Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu đánh giá mức độ tồn dư NO3 NO2 trong đất nước và một số loại rau trồng tại thổ tang vĩnh tường vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 82 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỒN DƢ NO3-, NO2TRONG ĐẤT, NƢỚC VÀ MỘT SỐ LOẠI RAU TRỒNG TẠI THỔ
TANG, VĨNH TƢỜNG, VĨNH PHÚC

NGÀNH

: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

MÃ SỐ

: 306

Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Bùi Văn Năng
Sinh viên thực hiện

: Đào Thị Hằng

Mã sinh viên

: 1153060304

Lớp

: 56A – KHMT

Khóa học

: 2011 – 2015



Hà Nội, 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo khóa học 2011 – 2015, được sự
nhất trí của Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường – Trường Đại học
Lâm nghiệp, em đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp:
“Nghiên cứu, đánh giá mức độ tồn dư NO3-, NO2- trong đất, nước và
một số loại rau trồng tại Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc”
Trong q trình thực hiện khóa luận, em đã nhận được sự giúp đỡ quý
báu của các thầy, cô giáo trong khoa QLTNR & MT, UBND Thị trấn Thổ
Tang và các hộ gia đình trồng rau tại khu vực nghiên cứu.
Nhân dịp hồn thành khóa luận, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
thầy giáo Th.S Bùi Văn Năng – người trực tiếp hướng dẫn em và các thầy cô
giáo trong khoa QLTNR & MT, các thầy cơ làm việc tại Trung tâm thí nghiệm thực hành khoa QLTNR & MT đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong
suốt quá trình thực tập để em hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới UBND thị trấn Thổ Tang, Vĩnh
Tường, Vĩnh Phúc và các hộ gia đình trồng rau tại khu vực nghiên cứu đã tạo
điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, người thân và tồn thể bạn bè đã động
viên, giúp đỡ em trong suốt q trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song thời gian và kiến thức cịn
hạn chế nên khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự đóng góp q báu của các thầy cơ và các bạn để bài khóa luận này
được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 09 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Đào Thị Hằng



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................... 3
1.1. Vai trò và giá trị của rau xanh ................................................................ 3
1.1.1. Vai trò của rau xanh ........................................................................ 3
1.1.2. Giá trị của rau xanh ......................................................................... 3
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau .......................................................... 4
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới .............................. 4
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau tại Việt Nam ............................. 7
1.3. Khái niệm rau an tồn .......................................................................... 10
1.4. Ảnh hưởng của phân bón hóa học đến chất lượng rau và chất lượng
mơi trường ................................................................................................... 11
1.4.1. Ảnh hưởng của phân bón hóa học đến rau xanh ........................... 11
1.4.2. Ảnh hưởng của phân bón hóa học đến môi trường [33] ............... 15
1.5. Vài nét về Nitrat ................................................................................... 15
Chƣơng 2 MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 17
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 17
2.1.1. Mục tiêu chung.............................................................................. 17
2.1.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................. 17
2.2. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................... 17
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 17
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 18

2.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu...................................... 18


2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa kết hợp phỏng vấn người dân ...... 18
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu tại hiện trường ........................................... 18
2.4.4. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm........................... 20
2.4.5. Phương pháp so sánh, đánh giá và xử lý số liệu ........................... 26
Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU
VỰC NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 27
3.1. Điều kiện tự nhiên của thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh
Vĩnh Phúc ................................................................................................... .27
3.1.1. Địa giới hành chính ....................................................................... 27
3.1.2. Đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng ................................................. 27
3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn .......................................................... 27
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường,
tỉnh Vĩnh Phúc............................................................................................. 28
3.2.1. Dân số và cơ cấu kinh tế ............................................................... 28
3.2.2. Cơ sở hạ tầng................................................................................. 28
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 30
4.1. Hiện trạng sản xuất, tình hình sử dụng phân bón hóa học trong sản xuất
rau tại Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc ................................................. 30
4.1.1. Hiện trạng sản xuất rau tại Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc... 30
4.1.2. Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất rau tại khu vực nghiên cứu .. 31
4.2. Hàm lượng Nitrat, Nitrit trong đất, nước tại khu vực trồng rau tại Thổ
Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc .................................................................... 33
4.2.1. Hàm lượng Nitrat, Nitrit trong đất tại khu vực trồng rau tại Thổ
Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc................................................................ 33
4.2.2. Hàm lượng Nitrat, Nitrit trong nước tại khu vực trồng rau tại Thổ
Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc................................................................ 35
4.3. Hàm lượng Nitrat, Nitrit có trong một số loại rau quả được trồng tại

Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc ............................................................ 41
4.3.1. Hàm lượng Nitrat trong một số loại rau quả ................................. 41


4.3.2. Hàm lượng Nitrit có trong một số loại rau quả trồng tại khu vực
nghiên cứu ............................................................................................... 54
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tồn dư NO3-, NO2- trong đất,
nước và rau tại Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. .................................. 54
Chƣơng 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ....................................... 58
5.1. Kết luận ................................................................................................ 58
5.2. Tồn tại .................................................................................................. 59
5.3. Kiến nghị .............................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của thế giới giai đoạn 1980-2010 ..... 5
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục năm 2010 ...... 6
Bảng 1.3: Sản xuất rau ở Việt Nam phân theo địa phương .............................. 9
Bảng 4.1: Hàm lượng Nitrat trong đất trồng rau tại Thổ Tang, Vĩnh Tường,
Vĩnh Phúc ........................................................................................................ 33
Bảng 4.2: Hàm lượng Nitrit trong các mẫu đất trồng rau tại khu vực nghiên cứu .. 34
Bảng 4.3: Hàm lượng Nitrat trong nước mặt ở khu vực trồng rau tại Thổ
Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc ........................................................................ 35
Bảng 4.4: Hàm lượng Nitrat trong nước ngầm tại ở khu vực trồng rau tại Thổ
Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc ........................................................................ 36
Bảng 4.5: Hàm lượng Nitrit có trong nước mặt tại khu vực trồng rau tại Thổ
Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc ........................................................................ 38
Bảng 4.6: Hàm lượng Nitrit trong các mẫu nước ngầm tại khu vực trồng rau

tại Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc ........................................................... 39
Bảng 4.7: Độ thu hồi của các loại rau quả nghiên cứu tại Thổ Tang, Vĩnh
Tường, Vĩnh Phúc ........................................................................................... 41
Bảng 4.8: Ngưỡng hàm lượng NO3- tối đa cho phép trong một số loại rau quả ... 42
Bảng 4.9: Hàm lượng Nitrat trong một số loại rau quả trồng ở khu Đông, Thổ
Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc ........................................................................ 43
Bảng 4.10: Hàm lượng Nitrat trong một số loại rau quả trồng ở khu Cổng
Sung, Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc ...................................................... 44
Bảng 4.11: Hàm lượng Nitrat trong một số loại rau quả trồng ở Đầm Bún Thổ
Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc ........................................................................ 46
Bảng 4.12: Hàm lượng Nitrat trong một số loại rau quả trồng ở khu Cây Đề,
Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc ................................................................ 47
Bảng 4.13: Hàm lượng Nitrat trong một số loại rau quả trồng ở Thổ Tang,
Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc .................................................................................. 49
Bảng 4.14: Hàm lượng Nitrat trong rau và nước ở khu vực trồng rau tại khu
vực nghiên cứu ................................................................................................ 51
Bảng 4.15: Hàm lượng Nitrat trong rau và đất trồng rau tại khu vực nghiên cứu .. 52


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Hàm lượng Nitrat trong các mẫu nước ngầm ở khu vực trồng rau tại
Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc ................................................................ 37
Hình 4.2: Hàm lượng Nitrit có trong mẫu nước mặt tại khu vực trồng rau tại
Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc ................................................................ 39
Hình 4.3: Hàm lượng Nitrit trong các mẫu nước ngầm tại khu vực trồng rau
tại Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc ........................................................... 40
Hình 4.4: Đồ thị hàm lượng Nitrat trong một số loại rau quả tại khu Đông,
Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc ................................................................ 43
Hình 4.5: Đồ thị hàm lượng Nitrat trong một số loại rau quả trồng tại khu
Cổng Sung, Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc ............................................ 45

Hình 4.6: Đồ thị hàm lượng Nitrat trong một số loại rau quả trồng tại khu
Đầm Bún, Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc ............................................... 46
Hình 4.7: Đồ thị hàm lượng Nitrat trong một số loại rau quả trồng tại khu Cây
Đề, Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.......................................................... 48
Hình 4.8: Đồ thị hàm lượng Nitrat trong một số loại rau quả được trồng tại
Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc ................................................................ 49
Hình 4.9: Mối tương quan về hàm lượng Nitrat trong rau và đất trồng rau tại
khu vực nghiên cứu ......................................................................................... 53


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BNN

: Bộ nông nghiệp

BVTV

: Bảo vệ thực vật

BTNMT

: Bộ Tài nguyên môi trường

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nation
(Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc).

KHCN


: Khoa học công nghệ

QCCP

: Quy chuẩn cho phép

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam



: Quyết định

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

THCS

: Trung học cơ sở

UBND

: Ủy ban nhân dân


VSATTP

: Vệ sinh an toàn thực phẩm

WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế Giới)


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau là nguồn thức ăn có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con
người, rau cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ và nhiều chất bổ
dưỡng cần thiết khác cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề
“rau an toàn” vẫn chưa đảm bảo phục vụ nhu cầu của con người. Một phần do
nông dân chưa hiểu biết nhiều về tác hại của các hố chất (phân bón, thuốc
BVTV…) khi sử dụng trên rau. Mặt khác, do tập quán canh tác luôn chạy
theo lợi nhuận đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và
con người.
Việc lạm dụng nhiều hóa chất nói chung và phân bón hóa học nói riêng
khơng đúng quy trình đã tác động đến các vi sinh vật, các thiên địch có ích
trong mơi trường, làm suy giảm đa dạng sinh học, giảm độ phì nhiêu của đất
trồng. Mặt khác, sau khi sử dụng, các loại hố chất này một phần được tích
lũy trong rau, cịn một lượng lớn được rửa trôi theo nguồn nước chảy vào
kênh mương, ao, hồ và trầm tích ở đáy sơng, ngịi gây ơ nhiễm mơi trường.
Để tăng năng suất rau, người ta thường sử dụng các loại phân hoá học
như: đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O)… Nhưng trong các loại phân vô cơ,
đáng chú ý nhất là phân đạm, một loại phân mang lại hiệu quả quan trọng cho
năng suất cây trồng, tuy nhiên nó cũng rất dễ gây ơ nhiễm mơi trường do sự
tồn dư của nó khi sử dụng với liều lượng cao. Khi bón phân đạm vào đất,

thường trong đất tồn tại 2 dạng: NH4+ và NO3-, rau hấp thụ cả 2 dạng này, nếu
cây hấp thụ nhiều đạm, trong cây sẽ tồn lưu cao NO3- trong lá, quả, hạt quá
mức sẽ gây hại cho người tiêu dùng. Lượng đạm tồn dư trong đất dạng NO3dễ bị rửa trôi xuống sông, suối hoặc trực tiếp đi xuống nước ngầm gây ơ
nhiễm nước ngầm. Q trình Nitrat hố làm tăng tính chua của mơi trường đất
do trong đất tồn tại HNO3. Một số phân bón hố học khác gây ô nhiễm môi
trường đất như phân lân. Phân super lân thường có 5% axít tự do (H 2SO4),
làm cho môi trường đất chua. Trong các loại phân lân cũng còn chứa một

1


lượng các kim loại nặng khác như As, Cd, Pb cũng là nguyên nhân làm tích
luỹ các kim loại này trong đất [33].
Từ những lý do trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, đánh
giá mức độ tồn dư NO3-, NO2- trong đất, nước và một số loại rau trồng tại Thổ
Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc”.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần chỉ ra mức độ tồn dư NO3-,
NO2- trong đất, nước và một số loại rau, để từ đó có những định hướng trong
sản xuất vừa bảo vệ được môi trường, chất lượng sản phẩm và nâng cao năng
suất cho cây trồng.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Vai trò và giá trị của rau xanh
1.1.1. Vai trò của rau xanh
Rau xanh là loại thực phẩm thiết yếu của cuộc sống, nó cung cấp phần

lớn các khống chất và vitamin góp phần cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn
hàng ngày của con người. Đồng thời rau là cây trồng mang lại hiệu quả kinh
tế cao, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Cây rau
được trồng và sử dụng từ khi loài người mới xuất hiện. Từ xa xưa người Ai
Cập cổ đại và người Hi Lạp đã trồng và sử dụng bắp cải như là nguồn lương
thực chính của họ. Theo FAO (2006) [27], nhiều nước trên thế giới trồng rất
nhiều chủng loại với diện tích rất lớn. Tại các nước phát triển tỷ lệ cây rau so
với cây lương thực là 2/1, còn các nước đang phát triển tỷ lệ này là 1/2.
1.1.2. Giá trị của rau xanh
Rau xanh không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng, đặc biệt là khoáng chất
và các loại vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày mà còn cung cấp cellulose
giúp cho cơ thể tiêu hóa thức ăn, đào thải nhanh colesterolle và các chất có
hại khác ra khỏi cơ thể, rau xanh còn là nguồn dược liệu quý cho cuộc sống
của con người.
Trong khẩu phần ăn hằng ngày rau cung cấp 95 - 99% nguồn vitamin
A, 60 - 70% nguồn vitamin B và gần 100% nguồn vitamin C. Các loại
vitamin có trong rau như: Vitamin A, B1 , B2 , C , E , PP… có tác dụng quan
trọng trong quá trình phát triển của cơ thể [42]. Nếu ăn uống lâu ngày thiếu
rau xanh thường xuất hiện các triệu chứng như da khô, mắt mờ, quáng gà…
do thiếu vitamin A; chảy máu chân răng, tay chân mỏi mệt do thiếu vitamin
C… Thiếu vitamin sẽ giảm sức dẻo dai, hiệu suất làm việc sút kém, bệnh tật
dễ phát sinh, khi mắc bệnh chữa lâu lành. Một số loại rau còn được sử dụng
như những cây dược liệu quý như: Tỏi, gừng, nghệ, tía tơ...
3


Rau còn là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian sinh
trưởng ngắn có khả năng trồng nhiều vụ trong năm và có khả năng thích ứng
với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Do đó, rau được coi là cây trồng chủ lực
trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xóa đói giảm nghèo cho nơng dân

Việt Nam. Tại Trà Vinh với 1ha dưa hấu trái vụ với kỹ thuật trồng bằng màng
phủ nông nghiệp, bà con nông dân đã thu lãi được 14 triệu đồng; Tại Vĩnh
Long khi sản xuất mướp đắng trái vụ, nông dân lãi từ 40 - 44 triệu đồng/ha.
Ngoài ra cây rau cịn đóng vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần
của người dân. Rau khơng chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng trong bữa ăn hàng
ngày mà các sản phẩm được chế biến từ rau với hình thức đẹp mắt và hương
vị lôi cuốn khác nhau tạo một cảm giác sảng khối, tươi mát cho người sử
dụng. Ngồi ra rau cịn góp phần tạo lên nét đẹp văn hoá đặc thù cho từng
vùng, miền dân tộc. Cây rau cịn là nhịp cầu nối cho nơng dân tiếp cận với các
chương trình khuyến nơng, tiếp cận với khoa học kỹ thuật để mở mang kiến
thức trồng trọt, làm cho các nhà sản xuất rau xích lại gần nhau hơn, hồn
thiện hơn. Ngồi ra cây rau cịn góp phần tạo công ăn việc làm, giúp nâng cao
năng suất và tinh thần lao động cho người dân. Trong điều kiện hiện tại ở Việt
Nam, khi các ngành công nghiệp và dịch vụ mới chỉ thu hút một phần nhỏ sức
lao động, thì việc tạo cơng ăn, việc làm cho người dân từ việc sản xuất rau có
ý nghĩa rất lớn khơng chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội và các quan hệ
khác. Thông qua việc sản xuất rau, người nơng dân đã có nhiều cơ hội hơn
trong việc hồ mình với thế giới bên ngồi, tăng cường kỹ năng sản xuất, kỹ
năng thị trường và khả năng giao tiếp…
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới
Theo Trung tâm rau quả thế giới, rau là một loại cây có tốc độ tăng
diện tích đất trồng nhanh nhất thế giới. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã
trồng rất nhiều chủng loại rau.

4


Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng rau của thế giới
giai đoạn 1980-2010


STT

Năm

Diện tích

Năng suất

(nghìn ha)

(tạ/ha)

Sản
lƣợng (nghìn
tấn)

1

1980

8.066,84

106,11

85.597,24

2

1990


10.405,27

134,89

140.356,69

3

2000

14.572,54

146,84

213.983,18

4

2006

17.192,59

141,71

243.631,02

5

2007


17.276,08

142,24

245.731,56

6

2008

17.624,38

141,68

249.702,20

7

2009

17.881,68

138,70

248.026,11

8

2010


18.075,29

132,88

240.177,29

(Nguồn: FAO statistic, 2011)
Số liệu bảng 1.1 cho thấy diện tích rau trên thế giới khơng ngừng tăng.
Năm 1980 tồn thế giới trồng được 8.066.840 ha, năm 1990 là 10.405.270 ha,
tăng 2.338.430 ha (trung bình 1 năm tăng 233.843 ha). Năm 2000 diện tích
rau của thế giới đạt 14.572.540 ha, tăng 4.167.270 ha so với năm 1990 (trung
bình 1 năm tăng 416.727 ha). Năm 2010 trồng được 18.075.290 ha, tăng
3.502.750 ha so với năm 2000 (trung bình 1 năm tăng 350.275 ha), tăng
7.670.020 ha so với năm 1990 và 10.008.450 ha so với năm 1980.
Về năng suất rau của thế giới không ổn định qua các năm. Năm 1980
năng suất rau chỉ đạt 106,11 tạ/ha, năm 1990 là 134,89 tạ/ha, tăng 28,78 tạ/ha.
Năm 2000 có năng suất rau cao nhất, đạt 146,84 tạ/ha, tăng 11,95 tạ/ha so với
năm 1990 và 40,70 tạ/ha so với năm 1980. Sau năm 2000 năng suất rau có xu
hướng giảm dần, tuy mức độ không nhiều nhưng cũng là con số đáng lo ngại
cho ngành trồng rau. Năm 2010 năng suất rau trên thế giới chỉ đạt 132,88
tạ/ha, giảm 13,96 tạ/ha so với năm 2000, giảm 2,01 tạ/ha so với năm 1990.
5


Do năng suất giảm trong thập kỷ gần đây nên sản lượng rau của thế giới
đạt cao nhất vào năm 2008 là 249.702.200 tấn, tăng 35.719.020 tấn so với
năm 2000, tăng 109.345.500 tấn so với năm 1990 và 164.104.960 tấn so với
năm 1980. Năm 2010 sản lượng rau chỉ còn 240.177.290 tấn, giảm 9.524.910
tấn so với năm 2008.

Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng rau của các châu lục năm 2010
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

Châu Á

14.110,82

145,54

205.368,87

2

Châu Phi

2.747,52

61,39

16.867,03


3

Châu Âu

642,37

168,03

10.793,74

4

Châu Mỹ

541,62

121,57

6.584,47

5

Châu Đại Dương

32,97

167,16

551,13


6

Vùng Đông Nam Á

1.812,37

130,30

23.615,18

STT

Châu lục

1

(Nguồn: FAO statistic, 2011)
Theo số liệu của FAO statistic (2011) cho thấy: Tình hình sản xuất rau của
các châu lục biến động khá lớn. Châu Á có diện tích trồng rau lớn nhất thế giới.
Năm 2010 toàn châu lục trồng được 14.110.820 ha, chiếm 78,07% diện tích rau
của thế giới. Châu Phi có diện tích trồng rau lớn thứ 2, đạt 2.747.520 ha, bằng
19,47% diện tích rau của châu Á. Châu Đại dương có diện tích trồng rau thấp
nhất, chỉ có 32.970 ha bằng 0,23% diện tích rau của châu Á.
Mặc dù châu Á có diện tích trồng rau lớn nhất thế giới nhưng năng suất
rau đứng hàng thứ 3 trong các châu lục. Năm 2010 năng suất rau của châu Á
đạt 145,54 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình của thế giới là 12,66 tạ/ha.
Châu Âu có năng suất rau cao nhất thế giới (168,03 tạ/ha), cao hơn năng suất
trung bình của thế giới là 35,15 tạ/ha và cao hơn năng suất rau của châu Á là
22,49 tạ/ha. Châu Phi có năng suất rau thấp nhất thế giới, chỉ đạt 61,39 tạ/ha,

bằng 46,2% năng suất rau của thế giới, 42,18% năng suất rau của châu Á.
6


Do có diện tích trồng rau lớn nên sản lượng rau của châu Á cao nhất là
205.368.870 tấn, chiếm 85,51% sản lượng rau của thế giới. Châu Phi có sản
lượng rau đứng thứ 2 là 16.867.030 tấn, chiếm 7,02% sản lượng rau của thế
giới, bằng 8,21% sản lượng rau của châu Á. Châu Đại dương mặc dù có năng
suất rau cao thứ 2 thế giới nhưng do diện tích gieo trồng ít nên sản lượng thấp
nhất là 551.130 ha, chỉ bằng 0,23% sản lượng rau của thế giới, bằng 0,27%
sản lượng rau của châu Á.
Vùng Đơng Nam Á có diện tích trồng rau khá lớn, năm 2010 tồn vùng
trồng được 1.812.370 ha, bằng 12,84% diện tích rau của châu Á, bằng 10,03%
diện tích rau của thế giới. Năng suất rau của vùng cũng xấp xỉ năng suất bình
quân của thế giới, đạt 130,3 tạ/ha, sản lượng đạt 23.615.180 tấn (chiếm 11,5%
sản lượng rau của châu Á, chiếm 9,83% sản lượng rau của thế giới).
Rau được tiêu thụ ở tất cả các nước trên thế giới. Theo FAO (2006) nhu
cầu tiêu thụ rau, quả trên thế giới tăng 3,6%/năm. Nhưng mức cung cấp chỉ
tăng 2,8%. Rau được dùng kết hợp với các loại hoa quả thực phẩm rất tốt cho
sức khỏe con người, do đó nhu cầu tiêu thụ rau ngày càng tăng, theo dự báo
nhu cầu tiêu thụ rau quả thế giới sẽ tăng 5%/năm [27].
Trung bình thế giới mỗi ngày tiêu thụ 154 - 172g/ngày. Trong đó người
Nhật Bản tiêu thụ rau quả nhiều nhất trên thế giới, mỗi năm Nhật Bản tiêu thụ
17 tấn rau các loại, bình quân mỗi người tiêu thụ 100kg/năm, theo FAO
(2006) tiêu thụ rau và hoa quả tươi của Anh là 79,6 kg/người/năm [27]. Theo
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ do tác động của các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu
dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư, tiêu thụ nhiều loại rau đã tăng
mạnh trong những năm qua; xu hướng tiêu thụ rau gần đây chủ yếu là các loại
rau tự nhiên và có lợi cho sức khỏe là những loại rau giàu vitamin.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau tại Việt Nam

Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ, với địa hình khơng bằng phẳng bị chia
cắt, nên hình thành nhiều vùng sinh thái nơng nghiệp mang những nét đặc

7


trưng riêng. Đối với nghề trồng rau, Việt Nam đã hình thành nên 4 vùng sinh
thái rõ rệt:
- Vùng khí hậu á nhiệt đới: Sapa, Bắc Hà (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng).
Vùng này có mùa đơng lạnh với nhiệt độ khoảng 4 - 5oC đôi khi xuống dưới
0oC, rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển các loại rau ơn đới.
- Vùng nhiệt đới có mùa đơng lạnh: Vùng đồng bằng, trung du và miền
núi phía Bắc với khí hậu chia thành 4 miền rõ rệt, cho phép trồng rau quanh
năm. Vụ Xuân Hè phù hợp cho việc trồng trọt các loại rau chịu nóng và ưa
nước, vụ Thu Đông phù hợp cho các loại rau ưa lạnh và chịu hạn, đặc biệt vụ
Đông ở các tỉnh đồng bằng, trung du và các tỉnh miền núi phía Bắc có thể
trồng trọt các loại rau có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới như xu hào, cà chua,
cải bắp...
- Vùng nhiệt đới có mùa hè khơ nóng bao gồm các tỉnh cực nam Trung
bộ: Ninh Thuận, Bình Thuận... Phù hợp với sản xuất một số loại rau đặc thù
như các loại dưa và hành tây.
- Vùng nhiệt đới điển hình: Các tỉnh Nam bộ với khí hậu chia thành 2
mùa rõ rệt trong năm (mùa mưa và mùa khơ) nên việc trồng rau gặp nhiều
khó khăn hơn cả.
Chính nhờ vào các đặc trưng khí hậu này mà rau nước ta rất phong phú
và đa dạng về các chủng loại, đặc biệt là rau vụ đơng. Có thể nói đây là thế
mạnh của sản xuất rau Việt Nam so với các nước trong khu vực. Việt Nam có
thể trồng được trên 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và
cùng với các tiến bộ KHCN các loại rau trái vụ được sản xuất nhằm đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng và phục vụ chế biến xuất khẩu. Sản xuất rau có xu hướng

ngày càng mở rộng về diện tích và sản lượng tăng đồng thuận.

8


Bảng 1.3: Sản xuất rau ở Việt Nam phân theo địa phƣơng
2007

2008

TT

Địa phƣơng

1

Cả nƣớc

706 479

11.084.65 5

722 580

2

Miền Bắc

335.835


4 889 834

3

ĐB.Sông Hồng

160 747

4

Đơng Bắc

5

D.tích(ha) S.lƣợng(tấn) D.tích(ha) S.lƣợng(tấn)

2009
D.tích(ha)

S.lƣợng(tấn)

11.510.70 0

735 335

11 885 067

339 534

5 002 330


330 578

4 956 667

2 996 443

156 144

2 961 669

142 505

2 832 753

82 543

947 143

85 948

1 018 904

89 359

1 084 037

Tây Bắc

15 563


179 419

16 681

195 605

18 093

211 852

6

Bắc Trung Bộ

76 982

766 829

80 761

826 152

80 620

828 024

7

Miền Nam


370 644

6 194 730

383 046

6 510 387

404 757

6 928 400

8

Nam Trung bộ

47 427

708 316

46 646

695 107

49 459

713 473

9


Tây nguyên

61 956

1 274 728

67 075

1 482 361

74 299

1 635 944

10

Đông Nam Bộ

69 723

892 631

70 923

940 225

73 094

73 094


11

ĐB.sông Cửu

191 538

3 319 055

198 402

3 392 694

207 905

3 564 268

Long

(Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006-2010)
Theo số liệu của tổng cục thống kê (2007 - 2010) cho thấy: Năm 2007,
diện tích cả nước là 706.479 ha, năng suất 15,69 tấn/ha, sản lượng 11.084.655
tấn; năm 2008 diện tích tăng lên 722.580 ha, năng suất 15,93 tấn/ha, sản
lượng 11.510.77 tấn; năm 2009 diện tích tăng lên 735.335 ha, năng suất 16,12
tấn/ha, sản lượng 11.885.067 tấn.
Riêng miền Bắc diện tích rau có xu hướng giảm. Năm 2007, diện tích là
335.497 ha, năng suất 14,60 tấn/ha, sản lượng 4.899.834 tấn; năm 2009 diện tích
giảm xuống cịn 330.578 ha, năng suất 14,99 tấn/ha, sản lượng 4.956.667 tấn.
Đặc biệt vùng Đồng bằng sông Hồng diện tích giảm do tốc độ đơ thị hóa tăng
mạnh, nhưng về năng suất và sản lượng vẫn tăng dần theo hàng năm do trình độ

và kỹ thuật canh tác phát triển. Năm 2007, diện tích là 160.747 ha, năng suất
18,64 tấn/ha, sản lượng 2.996.443 tấn; năm 2009, diện tích giảm xống còn
142.505 ha, năng suất 19,88 tấn/ha, sản lượng 2.832.753 tấn.
Các tỉnh miền Nam diện tích rau có xu hướng tăng lên. Năm 2007, diện
tích là 370.644 ha, năng suất 20,14 tấn/ha, sản lượng 6.194.730 tấn; năm 2009
diện tích tăng lên 404.757 ha, năng suất 17,11 tấn/ha, sản lượng 2.832.753 tấn.
9


Ở Việt Nam rau được tiêu thụ hầu hết ở các hộ gia đình. Theo số liệu điều tra
của Viện Nghiên Cứu Rau quả (2002) có 100% hộ gia đình tiêu thụ rau [25].
Theo số liệu Tổng cục Thống kê bình quân sản lượng rau trên đầu
người thu ở đất nông nghiệp ở Việt Nam khá cao so với các nước trong khu
vực, năm 2009 đạt 141,49 kg/người/năm. Tuy nhiên, phân bố khơng đều có
những tỉnh như Lâm Đồng bình quân sản lượng rau trên đầu người đạt từ 800
- 1.100 kg/người/năm. Đây là vùng sản xuất rau hàng hoá lớn nhất cả nước
cung cấp rau cho cả nội tiêu và xuất khẩu. Hưng n là tỉnh có bình qn cao
hơn bình qn cả nước có khả năng cung cấp rau tiêu dùng nội địa và một
phần cung cấp rau cho chế biến xuất khẩu. Sơn La bình quân rau trên đầu
người thấp chỉ khoảng 40 - 55 kg/người/năm đáp ứng nhu cầu nội tỉnh và một
phần cung cấp rau trái vụ cho thị trường Hà Nội.
Tuy vậy sản xuất rau của Việt Nam chủ yếu vẫn theo quy mô hộ gia
đình khiến cho sản lượng hàng hóa khơng nhiều. Bên cạnh đó sản xuất phụ
thuộc nhiều vào phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật và mơi trường sản xuất bị
ảnh hưởng khá lớn bởi chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt. Việc chạy
theo lợi nhuận, áp dụng thiếu chọn lọc các tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng với
sự thiếu hiểu biết của người trồng rau đã làm cho sản phẩm rau xanh bị ô
nhiễm NO3-, kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh và hóa chất bảo vệ thực vật.
Vấn đề ô nhiễm rau xảy ra ở hầu khắp các vùng trồng rau trong cả nước. Đó
là những nguyên nhân làm cho các sản phẩm rau của Việt Nam chưa hấp dẫn

được người tiêu dùng trong nước cũng như người tiêu dùng quốc tế.
1.3. Khái niệm rau an tồn
Theo Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, rau an tồn được định
nghĩa như sau :
“Rau an toàn là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau
ăn lá, củ, thân, hoa, quả, hạt...) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo
quản theo quy định kỹ thuật bảo đảm tồn dư về vi sinh vật, hóa chất độc hại
dưới mức giới hạn tối đa cho phép theo quy định” [3].
10


Các chỉ tiêu đánh giá mức độ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của
sản phẩm rau bao gồm:
- Chỉ tiêu hình thái : Sản phẩm được thu hoạch đúng thời điểm, đúng
độ chín kỹ thuật (hay thương phẩm) không dập nát, hư thối, không lẫn tạp,
không sâu bệnh và có bao gói cẩn thận.
- Chỉ tiêu chất lượng được đánh giá thơng qua 4 nhóm chỉ tiêu:
+ Dư lượng các loại hóa chất bảo vệ thực phẩm trong sản phẩm rau.
+ Dư lượng Nitrat (NO3-) tích lũy trong sản phẩm rau.
+ Hàm lượng tích lũy của một số kim loại nặng chủ yếu như chì (Pb),
thủy ngân (Hg), Asen (As), cadimi (Cd), đồng (Cu)…
+ Mức độ ô nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E.Coli, trứng giun, sán…)
Sản phẩm rau chỉ được coi là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi
hàm lượng tồn dư của của các nhóm chỉ tiêu trên khơng vượt q tiêu chuẩn
cho phép [41].
1.4. Ảnh hƣởng của phân bón hóa học đến chất lƣợng rau và chất lƣợng
môi trƣờng
1.4.1. Ảnh hưởng của phân bón hóa học đến rau xanh
Phân hóa học bao gồm phân đa lượng (N, P, K), trung lượng (S, Mg,
Ca), vi lượng ( B, Mo, Cu, Zn…) dùng để bón vào đất cung cấp chất dinh

dưỡng cho cây trồng và cải tạo môi trường đất, dùng để phun qua lá bổ sung
dinh dưỡng và điều hòa sinh trưởng cho cây trồng.
Đạm là một trong những loại phân hóa học. Nó là một yếu tố quan
trọng đối với q trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Thiếu đạm cây
sinh trưởng cịi cọc và có thể chết.
Hiện nay, với nền sản xuất nơng nghiệp thâm canh thì đạm lại càng
khơng thể thiếu bởi nó là một yếu tố cơ bản góp phần nâng cao năng suất cây
trồng đặc biệt đối với sản xuất rau. Cũng chính vì lẽ đó mà trong nhiều năm
gần đây, không chỉ riêng ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đã sử
dụng đạm một cách lạm dụng: bón q mức, khơng cân đối với các loại phân
11


khác và bón quá gần ngày thu hoạch, điều đó càng làm giảm năng suất, gây
ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm rau, chai cứng, ô nhiễm đất, ô nhiễm
nguồn nước.
Hiện nay do chạy theo năng suất và lợi nhuận, người sản xuất lạm dụng
phân đạm. Trong khi sử dụng phân đạm theo chiều hướng gia tăng thì việc sử
dụng phân lân và phân kali rất ít, phối hợp theo tỷ lệ khơng hợp lý điều đó đã
làm cho hàm lượng Nitrat trong thương phẩm rất cao.
Kết quả điều tra ở 3 huyện Thanh Trì, Gia Lâm và Đơng Anh của thành
phố Hà Nội năm 2000, Đinh Văn Hùng và cs (2005) [15] cho biết: nông dân
sử dụng lượng đạm lớn và mất cân đối với phân lân và kali; đặc biệt đối với
cây rau đậu, lượng phân đạm sử dụng phổ biến ở mức 500 kg N/ha với xu
hào, bắp cải là 550 kg N/ha, cà chua là 640 kg N/ha.
Đặng Thu Hồ (2002) khi khảo sát tình hình sử dụng phân bón cho rau
ở một số vùng chuyên canh rau của Hà Nội cũng cho kết quả tương tự, lượng
phân đạm nông dân sử dụng thường gấp từ 2 - 3 lần so với quy trình sản xuất
rau an tồn, trong khi đó phân lân và kali sử dụng rất ít thậm chí khơng sử
dụng [14].

Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định sử dụng lượng lớn phân đạm
không hợp lý là nguyên nhân dẫn đến hàm lượng Nitrat cao trong sản phẩm.
Theo Tạ Thu Cúc (1996) khi bón phân đạm vào đã làm tăng tồn dư
NO3- trong cà chua từ 370 mg/kg lên 485 mg/kg và hành tây từ 72,8 mg/kg
lên 87,4 mg/kg [9].
Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón đối với sự tích luỹ
Nitrat trong rau cải bẹ xanh trên nền đất xám tại thành phố Hồ Chí Minh,
Phạm Minh Tâm (2001) [21] cho thấy năng suất cải bẹ xanh tăng dần khi tăng
lượng đạm bón, cao nhất ở mức bón 150 kg N/ha, tuy vậy thì hàm lượng NO3trong rau khi thu hoạch quan hệ chặt với lượng đạm bón, từ 31,7mg NO3-/kg
rau tươi ở mức 0 kg N/ha lên 524,9 mg NO3-/kg ở mức 180 kg N/ha.

12


Ngồi việc sử dụng một lượng lớn phân đạm thì thời gian kết thúc bón
đạm trước thu hoạch cũng là một hiện tượng rất phổ biến ở tất cả các vùng trồng
rau trong cả nước. Nông dân thu hoạch rau chỉ sau khi bón đạm 3 - 7 ngày [9].
Người sản xuất hầu như không quan tâm đến tồn dư Nitrat trong rau mà thời
gian thu hoạch do thị trường quyết định, đặc biệt vào mùa khan hiếm rau. Nhiều
kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, tồn dư NO3- trong rau liên quan chặt
chẽ đến sự cung cấp đạm và quá trình quang hợp trước lúc thu hoạch. Tuy vậy
khả năng hấp thụ nitơ và tích lũy NO3- nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào từng
loại rau. Hầu hết các loại rau có hàm lượng NO3- đạt cao nhất sau khi bón thúc
đạm lần cuối từ 3 - 10 ngày. Tồn dư Nitrat trong rau ăn lá và rau ăn quả cao nhất
trong khoảng thời gian từ 10 - 15 ngày từ lúc bón lần cuối đến khi thu hoạch, đối
với rau ăn củ là khoảng 20 ngày. Thời gian bón thúc sau cùng càng xa ngày thu
hoạch thì lượng Nitrat trong rau càng giảm.
Nghiên cứu về vấn đề này, Nguyễn Văn Hiền và cs (1995) [13] đã kết
luận: Hàm lượng Nitrat ở cải bắp đạt cao nhất vào ngày thứ 7 kể từ khi bón
thúc lần cuối ở tất cả các liều lượng đạm khác nhau và chỉ thu hoạch sau 14

ngày thì hàm lượng Nitrat trong cải bắp mới giảm hẳn dưới ngưỡng an toàn.
Theo Lê Văn Tán và cs (1998) [20] tồn dư Nitrat trong rau thương
phẩm cịn phụ thuộc vào khả năng tích luỹ của từng loại rau. Tồn dư Nitrat
trong rau ăn lá và rau ăn quả cao nhất trong khoảng thời gian từ 10 - 15 ngày
từ lúc bón lần cuối đến khi thu hoạch, đối với rau ăn củ là khoảng 20 ngày.
Thời gian bón thúc sau cùng càng xa ngày thu hoạch thì lượng Nitrat trong
rau càng giảm.
Ngồi ra, sử dụng phân lân, kali, phân bón lá cũng ảnh hưởng đến sự
tích lũy hàm lượng NO3- trong rau. Theo kết quả nghiên cứu trên cải bắp sử
dụng các loại phân bón với liều lượng 80 kg P2O5/ha, 80 - 100 kg K2O/ha hàm
lượng Nitrat trong rau giảm rõ rệt. Bón phân chuồng ở mức 15 tấn/ha là thích
hợp, cịn nếu q liều lượng này thì làm tăng hàm lượng Nitrat trong bắp cải
đáng kể [13].
13


+ Phân lân: Trong cây tỷ lệ P biến động từ 0,1 - 0,4% chất khơ, trong đó P
ở dạng hữu cơ là chính. Lân hữu cơ đa dạng đóng vai trị quan trọng trong q
trình trao đổi chất, hút chất dinh dưỡng. Dạng hợp chất cao năng chứa lân quan
trọng nhất, phổ biến nhất là ATP và ADP cần cho quá trình quang hợp, khử NO3
trong cây, tổng hợp prơtêin và các hợp chất quan trọng khác.
Vai trị của lân đối với sự tích luỹ NO3- trong cây cũng đã được rất
nhiều nghiên cứu khẳng định. Khi sử dụng phân lân ở các mức khác nhau đối
với bắp cải và cà chua trên nền bón đạm tại Đơng Anh (Hà Nội), Bùi Quang
Xuân và cs (1996) [24] cho thấy: Với cải bắp, cùng với mức bón đạm nếu
khơng bón lân hàm lượng N - NO3- trong rau khi thu hoạch là 982 mg/kg tươi.
Nếu bón 60 P2O5/ha thì hàm lượng N - NO3- trong rau giảm xuống 540
mg/kg, và ở mức bón 120 P2O5/ha thì hàm lượng N - NO3- trong rau khi thu
hoạch với rau cải bắp là 480 mg/kg tươi.
Như vậy bón phân lân có tác dụng tăng cường chuyển hố đạm khống

thành đạm prơtit làm giảm sự tích luỹ NO3- trong rau.
Tuy vậy tại các vùng trồng rau hiện nay lượng phân lân sử dụng rất ít
thường chỉ đạt khoảng 50% so với quy trình sản xuất rau an toàn, như cà chua
21 - 40 kg P2O5/ha trong khi quy trình rau an tồn là 85 kg P2O5/ha, đậu côve
là 30 - 40 kg P2O5/ha so với qui trình là 60 kg P2O5/ha (Đặng Thu Hồ, 2003
[14]). Như vậy sử dụng phân lân ít trong khi đó phân đạm sử dụng với mức
cao nên dẫn đến sự tích luỹ Nitrat cao trong sản phẩm.
+ Phân kali: Cũng như lân, nơng dân hầu như chưa có thói quen sử
dụng phân kali. Các kết quả điều tra đều cho thấy lượng phân kali bón cho rau
thường rất ít, thậm chí khơng bón. Các nghiên cứu đã khẳng định cùng với
phân lân, phân kali được bón kết hợp cùng với phân đạm cũng có tác dụng
làm giảm sự tích luỹ Nitrat trong thương phẩm: Theo Bardy (1985), kali làm
tăng q trình khử Nitrat trong cây. Bón đạm kết hợp thêm phân kali sẽ làm
giảm tích luỹ NO3- trong rau rõ rệt hơn khi chỉ bón riêng rẽ đạm.

14


Theo Tạ Thu Cúc (1996) [9], khi tăng liều lượng kali, hàm lượng NO3trong cải bắp giảm xuống, bón thúc phân kali cho rau khi sinh trưởng và phát
dục mạnh sẽ làm giảm hàm lượng Nitrat trong cây.
Theo Bùi Quang Xuân và cs (1996): nếu bón đạm đơn độc ở mức 90 kg
N/ha cho cải bắp thì hàm lượng Nitrat trong rau là 930 mg NO3-/kg, nhưng
nếu vẫn mức bón đạm đó được kết hợp thêm 100 kg K2O/ha thì hàm lượng
Nitrat trong cải bắp giảm xuống chỉ còn 480 mg NO3-/kg [24].
1.4.2. Ảnh hưởng của phân bón hóa học đến mơi trường [33]
Khi bón đạm, cây sử dụng tối đa 30% lượng phân bón vào đất. Cịn lại,
phần thì bị rửa trơi làm mất đi, phần cịn lại trong đất sẽ gây ơ nhiễm đất.
Một số phân bón hố học khác gây ô nhiễm môi trường đất như phân
lân. Phân super lân thường có 5% axít tự do (H2SO4), làm cho môi trường đất
chua. Trong các loại phân lân cũng còn chứa một lượng các kim loại nặng

khác như As, Cd, Pb cũng là nguyên nhân làm tích luỹ các kim loại này trong
đất. Các phân hoá học khác hầu hết là các dạng muối (NH4SO4, KCL, K2SO4,
KNO3…) của các axít, do đó khi bón vào đất làm cho đất chua.
Lượng N tồn dư trong đất dạng NO3- dễ bị rửa trôi xuống sông, suối
hoặc trực tiếp đi xuống nước ngầm gây ơ nhiễm nước ngầm. Q trình Nitrat
hố làm tăng tính chua của mơi trường đất do trong đất tồn tại HNO3.
1.5. Vài nét về Nitrat
Nitrat là hợp chất vơ cơ và chất dẫn xuất của nó là Nitrit hiện diện trong
nguồn nước, các loại rau, củ, quả và dưới dạng hóa chất bảo quản thực phẩm.
Do tính chất dễ hịa tan và tích hợp, nên chất này dễ tồn lưu trong môi
trường đất, nước rồi hấp thụ vào rau củ từ việc sử dụng phân bón, sự ô nhiễm
nguồn phân gia súc.
Trong điều kiện tự nhiên Nitrat bị vi khuẩn trong môi trường tác động
tạo phản ứng oxy hóa chuyển thành Nitrit. Chính chất này ngăn trở quá trình
kết hợp của oxy với hemoglobin (hồng cầu) để tạo thành hợp chất bền vững
methemoglobin, gây ra hội chứng thiếu oxy mô, trong y văn gọi là “hội chứng
15


cyanose” với triệu chứng da, niêm xanh tím, khó thở, co giật, thậm chí tử
vong. Ở người trưởng thành do có men khử Nitrat nên khó có thể kích hoạt
q trình phân giải Nitrat - Nitrit; ngựợc lại ở trẻ em do hệ thống tiêu hóa có
độ pH cao nên chưa hình thành men khử này. Chính vì vậy trẻ em dưới 12
tháng tuổi, đặc biệt dưới 6 tháng tuổi, nếu dùng nguồn nước hoặc rau quả
nghiền có hàm lượng Nitrat cao dễ bị ngộ độc.
Theo Tổ chức Nông – Lương (FAO) hàm lượng Nitrat trên 100 ppm là
giới hạn nguy hiểm. Trong một số rau, củ thường hiện diện hàm lượng Nitrat
cao như củ dền, cà rốt, khoai tây, cải xoắn, rau pi-na, cải bắp…có hàm lượng
từ 800 mg – 3.500 mg KNO3/kg, tùy theo vùng địa lý và tập tính dùng phân
bón có gốc nitơ. Trong nguồn nước giếng có nơi chứa trên 100 ppm chất

Nitrat (Tiêu chuẩn nguồn nước uống là < 10 ppm Nitrat; Tiêu chuẩn về Nitrat
của Việt Nam là 50 ppm).
Trong ngành công nghệ thực phẩm, chỉ cho phép sử dụng muối Nitrat
(KNO3, NaNO3) từ 50 mg - 500 mg/kg tùy loại sản phẩm (nhằm mục đích
chống nấm mốc và diệt khuẩn - đặc biệt là loại vi khuẩn kỵ khí Cl. botulinum,
đồng thời tạo màu đỏ và hương vị hấp dẫn).
Theo Tổ chức Y tế thế giới thì liều lượng Nitrat chấp nhận hàng ngày
(ADI) của người trưởng thành là 3,7 mg/kg thể trọng (không áp dụng cho trẻ
em dưới 1 tuổi).

16


Chƣơng 2
MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
- Mục tiêu chung của đề tài nhằm: Góp phần bảo vệ môi trường cho các
vùng thâm canh rau; nâng cao chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hàm lượng NO3-, NO2- trong đất, nước và một số loại
rau trồng tại Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
- Đề xuất được giải pháp nhằm giảm thiểu tồn dư NO3-, NO2- trong đất,
nước và một số loại rau tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu đánh giá dư lượng
Nitrat, Nitrit trong đất, trong nước và trong một số loại rau (cà chua, cải ngọt,

rau muống, xà lách) ở nơi trồng rau tại Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2 năm 2015 đến tháng 5 năm 2015.
2.3. Nội dung nghiên cứu
1. Hiện trạng sản xuất, tình hình sử dụng phân bón hóa học trong sản
xuất rau tại Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
2. Đánh giá hàm lượng Nitrat, Nitrit trong đất, nước tại khu vực trồng
rau tại Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
3. Đánh giá hàm lượng Nitrat, Nitrit trong một số loại rau được trồng
tại thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tồn dư NO3-, NO2- trong
đất, nước và một số loại rau tại Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.

17


×