Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng cao su tới vi sinh vật và động vật đất tại nông truờng thanh niên huyện hương khê tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.58 MB, 73 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau khi hồn thành các mơn học trong chương trình đào tạo dài hạn của
trường ĐHLN, đến nay khóa học 2007 – 2011 đã bước vào giai đoạn kết thúc. Để
vận dụng tổng hợp những kiến thức đã học vào thực tiễn, được sự đồng ý của khoa
QLTNR & MT, bộ môn Quản lý Môi trường tôi đã thực hiện đề tài tốt nghiệp:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng cao su tới vi sinh vật và động vật đất tại
Nông Truờng Thanh Niên, Huyện Hương Khê, Tỉnh Hà Tĩnh.”
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy PGS. TS Vương Văn Quỳnh đã
định hướng, khuyến khích, chỉ dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện
nghiên cứu đề tài.
Trong thời gian thực hiện đề tài, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong khoa
QLTNR & MT, bộ môn Quản lý Môi trường, và các cán bộ ở Viện sinh thái rừng
và Môi trường nơi tôi đến thực tập đã giúp tơi nâng cao chất lượng khố luận. Tôi
xin chân thành cảm ơn tới sự giúp đỡ và động viên nhiệt thành đó.
Do bản thân cịn những hạn chếnhất định về mặt chuyên môn và thực tế, thời
gian hồn thành đề tài khơng nhiều nên khố luận sẽ khơng tránh được những thiếu
sót. Kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để khố luận hồn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Lê Thu Hường


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 3
1.1. Tổng quan về cây cao su .......................................................................... 3
1.2. Tình hình nghiên cứu về cây cao su trong và ngoài nước......................... 4


1.3. Nghiên cứu Vi sinh vật và Động vật đất ở Việt Nam và trên thế giới. ..... 6
2.1. Mục tiêu ................................................................................................ 11
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 11
2.2.1. Đặc điểm cấu trúc các trạng thái rừng ................................................. 11
2.2.2.. Đặc điểm đất dưới rừng cao su và các thảm thực vật đối chứng ......... 12
2.2.3. Thành phần, số lượng các nhóm vi sinh vật đất và động vật đất dưới
rừng cao su và các thảm thực vật đối chứng ................................................. 12
2.2.4. Mối liên hệ giữa đặc điểm đất với thành phần và số lượng các nhóm vi
sinh vật đất và động vật đất dưới rừng cao su và các thảm thực vật đối chứng ..12
2.2.5. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường đất dưới rừng trồng cao su .12
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 12
2.3.1. Phương pháp luận ............................................................................... 12
2.3.2. Phương pháp kế thừa tài liệu .............................................................. 13
2.3.3. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ..................................................... 13
2.3.4. Phương pháp xử lý nội nghiệp ............................................................ 16
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................. 17
3.1. Đặc điểm lịch sử rừng trồng cao su và các thảm thực vật đối chứng…...17
3.2. Điều kiện tự nhiên....................................................................................20
3.3. Điều kiện Kinh tế .................................................................................. 22
3.4. Điều kiện Xã hội ................................................................................... 22
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 24
4.1. Đặc điểm cấu trúc của rừng cao su và các thảm thực vật đối chứng ....... 24
4.1.1. Mật độ rừng cao su và các trạng thái đối chứng .................................. 27


4.1.2. Đường kính ngang ngực (D1.3) dưới các trạng thái rừng ..................... 28
4.1.3. Chiều cao vút ngọn (Hvn) dưới các trạng thái rừng .............................. 29
4.1.4. Đường kính tán Dt (m) dưới các trạng thái rừng ................................. 30
4.1.5. Độ tàn che, độ che phủ, thảm khô dưới các trạng thái rừng ................ 31
4.1.6. Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi dưới cá trạng thái rừng .................... 32

4.2. Đặc điểm đất dưới rừng cao su và các thảm thực vật đối chứng............. 35
4.2.1. Tính chất vật lý đất dưới rừng cao su và các thảm thực vật đối chứng ...... 35
4.2.2. Tính chất hóa học của rừng cao su và các thảm thực vật đối chứng .... 40
4.3. Thành phần và số lượng các nhóm vi sinh vật đất và động vật đất dưới
rừng cao su và các thảm thực vật đối chứng ................................................. 44
4.3.1. Thành phần và số lượng các nhóm vi sinh vật đất dưới rừng cao su và
các thảm thực vật đối chứng: ........................................................................ 45
4.3.2. Thành phần và số lượng các nhóm động vật đất dưới rừng cao su và các
thảm thực vật đối chứng ............................................................................... 50
4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thành phần, số lượng các nhóm vi sinh vật
đất và động vật đất dưới rừng cao su và các thảm thực vật đối chứng. ......... 54
4.4.1. Ảnh hưởng của tính chất đất đến số lượng, thành phần vi sinh vật và
động vật đất .................................................................................................. 54
4.5.2. Ảnh hưởng của cấu trúc rừng đến số lượng, thành phần vi sinh vật và
động vật đất .................................................................................................. 58
4.4.3. Ảnh hưởng của các biện pháp bảo vệ môi trường khi trồng rừng Cao su
đến số lượng, thành phần vi sinh vật và động vật đất .................................... 60
4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường đất dưới rừng trồng cao su...... 61
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ........................... 63
5.1. Kết luận: ................................................................................................ 63
5.2. Tồn Tại: ................................................................................................. 66
5.3. Kiến nghị: .............................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Danh sách các loài thuốc diệt cỏ hiện đang sử dụng tại Nông trường
Thanh Niên .................................................................................................. 18
Bảng 3.2: Danh sách các loài thuốc trừ bệnh hiện đang sử dụng tại Nông
trường Thanh Niên ....................................................................................... 19

Bảng 4.1: Các chỉ tiêu cấu trúc rừng cao su và các trạng thái rừng đối chứng ..... 25
Bảng 4.2: Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi dưới các trạng thái rừng............ 33
Bảng 4.3: Các tính chất vật lí tầng đất mặt (0 – 40 cm) dưới các trạng thái rừng ... 36
Bảng 4.4: Hàm lượng mùn và tàn dư thuốc kích thích mủ, chất diệt cỏ ........ 41
Bảng 4.5: Thành phần và số lượng các nhóm vi sinh vật đất ở các OTC dưới
rừng cao su và các thảm thực vật đối chứng ................................................. 46
Bảng 4.6: Đặc điểm thành phần và số lượng các loài động vật đất dưới rừng
cao su và rừng đối chứng .............................................................................. 50
Bảng 4.7: Số lượng giun đất ở các OTC dưới rừng cao su và ....................... 52
rừng đối chứng (con/ha) ............................................................................... 52


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, HÌNH
Hình Ảnh 3.1: Một số loại thuốc trừ sâu thường dùng .................................. 25
Hình Ảnh 4.1: Một số trạng thái rừng đặc trưng tại Hà Tĩnh ........................ 27
Hình 4.19. Quan hệ giữa độ xốp đất với số lồi động vật đất ........................ 55
Hình 4.20. Quan hệ giữa độ xốp đất với số lượng giun đất ........................... 55
Hình 4.21. Quan hệ giữa độ xốp đất với số lượng vi khuẩn đất .................... 55
Hình 4.22. Quan hệ giữa độ xốp đất với số lượng xạ khuẩn đất .................... 55
Hình 4.23. Quan hệ giữa độ xốp đất với số lượng vi nấm đất ....................... 55
Hình 4.24. Quan hệ giữa độ xốp đất với số lượng vi khuẩn nitrat hóa đất ..... 55
Hình 4.25. Quan hệ giữa hàm lượng mùn trong đất với số lồi động vật đất......... 57
Hình 4.26. Quan hệ giữa hàm lượng mùn trong đất với số lượng giun đất ............. 57
Hình 4.27. Quan hệ giữa hàm lượng mùn trong đất với số lượng vi khuẩn đất ..... 57
Hình 4.28. Quan hệ giữa hàm lượng mùn trong đất với số lượng xạ khuẩn đất......... 57
Hình 4.29. Quan hệ giữa hàm lượng mùn trong đất với số lượng vi nấm đất 57
Hình 4.30. Quan hệ giữa hàm lượng mùn trong đất với số lượng vi khuẩn
nitrat hóa đất ................................................................................................ 57
Hình 4.31. Quan hệ giữa số lồi động vật đất với chỉ tiêu cấu trúc tổng hợp 59
Hình 4.32. Quan hệ giữa số lượng giun đất với chỉ tiêu cấu trúc tổng hợp .... 59

Hình 4.33. Quan hệ giữa số lượng vi khuẩn đất với chỉ tiêu cấu trúc tổng hợp .... 59
Hình 4.34. Quan hệ giữa số lượng xạ khuẩn đất với chỉ tiêu cấu trúc tổng hợp.... 59
Hình 4.35. Quan hệ giữa số lượng vi nấm đất với chỉ tiêu cấu trúc tổng hợp 59
Hình 4.36. Quan hệ giữa số lượng vi khuẩn nitrat hóa đất với chỉ tiêu cấu trúc
tổng hợp ....................................................................................................... 59


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Mật độ tầng cây cao trong các ô tiêu chuẩn .............................. 27
Biểu đồ 4.3: Chiều cao vút ngọn Hvn (m) dưới các trạng thái rừng ............... 29
Biểu đồ 4.4: Đường kính tán Dt (m) dưới các trạng thái rừng ....................... 30
Biểu đồ 4.5: Độ tàn che, độ che phủ, thảm khô của các trạng thái rừng ........ 31
Biểu đồ 4.6: Độ che phủ của tầng cây bụi dưới các trạng thái rừng .............. 33
Biểu đồ 4.7: Độ che phủ của lớp thảm tươi dưới các trạng thái rừng ............ 34
Biểu đồ 4.8: Dung trọng đất dưới các trạng thái rừng ................................... 37
Biểu đồ 4.9: Tỷ trọng đất dưới các trạng thái rừng ....................................... 38
Biểu đồ 4.10: Độ xốp đất dưới các trạng thái rừng ....................................... 39
Biểu đồ 4.11: Độ ẩm đất dưới các trạng thái rừng ........................................ 40
Biểu đồ 4.12: Hàm lượng mùn dưới các trạng thái rừng ............................... 42
Biểu đồ 4.13: Hàm lượng Glyphosate dưới các trạng thái rừng .................... 43
Biểu đồ 4.14: Hàm lượng 2,4D dưới các trạng thái rừng .............................. 44
Biểu đồ 4.15: Số lượng vi khuẩn dưới các trạng thái rừng (x10 6 tế bào/gam
đất) ............................................................................................................... 47
Biểu đồ 4.16: Số lượng xạ khuẩn dưới các trạng thái rừng (x10 6 tế bào/gam
đất) ............................................................................................................... 48
Biểu đồ 4.17: Số lượng vi nấm dưới các trạng thái rừng (x106 tế bào/gam đất) .. 48
Biểu đồ 4.18: Số lƣợng vi khuẩn nitrat hóa dƣới các trạng thái rừng
(x106 tế bào/gam đất)

49



ĐẶT VẤN ĐỀ
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đã đề ra mục tiêu tổng
quát là: Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật
chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân, tạo ra nền tảng để đến năm 2020 Việt
Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, là phương tiện chủ yếu để
nâng cao mức sống đồng bào dân tộc. Hiện nay ngành cao su đang là một
trong những ngành kinh tế mũi nhọn góp phần cung cấp cao su tự nhiên
(CSTN), một loại vật liệu quan trọng trong phát triển kinh tế. Vì thế cây cao
su trở thành một loại cây cơng nghiệp có giá trị cao, đang được chú ý mở rộng
diện tích canh tác và đầu tư kỹ thuật để nâng cao sản lượng.
Do hiệu quả kinh tế cao và ổn định, rừng trồng cao su đã được phát
triển nhanh chóng ở Việt Nam. Tổng diện tích trồng cao su đến nay đã đạt
trên 500.000ha. Những nơi trồng nhiều nhất là Đông Nam Bộ, Tây nguyên và
một số tỉnh Miền trung. Ngoài ra, cao su cũng đã được trồng thành công ở
một số tỉnh ở Miền Bắc như Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá. Hiện nay, người
ta đang nghiên cứu mở rộng diện tích trồng cao su ra cả các tỉnh phía Bắc,
không chỉ dừng lại ở đất bazan bằng phẳng mà hướng đến cả những loại đất
khác với độ dốc cao hơn. Cao su đã và sẽ là một trong những loài cây chủ đạo
cho phát triển kinh tế ở miền núi Việt Nam. Theo dự đốn thì diện tích trồng
cao su có thể tăng lên hàng triệu hecta nhờ cải thiện giống, nhờ áp dụng kỹ
thuật trồng trên đất dốc và nhờ sự tham gia tích cực của hàng triệu hộ nông
dân miền núi.
Cao su thực sự đã làm thay đổi những vùng đất nghèo khó và là “cây
vàng” trong thời kỳ kinh tế thị trường. Nhưng trước sự gia tăng nhanh chóng
diện tích trồng cây cao su chúng ta cần đặt ra câu hỏi: Cao su - một cây cơng
nghiệp dài ngày trồng trên một diện tích lớn có dẫn đến làm suy thối mơi
trường? đặc biệt là nó có ảnh hưởng mạnh mẽ tới mơi trường sống và tính đa

dạng các lồi vi sinh vật và động vật đất khơng? vì đây là các nhân tố nhạy

1


cảm dễ chịu tác động mạnh nhất ? Các biện pháp kĩ thuật trong trồng, chăm
sóc và khai thác cao su có ảnh hưởng gì đến mơi trường đất và làm thế nào để
vừa đạt hiệu quả kinh tế và vừa bảo vệ môi trường trong hoạt động trồng cây
cao su? …
Đã có rất nhiều cơng tác nghiên cứu về vi sinh vật và động vật đất đã
được tiến hành nhưng nghiên cứu về vi sinh vật và động vật đất tại rừng cao
su vẫn còn là một vấn đề mới mẻ.
Xuất phát từ thực tế trên với sự định hướng của thầy giáo hướng dẫn
PGS.TS. Vương Văn Quỳnh em đã lựa chọn và thực hiện đề tài tốt nghiệp
“Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng cao su đến vi sinh vật và động vật đất tại
Nông trường Thanh niên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về cây cao su
Lịch sử về cây Cao su
Cây cao su (Heveabrasiliensis Mull arg.) thuộc họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae), là một cây cơng nghiệp có giá trị, được pháp hiện từ thế kỷ
IX, có nguồn gốc từ vùng Amazon (Nam mỹ) được trồng ở một số vùng nhiệt
đới như: Châu Mỹ la tinh, Châu Á và Châu Phi. Nó phân bố chủ yếu từ 24 0
Nam đến 230 Bắc.
Ở Đông Nam Á, lần đầu tiên Cao su được trồng ở Java (Indonesia) vào

năm 1876. Về sau các đồn điền cao su trở nên thịnh vượng nhờ thành tựu ứng
dụng của sản phẩm cao su tự nhiên có chất lượng cao, việc trồng cây Cao su
được phát triển mạnh không những ở các đảo khác của Idonesia mà còn ở
nhiều nước khác của Đông Nam Á rồi đến các nước khác của Châu Á, nhờ
chương trình sử dụng gỗ cao su đã mang lại hiệu quả tốt, nên diện tích trồng
cao su được chú ý phát triển mạnh.
Ở Việt Nam, cây Cao su được trồng từ năm 1897 do Raoul (một dược
sĩ hải quân Pháp) gửi một số hạt giống từ Java sang và được trồng đầu tiên tại
Trạm thí nghiệm của ơng Yên (Bến Cát - Bình Dương). Qua hơn 100 năm cây
Cao su luôn phát triển và được trồng ngày một nhiều tại Việt Nam. Đặt biệt từ
năm 1975, Chính phủ đã nhận thấy tầm quan trọng của cây Cao su đối với đất
nước nên đã có kế hoạch trồng 500 000 ha cây Cao su vào năm 2000.
Đặc tính sinh học của cây Cao su
Thân vỏ: thân mộc, cây sống lâu năm, khi sống hoang dại có thể sống
đến 100 tuổi. Khi trồng thành vườn có cạo mủ cây thường không cao quá 25
m, thân thẳng, phân cành thấp, gỗ tương đối mềm, vỏ bóng. Thân là thành
phần kinh tế quan trọng nhất của cây Cao su vì lớp mạch nhựa thường tập
chung nhiều ở tượng tầng.

3


Hoa cao su: hoa đơn tính đồng chu, nhiều hoa tập hợp lại dạng hình
chùm, hoa cái ở đầu nhánh và hoa đực ở phía dưới. Một chùm hoa lớn có thể
có 3000 hoa.
Quả cao su: quả có 3 buồng, mỗi buồng chứa một hạt. Khi hạt chín quả
tự nẻ tung hạt rơi xuống đất.
Hạt cao su: hình bầu dục, đơi khi hơi dài hoặc hình trịn.
Tóm lại cây Cao su là cây thân gỗ sống lâu năm, rễ cọc, sinh trưởng tốt
nhất ở nhiệt độ 25 oC, có thể sống được ở nhiệt độ 15 oC trong thời gian ngắn,

thích hợp với điều kiện gió nhẹ vì gỗ giịn rễ gẫy, độ ẩm cao, mưa nhiều từ
2000 mm/năm trở lên, số giờ nắng trên 1500 giờ/năm.
Giá trị sử dụng
Sản phẩm chính của cây Cao su là mủ cao su và nó được xếp là một
trong những ngun liệu chính của nền công nghiệp hiện đại, xếp hàng thứ tư
sau: Dầu mỏ, Than đá và Gang Thép.
Ngoài ra hạt và gỗ cao su là những sản phẩm phụ có giá trị, có thể lấy để
ép dầu, khơ dầu cịn được lấy để làm thức ăn cho gia súc, làm phân bón cho cây,
dầu cao su có thể pha chế các loại sơn rất tốt, làm xà phòng, làm ván ép.
Diện tích trồng Cao su trên thế giới
Hiện nay, Châu Á là châu lục có sản lượng và diện tích trồng Cao su
lớn nhất thế giới trong đó 5 nước trồng Cao su nhiều nhất là: Indonesia, Thái
Lan, Malaisia, Trung Quốc và Ấn Độ. Sản lượng các nước này chiếm trên
80% tổng sản lượng của thế giới.
1.2. Tình hình nghiên cứu về cây cao su trong và ngồi nƣớc
Trên Thế giới
Nhìn chung trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về cây Cao
su từ việc: gây trồng, kỹ thuật chăm sóc, lấy mủ, giá trị sử dụng, hiệu quả
kinh tế, công nghệ chế biến…của các cơ quan tổ chức quốc tế như:
- Trung tâm Kỹ thuật lâm nghiệp nhiệt đới, Pháp;
- Viện Nghiên cứu Wihelm - Klauditz, Đức;

4


- Viện Lâm nghiệp - Đại học Torino, Italia;
- Trường đại học Nam Kinh Trung Quốc;
- Trung tâm lâm nghiệp Bôgr Indonesia;
- Viện nghiên cứu Lâm nghiệp Ma Lai;
- Viện nghiên cứu Cao su Ấn Độ v v…

Một số công trình nghiên cứu điển hình như:
Năm 1990, Zanuttini, (Trường đại học Torino, Italia) khi nghiên cứu về
gỗ cao su, khẳng định khối lượng thể tích, tích chất cơ lý và thành phần hố
học của gỗ cao su thích hợp cho sản xuất ván nhân tạo.
Năm 1989 Reghu (Viện nghiên cứu Cao su Ấn Độ) đã nghiên cứu về
bảo quản gỗ cao su.
Ở Việt Nam
Quyển sách được nhiều người trồng Cao su Việt Nam biết đến là “Quy
trình kỹ thuật cao su” được Tổng công ty Cao su Việt Nam xuất bản năm
1997. Cơng trình này được kế thừa từ: “Quy trình kỹ thuật trồng mới - khai
thác - chăm sóc cao su” và kinh nghiệm đúc kết thực tiễn sản xuất. Tiếp đến
là cuốn “Kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến Cao su” của Nguyễn Khoa Chi
năm 1997 giới thiệu tầm quan trọng, giá trị kinh tế cây Cao su và kỹ thuật
trồng nó.
Trần Ngọc Kham với cơng trình “Đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ
hình trồng Cao su phủ xanh đất trống sau nương rẫy ở Đắc Lắc” cho thấy về
dài hạn cây Cao su mang lại lợi ích tư nhân và lợi ích kinh tế xã hội cao hơn
canh tác nương rẫy truyền thống.
Nguyễn Thị Huệ (1994) đã nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng các chất
dinh dưỡng trong lá cao su trên một số vùng đất đại diện cho diện tích cao su
đã trồng ở Đơng nam bộ.
Các tác giả khác như: Trần Hợp, Ngô Văn Hoàng, Phạm Ngọc Nam,
Hồ Xuân Các…cũng đã đi sâu vào nghiên cứu cấu tạo gỗ, khả năng sử dụng
gỗ, các phương pháp sử dụng gỗ cao su.

5


1.3. Nghiên cứu Vi sinh vật và Động vật đất ở Việt Nam và trên thế giới.
Trên Thế giới

Từ cổ xưa, mặc dù chưa nhận thức được sự tồn tại của vi sinh vật,
nhưng loài người đã biết khá nhiều về các tác dụng của vi sinh vật gây nên.
Trong sản xuất và trong đời sống, con người đã tích lũy được nhiều kinh
nghiệm và các biện pháp lợi dụng các vi sinh vật có ích và phịng tránh các vi
sinh vật có hại.
Người có cơng phát hiện ra thế giới vi sinh vật và cũng là người đầu
tiên miêu tả hình thái nhiều loại vi sinh vật là một người Hà Lan vốn là người
học nghề trong một hiệu bn vải. Đó là Antonie van Leeuwenhoek (1632 –
1723). Năm 1674 ơng nhìn thấy các vi khuẩn và động vật nguyên sinh, ông
gọi là các “động vật vô cùng nhỏ bé”.
Sau Leeuwenhook 200 năm mới có các cơng trình nghiên cứu vi sinh
vật, người đặt nền móng cho vi sinh vật là Louis Pasteur (1822 – 1895) và
Robert Koch (1843 – 1910).
Louis Pasteur có các cơng trình sau:
+ Đả phá thuyết tự sinh (thế kỷ XVII).
+ Miển dịch học (1877).
+ Chứng minh sự lên men là do vi sinh vật.
+ Khử trùng vi sinh vật 600 – 650C.
Robert Koch có các cơng trình:
+ Chứng minh vi khuẩn gây bệnh than thư (loét than).
+ Phát hiện vi khuẩn gây bệnh phổi.
+ Kỹ thuật vi sinh vật gây bệnh, pha chế môi trường và thao tác gây cấy.
Nhờ hai nhà khoa học đó, vi sinh vật học trở thành mơn độc lập và chia
ra các môn học khác như: vi khuẩn học, kỹ thuật khử trùng ngoại khoa, miễn
dịch học, vi sinh vật đất, virus học, lên men học, điều trị hóa học. ngày nay
nội dung càng phong phú hơn, trong đó có khoa học vi sinh vật mơi trường
với phương pháp xử lý nước thải sống (vi sinh vật) năm 1914, xử lý màng

6



sinh vật háo khí (1950), xử lý nước thải bằng phương pháp yếm khí (1970)
thốt ammoniac, loại bỏ P của vi sinh vật (1970) rồi đến xử lý vật thải rắn
bằng vi sinh vật (1932 – 1976). Các thí nghiệm kiểm tra vi sinh vật môi
trường bằng máy BOD bắt đầu vào 1970.
Ngày nay khoa học vi sinh vật môi trường không chỉ giới hạn ở xử lý
vật ô nhiễm mà cịn chuyển sang phịng trừ ơ nhiễm mơi trường bao gồm 4
lĩnh vực cơ bản: (1) Ứng dụng kỹ thuật gen trong bảo vệ môi trường; (2) Lợi
dụng vi sinh vật tiến hành thay đổi vi sinh vật ô nhiễm môi trường làm phong
phú thêm nội dung công nghệ; (3) Lợi dụng vi sinh vật để xử lý vật ô nhiễm
vi sinh vật môi trường; (4) Lợi dụng vi sinh vật thực hiện tài nguyên hóa và
nguồn năng lượng hóa vật thải.
Ở Việt Nam:
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đơng
Nam Á, có khu hệ sinh vật rất phức tạp và đa dạng, có nguồn tài ngun động
thực vật vơ cùng phong phú. Đã từ lâu, nhân dân ta đã biết tìm kiếm và khai
thác các lồi cây cỏ, chim mng để làm lương thực, thực phẩm, làm thuốc
chữa bệnh, làm chất đốt, làm đồ mỹ nghệ…Đáng chú ý là từ thế kỷ XIII,
trong sách “Nam dược nhất thống chí” do Quốc sử Giám Triệu Tự Đức biên
soạn có ghi chép và mơ tả một số lồi động vật và thực vật đặc sản ở các địa
phương. Tuy nhiên, công tác điều tra nghiên cứu sinh vật ở nước ta với tính
cách là một khoa học thực sự chỉ mới bắt đầu dưới thời Pháp thuộc.
Công tác điều tra tài nguyên động vật cũng được đẩy mạnh và do một
số đoàn khảo sát người Pháp và một số người nước ngoài khác tiến hành trên
quy mơ tồn Đơng Dương, hoặc trong một số vùng của Việt Nam, Lào,
Campuchia.
Về điều tra hệ động vật đất khi nghiên cứu về khu hệ và sinh thái động
vật đất ở Việt Nam có các cơng trình của Perrier (1872), trong đó có nhắc tới
lồi Pheretina aspergillum. Ba năm sau, Perrier (1875) bổ sung thêm 3 loài
mới ở đồng bằng sông Cửu Long là Pheretima posthuma Vaillant và


7


Pheretima juliani (tên hợp pháp của Perichaeta affinis Perrier), Pheretima
haullet Perrier và Pheretima juliani Perrier. Tiếp đó, Stephenson (1931) đã
mơ tả hai loài mới, lượm được từ cao nguyên Lâm Viên là Pheretima
bianensis Stephenson và Pheretima anamensis Stephenson.
Cơng trình điều tra có số lồi nhiều nhất trong giai đoạn này là của
Michaelsen (1934). Phân tích các mẫu do Dawidow lượm từ một số vùng
quanh Đà Lạt, Đà Nẵng, Quy Nhơn, đảo Phú Quốc và Phú Thọ, Michaelsen
đã bổ sung cho nước ta danh sách 20 lồi giun đất, trong đó có 16 lồi mới
được mơ tả: Giống Drawida 1 lồi và Pheretima 15 lồi.
Sau cơng trình của Michaelsen (1934), cịn một vài cơng trình nhỏ bổ
sung cho khu hệ giun đất vùng đồng bằng sơng Cửu Long 4 lồi: Phertima
peguana, Pheretima bahligates (tên hợp pháp của Pheretima saigonensis
Omadeo), Peryonyx excarvatus Perrier, Pontocolex corethrurus (Miller) và
Pontodrilus bermudensis Baddard (Omodeo – 1965) và cho khu hệ phía Bắc 1
lồi: Lampito memriti (Thái Trần Bái, 1960, 1965).
Một loạt các cơng trình xuất bản năm 1982 (IIIxaumpaIIou, 1982,
Thái Trần Bái, Trần Thúy Mùi, 1982) đánh dấu một giai đoạn nghiên cứu
giun đất ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu từ 1982 đến nay có thể sắp xếp
vào các vấn đề lớn sau:
Tiếp tục điều tra khu hệ giun đất ở nhiều vùng nước ta (IIIxaumpaIIou
1982, 1983, 1984), cho đến nay đã có số liệu về thành phần loài giun đất của
nước ta (IIIxaumpaIIou, 1983). Cùng với các loài trước đây đã phát hiện ở
Việt Nam, hiện đã biết 109 loài giun đất trong 17 giống. Nhờ phát hiện được
một danh sách các loài tương đối đầy đủ, đã có thể nhận định được bước đầu
tính chất địa động vật của khu hệ giun đất Việt Nam (IIIxaumpaIIou, 1983).
Phát hiện các đặc điểm phân bố của giun đất theo các vùng sinh cảnh

(miền núi và đồng bằng) và theo các nhóm sinh cảnh (đất vườn trồng cây lâu
năm, đất ruộng trồng cây ngắn ngày, đất bờ đường, đất bờ ruộng và bãi bồi).
Ở vùng Cúc Phương (IIIxaumpaIIou, 1982), đồng bằng sông Hồng (Thái
8


Trần Bái, Trần Thúy Mùi, 1982, 1984), rừng Buôn Lưới (Thái Trần Bái,
Pokarjevski A.D., Huỳnh Kim Hối, 1984) và các vùng khác của đất nước
(IIIxaumpaIIou, 1983).
Một số cơng trình nghiên cứu khác của các tác giả Việt Nam như:
nghiên cứu Mối của Nguyễn Đức Khảm (1976), nghiên cứu về Ve giáp của
Vũ Quang Mạnh (1985), nghiên cứu về Bọ nhảy của Nguyễn Chí Tiến
(1994), nghiên cứu về vi sinh vật đất của Nguyễn Văn Sức (1996), nghiên cứu
về Bọ cạp nâu của Nguyễn Hồng Quang (1996), nghiên cứu về Giun đất của
Đồng Thanh Hải (1997).
Có thể nói rằng, trong giai đoạn này phần lớn các cơng trình nghiên
cứu là của các tác giả nước ngoài với một nội dung thống kê thành phần
loài. Dẫn liệu về sinh học và sinh thái học cịn ít và đơi khi khơng sát với
thực tế ở nước ta. Bước sang giai đoạn mới do yêu cầu của phương hướng
sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, phạm vi điều tra đã được mở rộng, nội
dung điều tra phong phú hơn, bao gồm cả điều tra thành phần loài cũng như
nghiên cứu sinh học và sinh thái học của các loài, phát hiện khả năng khai
thác, sử dụng các lồi có giá trị kinh tế hoặc tìm hiểu mức độ gây hại của
những sinh vật hại.
Gần đây có các cơng trình nghiên cứu của các đề tài quốc gia
KT/04.05.02.13 về đa dạng sinh học hệ động vật đất Việt Nam (Vũ Quang
Mạnh, 1985, 1990) cho thấy khu hệ giun đất rất đặc thù, đa dạng về thành
phần lồi, có mật độ lớn và khả năng sinh trưởng nhanh, tuy nhiên mới chỉ
nghiên cứu ở một số nhóm chính như chân khớp bé (Micrroarthropoda), giun
đất một số sâu bọ giun đất, giun trịn.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cho
phép ta rút ra một số nhận xét:
- Lịch sử nghiên cứu về tổ thành loài, số lượng vi sinh vật và động vật
đất trên thế giới đã có một bề dày lịch sử lâu dài và cũng đã đạt được những
thành tựu nhất định. Nhưng những cơng trình nghiên cứu về tổ thành loài, số
9


lượng vi sinh vật và động vật đất dưới các trạng thái rừng cao su một cách bài
bản và chuyên sâu là chưa được thực hiện.
- Cùng hòa nhập với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới,
những nghiên cứu về vi sinh vật và động vật đất của nước ta cũng đã được
thực hiện tương đối nhiều và cũng đã thu được những kết quả quan trọng góp
phần hồn thiện những hiểu biết về hệ vi sinh vật và động vật đất của nước ta.
Mặc dù vậy cũng chưa có một nghiên cứu nào về vinh sinh vật và động vật
đất dưới các trạng thái rừng trồng cao su được thực hiện một cách bài bản và
có hệ thống tại nước ta.
Chính vì vậy việc lựa chọn và thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của rừng cao su đến vi sinh vật và động vật đất tại Nông trường
Thanh niên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh” là có ý nghĩa lớn cả về mặt
thực tiễn và lý luận.

10


Chƣơng 2
MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Mục tiêu chung:
Góp phần hồn thiện cơ sở khoa học cho các giải pháp phát triển bền

vững rừng trồng cao su ở Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định được đặc điểm tính chất vật lý, hóa học của đất dưới rừng
cao su và các thảm thực vật đối chứng.
- Xác định được sự khác biệt về thành phần và số lượng các loài vi sinh
vật và động đất dưới rừng cao su so với các thảm thực vật đối chứng.
- Xác định được một số nguyên nhân gây nên sự khác biệt về thành
phần và số lượng các loài vi sinh vật và động vật đất dưới rừng cao su so với
các thảm thực vật đối chứng.
- Đề xuất được một số giải pháp bảo vệ môi trường đất dưới rừng trồng
cao su.
Phạm vi, giới hạn của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các trạng thái rừng trồng cao su và
các thảm thực vật đối chứng tại Nông trường Thanh Niên thuộc Công ty cao
su Hà Tĩnh. Trong đề tài thuật ngữ thảm thực vật đối chứng được dùng để chỉ
các trạng thái: rừng nghèo kiệt, rừng nghèo, rừng phục hồi sắp được chuyển
đổi mục đích sang trồng rừng cao su.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đề tài đã xác định và thực hiện các
nội dung nghiên cứu:
2.2.1. Đặc điểm cấu trúc các trạng thái rừng
- Tầng cây cao
- Cây bụi thảm tươi

11


2.2.2.. Đặc điểm đất dƣới rừng cao su và các thảm thực vật đối chứng
- Tính chất vật lý: Độ ẩm, Dung trọng, tỷ trọng và Độ xốp.
- Tính chất hóa học: Hàm lượng mùn, Dư lượng hóa chất và thuốc bảo

vệ thực vật (2.4 D và Glyphosate)
2.2.3. Thành phần, số lƣợng các nhóm vi sinh vật đất và động vật đất
dƣới rừng cao su và các thảm thực vật đối chứng
- Vi sinh vật đất
- Động vật đất (giun)
2.2.4. Mối liên hệ giữa đặc điểm đất với thành phần và số lƣợng các nhóm
vi sinh vật đất và động vật đất dƣới rừng cao su và các thảm thực vật đối
chứng
2.2.5. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trƣờng đất dƣới rừng trồng
cao su
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp luận
Tổ thành loài, mức độ đa dạng của vi sinh vật đất và động vật đất phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện hoàn cảnh. Điều kiện hoàn cảnh càng thuận lợi
thì khả năng đáp ứng nhu cầu cho nhiều loài vi sinh vật đất và động vật đất có
đặc tính sinh học khác nhau càng cao. Do đó, ở điều kiện thuận lợi số lồi có
khả năng cùng chung sống trên một đơn vị diện tích tăng lên. Ngược lại, ở
điều kiện hoàn cảnh khắc nghiệt số lồi thích nghi được với điều kiện hồn
cảnh ít đi và mức độ phong phú loài giảm xuống.
Mặt khác, sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật đất và động vật đất
phụ thuộc vào tác động tổng hợp của nhân tố như đất, nước, ánh sáng và
những hoá chất độc hại do yếu tố kỹ thuật gây lên. Vì vậy, khi nghiên cứu ảnh
hưởng của rừng cao su đến thành phần và số lượng vi sinh vật đất và động vật
đất cần phải nghiên cứu đồng thời các nhân tố liên quan đến điều kiện thổ
nhưỡng, độ ẩm đất, độ tàn che rừng và các hoá chất được sử dụng trong bảo
vệ thực vật, trong bón phân hoặc quá trình khai thác mủ tạo ra. Do đó, những

12



nhân tố mà sự biến đổi của nó kéo theo sự biến đổi của thành phần và số
lượng vi sinh vật đất và động vật đất được xem là những nhân tố có ảnh
hưởng mạnh mẽ nhất đến các đại lượng này.
Vì vậy, để làm rõ quy luật biến đổi của sự đa dạng thành phần loài và
số lượng các loài vi sinh vật đất và động vật đất phải nghiên cứu đồng thời
biến đổi của điều kiện ngoại cảnh với biến đổi của sự đa dạng thành phần loài
và số lượng các loài vi sinh vật đất và động vật đất. Phân tích mối quan hệ
giữa chúng để xác định được ngưỡng môi trường hay tiêu chuẩn của điều kiện
môi trường đảm bảo cho sự đa dạng số lượng và thành phần loài vi sinh vật và
động vật đất. Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp cho mục tiêu đảm bảo và
duy trì sự đa dạng về số lượng và thành phần loài vi sinh vật và động vật đất.
2.3.2. Phương pháp kế thừa tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã kế thừa tư liệu về điều kiện khí
hậu, địa hình, hiện trạng trồng rừng cao su, những cơng trình nghiên cứu có
liên quan.
2.3.3. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Trong q trình thu thập thơng tin nhóm nghiên cứu đã tiến hành lập 20
ơ tiêu chuẩn (5 ô tiêu chuẩn được lập ở rừng cao su và 15 ô tiêu chuẩn được
lập ở các trạng thái rừng khác), trong đó có 3 ơ tiêu chuẩn rừng cao su 11 tuổi,
2 ô tiêu chuẩn rừng cao su 9 tuổi. Kích thước mỗi ơ tiêu chuẩn rừng cao su là
2500 m2 và kích thước mỗi ơ tiêu chuẩn rừng đối chứng là 1000 m2 phân bố ở
các độ dốc từ 50 – 250, vị trí tương đối khác nhau. Trong mỗi ƠTC tiến hành
điều tra các thơng tin sau:
a) Phương pháp điều tra cấu trúc rừng
Đặc điểm cấu trúc rừng cao su và các rừng xung quanh được nghiên
cứu qua hệ thống ơ nghiên cứu điển hình. Tiến hành thu thập thông tin phục
vụ nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc cụ thể là tầng cây cây cao, cây bụi thảm
tươi, và thảm khô được thu thập theo phương pháp điều tra lâm học.

13



 Tàn che, che phủ:
Điều tra độ tàn che của tầng cây cao, độ che phủ của cây bụi thảm tươi
và thảm khô theo hệ thống các điểm điều tra (80 điểm). Trong mỗi ÔTC lập
các tuyến song song cách đều nhau sau đó dùng thước ngắm cứ đi một
khoảng 3m ngắm lên nếu trùng vào tán cây thì lấy giá trị bằng 1, nếu khơng
vào tán cây thì lấy giá trị là 0, tương tự nhìn xuống dưới nếu chạm cây bụi
thảm tươi thì lấy độ che phủ bằng 1, khơng chạm cây bụi thảm tươi thì lấy
bằng 0, cả thảm khô cũng thế.
 Tầng cây cao:
Các chỉ tiêu điều tra tầng cây cao trên các ÔTC gồm: tên cây, chiều cao
vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), đường kính 1.3m (D1.3), đường
kính tán (Dt).
+ Xác định đường kính (D1.3): Đường kính ngang ngực được xác định
bằng phương pháp đo chu vi thân cây tại vị trí 1.3m bằng thước dây chính xác
đến mm, chỉ đo các cây có D1.3≥ 6cm.
+ Điều tra chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc) bằng
thước đo cao Blumerlei. Xác định đường kính tán được đo bằng thước dây
theo 2 hướng Đông Tây, Nam Bắc rồi lấy giá trị trung bình.
 Cây bụi thảm tươi:
Các chỉ tiêu điều tra tầng cây bụi thảm tươi được thu thập trên 5 ô dạng
bản 25m2 ở mỗi ô tiêu chuẩn, gồm: tên cây, chiều cao trung bình (Htb), độ che
phủ, cấp sinh trưởng từng lồi.
 Điều tra cây tái sinh:
Mỗi ơ tiêu chuẩn lập 5 ơ dạng bản, kích thước 5x5m trên đó điều tra các
chỉ tiêu: tên lồi, chiều cao, đường kính thân, đường kính tán, tình hình sinh
trưởng (tình hình sinh trưởng chỉ đánh giá ở mức độ: trung bình, tốt, xấu).
 Điều tra lượng thảm khô, thảm mục và lượng thảm tươi:
+ Các chỉ tiêu điều tra thảm khô được thu thập trên 5 ô dạng bản 25m2

ở mỗi ô tiêu chuẩn, và điều tra trên 5 ô 1m2 ở trên mỗi ô dạng bản.

14


+ Các chỉ tiêu điều tra lượng thảm tươi được thu thập trên 5 ô dạng bản
25m2 ở mỗi ô tiêu chuẩn, và điều tra trên 5 ô 1m2 ở trên mỗi ô dạng bản.
Các ô điều tra 25m2 được bố trí theo sơ đồ sau:

Các phương pháp tiến hành đều được sử dụng cho rừng cao su và rừng
và thảm thực vật đối chứng.
b) Phương pháp lấy và bảo quản mẫu đất
 Độ ẩm và tính chất hóa học đất: Trong mỗi OTC mẫu đất được lấy
theo bề mặt đất, tiến hành lấy 5 mẫu đơn đại diện cho tầng đất từ 0 – 20 cm,
trộn đều lấy một mẫu tổng hợp, số lượng khoảng 0.5 – 1kg. Mẫu đất được lấy
bảo quản vào túi nilon có ký hiệu riêng cuối đợt thực tập chuyển về phịng
phân tích.
 Tỷ trọng, dung trọng: Trong mỗi OTC đào một phẫu diện, xác định độ
sâu tầng đất bằng thước dây chính xác đến cm. Mẫu đất được lấy ở các phẫu
diện bằng ống dung trọng, lấy mẫu ở các tầng 0 - 10cm, 20 - 40cm, 40 60cm, 60 – 80cm, 80 – 100cm, 100 – 120cm.
Ở độ sâu cần xác định dung trọng – Cắt đất cho phẳng rồi đóng ống
dung trọng theo hướng thẳng vng góc với mặt đất. Dùng dao dựa lấy ống
và đất ra (bẩy nhẹ) lau sạch đất bám xung quanh ống, dùng dao nhọn cắt đất
ở hai đầu ống dung trọng sao cho thật phẳng sau đó cho đất đã đóng được ở
trong ống vào túi nilon 2 lớp buộc kín.
 Độ xốp của đất: độ xốp của đất được xác định thông qua dung trọng và
tỷ trọng của đất.

15



c) Vi sinh vật
Trong mỗi ÔTC mẫu đất được lấy theo bề mặt đất, tiến hành lấy 5 mẫu
đơn đại diện cho tầng đất từ 0 – 20 cm, trộn đều lấy một mẫu tổng hợp, số
lượng khoảng 0.5 – 1kg. Mẫu đất được lấy bảo quản vào túi nilon có ký hiệu
riêng cuối đợt thực tập chuyển về phịng phân tích.
d) Động vật đất
Động vật đất được điều tra trên các ơ dạng bản có kích thước 1x1 m2
tại 5 vị trí phân bố trong ơ tiêu chuẩn và điều tra số lượng (con/tầng) theo các
độ sâu tầng đất 0 – 5 cm, 5 – 10 cm, 10 – 15 cm, 15 – 20 cm, 20 – 25 cm, 25 –
30 cm, trên 30 cm quá trình điều tra sẽ được rừng lại khi khơng phát hiện lồi
động vật đất nào ở 2 tầng liên tiếp.
2.3.4. Phương pháp xử lý nội nghiệp
Mẫu đất sau khi lấy và bảo quản được gửi về phân tích tại phịng phân
tích mơi trường của trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc Gia
Hà Nội.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phần mềm Excel, SPSS
để phân tích, thống kê, so sánh các kết quả thu được từ thu thập số liệu ngoại
nghiệp, tiến hành tổng hợp theo mục tiêu nghiên cứu.

16


Chƣơng 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lịch sử rừng trồng cao su và các thảm thực vật đối chứng
Khi tiến hành khảo sát, điều tra thực tế và phỏng vấn cán bộ công nhân
Công ty cao su Hà Tĩnh và Nông trường Thanh Niên, đề tài đã sơ bộ tóm tắt
được lịch sử hình thành và phát triển của các trạng thái rừng trồng cao su tại
địa điểm nghiên cứu thành các giai đoạn như sau:

- Trước năm 1997 tồn bộ địa bàn Nơng trường thanh Niên là các trạng
thái rừng tự nhiên thuộc sự quản lí của Lâm trường Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh.
- Từ năm 1997 Công ty cao su Hà Tĩnh được cấp một phần diện tích
đất rừng nghèo và nghèo kiệt thuộc Lâm trường Hương Khê quản lí để
chuyển đổi mục đích sang trồng rừng cao su.
- Xuất phát từ yêu cầu thực tế Công ty cao su Hà Tĩnh đã thành lập Đội
Thanh Niên xung phong để tiến hành khai hoang và chuyển hóa các trạng thái
rừng nghèo và nghèo kiệt được cấp sang trồng và phát triển rừng cây cao su.
- Đến năm 2005 khi diện tích đã tăng mạnh, số lượng công nhân cũng
ngày một nhiều và một số diện tích vườn cây đã bắt đầu cho khai thác Cơng
ty cao su Hà Tĩnh đã quyết định thành lập Nông Trường Thanh niên với cơ
cấu bao gồm ban giám đốc, các phòng chức năng và 4 đội sản xuất.
- Sau khi được thành lập Nông trường Thanh Niên đã từng bước ổn
định sản xuất, với các chức năng nhiệm vụ chính bao gồm: (1) Chăm sóc, bảo
vệ và khai thác có hiệu quả các diện tích vườn cây đã cho khai thác; (2) Chăm
sóc, phát triển, bảo vệ các vườn cây đang còn trong giai đoạn kiến thiết cơ
bản; (3) Tiếp tục khai hoang, trồng mới và mở rộng thêm diện tích rừng cao
su trên những diện tích đất được phép chuyển đổi. Đến nay các hoạt động của
Nông trường đã tương đối ổn định và đi vào nền nếp với su hướng ngày càng
phát triển năm sau luôn đạt hiệu suất kinh doanh cao hơn năm trước.
Với lịch sử hình thành và phát triển như vậy, Nơng trường Thanh Niên
là một địa điểm nghiên cứu hoàn toàn phù hợp để triển khai thực hiện các nội

17


dung nghiên cứu đã đề ra. Quá trình điều tra cung cho thấy, trong một luân kì
kinh doanh rừng cao su được phân thành 2 giai đoạn rõ ràng: (1) Giai đoạn
kiến thiết cơ bản; (2) Giai đoạn kinh doanh khai thác.
+ Giai đoạn kiến thiết cơ bản kéo dài trong thời gian từ 5 – 7 năm:

Trong giai đoạn này thực bì xâm hại và sâu bệnh hại cây xuất hiện
nhiều ảnh hướng lớn đến sinh trưởng của cây cao su. Chính vì vậy, chủ rừng
đã áp dụng rất nhiều các biện pháp kỹ thuật khác nhau để bảo vệ và phát triển
vườn cao su. Trong đó biện pháp phun thuốc diệt cỏ trên diện rộng, một biện
pháp có những tác động mạnh đến môi trường về nhiều mặt đã và đang được
áp dụng một các rộng dãi và thường xuyên với cường độ cao.
Kết quả phỏng vấn cán bộ kỹ thuật, công nhân nông trường và điều tra
thực tế đã cho phép xây dựng bảng thống kê các loài thuốc diệt cỏ hiện đang
được áp dụng phổ biến tại Nơng trường cao su Thanh Niên trong q trình
kinh doanh cây cao su như sau:
Bảng 3.1: Danh sách các lồi thuốc diệt cỏ hiện đang sử dụng
tại Nơng trƣờng Thanh Niên
TT

Tên thuốc

1

Glyphosan 480

Liều dùng

Cơ chế tác động

2.5 – 4 lít/ ha Nội hấp, sau khi phun thuốc được
hấp thụ nhờ lá sau đó chuyển xuống

DD

thân, rễ.

2

2.4 D

1.2 – 2 lít/ ha Hình thành hooc mơn kích thích
sinh trưởng giả.

3

AK – 480 DD

Nội hấp, sau khi phun thuốc được

800 ml/ ha

hấp thụ nhờ lá sau đó chuyển xuống
thân, rễ.
(2) Trong giai đoạn kinh doanh khai thác:
Được tính từ khi cây bắt đầu khai thác mủ cho đến khi vườn cây khơng
cịn khả năng khai thác và đưa vào thanh lý, rừng cao su thời kỳ này thường
âm u, ẩm thấp là môi trường rất thuận lợi cho nhiều loại bệnh phát triển mạnh
18


thành dịch, đặc biệt là: bệnh nấm hồng, bệnh rụng lá mùa mưa, bệnh xì mủ,
bệnh héo ngọn, …. Vì vậy ngoài việc tiếp tục sử dụng các loại thuốc diệt cỏ
trong quá trình kinh doanh, người dân thường sử dụng thêm nhiều loại thuốc
trừ bệnh khác.
Bảng 3.2: Danh sách các lồi thuốc trừ bệnh hiện đang sử dụng
tại Nơng trƣờng Thanh Niên

TT

Tên thuốc

Liều dùng

Công dụng

1

Tungrin 5EC, 10EC

0.5 – 0.75 lít/ ha

Trị các lồi sâu hại, bệnh rệp lá

3

Camilo 150 sc

0.15 – 0,2 %

Trị bệnh dụng lá

4

Siuvin 275 sc

0.75 – 1 lít/ ha


Trị bệnh vàng lá do nấm

5

Validacin 5L

1.2%

Trị bệnh lấm hồng

6

Validacin 5SL

0.5%

Trị bệnh lấm hồng

7

Anvil 5SC

0.5%

Trị bệnh rỉ sắt

8

Callihex 50SC


Trị bệnh phấn trắng

0.5%

Từ việc tổng quan các tài liệu, khảo sát, điều tra và phỏng vấn thực tế
tại khu vực nghiên cứu tôi nhận thấy các loại thuốc đang được người dân ưa
dùng và dùng với cường độ cao để diệt cỏ là Glyphosate 480 DD và 2.4 D
trong suốt cả giai đoạn kiến thiết cơ bản và kinh doanh cao su, chính vì vậy đề
tài lựa chọn 2 chỉ tiêu này làm hai chỉ tiêu để phân tích và đánh giá hàm lượng
tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất trong quá trình kinh doanh rừng cao su
và tác động của nó đến thành phần số lượng các loài vi sinh vật và động vật
đất tại khu vực nghiên cứu.

19


×