.7. Hệ thống tổ chức quản lý của công ty..........................................................22
Chơng 3 : phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh


doanh tại công ty tnhh và thơng mại tân á ........................25
3.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm .......25
3.1.1. Tình hình sản xuất ...................................................................................25
3.1.2. Tình hình tiêu thụ ....................................................................................28
3.2. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty...............30
3.2.1. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung .......................30
a, Doanh lợi vốn kinh doanh ..........................................................................30
b, Doanh thu trên đồng vốn kinh doanh.........................................................32
c, Doanh thu trên đồng chi phí ......................................................................33
d, Doanh lợi theo chi phí ................................................................................34
3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động .......................................................36
a, Đánh giá hiệu quả sử dụng lao ®éng ..........................................................36
b, ChØ tiªu søc sinh lêi cđa lao ®éng ..............................................................37
3.2.3. Phân tích kết quả tiêu thụ ........................................................................37
3.2.4. Phân tích hiƯu qu¶ vèn kinh doanh ..........................................................39
a, HiƯu qu¶ vèn l−u động ...............................................................................40
b, Hiệu quả vốn cố định .................................................................................42
3.3. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty.............................................................................................................................45
3.3.1. Những thành tựu ......................................................................................46
3.3.2. Những khó khăn .......................................................................................47
a, Những khó khăn bên ngoài doanh nghiệp .................................................47
b, Những khó khăn bên trong ........................................................................47


Chơng 4: một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh và thơng mại tân
á ............................................................................................................................49
1. Cơ sở đề xuất giải pháp ...................................................................................49
1.1. Phơng hớng và mục tiêu chung của công ty ...........................................49

1.2. Mục tiêu cụ thể của năm 2008 ....................................................................49
1.3. Kết quả phân tích trong đề tài .....................................................................50
2. Định hớng cho các giải pháp .........................................................................50
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại
công ty TNHH và Thơng mại Tân á ................................................................51
Kết luận ..........................................................................................................57


Danh mục chữ viết tắt

CP : chi phí
DT : doanh thu
DN : doanh nghiệp
GT: giá trị
KD: kinh doanh
L: lao ng
LN : lợi nhuận
NSLĐ : năng suất lao động
SP : sản phẩm
SX : sản xuất
TSCĐ : tài sản cố định
TĐ : tốc độ
TĐPTBQ : tốc độ phát triển bình quân
TĐPTLH : tốc độ phát triển liên hoàn

θLH : tốc độ phát triển liên hồn
θBQ : tốc độ phát triển bình qn
VCĐ : vốn cố định
VLĐ : vốn lưu động
VKD : vốn kinh doanh



Danh mục bảng biểu, biểu đồ
Biểu 2.1: Hiện trạng Tài sản cố định của công ty đến tháng 12 năm 2007............18
Biểu 2.2: Cơ cấu lao động của công ty đến tháng 12 năm 2007.............................20
Biểu 3.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty................................................25
Biểu đồ 3.1: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động SXKD của công ty.......................27
Biểu 3.2: Tình hình giá bán một số hàng hoá đại diện của công ty........................28
Biểu 3.3: Danh sách khách hàng thờng xuyên và doanh số bán ra.......................29
Biểu 3.4: Chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh...........................................................30
Biểu đồ 3.2: Tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh.....................30
Biểu 3.5: Doanh thu trên đồng vốn kinh doanh......................................................31
Biểu đồ 3.3: Tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu trên đồng vốn kinh doanh....31
Biểu 3.6: doanh thu trên đồng chi phí.....................................................................32
Biểu đồ 3.4: Tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu trên đồng chi phí..................32
Biểu 3.7: Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí................................................................33
Biểu đồ 3.5: Chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh và doanh lợi theo chi phí............34
Biểu đồ 3.6: Chỉ tiêu doanh thu trên đồng vốn kinh doanh và doanh thu trên đồng
chi phí.....................................................................................................................34
Biểu 3.8: Năng suất lao động bình quân.................................................................35
Biểu 3.9: Chỉ tiêu sức sinh lời của lao động............................................................36
Biểu 3.10: Tình hình tiêu thụ tại công ty theo chỉ tiêu hiện vật..............................37
Biểu 3.11: Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn lu động.................................................39
Biểu đồ 3.7: Sức sản xuất của vốn lu động...........................................................39
Biểu 3.12: Chỉ tiêu søc sinh lêi cđa vèn l−u ®éng..................................................40
BiĨu 3.13: HƯ sè đảm nhiệm vốn lu động.............................................................40
Biểu 3.14: Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn cố định...................................................41
Biểu đồ 3.8: Tình hình thực hiện chỉ tiêu sức sản xuất của vốn cố định................42
Biểu 3.15: Chỉ tiêu sức sinh lời của vốn cố định.....................................................42



Biểu đồ 3.9: Chỉ tiêu sức sản xuât của vốn cố định và vốn lu động.....................43
Biểu đồ 3.10: Chỉ tiêu sức sinh lời của vốn cố định và vốn lu động....................44
Biểu 3.16: Bảng tổng hợp chung các chỉ tiêu hiệu quả ..........................................44
Biểu 4.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong năm
2008........................................................................................................................48


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu thế khu vực hố, tồn cầu hoá về kinh tế, cạnh tranh trên thị
trường ngày càng trở nên quyết liệt. Để có thể tồn tại và đứng vững trên thị
trường thì doanh nghiệp phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
chính là con đường chủ yếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài trên
thị trường. Hiệu quả sản xuất kinh doanh đã thực sự trở thành một nhân tố cơ
bản quyết định sự thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự
thành công hay tụt hậu của nền kinh tế đất nước.
Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của nước ta hiện nay, các doanh
nghiệp được tự chủ trong kinh doanh, được hạch tốn độc lập và tự do cạnh tranh
trong khn khổ pháp luật. Thêm vào đó, sự ra đời của nhiều loại hình doanh
nghiệp và sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã làm gia tăng cạnh tranh
trên thị trường. Đây là cơ hội và cũng là thách thức cho các doanh nghiệp nước ta,
đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để tồn tại và phát triển địi hỏi các doanh
nghiệp phải khơng ngừng thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Trải
qua hơn 4 năm tồn tại và phát triển, mặc dù mới thành lập và là một doanh nghiệp
nhỏ nhưng Công ty TNHH và thương mại Tân Á đã và đang dần khẳng định vị thế
của mình trên thị trường, đặc biệt là thị trường miền Trung và miền Nam. Mặc dù
vài năm gần đây kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty là khá khả quan nhưng
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn chưa thực sự cao, chưa tận

dụng hết ưu thế của mình cũng như những cơ hội trên thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, qua tìm hiểu thực tế tại Cơng ty, được sự nhất trí của Trường
Đại học lâm nghiệp, Khoa Quản trị kinh doanh và thầy giáo TS. Lê Trọng
Hùng tôi đã lựa chọn và hồn thành khố luận tốt nghiệp:

1


“Tìm hiểu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Cơng ty TNHH và
Thương mại Tân Á - Hồi Đức - Hà Tây”
Ngoài đặt vấn đề và kết luận, kết cấu của khoá luận gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Chương 2: Các đặc trưng cơ bản của Công ty TNHH và Thương mại Tân Á.
Chương 3: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty
TNHH và Thương mại Tân Á.
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh tại Công ty TNHH và Thương mại Tân Á.
*Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3
năm từ 2005 đến 2007.
- Đánh giá một số chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty TNHH và Thương mại Tân Á.
*Nội dung nghiên cứu:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Nghiên cứu đặc điểm cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
*Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: các số liệu trong đề tài được thu
thập tại phòng Kinh doanh, phòng Tổ chức hành chính và bảo vệ, phịng Tài
chính kế tốn.

2


- Phương pháp thống kê: sử dụng các số liệu thống kê trong 3 năm từ 2005
đến 2007 để tính tốn các chỉ tiêu, lập bảng biểu, từ đó phân tích hiệu quả hoạt
động sản xuất knh doanh của Cơng ty.
- Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn và thảo luận trực tiếp với các cán bộ
công nhân viên trong Công ty.
Ta có thể hình dung tiến trình nghiên cứu qua sơ đồ sau:
Thực trạng
cơng ty

$

Thu thập SL,
tìm hiểu thực
trạng

Giải pháp

Phân tích số
liệu


Điểm mạnh,
điểm yếu

*Giới hạn của đề tài:
- Giới hạn về nội dung:
Do thời gian và trình độ có hạn nên khoá luận chỉ đi đánh giá một số chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh nhất định.
Từ kết quả thu được, bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giới hạn về thời gian:
Mọi số liệu tính tốn đều được thu thập tại Cơng ty TNHH và Thương mại
Tân Á trong 3 năm: 2005, 2006, 2007.

3


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Quan niệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
1.1.1 Về mặt thời gian
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, ta có thể tính tốn được
hiệu quả đạt được trong từng giai đoạn, nhưng theo nguyên tắc thì hiệu quả
trong từng giai đoạn không được làm giảm hiệu quả trong thời kỳ dài hoặc hiệu
quả của chu kỳ sản xuất trước không làm giảm hiệu quả sản xuất của chu kỳ
sau. Trong nhiều trường hợp, vì lý do nào đó mà chỉ quan tâm tới lợi ích trước
mắt, khơng tính đến lợi ích lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn như việc nhập công nghệ cũ với
giá thấp từ nước ngoài, xuất khẩu ồ ạt tài nguyên,...

1.1.2. Về mặt khơng gian
Có sự ảnh hưởng qua lại giữa ngành kinh tế này với ngành kinh tế khác,
giữa bộ phận với hệ thống, giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Ta có thể
hiểu đơn giản như sau: Hiệu quả kinh tế của một hoạt động kinh tế cụ thể nào
đó sẽ ảnh hưởng tăng hoặc giảm đối với hệ thống kinh tế mà nó liên quan. Điều
này là hồn tồn hợp lý vì mỗi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong mối quan hệ
qua lại chặt chẽ giữa chúng với nhau, giữa chúng với hệ thống chứa các sự vật,
hiện tượng ấy. Bởi vậy, mỗi sự vật, hiện tượng đều hoạt động theo quy luật
chung của hệ thống chứa chúng.
1.1.3. Về mặt định tính
Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp
đạt được phải gắn liền với hiệu quả kinh tế xã hội. Doanh nghiệp có hiệu quả
cao chưa chắc đã đem lại hiệu quả cao cho xã hội, ngược lại hiệu quả xã hội
nhiều khi lại gây khó khăn cho việc ra quyết định kinh doanh tại doanh nghiệp.

4


Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp
nào đó ta khơng chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất
lượng của kết quả đạt được. Ta phải đánh giá xem thực tế doanh nghiệp đạt
được kết quả như vậy có thực sự tốt hay khơng, và hiệu quả đó đạt được bằng
phương tiện gì, trình độ ra sao?...
1.1.4. Về mặt định lượng
Hiệu quả kinh tế phải được thể hiện thông qua mối tương quan giữa thu và
chi theo hướng tăng thu giảm chi. Điều đó có nghĩa là tiết kiệm tối đa mức chi
phí sản xuất kinh doanh để tạo ra nhiều sản phẩm có ích nhất. Như vậy, đứng
trên góc độ nền kinh tế quốc dân, việc nâng cao hiệu quả của một doanh nghiệp
phải luôn gắn chặt với hiệu quả toàn xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn
vị mình phải đảm bảo hiệu quả kinh tế cho ngành, địa phương.

Như vậy, khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phải quán triệt
một số quan điểm sau:
- Đảm bảo sự kết hợp hài hồ giữa lợi ích xã hội với lợi ích tập thể, lợi ích
trước mắt và lợi ích lâu dài.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh phải là sự kết hợp hài hoà giữa hiệu quả
sản xuất kinh doanh của các bộ phận trong doanh nghiệp với kết quả sản xuất
kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
- Phải đảm bảo tính thực tiễn cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Quan điểm này đòi hỏi khi đánh giá và xác định biện pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh phải xuất phát từ điều kiện kinh tế xã
hội của ngành, của địa phương và của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
- Đảm bảo tính thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị - xã hội với nhiệm vụ
kinh tế trong việc nâng cao hiệu quả hoạt đông sản xuất kinh doanh.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh phải căn cứ vào cả mặt hiện vật
lẫn mặt giá trị hàng hoá.

5


1.2. Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là nâng cao năng
suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan
hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế. Chính việc khan hiếm nguồn lực và
việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng
của xã hội đã đặt ra yêu cầu cần phải khai thác, tận dụng triệt để và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp
buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu quả các yếu
tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.
Để hiểu rõ về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, ta cũng cần phân
biệt rõ hai khái niệm hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Kết

quả hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau
một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt được bao giờ cũng
là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Trong khái niệm hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh, người ta sử dụng cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí để đánh
giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là
phải đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu hay đạt được kết quả tối đa với chi
phí nhất định hay đạt được kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây
đựơc hiểu theo nghĩa rộng là chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả
chi phi cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của phương án kinh doanh tốt nhất đã bị bỏ
qua hay là giá trị của sự hy sinh phương án kinh doanh khác để lựa chọn phương án
kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải được tính vào chi phí kế tốn và phải được loại
ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy được lợi ích kinh tế thực sự.
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà
quản trị thực hiện chức năng của mình. Việc tính tốn và xem xét hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt ở trình độ
6


nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra
các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí
kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả.
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn là biểu hiện của sự lựa chọn
phương án sản xuất kinh doanh. Khi đứng trước mỗi quyết định kinh doanh,
các nhà quản trị thường phải cân nhắc giữa hai hay nhiều phương án khác nhau.
Phương án được chọn phải đảm bảo mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và phù hợp
với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp có tính đến các yếu tố kinh tế xã hội
khác. Đây cũng chính là thước đo trình độ của các nhà quản trị.

Ngồi những chức năng trên, sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cịn được thể hiện thơng qua vai
trị quan trọng của nó đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường.
Thứ nhất: Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở cơ
bản để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh
nghiệp được xác định bởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu
quả kinh doanh lại là nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại đó. Do yêu cầu của sự
tồn tại và phát triển nên các doanh nghiệp phải đảm bảo có lợi nhuận và lợi
nhuận đó phải khơng ngừng tăng theo thời gian. Nhưng trong điều kiện các
nguồn lực ngày càng khan hiếm như hiện nay thì để tăng lợi nhuận địi hỏi các
doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ta cũng có thể nhìn nhận vấn đề này như sau: Sự tồn tại của doanh nghiệp
được xác định bởi sự tạo ra hàng hoá, của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ
cho nhu cầu xã hội, đồng thời tạo ra tích luỹ cho xã hội. Để làm được như vậy
thì mỗi doanh nghiệp phải vươn lên để đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi bỏ ra
và phải có lãi. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất trong nền
kinh tế. Vì vậy, chúng ta buộc phải nâng cao hiệu quả một cách liên tục trong
mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, đây là một việc làm tất yếu. Tuy

7


nhiên, sự tồn tại mới chỉ là một yêu cầu mang tính chất giản đơn cịn sự phát
triển và mở rộng doanh nghiệp mới là yêu cầu quan trọng.
Thứ hai: Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một nhân tố
thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Chính sự thúc đẩy cạnh
tranh địi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tịi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong
kinh doanh.
Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận cạnh tranh. Khi thị trường ngày

càng phát triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc
liệt hơn. Cạnh tranh lúc này không chỉ đơn thuần là cạnh tranh về số lượng
hàng hoá mà là cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá cả, mẫu mã, chế độ ưu
đãi với khách hàng,... Khi mục tiêu của các doanh nghiệp phát triển và mở rộng
thị trường thì việc có doanh nghiệp thành công, doanh nghiệp thất bại là điều
không thể tránh khỏi. Để có thể tồn tại và khơng ngừng phát triển thì hàng hố,
dịch vụ của doanh nghiệp phải có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, mẫu mã phong
phú, đây cũng chính là động lực thúc đẩy doanh nghệp tiến bộ không ngừng.
Thứ ba: Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là nhân tố cơ
bản tạo ra sự thắng lợi của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động trên thị
trường. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh sẽ là tiền đề để doanh nghiệp cải thiện mọi mặt, từ trang thiết bị sản
xuất, công nghệ sản xuất, mẫu mã, chủng loại sản phẩm đến chất lượng sản
phẩm, giá thành,... Tất cả sự thay đổi trên đều làm cho thế đứng của doanh
nghiệp trên thị trường vững chắc hơn, ảnh hưởng rộng hơn và thắng lợi trên thị
trường là điều không cần bàn cãi nhiều.
1.4. Những nội dung chủ yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
1.4.1. Tổ chức yếu tố đầu vào
Thông qua hoạt động sản xuất, doanh nghiệp biến đổi các yếu tố đầu vào
thành các yếu tố đầu ra. Các yếu tố đầu vào chủ yếu gồm: nguồn nhân lực,
nguyên vật liệu, cơ sở vật chất,...
8


- Về nguyên vật liệu: Nếu xét về mặt vật chất thì nguyên vật liệu là yếu tố
trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nếu xét về mặt tài chính thì ngun
vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động (khoảng 40% đến 60%).
Trong cơ cấu giá thành, nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng từ 50% đến 80%. Như

vậy, nguyên vật liệu không chỉ giữ vai trị quan trọng trong q trình sản xuất
mà còn quan trọng trong quản lý giá thành và tài chính của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, mỗi nhà quản lý phải quan tâm tới nhân tố này trong quá trình
sản xuất kinh doanh nhằm thu được hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp mình.
- Con người là nền tảng cho mọi sự tiến bộ và phát triển xã hội và là yếu
tố đầu vào quan trọng. Càng ngày, khoa học kỹ thuật càng phát triển, càng có
nhiều thiết bị máy móc mới ra đời thay thế dần sức lao động của con người.
Nhưng máy móc là do con người chế tạo ra và dù máy móc có hiện đại đến đâu
cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật và trình độ sử dụng
của người lao động thì mới phát huy tác dụng tốt được. Chính vì vậy, nguồn
nhân lực ln là quan tâm hàng đầu của các nhà doanh nghiệp.
- Cơ sở vật chất đóng vai trị quan trọng trong q trình sản xuất kinh
doanh. Nó chính là nhân tố hữu hình phục vụ cho quá trình sảnn xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Trình độ của cơ sở vật chất bên trong doanh nghiệp
quyết định chất lượng sản phẩm sản xuất ra, quyết định hiệu quả sử dụng máy
móc, khả năng tiết kiệm nguyên liệu, do đó quyết định đến giá thành sản phẩm
cũng như khả năng tiêu thụ trên thị trường. Một hệ thống cơ sở vật chất được
bố trí hợp lý sẽ mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao và tạo ra
lợi thế trong kinh doanh cho doanh nghiệp.
1.4.2. Cơng tác quản trị sản xuất
Có nhiều quan điểm khác nhau về quản trị sản xuất. Hiểu theo nghĩa đầy đủ
thì quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và
quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào và tạo thành các sản phẩm (dịch
vụ) đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã định.
9


Nội dung của hoạt động quản trị sản xuất:
a, Thiết kế hệ thống sản xuất
Có thể hiểu hệ thống sản xuất của doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận

sản xuất và phục vụ sản xuất. Hệ thống sản xuất là cơ sở vật chất kỹ thuật, là cơ
sở để tổ chức quá trình sản xuất, tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp.
Thiết kế hệ thống sản xuất chính là việc dựa trên cơ sở những dự báo về thị
trường, môi trường kinh doanh, mục tiêu, nhiệm vụ cũng như chiến lược phát
triển kinh doanh của doanh nghiệp mà xây dựng hay mở rộng một hệ thống sản
xuất phù hợp. Thiết kế hệ thống sản xuất cần phải đảm bảo các vấn đề sau:
- Đảm bảo tính chun mơn hố cao nhất chính là điều kiện để nâng cao
năng suất chất lượng và hiệu quả.
- Đảm bảo tính linh hoạt cần thiết của sản xuất (cho phép doanh nghiệp
nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi của thị trường).
- Đảm bảo tính cân đối nhịp nhàng (đó là sự cân đối giữa nhiệm vụ sản
xuất với các nguồn lực đầu vào, sự cân đối giữa bộ phận sản xuất với bộ phận
phục vụ sản xuất).
* Các bộ phận hợp thành hệ thống sản xuất bao gồm:
- Bộ phận sản xuất: Bộ phận sản xuất chính (bộ phận trực tiếp chế tạo sản
phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp) và bộ phận sản xuất phụ (bộ phận tận dụng
phế liệu, phế phẩm và năng lực sản xuất còn thừa để sản xuất sản phẩm phụ).
- Bộ phận phục vụ sản xuất: Đảm bảo cung cấp đúng, đủ các loại nguyên
nhiên vật liệu cần thiết cho sản xuất.
b, Tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là sự phối hợp chặt chẽ giữa sức lao
động và tư liệu sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ, quy mô và
công nghệ sản xuất đã xác định nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với hiệu
quả cao trên cơ sở quán triệt ba vấn đề kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường:
sản xuất cái gì, sản xuất bằng cách nào, sản xuất cho ai.
Nội dung chủ yếu của tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp:

10



- Xác định cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp: Là việc đi xác định các bộ
phận trong cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp, các cấp sản xuất, các kiểu cơ cấu
sản xuất, từ đó lựa chọn một cơ cấu phù hợp cho doanh nghiệp mình.
- Tổ chức sản xuất về không gian và thời gian:
Nếu xét về mặt khơng gian thì nội dung của cơng tác tổ chức sản xuất bao
gồm việc lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất đảm bảo sự cân đối giữa các bộ
phận sản xuất và bố trí tổng mặt bằng của doanh nghiệp.
Nếu xét về mặt thời gian thì nội dung của cơng tác tổ chức sản xuất bao
gồm việc tính tốn, quy định độ dài và chu kỳ sản xuất, lựa chọn các phương
pháp kết hợp các bước công việc của q trình sản xuất.
1.4.3. Tổ chức cơng tác tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là một trong những chức năng hoạt động cơ bản của
doanh nghiệp. Tiêu thụ có nhiệm vụ chủ động từ việc nghiên cứu thị trường,
xác định đúng đắn cầu của thị trường cũng như khả năng cung ứng hiện tại và
có thể có trong tương lai của doanh nghiệp để quyết định đầu tư tối ưu, đồng
thời tiến hành các hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm, tổ chức công tác
bán hàng cũng như hoạt động yểm trợ bán hàng.
Nội dung của tiêu thụ sản phẩm:
*Nghiên cứu thị trường: Được hiểu là quá trình thu thập, xử lý và phân
tích số liệu về thị trường một cách có hệ thống làm cơ sở cho việc ra các quyết
định quản trị. Nghiên cứu thị trường có thể được thực hiện ở từng doanh nghiệp
hoặc trong phạm vi tồn bộ nền kinh tế.
*Kế hoạch hố tiêu thụ
Về nguyên tắc, kế hoạch hoá khâu tiêu thụ là cơ sở cho mọi kế hoạch khác
của doanh nghiệp bao gồm: Kế hoạch hoá bán hàng, kế hoạch hoá Marketing,
kế hoạch hố quảng cáo, kế hoạch hố chi phí kinh doanh tiêu thụ sản phẩm.
*Các chính sách tiêu thụ
- Chính sách sản phẩm
- Chính sách giá cả


11


- Chính sách truyền thống
- Chính sách phân phối
*Tổ chức hoạt động tiêu thụ và dịch vụ sau bán hàng
- Xác định hệ thống kênh tiêu thụ
- Tổ chức trang thiết bị nơi bán hàng
- Tổ chức bán hàng: phải tính tốn, tuyển chọn đầy đủ lực lượng nhân viên
bán hàng cần thiết, đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, thái độ phục vụ, nghệ
thuật giao tiếp ứng sử,...
- Tổ chức hoạt động dịch vụ sau bán hàng: hướng dẫn và bảo hành, cung
cấp phụ tùng và dịch vụ sửa chữa.
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
1.5.1. Nhóm chỉ tiêu tổng hợp
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí:
DT tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Doanh thu trên 1 đồng chi phí=
Tổng CP sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này cao khi tổng chi phí thấp, do vậy
nó có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp giảm chi phí
để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Chỉ tiêu doanh thu trên đồng vốn sản xuất (sức sản xuất của vốn):
DT tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Sức sản xuất của vốn =
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp:
một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Do đó nó

12


có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp trong việc quản lý vốn chặt chẽ, sử
dụng tiết kiệm và có hiệu quả đồng vốn kinh doanh.
- Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí:
Lợi nhuận trong kỳ
Doanh lợi theo chi phí=
Tổng CP sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn sản xuất:
Lợi nhuận trong kỳ
Doanh lợi theo vốn sản xuất=
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: một đồng
vốn tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh trình độ lợi dụng yếu
tố vốn của doanh nghiệp.
Lợi nhuận trong kỳ
- Chỉ tiêu doanh lợi theo doanh thu thuần =
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
từ một đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích doanh
nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn
tốc độ tăng chi phí.
1.5.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản
• Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

- Chỉ tiêu năng suất lao động:
DT tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Năng suất lao động =
Tổng số LĐ bình quân trong kỳ

13


Chỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị
sản xuất.
- Chỉ tiêu lợi nhuận bình qn tính cho một lao động:
Lợi nhuận trong kỳ
LN bình qn tính cho một LĐ =
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một lao động bình quân trong kỳ tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
- Chỉ tiêu kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương:
DT tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Kết quả SX trên 1 đồng CP tiền lương =
Tổng CP tiền lương trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí tiền lương trong kỳ tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu.
- Hệ số sử dụng thời gian lao động:
Tổng thời gian lao động thực tế
Hệ số sử dụng thời gian lao động =
Tổng thời gian lao động định mức
Chỉ tiêu này phản ánh thời gian lao động thực tế so với thời gian lao động
định mức, nó cho biết tình hình sử dụng thời gian lao động trong doanh nghiệp
là có hợp lý hay khơng, có đúng với kế hoạch hay khơng.
- Hệ số sử dụng lao động:


Tổng số lao động không được sử dụng
Hệ số sử dụng lao động =
Tổng số lao động hiện có
Chỉ tiêu này cho biết trình độ sử dụng lao động của doanh nghiệp. Tiền
lương của người lao động cũng chiếm một phần khơng nhỏ trong giá thành sản
phẩm. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải sử dụng lao động một cách tiết kiệm,

14


đồng thời phải khai thác triệt để nguồn lao động hiện có, tránh lãng phí. Chỉ
tiêu này cao thì cho thấy trình độ sử dụng của doanh nghiệp càng tốt.
• Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Sức sinh lợi của vốn cố định:
Lợi nhuận trong kỳ
Sức sinh lợi của vốn cố định=
Vốn CĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ sẽ tạo ra
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Sức sản xuất của vốn cố định:
Doanh thu tiêu thụ sp trong kỳ
Sức sản xuất của vốn cố định =
Vốn cố định bq trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu.
- Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị ( Hsd ):
Thời gian làm việc thực tế
Hsd =
Thời gian làm việc theo thiết kế

- Hệ số sử dụng tài sản cố định:
Tổng giá trị TSCĐ được huy động
Hệ số sử dụng TSCĐ =
Tổng TSCĐ hiện có
- Hệ số đổi mới tài sản cố định:
Tổng giá trị TSCĐ được đổi mới
Hệ số đổi mới TSCĐ =
Tổng TSCĐ hiện có
• Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Sức sản xuất của vốn lưu động:

15


Doanh thu tiêu thụ sp trong kỳ
Sức sản xuất của vốn lưu động =
Vốn lưu động bq trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ sẽ tạo ra
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động:
Vốn lưu động bq trong kỳ
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết cần bao nhiêu đồng vốn lưu động đảm nhiệm để tạo
ra một đồng doanh thu.
- Số vòng quay của vốn lưu động:
Doanh thu thuần
Số vòng quay của vốn lưu động =
Vốn lưu động bq trong kỳ
Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt

và ngược lại, chỉ tiêu này càng thấp cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn lưu
động không hiệu quả.
- Thời gian của một vịng quay:
Thời gian của kỳ phân tích
Thời gian của một vòng quay =
Số vòng quay của vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết số ngày để vốn lưu động quay được một vịng. Thời
gian này càng ngắn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
1.6. Các chỉ tiêu được đánh giá trong đề tài
* Hiệu quả sản xuất kinh doanh chung gồm: Doanh lợi vốn kinh doanh,
doanh thu trên đồng vốn kinh doanh, doanh thu trên đồng chi phí, doanh lơi
theo chi phí.

16


* Hiệu quả sử dụng lao động gồm: Năng suất lao động bình quân, sức
sinh lời của lao động.
* Hiệu quả sử dụng vốn gồm: Hiệu quả vốn lưu động ( sức sản xuất của vốn
lưu động, sức sinh lời của vốn lưu động, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động), hiệu quả
vốn cố định (sức sản xuất của vốn cố định, sức sinh lời của vốn cố định).

17


Chương 2
MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH VÀ THƯƠNG MẠI
TÂN Á
2.1. Giới thiệu về Công ty
Công ty Tân á là Cơng ty TNHH, có hoạt động sản xuất kinh doanh là sản

xuất bim bim, bánh quy và sôcôla.
- Tên gọi của công ty: Công ty TNHH và thương mại Tân á.
- Trụ sở chính: Xã Dương Liễu - Hoài Đức - Hà Tây.
- Điện thoại: 0343.665665
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty TNHH và thương mại
Tân Á
Công ty TNHH và thương mại Tân Á được thành lập ngày 1/3/2004. Ban
đầu, Cơng ty có trụ sở chính tại xã Dương Liễu - Hồi Đức - Hà Tây với một
xưởng sản xuất bim bim. Đến năm 2005, Công ty mở rộng sản xuất với việc
thành lập thêm một xưởng sản xuất bánh quy và sôcôla tại thị trấn Trạm Trơi Hồi Đức - Hà tây. Lúc đầu Cơng ty chỉ có khoảng hơn 100 lao động, nhưng
đến nay số cán bộ công nhân viên của Công ty đã lên tới gần 300 người. Mặc
dù là một doanh nghiệp mới được thành lập và còn non trẻ nhưng Cơng ty đã
từng bước vượt qua khó khăn để thích ứng với cơ chế thị trường và đã dần có
được chỗ đứng trong ngành sản xuất bánh kẹo và trong lịng người tiêu dùng.
Năm 2005, Cơng ty đã được Tổng Liên đồn lao động và Bộ Khoa học
cơng nghệ trao cúp sen vàng và huy chương vàng hàng Việt Nam chất lượng
cao tại cung văn hoá hữu nghị. Điều đó cho thấy, Cơng ty đã và đang dần
khẳng định vị thế của mình trên thị trường nói chung và trong ngành sản xuất
bánh kẹo nói riêng. Cho đến nay, rất nhiều người dân miền Trung và miền Nam
đã biết đến nhãn hiệu Tân Á với những sản phẩm uy tín, chất lượng.
2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật của Cơng ty được trình bày qua biểu 2.1.

18


Biểu 2.1: Hiện trạng tài sản cố định của công ty đến tháng 12 năm 2007
Đơn vị: đồng
STT
1

2
3
4
5

Tên tài sản

Nguyên giá

Giá trị còn lại Chất lượng
còn lại(%)
Nhà cửa,vật kiến trúc
868.533.186
568.865.000
65,5
Máy móc thiết bị cơng 2.596.066.087 1.464.948.000
65,43
tác
Phương tiện vận tải
626.231.614
414.565.000
66,2
Thiết bị quản lý
152.463.700
92.545.000
60,7
0
Tài sản cố định khác
0
0

Tổng
4.243.294.587 2.540.923.000
59,88
(Nguồn: phịng Tài chính kế tốn )

Qua tìm hiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty TNHH và Thương mại
Tân Á ta thấy:
Cơng ty có mặt bằng sản xuất tương đối ổn định, Cơng ty có hai xưởng sản
xuất là xưởng sản xuất Bim Bim , xưởng sản xuất bánh quy và sơcơla. Trong đó,
xưởng sản xuất bánh quy và sơcơla phải thuê mặt bằng sản xuất của Công ty
Thanh Hương. Các thiết bị máy móc đều được huy động vào sản xuất. Trang thiết
bị của Công ty tương đối đồng bộ, thường xuyên được duy trì, bảo dưỡng nên tạo
chất lượng sản phẩm đảm bảo. Xưởng sản xuất Bim Bim đặt tại Dương Liễu Hoài Đức - Hà Tây mới thành lập được hơn bốn năm (từ năm 2004), xưởng sản
xuất bánh quy và sôcôla mới được thành lập năm 2005, do vậy Nhà cửa vật kiến
trúc của Công ty có giá trị cịn lại tương đối lớn với chất lượng còn lại bằng 65,5%
so với giá trị ban đầu. Máy móc thiết bị của Cơng ty cịn tương đối tốt (65,43%
nguyên giá). Năm 2005, Công ty quyết định mở rộng sản xuất nên đã đầu tư thêm
dây chuyền sản xuất bánh quy và dây chuyền sản xuất sôcôla. Từ năm 2005 đến
nay, tình hình máy móc thiết bị của Công ty luôn ổn định, Công ty không mua
sắm thêm tài sản cố định. Về phương tiện vận tải, Công ty có 3 xe vận tải có
nhiệm vụ chuyên chở nguyên vật liệu từ nhà cung ứng về Công ty và chở hàng
hố do Cơng ty sản xuất đến các khách hàng (hầu hết là các đại lý tại miền Trung
và miền Nam). Phương tiện vận tải của Công ty có giá trị cịn lại chiếm 66,2%
ngun giá, chất lượng vẫn cịn khá tốt. Thiết bị quản lý của cơng ty được trang bị

19


×