Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng cao su đến một số tính chất thủy văn của đất tại huyện sìn hồ tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.36 MB, 110 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành chương trình đào tạo kỹ sư hệ chính quy của trường Đại
học Lâm nghiệp khố 2007 - 2011, tôi đã được sự đồng ý của Nhà trường,
Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, bộ mơn Quản lý mơi trường
cho phép thực hiện khố luận tốt nghiệp "Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng
trồng Cao su đến một số tính chất thủy văn của đất tại huyện Sìn Hồ, tỉnh
Lai Châu”, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Vương Văn Quỳnh.
Sau hơn ba tháng thực hiện đến nay bản khố luận của tơi đã hồn
thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
đến các thầy cô giáo đã giảng dạy tôi trong những năm học vừa qua, đặc biệt
là PGS.TS Vương Văn Quỳnh và những người đã tận tình hướng dẫn tơi hồn
thành bản khố luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô trong khoa
QLTNR&MT, các anh (chị) trong Viện sinh thái Rừng và Mơi trường và tồn
thể cán bộ, cơng nhân trong Công ty cổ phần cao su Lai Châu II đã giúp đỡ tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Do bản thân có những hạn chế nhất định về chun mơn và thực tế, do
thời gian hồn thành khơng nhiều nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cơ và các bạn để
bản khố luận được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, ngày 10 tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Thu Quỳnh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
BẢNG NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT


DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TĨM TẮT KHĨA LUẬN
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................3
1.1. Trên thế giới ....................................................................................... 3
1.1.1. Nguồn gốc, xuất xứ cây Cao su .................................................... 3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về cây Cao su ............................................. 4
1.2. Tại Việt Nam ...................................................................................... 8
1.2.1. Lịch sử cây Cao su Việt Nam ........................................................ 8
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về cây Cao su ............................................. 9
Chƣơng 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....14
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 14
2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................. 14
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................. 14
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 14
2.3. Giới hạn nghiên cứu ........................................................................... 14
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 15
2.4.1. Phương pháp luận ........................................................................ 15
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 16
2.4.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ........................................................... 16
2.4.2.2. Phương pháp điều tra thực nghiệm .................................................. 16
2.4.2.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng cao su và thảm thực xung quanh ..... 17
2.4.2.2.2. Nghiên cứu một số tính chất vật lý của đất ................................... 20
2.4.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học ..................................................... 21
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 21


2.4.3.1. Đối với số liệu lâm học .................................................................... 21
2.4.3.2. Đối với số liệu thổ nhưỡng .............................................................. 21

Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC
NGHIÊN CỨU .....................................................................................................................24
3.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 24
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 24
3.1.2. Địa hình ....................................................................................... 24
3.1.3. Thổ nhưỡng – Địa chất ................................................................. 25
3.1.4. Thực vật ....................................................................................... 25
3.1.5. Nguồn nước .................................................................................. 25
3.1.6. Các yếu tố khí hậu ........................................................................ 25
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 26
3.2.1. Dân số, lao động .......................................................................... 26
3.2.2. Tiềm năng kinh tế ......................................................................... 27
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .................................................29
4.1. Đặc điểm cấu trúc rừng Cao su và các trạng thái rừng đối chứng ....... 29
4.1.1. Mật độ rừng ................................................................................. 31
4.1.2. Đường kính cây rừng.................................................................... 32
4.1.3. Đường kính tán của tầng cây cao ................................................. 34
4.1.4. Chiều cao vút ngọn của cây rừng ................................................. 35
4.1.5. Độ tàn che, che phủ và thảm khô ở các trạng thái rừng................ 36
4.1.6. Đặc điểm thực vật tầng thấp ......................................................... 40
4.2. Đặc điểm đất dưới các trạng thái rừng ................................................ 43
4.2.1. Bề dầy tầng đất............................................................................. 43
4.2.2. Độ xốp .......................................................................................... 45
4.2.3. Độ ẩm đất..................................................................................... 47
4.3. Khả năng giữ nước của rừng............................................................... 48
4.3.1. Dung tích chứa nước của các trạng thái rừng .............................. 50
4.3.2. Chỉ số giữ nước của các trạng thái rừng ...................................... 55


4.4. Đề xuất một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực đến tính chất thủy

văn đất của rừng Cao su ............................................................................ 60
Chƣơng 5: KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ..........................................63
5.1. Kết luận .............................................................................................. 63
5.2. Tồn tại ................................................................................................ 65
5.3. Khuyến nghị ....................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU


BẢNG NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Thứ tự

Nghĩa của ký hiệu

Ký hiệu

1

BDTĐ

Bề dầy tầng đất

2

CP

Che phủ

3


d

Tỷ trọng

4

Dt

Đường kính tán

5

D1.3

Đường kính tại vị trí 1.3 m

6

DT, D

Dung trọng đất

7

DTCN

Dung tích chứa nước của đất

8


ĐX, X%

Độ xốp của đất

9

Hdc

Chiều cao dưới cành

10

HSBĐ

Hệ số biến động

11

Htb

Chiều cao trung bình

12

Hvn

Chiều cao vút ngọn

13


N

Mật độ cây trồng

14

Bộ NN&PTNT

Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn

15

ODB

Ơ dạng bản

16

OTC

Ô tiêu chuẩn

17

PHSNR

Phục hồi sau nương rẫy

18


R

Hệ số tương quan

19

STC

Sai tiêu chuẩn

20

TB

Trung bình

21

TC

Tàn che

22

TK

Thảm khơ

23


TN nghèo, TNN

Tự nhiên nghèo

24

TNNK

Tự nhiên nghèo kiệt

25

TT

Thứ tự

26

W

Độ ẩm tương đối của đất


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Điều kiện khí hậu cơ bản ở Sìn Hồ - Lai Châu ............................. 26
Bảng 4.1. Các chỉ tiêu điều tra cấu trúc của các trạng thái rừng .................... 30
Bảng 4.2. Đặc điểm của lớp cây bụi, thảm tươi và cây tái sinh dưới ............. 40
các trạng thái rừng ........................................................................................ 40
Bảng 4.3. Bề dày tầng đất ở các trạng thái rừng ........................................... 43

Bảng 4.4. Độ xốp của đất dưới các trạng thái rừng ....................................... 45
Bảng 4.5. Độ ẩm đất dưới các trạng thái rừng .............................................. 47
Bảng 4.6. Dung tích chứa nước và chỉ số giữ nước của lớp đất mặt .............. 49
(0 - 40 cm) dưới các trạng thái rừng ............................................................. 49
Bảng 4.7. Dung tích chứa nước (m3) của lớp đất mặt (0 – 40 cm) ................ 50
dưới các trạng thái rừng................................................................................ 50
Bảng 4.8. Dung tích chứa nước (m3) của rừng Cao su Lai Châu ................... 52
so với các trạng thái rừng đối chứng ............................................................. 52
Bảng 4.9. Dung tích chứa nước (m3) của rừng Cao su Hà Tĩnh .................... 53
so với các trạng thái rừng đối chứng ............................................................. 53
Bảng 4.10. Dung tích chứa nước (m3) của rừng Cao su Hà Tĩnh .................. 54
so với rừng Cao su Lai Châu ........................................................................ 54
Bảng 4.11. Chỉ số giữ nước của các trạng thái rừng...................................... 55
Bảng 4.12. Chỉ số giữ nước của các trạng thái rừng Cao su .......................... 57
và đối chứng tại Lai Châu ............................................................................ 57
Bảng 4.13. Chỉ số giữ nước của các trạng thái rừng Cao su Hà Tĩnh ............ 58
và đối chứng tại Lai Châu ............................................................................ 58
Bảng 4.14. Chỉ số giữ nước của các trạng thái rừng Cao su Hà Tĩnh ............ 59
và Cao su tại Lai Châu ................................................................................. 59


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Mật độ cây ở các trạng thái rừng ................................................... 31
Hình 4.2. Đường kính trung bình ở các ơ tiêu chuẩn .................................... 33
Hình 4.3. Đường kính tán trung bình ở các ơ tiêu chuẩn ............................... 34
Hình 4.4. Chiều cao vút ngọn của cây rừng ở các ô tiêu chuẩn ..................... 35
Hình 4.5. Độ tàn che của tầng cây cao ở các ơ tiêu chuẩn ............................. 36
Hình 4.6. Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi và thảm khơ ở các ơ tiêu chuẩn..... 37
Hình 4.7. Ảnh minh họa cho các trạng thái rừng .......................................... 42
Hình 4.8. Biến đổi bề dày tầng đất dưới các trạng thái rừng ......................... 44

Hình 4.9. Biến đổi độ xốp của đất dưới các trạng thái rừng .......................... 46
Hình 4.10. Biến đổi độ ẩm đất dưới các trạng thái rừng................................ 48
Hình 4.11. Biến đổi dung tích chứa nước (m3) lớp đất mặt (0 - 40 cm)......... 51
dưới các trạng thái rừng................................................................................ 51
Hình 4.12. Biến đổi chỉ số giữ nước qua các trạng thái rừng ........................ 56


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG
-------------------TĨM TẮT KHĨA LUẬN
1. Tên khóa luận
“Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Cao su đến một số tính chất thuỷ văn
của đất tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu”
2. Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thu Quỳnh
3. Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Vƣơng Văn Quỳnh
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu chung
Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho các giải pháp phát triển bền
vững rừng Cao su ở Lai Châu.
4.2. Mục tiêu cụ thể
+ Đánh giá được đặc điểm một số yếu tố thuỷ văn đất dưới rừng Cao su
trên cơ sở so sánh với các trạng thái rừng đối chứng.
+ Xác định được nguyên nhân gây nên những khác biệt hoặc tương đồng
về đặc điểm thuỷ văn đất dưới rừng Cao su và các trạng thái rừng đối chứng.
+ Đề xuất được giải pháp nâng cao khả năng giữ nước của các trạng thái
rừng trồng Cao su.
5. Nội dung nghiên cứu
 Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng Cao su, các trạng thái rừng đối
chứng (rừng chuyển hóa).
 Nghiên cứu một số tính chất vật lý của đất ảnh hưởng đến tính chất

thủy văn đất dưới rừng Cao su và các trạng thái rừng đối chứng.
 Nghiên cứu khả năng giữ nước của rừng Cao su và các trạng thái rừng đối
chứng.


 Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng giữ nước của các trạng
thái rừng trồng Cao su.
6. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai
Châu. Trong đề tài thuật ngữ: Các trạng thái rừng đối chứng được dùng để chỉ
các trạng thái rừng: tự nhiên nghèo kiệt, tự nhiên nghèo, phục hồi sau nương
rẫy sắp được chuyển đổi sang trồng rừng Cao su tại địa điểm nghiên cứu.
7. Kết quả nghiên cứu
1. Cấu trúc rừng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rừng Cao su và các trạng thái rừng
sắp chuyển đổi sang trồng Cao su (rừng nghèo kiệt, rừng nghèo, rừng phục
hồi), về đặc điểm cấu trúc nhận thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa các trạng
thái rừng sắp chuyển đổi sang rừng trồng Cao su so với các trạng thái rừng
trồng Cao su. Các trạng thái rừng đối chứng có cấu trúc tầng tán hết sức phức
tạp và đa dạng về thành phần lồi, trong khi đó các trạng thái rừng trồng Cao
su lại có cấu trúc rất đơn giản, tầng cây cao chỉ có Cao su, bên dưới là lớp
thảm tươi cây bụi, thảm mục thấp và thưa thớt do chịu tác động mạnh của các
biện pháp kỹ thuật trong quá trình chăm sóc và kinh doanh rừng Cao su.
2. Đặc điểm đất dưới các trạng thái rừng
- Các tính chất vật lí cơ bản của đất: dung trọng, tỷ trọng, độ xốp và độ
ẩm dưới các trạng thái rừng Cao su nhỏ tuổi và các trạng thái rừng đối chứng
(nghèo, nghèo kiệt, phục hồi) là khá tương đồng và chưa có sự khác biệt lớn.
- Kết quả xử lý số liệu về độ xốp lớp đất mặt dưới rừng (0 - 40 cm) cho
thấy xếp theo thứ tự giảm dần: đạt giá trị cao nhất là độ xốp rừng phục hồi đạt
70,5%, rừng cao su Lai Châu độ xốp đạt 64,03%, độ xốp rừng nghèo đạt

61,44%, độ xốp rừng cao su Hà Tĩnh đạt 54,5% và có giá trị thấp nhất là độ
xốp rừng nghèo kiệt đạt 54,22%.


3. Dung tích chứa nước của các trạng thái rừng
Qua việc nghiên cứu về dung tích chứa nước của lớp đất mặt (0 – 40
cm) dưới các trạng thái rừng cho chúng ta một số nhận xét:
- Phân loại các trạng thái rừng theo khả năng giữ nước giảm dần ta
được: trạng thái rừng có khả năng giữ nước cao nhất là rừng phục hồi đạt
2819,98 m3/ha, tiếp theo đến rừng Cao su nhỏ tuổi tại Lai Châu với 2561,11
m3/ha, rừng nghèo đạt 2457,55 m3/ha, rừng cao su lớn tuổi tại Hà Tĩnh đạt
2179,81 m3/ha và thấp nhất là trạng thái rừng tự nhiên nghèo kiệt với 2168,78
m3/ha.
- Dung tích chứa nước của lớp đất mặt dưới rừng Cao su nhỏ tuổi tại
Lại Châu và các trạng thái rừng đối chứng là chưa có sự khác biệt rõ rệt về
mặt thống kê.
- Dung tích chứa nước của các trạng thái rừng Cao su Hà Tĩnh là thấp
hơn so với các trạng thái rừng Cao su nhỏ tuổi và đối chứng tại Lai Châu,
điều này cũng đã được khẳng định bằng tiêu chuẩn t của Student.
4. Chỉ số giữ nước của các trạng thái rừng
Toàn bộ kết quả nghiên cứu trên về chỉ số giữa nước của lớp đất mặt (0
– 40 cm) được tóm lược lại như sau:
- Chỉ số giữ nước ở rừng PHSNR là lớn nhất (20,54) giảm dần xuống
rừng Cao su Lai Châu (16,91), rừng TNN (15,87), rừng Cao su Hà Tĩnh
(12,34) và nhỏ nhất là rừng TNNK (12,12).
- Chỉ số giữ nước của rừng Cao su nhỏ tuổi và đối chứng tại Lai Châu
là tốt hơn rõ ràng so với chỉ số giữ nước của rừng Cao su nhiều tuổi tại Hà
Tĩnh.
- Các biện pháp kỹ thuật canh tác áp dụng trong quá trinh kinh doanh,
khai thác rừng Cao su đã có những tác động tiêu cực nhất định đến tính chất

đất dưới rừng và làm suy giảm khả năng giữ nước của các trạng thái rừng Cao
su nhiều tuổi.


5. Các biện pháp bảo vệ môi trường và hạn chế tác động tiêu cực của
rừng Cao su đến tính chất thủy văn đất
Đề tài đã đề xuất 7 biện pháp kỹ thuật cần áp dụng để góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh rừng Cao su cũng như giảm thiểu
những tác động tiêu cực đến mơi trường nói chung và tính chất thủy văn đất
dưới rừng Cao su nói riêng.
Xuân Mai, ngày 10 tháng 05 năm 2011
Sinh viên

Vũ Thị Thu Quỳnh


ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2010 là một năm thành công lớn của ngành Cao su Việt Nam, nhờ
tăng sản lượng và giá thành cao, Việt Nam đã có mức kim ngạch và khối
lượng xuất khẩu Cao su thiên nhiên lớn nhất so với trước đây, đạt 2,399 tỷ đô
- la với lượng xuất khẩu là 782.200 tấn, giá bình quân là 3.053 USD/tấn, tăng
94,7% về trị giá và tăng 6,9% về lượng, còn về giá tăng 82% so với cùng kỳ
năm trước.
Hiện nay, diện tích Cao su của Việt Nam được xếp thứ 6 (chiếm
khoảng 6,4% tổng diện tích Cao su thế giới), sản lượng xếp thứ 5 (khoảng
7,7% tổng sản lượng Cao su thế giới) và xuất khẩu đứng thứ 4 (khoảng 9%)
trên thế giới. Cây Cao su đã và đang là lồi cây xóa đói giảm nghèo cho đồng
bào dân tộc ở trung du miền núi nước ta, do cây Cao su là cây cơng nghiệp có
giá trị kinh tế cao và chi phí gây trồng tương đối thấp. Theo phân tích, trồng
một ha Cao su trong điều kiện thâm canh bình thường với mức đầu tư cơ bản

khoảng 70 triệu đồng, chi phí hàng năm khoảng 8 - 10 triệu đồng cho cả chu
kỳ 27 năm (trong đó, thời gian cho khai thác mủ là 20 năm), với năng suất
bình quân đạt 1,7 tấn/ha, giá bán 2.000 USD/tấn (khoảng 37 triệu đồng) thì lãi
bình quân vào khoảng 25 triệu đồng ha.
Phong trào trồng Cao su đang phát triển mạnh ở nước ta, dự tính diện
tích trồng Cao su đạt 715.000 ha vào năm 2010 và tương lai sẽ tăng lên hàng
triệu hecta nhờ cải thiện giống, nhờ áp dụng khoa học kĩ thuật và nhờ sự tham
gia tích cực của hàng triệu hộ nông dân miền núi. Ở nước ta cây Cao su được
phát triển trên nhiều vùng khác nhau trên cả nước, ngồi vùng truyền thống
tại Đơng Nam Bộ (chiếm 64% diện tích) cịn có Tây Ngun (chiếm 24,5%
diện tích), duyên hải miền Trung (chiếm 10% diện tích) và Tây Bắc (chiếm
1,5% diện tích).

1


Cây Cao su không chỉ dừng chân ở đất bazan bằng phẳng mà còn đặt
chân đến cả những vùng đất mới với độ dốc cao hơn và điều kiện khắc nghiệt
hơn. Do lợi ích nhiều mặt của Cao su, về hiệu quả kinh tế, xã hội, mơi trường
nên diện tích trồng Cao su không ngừng gia tăng, nhiều cánh rừng tự nhiên,
rừng trồng và đất lâm nghiệp đã được chuyển hóa thành rừng Cao su. Trong
những năm tới đây diện tích trồng Cao su ở phía Bắc nước ta đặc biệt là vùng
Tây Bắc đang tăng mạnh.
Trước thực tế này cần đặt ra câu hỏi Cao su là một loài cây nhiệt đới,
việc gây trồng Cao su ra phía Bắc nước ta sẽ cho hiệu quả kinh tế như thế nào
và có ảnh hưởng gì đến mơi trường sinh thái? Về hiệu quả kinh tế của cây
Cao su là việc không phải bàn cãi nhưng điều cần quan tâm ở đây là diện tích
trồng Cao su phát triển quá nhanh trong khi có rất ít nghiên cứu đánh giá tác
động môi trường của rừng Cao su, vấn đề nghiên cứu đánh giá tác động mơi
trường của rừng Cao su cịn khá mới mẻ ở nước ta. Khơng thể vì cái lợi trước

mắt mà bỏ qua cái hại lâu dài vì vậy cần có những nghiên cứu đánh giá tác
động của rừng Cao su đến đa dạng sinh học, xói mịn đất, tính chất đất, thủy
văn đất, chất lượng nước mặt v.v. Từ đó có những kế hoạch phát triển cây
Cao su một cách bền vững trên vùng đất dốc, nâng cao thu nhập cho người
dân miền núi, góp phần tăng trưởng nền kinh tế đất nước.
Do đó để góp phần hồn thiện hệ thống cơ sở lí luận và hướng tới phát
triển bền vững các trạng thái rừng trồng Cao su tôi đã lựa chọn và thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Cao su đến một số tính chất thủy
văn đất tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu”.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nguồn gốc, xuất xứ cây Cao su
Cây Cao su (Hevea brasiliensis) có tên gọi gốc là Hê vê (Hévé), có
nguồn gốc từ một vùng rất nhỏ bé thuộc lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ).
Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của
cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng
vui chơi trong dịp lễ hội. Họ gọi chất nhựa này là Caa-o-chu, theo Thổ ngữ
Mainas thì ý nghĩa nguyên thủy của chữ Cao su có nghĩa là “Nước mắt của
cây” (Caa có nghĩa là cây, gỗ và O-chu có nghĩa là khóc, chảy ra hay chảy
ra nước mắt). [3, 8, 10, 11]
Từ khi con người biết đến Cao su, ứng dụng của Cao su trong đời
sống sinh hoạt cộng với khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì nền
cơng nghiệp sản xuất Cao su ngày càng mở rộng, nhu cầu nguyên liệu Cao
su càng lúc càng cao. Xứ Braxin khơng có đủ ngun liệu để cung cấp cho
các nước công nghiệp, sản lượng mủ Cao su rất thấp do chỉ khai thác cây

mọc hoang dại ở rừng mà họ lại không cho xuất khẩu hạt giống. Vì vậy
một số người đã đánh cắp hạt giống mang ra khỏi lãnh thổ Braxin. [10]
Cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây Cao su ra ngoài
phạm vi Brasil diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã
nảy mầm tại Vườn thực vật Hoàng gia Kew. Những cây con này đã được
gửi tới Ấn Độ để gieo trồng, nhưng chúng đã bị chết. Cố gắng thứ hai sau
đó đã được thực hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được gửi tới Kew năm
1875. Khoảng 4% hạt giống đã nảy mầm, và vào năm 1876 những cây
giống đã được gửi tới Ceylon và gửi tới các vườn thực vật tại Singapore.
Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở ngồi nơi bản địa của nó, cây Cao su đã
được nhân giống rộng khắp tại các thuộc địa của Anh. Các cây Cao su đã
3


có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzorg, Malaysia năm 1883. Vào năm
1898, một đồn điền trồng Cao su đã được thành lập tại Malaysia, và ngày
nay phần lớn các khu vực trồng Cao su nằm tại Đông Nam Á và một số tại
khu vực châu Phi nhiệt đới. [8]
Hiện nay, có 24 quốc gia trồng Cao su tại 3 châu lục: Á, Phi và Mỹ
La Tinh, tổng diện tích tồn thế giới khoảng 9,4 triệu ha, trong đó Châu Á
chiếm 93%, Châu Phi 5%, Mỹ La Tinh quê hương của cây Cao su chưa đến
2% diện tích Cao su thế giới. Việc mở rộng diện tích Cao su vùng Nam Mỹ
gặp khó khăn do bị hạn chế bởi bệnh cháy lá Nam Mỹ (SALB). Indonesia
có diện tích Cao su lớn nhất thế giới, tiếp theo là Thái Lan, Malaisia, Trung
Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Hầu hết diện tích Cao su của các nước đều nằm
trong vùng truyền thống. [8]
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về cây Cao su
Những cơng trình nghiên cứu về thủy văn rừng được bắt đầu từ giữa
những năm 60 của thế kỉ XX, công trình nghiên cứu đầu tiên phải kể đến là
của Moltranov A.A (Liên Xơ, 1960 - 1973). Ơng đã nghiên cứu rất tỉ mỉ sự

khác biệt về lượng nước bị giữ lại trên tán rừng, lượng nước chảy men thân,
lượng mưa dưới tán rừng, khả năng thấm và giữ nước của đất rừng. Thí
nghiệm của ơng cho thấy rằng trong khu rừng Châu Âu, tán rừng có khả năng
giữ được 25 - 40% lượng giáng thuỷ. Ông khẳng định rằng ngay ở những nơi
có độ dốc 25 - 30o, rừng vẫn có khả năng biến nước chảy mặt thành nước
chảy ngầm. Những thí nghiệm của ơng cịn chứng tỏ cây rừng có ảnh hưởng
rất lớn đến độ ẩm đất và mực nước ngầm. Hiệu quả làm khô đất của cây rừng
ở Liên Xô không chỉ thấy trên các vùng đầm lầy mà cịn ở những khu vực có
lượng mưa thấp như vùng Trung Á. Ơng đã sử dụng khá thành cơng phương
pháp gây mưa nhân tạo để nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố cấu trúc
rừng tới khả năng điều tiết nước và bảo vệ đất của rừng. Sự xuất hiện của thiết
bị gây mưa nhân tạo đã mở ra triển vọng phát triển mới trong nghiên cứu thủy

4


văn rừng, rút ngắn thời gian nghiên cứu đồng thời nâng cao độ chính xác của
kết quả nghiên cứu. [2, 5, 7]
Ở Trung Quốc, cơng trình nghiên cứu của Trần Huệ Tuyền (1996) tập
trung vào việc phân tích chức năng giữ nước của rừng bảo vệ nguồn nước tại
đập Tùng Hoa, Cơn Minh. Bằng nghiên cứu của mình tác giả đã chỉ ra rằng
rừng hỗn giao thông, dẻ, cây bụi, cây quyết với độ tàn che là 0,4 – 0,6 cản giữ
được khoảng 20% lượng mưa rơi trực tiếp vào tán rừng, năng lực tích nước
thực tế của rừng bằng 39% tổng lượng mưa... Tuy vậy, tác giả vẫn chưa đưa
ra được các nguyên lý chung về dạng liên hệ giữa các đại lượng ảnh hưởng tới
khả năng giữ nước của rừng. Vì vậy rất khó để có thể vận dụng những kết quả
nghiên cứu này cho nơi khác, cũng như khó khăn trong việc dự báo những
chế độ thuỷ văn rừng ở khu vực nghiên cứu trong những năm tiếp theo. [5, 7]
Nghiên cứu ảnh hưởng của những biến đổi thảm thực vật rừng đối với
lượng nước sản sinh ra của vùng đầu nguồn đã đạt đỉnh cao ở nước Mỹ vào

khoảng năm 1965 (Stednick, 1996). [5]
Độ che phủ của rừng lá kim biến đổi 10% sẽ dẫn đến sự biến đổi của
tổng lượng nước sản sinh ra của vùng đầu nguồn một năm khoảng 40 mm,
cũng như chế độ che phủ của rừng lá rộng gỗ cứng biến đổi 10% sẽ dẫn tới sự
biến đổi của tổng lượng nước sản sinh ra của vùng đầu nguồn một năm là
khoảng 25 mm, còn chế độ che phủ của rừng cây bụi và thảm thực vật thân cỏ
biến đổi 10% sẽ chỉ dẫn đến sự biến đổi của tổng lượng nước sinh ra của vùng
đầu nguồn 1 năm khoảng 10 mm (Bosch and Hewllet, 1982), khi độ che phủ
của rừng giảm xuống 20% rất khó dùng phương pháp trắc nghiệm thuỷ văn để
xác định trong nghiên cứu thực nghiệm so sánh ảnh hưởng của rừng tới sản
lượng nước vùng đầu nguồn (Bosch and Hewllet, 1982; Hetherington, 1987;
Stednick, 1996). [5, 7]
Stednick (1996) tiến hành tổng kết hệ thống trên 95 khu vực thực
nghiệm lưu vực của nước Mỹ, ông tiến hành so sánh đối chiếu về các nhân tố

5


vị trí lưu vực, tên gọi lưu vực, diện tích lưu vực, độ cao so với mực nước
biển, hướng dốc, loại hình thổ nhưỡng, trạng thái thảm thực vật, lượng nước
sản sinh ra bình quân năm, lượng nước rơi (mưa, tuyết...) bình qn năm, tỷ lệ
diện tích lưu vực bị chặt hạ, lượng nước sản sinh ra của lưu vực tăng lên và
khu thủy văn của địa điểm thực nghiệm lưu vực đó. Kết quả ở 29 địa điểm
thực nghiệm thuộc dãy núi Appalachian cho thấy chỉ sau khi rừng bị chặt hạ
20% mới có thể quan trắc thấy lượng nước của lưu vực tăng lên, khi chặt hạ
toàn bộ rừng của khu vực thực nghiệm, mức nước tăng lên của lượng nước
sản sinh ra của lưu vực hàng năm có biên độ từ 0 - 400 mm, diện tích rừng bị
chặt hạ cứ tăng lên 10% thì lượng nước sản sinh ra của lưu vực một năm tăng
lên 28 mm. Ở 7 địa điểm vùng đồng bằng ven biển miền Đông nước Mỹ cho
thấy chặt hạ tối thiểu 45% diện tích rừng thì lượng nước sản sinh ra của lưu

vực một năm tăng lên 100 mm, khi chặt hạ tồn bộ diện tích rừng thì lượng
nước sản sinh ra của lưu vực hàng năm tăng lên 250 mm, cứ tăng diện tích bị
chặt hạ lên 10% thì lượng nước sản sinh ra của lưu vực tăng 18 mm. [5]
Kết quả nghiên cứu ở khu thủy văn Roski cho thấy khi diện tích chặt hạ
tăng 15% thì đã quan trắc thấy sự tăng lên của lượng nước sản sinh ra của lưu
vực, khi diện tích chặt hạ đạt 50% thì lượng nước sản sinh ra của lưu vực có
biên độ từ 25 - 250 mm, khi chặt hạ toàn bộ diện tích rừng thì lượng nước sản
sinh ra của lưu vực hàng năm có biên độ từ 0 - 350 mm. [5]
Ngồi ra cịn có nhiều kết quả nghiên cứu thủy văn ở nhiều khu vực
khác nữa, có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt về ảnh hưởng của khai
thác rừng đối với những biến đổi của lượng nước sản sinh ra của lưu vực ở
các khu thủy văn khác nhau và trong cùng một khu vực thủy văn, trong đó
bao gồm phương thức khai thác, điều kiện khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng, điều
kiện địa hình, thời gian tiến hành quan trắc... [5]
Những cơng trình nghiên cứu về Cao su gắn với sự phát triển về diện
tích gây trồng cây Cao su. Từ đầu những năm 1950 ở Trung Quốc đã có nhiều

6


ha rừng tự nhiên được thay thế bởi các đồn điền Cao su. Cây Cao su không
chỉ được phát triển trên đất đỏ bazan màu mỡ, ở những nơi bằng phẳng với
khí hậu ấm áp, mà cịn được phát triển trên cả những loại đất có độ phì kém
hơn, ở những vùng dốc với khí hậu lạnh hơn. Kết quả nghiên cứu của Wang
Xianpu cho thấy rừng Cao su ở Trung Quốc có khả năng bảo vệ đất và nước
tốt hơn nhiều mơ hình rừng thuần lồi khác. Dưới rừng Cao su ở Hải Nam có
mức đa dạng sinh học tương đối cao. Nghiên cứu của Hong-Mei-Liu, JuSheng Jiang và Huang-Lin Dong (2006) đã phát hiện được dưới rừng Cao su
có tới 207 lồi cây có mạch thuộc 113 giống và 61 họ, trong đó chiếm ưu thế
nhất là lồi cỏ chịu bóng. Mức độ đa dạng sinh học rất khác nhau phụ thuộc
vào lượng mưa, độ phì của đất, và tuổi của Cây cao su. Lượng mưa càng lớn

thì mức độ đa dạng sinh học càng cao. Người ta cũng nhận thấy sự đa dạng
sinh học giảm dần theo tuổi rừng Cao su. [4, 5, 7]
Aiken et al. (1982) khi nghiên cứu về tác động môi trường rừng Cao su
ở Bán đảo phía Tây Singapo đã nhận thấy những hiệu quả thấp về giữ nước
và bảo vệ đất của rừng trồng Cao su. Ơng kết luận rằng q trình trồng Cao su
sẽ khơng tránh khỏi sự gia tăng dịng chảy mặt và xói mịn đất. Xói mịn đất
càng trở nên nghiêm trọng hơn khi người trồng Cao su tiến hành phát dọn
sạch thực bì dưới tán rừng. [3, 4, 7, 11]
Có thể kể tên một số tác giả nghiên cứu về khả năng bảo vệ môi trường
của rừng Cao su như Gao Suhua (1985), Wu Eryu (1984), Chen Yongshan
(1982) đã điều tra hiệu quả bảo vệ đất và nước của các đồn điền Cao su ở
Trung Quốc. Nhìn chung các tác giả trên thế giới chủ yếu tiến hành nghiên cứu sơ
bộ đặc điểm hệ sinh thái rừng Cao su và chức năng sinh thái của chúng. Một số tác
động khác tới môi trường của hệ sinh thái này vẫn chưa được làm rõ. [3, 4, 7, 11]

7


1.2. Tại Việt Nam
1.2.1. Lịch sử cây Cao su Việt Nam
Cây Cao su đầu tiên được ông J.B. Louis Pierre người Pháp đưa vào
Việt Nam tại vườn thực vật Sài Gịn năm 1877 nhưng khơng sống. Đến năm
1892, dược sĩ Raoul lấy hạt Cao su từ Java, Indonesia đem về trồng tại trạm
thực vật Ơng Yệm (Bến Cát, Bình Dương). Ngoài ra, bác sĩ Yersin lấy giống
ở Colombo, Sri Lanka trồng ở Viện Pasteur, Suối Dầu (cách Nha Trang 20
km). [10]
Năm 1897 đã đánh dấu sự hiện diện của cây Cao su ở Việt Nam, công
ty Cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng
Nai) năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty Cao su ra đời, chủ
yếu là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ như CEXO (1912), SIPH

(1934), Michelin (1952), SPTR… một số đồn điền Cao su tư nhân Việt Nam
cũng được thành lập.
Đến năm 1920, miền Đơng Nam Bộ có khoảng 7.000 ha và sản lượng
3.000 tấn. Cây Cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển
mạnh trong giai đoạn 1960 - 1962, trên những vùng đất cao 400 - 600 m, sau
đó ngưng vì chiến tranh.
Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn ngun liệu cho nền cơng
nghiệp miền Bắc, cây Cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 17o Bắc
(Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ). Trong những năm
1958 - 1963 bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích đã lên đến khoảng
6.000 ha.
Đến 1976, Việt Nam cịn khoảng 76.000 ha, tập trung ở Đơng Nam Bộ
khoảng 69.500 ha, Tây Nguyên khoảng 3.482 ha, các tỉnh duyên hải miền
Trung và khu 4 cũ khoảng 3.636 ha.
Sau 1975, cây Cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ.
Từ 1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới Cao su, thoạt tiên
8


do các nông trường quân đội, sau 1985 đo các nông trường quốc doanh, từ
1992 đến nay tư nhân đã tham gia trồng Cao su. Ở miền Trung sau 1984, cây
Cao su được phát triển ở Quảng trị, Quảng Bình trong các cơng ty quốc
doanh.
Đến năm 1999, diện tích Cao su cả nước đạt 394.900 ha, Cao su tiểu
điền chiếm khoảng 27,2 %. Năm 2004, diện tích Cao su cả nước là 454.000 ha,
trong đó Cao su tiểu điền chiếm 37%. Năm 2005, diện tích Cao su cả nước là
464.875 ha.
Năm 2007 diện tích Cao su ở Đơng Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên
(113.000 ha), Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và Duyên Hải miền Trung
(6.500 ha).

Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm
2009, tổng diện tích cây Cao su đạt 674.200 ha, tăng 42.700 ha (13,5%) so
với năm 2008. Trong đó, diện tích cho khai thác là 421.600 ha (chiếm 62,5%
tổng diện tích), với sản lượng đạt 723.700 tấn, tăng 9,7% so với năm 2008.
Năm 2010 diện tích Cao su cả nước là 715.000 ha tăng hơn 40.000 ha,
sản lượng đạt khoảng 770.000 tấn.
Sau hơn 110 năm cây Cao su được di nhập, hiện nay nước ta đang
đứng thứ 6 trên thế giới về diện tích, đứng thứ 5 về sản lượng Cao su thiên
nhiên và thứ 4 về xuất khẩu Cao su thiên nhiên. Trong các vùng trồng Cao
su ở Việt Nam, Đơng Nam Bộ chiếm 67,4% về diện tích nhưng đóng góp
đến 78,5% về sản lượng, đồng thời cũng là vùng đạt mức năng suất cao
nhất nước. Trong khi tại Tây Nguyên (24,5%) và duyên hải miền Trung
(10%) là vùng có đều kiện khí hậu ít thuận lợi thì cây Cao su vẫn phát triển
và đạt sản lượng bình quân tương ứng là 1,360 và 1,172 tấn/ha. Diện tích
cây Cao su ở vùng Tây Bắc mới đạt khoảng 10.200 ha (chiếm 1,5%). [8]
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về cây Cao su
Cơng trình nghiên cứu điển hình về thuỷ văn rừng trong khoảng thời
gian từ năm 1970 - 1985 là cơng trình nghiên cứu của Bộ mơn khí tượng thuỷ
9


văn rừng (Viện nghiên cứu Lâm nghiệp Việt Nam) ở Tứ Quận, Tuyên Quang
và ở núi Tiên, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Cơng trình nghiên cứu đầu tiên ở Tứ
Quận, Tun Quang tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu lượng nước chảy bề
mặt và lượng đất xói mịn dưới tán rừng Bồ đề trồng thuần loài đều tuổi trong
khoảng thời gian 3 năm 1974 - 1976 (Bùi Ngạnh, Vũ Văn Mễ, 1995). Tiếp đó,
các cơng trình tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của độ tàn che tới khả năng
điều tiết nước của rừng, khả năng ngăn cản nước mưa của tán rừng (Bùi
Ngạnh và Nguyễn Danh Mô, 1997; Bùi Ngạnh và Nguyễn Ngọc Đích, 1985).
Những nghiên cứu này đã cho thấy sự thay đổi dòng chảy mặt ở một số dạng

rừng khác nhau, trên cơ sở đó các tác giả đã đề xuất những mơ hình bố trí các
đai rừng giữ nước trên sườn dốc. Năm 1981, Lê Đăng Giảng và Nguyễn Thị
Hoài Thu đã tổng kết, kết quả nghiên cứu về khả năng giữ nước, điều tiết
dòng chảy của rừng thứ sinh hỗn giao lá rộng tại núi Tiên, Hữu Lũng, Lạng
Sơn. Những tác giả này đã đề nghị rằng việc xây dựng và thiết kế rừng phòng
hộ ở các triền sông phải phát huy được khả năng giữ nước cao nhất của nó
trong những thời điểm lượng mưa mùa tập trung cao. [6]
Đầu những năm 1990, khi nước ta thực hiện chương trình 327 với đối
tượng chủ yếu là rừng phòng hộ, nghiên cứu thuỷ văn rừng cũng được đẩy
mạnh một bước. Những nghiên cứu đó phải kể đến các tác giả: Võ Đại Hải
(1996); Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải (1997); Vương Văn Quỳnh và
cộng sự (1994, 1996, 1997, 1999)… Nghiên cứu của Võ Đại Hải (1996),
Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải (1997) cho thấy vai trị điều tiết nước,
chống xói mịn đất của rừng rất lớn: lượng nước mưa bị tán rừng ngăn cản
dao động từ 5,7% đến 11,6% tuỳ thuộc vào từng loại rừng; lượng nước tạo
thành dòng chảy ngầm và các dạng khác từ 88,2% đến 92,5% tổng lượng
nước mưa; lượng nước mưa tạo thành dịng chảy mặt ở những nơi có rừng rất
thấp, qua đó hạn chế khả năng hình thành lũ và lũ qt. Đây là những cơng
trình nghiên cứu tương đối toàn diện về thuỷ văn rừng ở nước ta, từ khả năng
giữ nước của tán rừng, dòng chảy mặt, dòng chảy men thân, tốc độ thấm
nước… cho tới khả năng giữ nước của tầng thảm tươi cây bụi, lớp thảm
10


mục… Kết quả nghiên cứu này bước đầu đã xây dựng được một số cơ sở
khoa học cho việc xây dựng rừng phòng hộ giữ nước, giữ đất ở nước ta trong
thời gian qua. [6]
Ở Việt Nam, vấn đề tác động mơi trường rừng Cao su cịn khá mới mẻ.
Trong một số tài liệu nghiên cứu về cây Cao su đều ít nhiều đề cập đến tác động
mơi trường của chúng tuy nhiên chưa có nghiên cứu riêng về vấn đề này.

Tác giả Nguyễn Khoa Chi, 1997 cho rằng cây Cao su là một trong
những lồi cây bảo vệ mơi trường rất tốt, chống xói mịn và khơng huỷ hoại đất.
[3, 4, 7, 11]
Trần Ngọc Kham với cơng trình “Đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ
hình trồng Cao su phủ xanh đất trống sau nương rẫy ở Đắc Lắc” cho thấy về
dài hạn cây Cao su mang lại lợi ích tư nhân và lợi ích xã hội lớn hơn hệ thống
nương rẫy truyền thống. Hệ thống này còn cho thấy triển vọng kết hợp các
nông hộ vào các công trình phủ xanh đất trống sau nương rẫy bằng cây Cao
su đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài của nơng hộ. [3, 4, 11]
Các tác giả Đồn Thị Thanh Nhàn, TS. Nguyễn Văn Bình, TS. Nguyễn
Thế Cơn, TS. Vũ Đình Chính cho rằng cây Cao su khơng những có giá trị kinh tế
cao mà cịn có nhiều ý nghĩa khác như: làm sạch môi trường, ổn định sinh thái. [3,
4, 7, 11]
Theo nghiên cứu của Trương Đình Trọng về “Thực trạng thoái hoá đất
bazan ở tỉnh Quảng Trị và các giải pháp bảo vệ mơi trường đất” thì một số
vùng sau khi lột bỏ lớp phủ rừng đã được trồng cây công nghiệp dài ngày như
Cà phê, Cao su, Chè, các khu đất được chọn thường ở địa thế ổn định, năng
lượng địa hình nhỏ, có điều kiện duy trì độ phì đất bazan. Song so với đất phát sinh
dưới rừng của khu vực, do tác động canh tác đất vẫn thấy biểu hiện trạng thái thoái
hoá nhẹ. Biểu hiện thoái hoá tạo ra một tầng chặt dưới tầng canh tác. Dưới các rừng
Cao su, tầng đất mặt thường bị làm chặt do dẫm đạp của người và trâu bò. [3, 11]

11


Đề tài cấp bộ NN&PTNT do Vương Văn Quỳnh và cộng sự thực hiện
năm 2009 đã tập trung nghiên cứu đánh giá tác động của rừng Cao su đến môi
trường, kết quả rừng Cao su có tác động rõ rệt đến môi trường đất, nước, đa
dạng sinh học cụ thể là rừng Cao su làm tăng xói mịn, giảm khả năng giữ
nước, giảm số loài thực vật và động vật, gây ơ nhiễm mơi trường đất do hóa

chất diệt cỏ. Đề tài còn nghiên cứu nguyên nhân gây ra các tác động tiêu cực
của rừng Cao su tới môi trường khơng phải là do đặc điểm của lồi cây mà do
các biện pháp kỹ thuật gây nên và có thể khắc phục được bằng cách thay đổi
đặc điểm kỹ thuật của các biện pháp. Từ đó đề xuất phương pháp dự báo tác
động môi trường của rừng trồng Cao su trên đất dốc và các giải pháp bảo vệ
môi trường ở rừng trồng Cao su trên đất dốc. [4]
Ngoài ra phải kể đến những nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng Cao su
tới môi trường của sinh viên Trường Đại Học Lâm Nghiệp gồm có Khóa luận
tốt nghiệp của Lý Duy Thanh (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Cao su
đến một số yếu tố thủy văn, kết quả là lượng bốc hơi mặt đất và lượng thoát
hơi nước tán lá lớn, độ ẩm đất rừng Cao su thấp hơn các trạng thái rừng đối
chứng; Nguyễn Thị Hồng Yến (2008) nghiên cứu tác động của rừng Cao su
đến một số tính chất đất, kết quả là việc trồng và chăm sóc Cao su có tác động
đến độ ẩm, độ xốp, hàm lượng mùn, độ chua của đất; Phan Văn Thoại (2008)
nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Cao su đến tính chất thủy văn đất, kết quả là
rừng Cao su có tác động đến độ ẩm, độ xốp và dung tích chứa nước của đất;
Cao Mạnh Cường (2009) nghiên cứu lượng nước chảy bề mặt và lượng đất
xói mịn dưới rừng Cao su; Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm Nghiệp của Trần
Thị Linh (2009) nghiên cứu khả năng bảo vệ đất của rừng Cao su trên đất
dốc; Đoàn Kim Thoan (2010) cho rằng cây Cao su có khả năng phát triển trên
đất dốc tại các tỉnh Bắc Trung Bộ nhưng cần thận trọng khi phát triển cây Cao
su ở các vùng cao hơn, đặc biệt trên 600 m. [1, 3, 6, 7, 8, 11]
Tổng quan vấn đề nghiên cứu cho phép tôi rút ra một số nhận xét: Cho
đến nay những cơng trình nghiên cứu về tác động mơi trường của các trạng
12


thái rừng trồng Cao su trên thế giới và trong nước là chưa nhiều. Hiện nay, tại
nước ta các trạng thái rừng trồng Cao su đang được định hướng phát triển và
mở rộng diện tích ra các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có điều kiện lập địa và

khí hậu khác hoàn toàn so với các khu vực đã trồng và phát triển Cao su
truyền thống trước đây. Với sự phát triển của công tác cải thiện giống, chúng
ta đã tạo ra được những giống mới có khả năng thích ứng cao hơn, tuy vậy
việc nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của các trạng thái rừng trồng
Cao su khi phát triển ra các tỉnh miền núi phía Bắc cũng là một việc làm hết
sức quan trọng và cấp thiết. Kết quả nghiên cứu là những căn cứ khoa học
góp phần đề xuất các giải pháp để phát triển bền vững các trạng thái rừng
trồng Cao su cho các tỉnh miền núi phía Bắc tạo điều kiện phát triển kinh tế
và cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại địa phương.

13


Chƣơng 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho các giải pháp phát triển bền
vững rừng Cao su ở Lai Châu.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
+ Đánh giá được đặc điểm một số yếu tố thuỷ văn đất dưới rừng Cao su
trên cơ sở so sánh với các trạng thái rừng đối chứng.
+ Xác định được nguyên nhân gây nên những khác biệt hoặc tương
đồng về đặc điểm thuỷ văn đất dưới rừng Cao su và các trạng thái rừng đối
chứng.
+ Đề xuất được giải pháp nâng cao khả năng giữ nước của các trạng
thái rừng trồng Cao su.
2.2. Nội dung nghiên cứu
 Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng Cao su, các trạng thái rừng đối

chứng (rừng chuyển hóa).
 Nghiên cứu một số tính chất vật lý của đất ảnh hưởng đến tính chất
thủy văn đất dưới rừng Cao su và các trạng thái rừng đối chứng.
 Nghiên cứu khả năng giữ nước của rừng Cao su và các trạng thái rừng đối
chứng.
 Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng giữ nước của các trạng
thái rừng trồng Cao su.
2.3. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai
Châu. Trong đề tài thuật ngữ: Các trạng thái rừng đối chứng được dùng để chỉ

14


×