Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học cho diễn giải môi trường trên các tuyến du lịch tại vườn quốc gia ba vì thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 49 trang )

ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO
DIỄN GIẢI MÔI TRƢỜNG TRÊN CÁC TUYẾN DU LỊCH
TẠI VƢỜN QUỐC GIA BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGÀNH

: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (C)
MÃ NGÀNH: D850101

Giáo viên hƣớng dẫn

:TS. Nguyễn Đắc Mạnh

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Đức Trí

Mã sinh viên

:1553100283

Lớp

:60-QTNV

Khóa học


:2015-2019

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thiện khóa học 04 năm ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiênChƣơng trình chuẩn tại Trƣờng Đại học Lâm nghiệp và gắn kết giữa nguyên lý
quản lý tài nguyên thiên nhiên với thực tế sản xuất tơi đã thực hiện đề tài khóa
luận: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho diễn giải môi trường trên các tuyến du
lịch tại Vườn quốc gia Ba Vì, thành phố Hà Nội”
Đến nay bản khóa luận đã hồn thành, nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ
lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Đắc Mạnh- ngƣời hƣớng dẫn khoa học
cho đề tài khóa luận. Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo khoa Quản lý tài
nguyên rừng và Môi trƣờng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức, kỹ năng, thái
độ rất hữu ích trong thời gian học tập tại trƣờng. Xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ
ban quản lý vƣờn quốc gia Ba Vì đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình thu
thập số liệu thực hiện đề tài. Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè đồng nghiệp, ngƣời
thân đã hỗ trợ, động viên tôi trong 04 năm học tập tại Trƣờng đại học Lâm
Nghiệp.
Do thời gian có hạn và năng lực bản thân cịn hạn chế, nên bản khóa luận
chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận đƣợc nhiều ý
kiến đóng góp của các thầy cơ giáo và bạn bè đồng nghiệp để bản khóa luận tốt
nghiệp hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 19 tháng 5 năm 2019

Nguyễn Đức Trí

i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 2
1.1. Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ....................................... 2
1.2. Diễn giải môi trƣờng trong hƣớng dẫn du lịch sinh thái tại các khu bảo
tồn/vƣờn quốc gia ở Việt Nam .............................................................................. 3
1.3. Tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch của Vƣờn quốc gia Ba Vì ................... 6
1.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên ......................................................................... 6
1.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn ........................................................................ 7
1.3.3 Hiện trạng quy hoạch các phân khu du lịch tại VQG Ba Vì ........................ 8
1.3.4 Các điều kiện phục vụ tham quan du lịch .................................................. 10
CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 12
2.1.1. Mục tiêu chung:......................................................................................... 12
2.1.2. Các mục tiêu cụ thể: .................................................................................. 12
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 12
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: .............................................................................. 12
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................. 12
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 12
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 13
2.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đối với nội dung 1 ............................................ 13
2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đối với nội dung 2 ............................................ 14
2.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu đối với nội dung 3 ............................................ 14
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ..................................... 16

3.1. Đặc điểm tài nguyên và môi trƣờng trên các tuyến du lịch tại VQG Ba Vì ........ 16
3.1.1. Đặc điểm tài nguyên và môi trƣờng trên tuyến hoa Dã Quỳ .................... 17
3.1.2. Đặc điểm tài nguyên và môi trƣờng trên tuyến suối Ngọc Hoa ............... 19
3.1.3. Đặc điểm tài nguyên và môi trƣờng trên tuyến đỉnh Tiểu Đồng .............. 20
ii


3.1.4. Đặc điểm tài nguyên và môi trƣờng trên tuyến Vƣờn Thực vật ............... 21
3.2 Đặc điểm du khách tham quan VQG Ba Vì .................................................. 23
3.2.1. Thành phần du khách đến tham quan VQG Ba Vì ................................... 23
3.2.2. Đặc trƣng tâm lý và động cơ tham quan của du khách tiềm năng ............ 25
3.3 Kế hoạch diễn giải môi trƣờng trên các tuyến du lịch tại VQG Ba Vì ......... 30
3.3.1 Kế hoạch diễn giải môi trƣờng trên tuyến hoa Dã Quỳ ............................. 30
3.3.2 Kế hoạch diễn giải môi trƣờng trên tuyến suối Ngọc Hoa ........................ 31
3.3.3 Kế hoạch diễn giải môi trƣờng trên tuyến đỉnh Tiểu Đồng ....................... 32
3.3.4 Kế hoạch diễn giải môi trƣờng trên tuyến vƣờn Thực vật ......................... 33
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ TỒN TẠI- KIẾN NGHỊ .................................... 34
4.1. Kết luận ........................................................................................................ 34
4.2. Tồn tại........................................................................................................... 35
4.3. Kiến nghị ...................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 36
PHỤ LỤC

iii


CHỮ VIẾT TẮT
DLST

Du lịch sinh thái


DVDLST& GDMT

Dịch vụ du lịch sinh thái&Giáo dục môi trƣờng

Khu BTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

NN và PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND

Uỷ ban nhân dân

VQG

Vƣờn quốc gia

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Lƣợng khách du lịch đến Ba Vì từ năm 2011-2015 ........................................23
Bảng 2: Lƣợng khách nƣớc ngồi đến VQG Ba Vì từ năm 2011-2015 ........................ 24
Bảng 3: Đối tƣợng du khách tham quan VQG Ba Vì ....................................................25
Bảng 4: Số lần đến VQG Ba Vì của khách du lịch ....................................................... 25
Bảng 5: Các mùa đƣợc khách du lịch muốn đến trong năm .........................................26

Bảng 6: Mục đích của khách du lịch đến vƣờn quốc gia ..............................................27
Bảng 7: Các tuyến du lịch đƣợc quan tâm ở VQG ........................................................ 27
Bảng 8: Phát triển DLST có tác động nhƣ thế nào đến hệ sinh thái VQG ....................28
Bảng 9: Ý kiến của khách về việc quay lai hay không ..................................................28
Bảng 10: Nhận xét của khách du lịch về thực trạng VQG ............................................29
Bảng11. Kế hoạch diễn giải môi trƣờng trên tuyến hoa Dã Quỳ ..................................30
Bảng12 Kế hoạch diễn giải môi trƣờng trên tuyến suối Ngọc Hoa .............................. 31
Bảng 13 Kế hoạch diễn giải môi trƣờng trên tuyến đỉnh Tiểu Đồng ............................ 32
Bảng14 Kế hoạch diễn giải môi trƣờng trên tuyến vƣờn Thực vật ............................... 33

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ các tuyến-điểm du lịch ở Vƣờn quốc gia Ba Vì .......................... 16
Hình 2: Hoa dã quỳ ............................................................................................. 18
Hình 3: Vƣờn thực vât ......................................................................................... 22
Hình 4: Biểu đồ lƣợng khách nƣớc ngồi đến VQG từ năm 2011-2015 ............ 24

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong 16 quốc gia có nguồn tài nguyên đa
dạng sinh học cao trên thế giới. Trên phạm vi cả nƣớc có 166 khu bảo tồn đƣợc
phân hạng bao gồm 31 vƣờn quốc gia, 64 khu dự trữ thiên nhiên, 16 khu bảo tồn
loài – sinh cảnh và 55 khu bảo vệ cảnh quan, trong đó có có Vƣờn Quốc gia Ba
Vì . Đây là nơi còn bảo tồn đƣợc nhiều giá trị cảnh quan ở những sinh cảnh điển
hình; giá trị đa dạng sinh học cao, đặc biệt là sự tồn tại của nhiều loài quý hiếm,
đặc hữu, là tiềm năng để Việt Nam phát triển du lịch sinh thái, hƣớng tới phát

triển du lịch bền vững. Vƣờn Quốc gia Ba Vì là một trong những khu vực có
tiềm năng rất lớn về mặt sinh thái học và du lịch với nguồn tài nguyên du lịch
phong phú và đa dạng. Nhƣng cho đến nay việc khai thác tiềm năng này còn ở
mức nhỏ lẻ. Phát triển du lịch ở đây hiệu quả cao chƣa cao, lƣợng khách du lịch
tăng lên song chỉ tiêu thấp, thu nhập từ hoạt động du lịch chƣa xứng với tiềm
năng. Đứng trƣớc yêu cầu phát triển kinh tế du lịch với quy mô lớn, tốc độ
nhanh, Thành phố Hà Nội cũng nhƣ Vƣờn quốc gia Ba Vì phải đối mặt với
nhiều vấn đề đó là: mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa bảo tồn và phát triển, bảo
vệ, hạn chế và khắc phục những tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trƣờng,
bảo vệ đa dạng sinh học với phát triển du lịch để mang lại nguồn lợi kinh tế cho
địa phƣơng.
Bởi vậy tôi đã xây dựng khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu cơ
sở khoa học cho diễn giải môi trường trên các tuyến du lịch tại Vườn quốc gia
Ba Vì, thành phố Hà Nội”, với mong muốn định hƣớng các nguyên tắc tổ chức
hoạt động du lịch sinh thái tại VQG, để thiết kể một khung diễn giải trên các
tuyến du lịch tại VQG.

1


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Diễn giải là gì?
Diễn giải đƣợc hiểu theo cách đơn giản là “một cách tiếp cận truyền
thông” mà thông qua phƣơng phức diễn đạt và giải thích ngƣời thực hiện sẽ giúp
ngƣời nghe hiểu vấn đề.
- Diễn giải mơi trường là gì?
“Diễn giải mơi trường là q trình hoạt động chuyển từ ngơn ngữ chuyên
ngành môi trường hoặc các lĩnh vực liên quan sang dạng ngơn ngữ và ý tưởng

mà những người bình thường khơng hoạt động trong lĩnh vực mơi trường cũng
có thể hiểu được” (Sam H. Ham, 2001)
Một khái niệm về diễn giải môi trƣờng đƣợc Freeman Tilden (1957) đƣa
ra lần đầu tiên “Một hoạt động giáo dục diễn giải rõ các ý nghĩa và mối quan hệ
trong môi trường thông qua sử dụng các đối tượng có thật, sự tiếp xúc trực tiếp
và các phương tiện minh họa, hơn là chỉ đơn giản cung cấp thông tin sát thực”
Nhƣ trong định nghĩa của Tilden, mặc dù một nhà diễn giải có thể sử
dụng những thông tin xác thực để minh họa hoặc làm rõ nghĩa, nhƣng nhà diễn
giải trƣớc tiên phải cố gắng truyền đạt những ý tƣởng và các ý nghĩa chứ khơng
chỉ đơn thuần là thơng tin đó. Điểm này cho thấy sự khác biệt giữa nhà diễn giải
với ngƣời hƣớng dẫn viên thông thƣờng.
Không chỉ lựa chọn các thơng tin xác thực có mang tính hỗ trợ, minh họa
và làm rõ nghĩa nhƣ một bài giảng thông thƣờng. Diễn giải nhƣ chúng ta sẽ thấy
có mục đích là truyền tài một thơng điệp – một thơng điệp có thể trả lời cho câu
hỏi nhƣ vậy để làm gì?
Một cách định nghĩa khác: Diễn giải môi trường là sử dụng khuyên hay
lời nhắn cụ thể về một vấn đề chủ đạo liên quan đến môi trường
- Thế nào là du lịch sinh thái?
2


Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa bản địa
gắn với giáo dục mơi trƣờng, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền
vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng
- Thế nào là du lịch văn hóa?
Theo định nghĩa của Tổ chức du lich quốc tế (WTO), du lịch văn hóa là
những chuyến đi mà mục đích chính hoặc mục đích bao gồm trong đó là thăm
các địa điểm, sự kiện mà giá trị văn hóa, lịch sử của chúng khiến chúng trở
thành một phần trong di sản văn hóa của một cộng đồng.
Nhƣ vậy, với định nghĩa này có thể thấy tham quan các điểm di sản văn

hóa khơng nhất thiết là động lực chính của một chuyến du lịch văn hóa. Từ đó
chúng ta có thể kết hợp du lịch văn hóa cùng các loại hình khác để tăng hiệu
quả, sự hấp dẫn. Tiêu biểu hiện nay có thể kể đến loại hình “Eco- cultural”
tourism, tức là kết hợp du lịch văn hóa và sinh thái.
1.2. Diễn giải mơi trƣờng trong hƣớng dẫn du lịch sinh thái tại các khu bảo
tồn/vƣờn quốc gia ở Việt Nam
Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát
triển du lịch sinh thái. Việt Nam nằm trong nhóm 16 quốc gia có tính đa dạng
sinh học cao nhất thế giới (WCMC, 1992), là nơi cƣ trú của 21.000 loài thực vật,
gần 12.000 lồi động vật, trong đó có nhiều lồi động thực vật đặc hữu, quý
hiếm có giá trị bảo tồn tồn cầu. Việt Nam có 08 khu đất ngập nƣớc có tầm quan
trọng quốc tế, và cũng đƣợc UNESCO công nhận 10 khu dự trữ sinh quyển thế
giới. Năm 2016, Việt Nam có 31 vƣờn quốc gia, 64 khu dự trữ thiên nhiên, 16
khu bảo tồn loài sinh cảnh, 55 khu bảo vệ cảnh quan. Các khu bảo tồn thiên
nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu đất ngập nƣớc ở trên đã chứa đựng tất cả các
hệ sinh thái đặc trƣng cùng giá trị văn hóa bản địa khơng tách rời khỏi hệ sinh
thái, và các loài quan trọng, điển hình của quốc gia. Đây là nguồn tài nguyên
quý giá để phát triển du lịch sinh thái và diễn giải môi trƣờng trong hƣớng dẫn
du lịch sinh thái trở thành một nghề mới, nhiều triển vọng phát triển ở Việt
Nam.
3


Rất khó có thể đƣa ra mốc thời gian chính xác về hoạt động diễn giải môi
trƣờng đƣợc tổ chức lần đầu tiên ở đâu, các nội dung chính nhƣ thế nào. Nhƣng
có thể tổng quát đƣợc rằng ngay từ khi có đề án triển khai DLST tại một Khu
bảo tồn thiên nhiên, Vƣờn quốc gia hay một vùng sinh thái … thì bộ phận
chuyên trách tại các khu vực đã xây dựng các đề xuất để phát triển DLST. Diễn
giải môi trƣờng là một thuật ngữ mới đƣợc ở Việt Nam từ đầu những năm 2000.
Phần lớn mọi ngƣời hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam

đều còn xa lạ với thuật ngữ này. Tuy nhiên, nếu bạn là hƣớng dẫn viên du lịch ở
các VQG hay bất cứ điểm du lịch nào, hoặc bạn là các nhà khoa học phải thuyết
trình trƣớc cơng chúng (những ngƣời bình thƣờng khơng làm nghiên cứu khoa
học), bạn đang làm cơng tác diễn giải.
Tính nhƣ năm 2000 làm mốc xuất phát cho việc sử dụng thuật ngữ “ diễn
giải mơi trƣờng” tại Việt Nam. Các năm sau đó cũng đã có rất nhiều KBTTN,
VQG thành lập các điểm du lịch, trung tâm du lịch sinh thái có áp dụng đến hình
thức diễn giải mơi trƣờng. Cụ thể nhƣ:
- Ngày 01/04/2011 Vƣờn Quốc gia Bidoup – Núi Bà đã tổ chức lễ ra mắt
Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trƣờng. Trong năm 2011 hai tuyến
du lịch là: Tuyến tham quan thác nƣớc Thiên thai (khu hành chính dịch vụ) và
chinh phục Langbiang đã đƣợc đƣa vào khai thác với mục tiêu “các hoạt động
về diễn giải môi trƣờng với sự hƣớng dẫn, giới thiệu của các cán bộ có chun
mơn về thế giới động thực vật sẽ dẫn dắt du khách đến với những điều lý thú của
thiên nhiên”. Năm 2013 trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trƣờng thực
hiện hoạt động diễn giải mỗi trƣờng với 20 chủ đề xoay quanh đa dạng sinh học
và bảo vệ môi trƣờng tại VQG.
- Ngày 15/7/2014, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số
1852/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án và công nhận Điểm du lịch sinh thái
và diễn giải môi trƣờng Vƣờn thực vật thuộc Vƣờn quốc gia Phong Nha – Kẻ
Bàng theo loại hình du lịch sinh thái, tham quan học tập, diễn giải môi trƣờng.
Từ năm 2014 trở lại đây đã có rất nhiều khách du lịch tới tham quan khu Vƣờn
thực vật tại đây và tham gia dƣới hình thức tham quan diễn giải mơi trƣờng.
4


Một số VQG, KBTTN khác cũng thành lập trung tâm du lịch sinh thái và
diễn giải mơi trƣờng hay phịng giáo dục môi trƣờng và du lịch sinh thái. Do
thời gian nghiên cứu hạn chế nên đề tài chƣa nghiên cứu sâu đƣợc thời gian cụ
thể diễn ra các hoạt động diễn giải môi trƣờng mà chỉ đƣa ra danh sách một số

VQG, KBTTN khác có áp dụng hình thức du lịch sinh thái diễn giải môi trƣờng:
+ VQG Ba Vì – Hà Nội.
+ VQG Cát Bà – Hải Phịng.
+ VQG Cúc Phƣơng – Ninh Bình, Thanh Hóa, Hịa Bình.
+ VQG Xuân Thủy – Nam Định.
+ VQG Bến En – Thanh Hóa.
+ VQG Cát Tiên – Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phƣớc.
+ VQG Cơn Đảo – Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ VQG York Đơn – Đắk Lắk.

Tóm lại tại Việt Nam hình thức diễn giải mơi trƣờng đã đƣợc áp dụng tại
nhiều nơi, bằng nhiều phƣơng thức khác nhau. Nhƣng chƣa có tài liệu nào thống
kê cụ thể hay đƣa ra quy phạm về các nội dung chính, cách thức thiết kế, lập kế
hoạch diễn giải môi trƣờng mà chỉ đƣợc thể hiện qua các bài nói chuyện, bài
tham khảo.
Ở Việt Nam VQG Ba Vì là một trong những VQG tiên phong trong phát
triển dịch vụ du lịch. Hoạt động tổ chức kinh doanh du lịch đƣợc ban quản lý
Vƣờn giao cho Trung tâm DVDLST& GDMT trực tiếp tổ chức hoạt động kinh
doanh, thực hiện quyền và trách nhiệm trong các hoạt động liên doanh, liên kết
kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trƣờng. Trung tâm có các
chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau:
(1). Tổ chức hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trƣờng, kinh
doanh một số dịch vụ khác theo quy chế hoạt động của Trung tâm.
(2). Tổ chức đón tiếp, phục vụ, giới thiệu, hƣớng dẫn, tuyên truyền, giáo
dục về bảo tồn thiên nhiên, môi trƣờng cho các đối tƣợng khách đến tham quan
du lịch.
5


(3). Tổ chức các hoạt động quảng bá, tiếp thị, maketing nhằm thu hút

khách du lịch đến tham quan Vƣờn.
(4). Xây dựng phƣơng án tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch
(phƣơng án kinh doanh, sử dụng lao động, thu nhập, đầu tƣ phát triển…).
(5). Tìm kiếm đối tác và tham mƣu cho Giám đốc Vƣờn tổ chức liên
doanh, liên kết, liên doanh dịch vụ du lịch theo quy hoạch của Vƣờn.
(6). Phối hợp với các đoàn thể, các đội văn nghệ của địa phƣơng tổ chức
các hoạt động giao lƣu văn hóa, văn nghệ với các đồn khách, tạo sân chơi, góp
phần tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên, môi trƣờng
cho du khách.
(7). Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất cho Vƣờn. Tổ chức kinh doanh
dịch vụ du lịch đảm bảo đúng pháp luật và phù hợp với định hƣớng phát triển
của Vƣờn.
Từ năm 1992 đến năm 1999, Vƣờn quốc gia Ba Vì đã tiến hành giao
khốn bảo vệ rừng cho một số hộ gia đình ở địa phƣơng, các hộ này từ năm
1995 đã bắt đầu hợp tác liên kết với nhau hoặc chuyển quyền nhận khoán bảo vệ
rừng cho cá nhân, tổ chức có khả năng để lập các công ty hoạt động du lịch sinh
thái. Tới năm 2000-2002 cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế đất nƣớc,
nhu cầu đi du lịch của ngƣời dân tăng mạnh đã thúc đẩy các đơn vị du lịch có
nhận khốn bảo vệ rừng với Vƣờn đầu tƣ phát triển du lịch sinh thái.
Tại VQG Ba Vì đã có một số nghiên cứu về động thực vật, tính đa dạng
sinh học. Tuy nhiên chƣa có cơng trình nào nghiên cứu để thiết kế khung diễn
giải môi trƣờng trên các tuyến du lịch. Đây là những tài liệu rất bổ ích và quan
trọng trong nghiên cứu và phát triển du lịch sinh thái tại VQG Ba Vì.
1.3. Tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch của Vƣờn quốc gia Ba Vì
1.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Vƣờn quốc gia Ba Vì là nơi là nơi rất đa dạng và phong phú cảnh quan
thiên nhiên hấp dẫn, khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên
ngoạn mục với nhiều con suối bắt nguồn từ núi rừng Ba Vì quanh năm nƣớc
chảy nhƣ Thiên sơn – Suối ngà, Ao Vua, Khoang Xanh, Hồ Tiên Sa. VQG Ba
6



Vì nổi tiếng đa dạng, phong phú về thảm thực vật, ƣớc tính có khoảng 812 lồi
thực vật bậc cao thuộc 472 chi, 99 họ. Rừng nguyên sinh trải rộng 2752 ha, nằm
ở độ cao 1000m, nên nhiệt độ bình quân năm khá lý tƣởng (16 0C), tạo điều kiện
duy trì một lồi thực vật tản di của kỷ Đệ Tam, qua thời kỳ băng hà vẫn cịn sót
lại đó là loài Quyết thân gỗ và các loài thực vật hạt trần. Bên cạnh 18 loài cây
thân gỗ quý hiếm VQG Ba Vì có nhiều lồi đặc hữu mang tên Ba Vì: mua, thu
hải đƣờng, xƣơng cá, cau rừng…và 5 loài cây chƣa đƣợc đề cập trong các tài
liệu đã công bố ở Việt Nam là: kháo lá lớn, re lá xoài, sồ đỏ, dẻ chè, chè quả
lỏm. VQG Ba Vì đang hình thành nên những khu vƣờn chim, vƣờn cây thuốc,
vƣờn xƣơng rồng, vƣờn cây mẫu để góp phần bảo tồn nguồn gen của 117 loài tre
trúc, 70 loài cau dừa, 1200 lồi xƣơng rồng.
Nhƣ vậy VQG Ba Vì có hệ động thực vật phong phú với đủ các loại ƣu
hợp cây con quý hiếm đã trở thành một mơ hình hấp dẫn đã thu hút các nhà khoa
học trong và ngồi nƣớc tiến hành nghiên cứu. Chính sự phong phú đó kết hợp
với các giá trị văn hóa bản địa là nguồn tài nguyên quý giá để có thể tiến hành
khai thác và phát triển DLST ở VQG Ba Vì.
1.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
a) Tài nguyên vật thể
Trong vƣờn có di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Đền Thƣợng, Đền
Trung thờ Tản Viên Sơn Thánh, di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia cứ điểm
600m ghi lại cuộc chiếu đấu của quân và dân ta trong chiến dịch Hịa Bình năm
1951-1952, có trên 100 phế tích thời pháp thuộc nhƣ: nhà Thờ, nhà Tù, trại hè,
Câu lạc bộ sĩ quan, Cô nhi viện... Đặc biệt lên đỉnh núi cao nhất của VQG Ba Vì
có đền thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh xây dựng dựa theo di chúc của bác, có tháp
báo thiên thờ phật.
b) Tài nguyên phi vật thể
Tài nguyên phi vật thể trong VQG Ba Vì tập trung chủ yếu vào lễ hội,
phong tục tập quán, nghề truyền thống, ẩm thục của 7 dân tộc sống chung:

Mƣờng, Kinh, Dao, Thái, Tày, Nùng và Cao Lan.
7


Đặc biệt là dân tộc Dao tài nguyên phi vật thể của họ là tri thức về thuốc
Nam, từ việc tìm kiếm cây thuốc, chế biến đến các bài thuốc gia truyền đƣợc 8
phụ nữ 2 nam giới ngƣời Dao ở 2 thôn Yên Sơn và Hợp Sơn kể lại thơng qua
những câu chuyện của chính mình. Đây lả những bài thuốc quý gắn bó với đời
sống sản xuất của ngƣời Dao, với công dụng chữa các bênh nhƣ: phong tê thấp,
thối hóa khớp, xoang, gan, thận, các bệnh nội tiết và một số bệnh nan y trong
đó trong đó nổi tiếng hơn cả là bài thuốc “Tắm” (chủ yếu là bài thuốc tắm sau
sinh), bài thuốc chữa xƣơng khớp, và bài thuốc chữa trĩ.
1.3.3 Hiện trạng quy hoạch các phân khu du lịch tại VQG Ba Vì
Cốt 400 nằm ở độ cao 400m so với mực nƣớc biển là 1 giải đất khá bằng
phẳng với diện tích 60 ha nằm trên trục chính lên đỉnh núi Ba Vì nơi đây có khí
hậu mát mẻ với hệ sinh thái rừng tự nhiên đặc trung cho vùng nhiệt đới ẩm. Cơ
sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái bao gồm các cơng trình do Vƣờn đầu tƣ xây
dựng, cải tạo đến nay có 6 nhà khách với tổng số khoảng 80 gƣờng; một sân
tennis, 2.2km đƣờng trục Vƣờn thực vật, nhà ăn 100m2; giải khát 60 m2; nhà hội
thảo 200 chỗ ngồi ra cịn có 2km đƣờng đi bộ trong vƣờn thực vật, các bãi cỏ,
sân đốt lửa trại…và phế tích các cơng trình xây dựng, biệt thự từ thời Pháp
thuộc. Hạ tầng kỹ thuật đã đƣợc đầu tƣ hệ thống điện lƣới lƣới quốc gia, hệ
thống lọc, cấp nƣớc từ suối về phục vụ sinh hoạt và các hoạt động khác với quy
mô tạm đủ cho nhu cầu khách du lịch. Du khách cịn đƣợc ngắm nhìn khu vƣờn
thực vật với nhiều loài quý hiếm từ mọi miền đất nƣớc nhƣ: Pơ Mu, Sao Mộc,
Sao Đen, Táu Mật, Sến Mật, Bách Xanh, Thông Tre.... đƣợc các vị lãnh đạo nhà
nƣớc trồng lƣu niệm tại đây và đó đƣợc mệnh danh là khu vƣờn thƣợng uyển
của thế kỉ XXI bên cạnh đó là khu ni thú hoang dã nhƣ: Gấu chó, Gấu ngựa,
Hƣơi sao, Khỉ đi dài. Tại đây cũng có nhiều lồi chim q hiếm nhƣ : họa mi,
sáo đá, vàng anh, khƣớu, ... du khách còn đƣợc tận hƣởng các loài chim đẹp và

sặc sở nhƣ : Gà lôi lam, Niệc, Gà tiền mặt vàng... đây là những lồi chim trong
Sách Đỏ Việt Nam đang đƣợc ni bảo tồn tại đây. Ngồi ra tại cốt 400 du
khách có thể tham gia một số hoạt động thể thao nhƣ: bơi lội, chơi tenis.
8


Cốt 600-700m với diện tích khoảng 80 ha tại đây du khách đƣợc chiêm
ngƣởng vẻ đẹp tuyệt vời của vùng núi Ba Vì, những con suối chảy róc rách suốt
ngày đêm trong một khơng gian n tĩnh tại đây có khoảng gần 100 cơng trình
cũ thời Pháp thuộc, đƣợc xây dựng vào những năm 1930 - 1940. Những cơng
trình này chủ yếu là biệt thự loại nhỏ, ngồi ra cịn có các cơng trình cơng cộng
tƣơng đối lớn nhƣ câu lạc bộ, trại lính, sân bay trực thăng…Hạ tầng khu vực đã
đƣợc đầu tƣ bằng vốn ngân sách tuyến đƣờng trục 3,3km đƣờng nhựa rộng
3,5m. Đơn vị liên kết đã đầu tƣ hệ thống điện lƣới và khôi phục lại một số đoạn
đƣờng đi bộ từ thời Pháp thuộc. Theo một số tài liệu thì khu vực 600-700m vốn
đƣợc quy hoạch để trở thành một khu căn cứ đầu não của Pháp trong cuộc chiến
với Nhật, trƣờng hợp Hà Nội khơng cịn đƣợc an tồn. Dù giả thiết này đúng hay
sai thì việc ngƣời Pháp đã đầu tƣ xây dựng đƣờng sá và những hạng mục cơng
trình này ở đây từ những thời kỳ giao thơng cịn rất khó khăn và khu vực này rất
hẻo lánh, hoang vu cho thấy tầm quan trọng và tiềm năng của núi Ba Vì. Chỉ
riêng một sân bay trực thăng cho thấy đối tƣợng phục vụ của khu vực này thời
đó phải là những nhân vật rất cao cấp. Hiện tại có 9 cơng trình quản lý bảo vệ
diện tích 2700m2 đã đƣợc cải tạo, nâng cấp đủ điều kiện đón khách du lịch, nghỉ
dƣỡng. Tại đây cảnh quan môi trƣờng tự nhiên đã đƣợc chăm sóc, vệ sinh đem
lại cảnh quan mơi trƣờng hấp dẫn du khách đến tham quan, nghỉ dƣỡng. Tại đây
du khách có thể ngắm dịng sơng Đà một cách rõ nét vời bờ cát trắng và những
con thuyền xuôi mái.
Đi tiếp theo đƣờng ô tô khoảng 3km từ cốt 600 sẽ đến Cốt 800 du khách
có thể thấy khác lạ của hệ thực vật rừng đó là nơi chuyển giao của hệ thực vật
nhiệt đới và thực vật á nhiệt đới. Tại cốt 800 rừng giàu hơn tán rừng có độ che

phủ cao hơn so với 2 điểm trƣớc và ở đây có sự xuất hiện các lồi phụ sinh nhƣ
phong lan. Trong vƣờn lan du khách có thể bắt gặp nhiều loài phong lan và địa
lan nhƣ: lan cẩm báo, lan tóc tiên,lan hồ điệp... bên trong khu vƣờn lan cịn ghi
lại dấu tích lịch sử.
Cốt 1100m hiện có một số cơng trình quản lý bảo vệ, đón tiếp khách, dịch
vụ du lịch đƣợc xây dựng nhằm phục vụ khách tham quan lên đền Thƣợng và
9


đền thờ Bác Hồ. Bao gồm: Cơng trình quản lý bảo vệ kết hợp đón tiếp khách
diện tích 70 m2 , hầm để xe 372 m2 , bếp, nhà ăn 303 m2 và 2 nhà bán đồ lƣu
niệm 118 m2, 2 nhà vệ sinh cơng cộng 140 m2. Ngồi ra cịn có hệ thống bể chứa
nƣớc, mái hầm để xe và mái nhà vệ sinh làm sàn để xe máy phục vụ khách tham
quan. Khu cốt 1100m có nhiều điểm nổi tiếng nhƣ: đền thờ Bác Hồ, Tháp Báo
Thiên, Đền Thƣợng...
1.3.4 Các điều kiện phục vụ tham quan du lịch
a) Đƣờng giao thơng
Đƣờng cao tốc Láng Hịa Lạc độ dài 30km nối từ thủ đô Hà Nội và các
tỉnh thành khác tới Ba Vì. Đƣờng 21A và đƣờng Hồ Chí Minh chạy dọc BắcNam nối các tỉnh trên cả nƣớc. Đƣờng thủy sơng Đà chạy dƣới chân Ba Vì sẻ
đƣa khách du lịch từ các tỉnh thành Tây Bắc về.
Đƣờng hàng khơng có sân bay Hịa Lạc đƣợc xác định là sân bay nội địa
trong tƣơng lai sẻ tạo điều kiện cho khách du lịch mọi miền tổ quốc đến Ba Vì
nhanh chóng hơn.
b) Hệ thống cung cấp điện nƣớc
Hiện nay VQG đã xây dựng đƣợc trạm cung cấp nƣớc sạch phục vụ cho
sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên hê thơng thốt nƣớc của các cơ sở trong địa bàn
chủ yếu là thấm xuống đất chƣa có biện pháp nào xử lý trƣớc khi thấm. Vì vậy
đây là vấn đề đƣợc ngƣời dân và ban quản lý quan tâm kịp thời để nhằm đảm
bảo vệ sinh môi trƣờng, tránh ô nhiễm khu vực.
Khu điều hành và một số xã đƣợc đầu tƣ xây dựng hệ thống điện lƣới

quốc gia đảm bảo thuận tiện sinh hoạt và sử dụng các phƣơng tiện thiết yếu cho
nhu cầu của du khách. Tuy nhiên những xã vùng sâu vùng xa nhất vẫn phải dùng
máy phát điện cở nhỏ.
c) Hệ thống thông tin liên lạc
VQG Ba Vì nằm gần thành phố Hà Nội nên việc thơng tin liên lạc khá là
thuận lợi du khách có thể thơng tin qua đƣờng bƣu chính viễn thơng hoặc qua
các trang web của quản lý của vƣờn và một số doanh nghiệp để có thể đặt đƣợc
các dịch vụ. Tại khu văn phòng VQG cũng đã lắp đặt điện thoại nhƣng chủ yếu
10


phục vụ cho lãnh đạo vƣờn. Hệ thống truyền hình truyền thanh chỉ đƣợc phủ
sóng phần nhỏ khu vực nên việc cung cấp thơng tin đến ngƣời dân rất khó khăn.
d) Các điều kiện phục vụ khác
Nét độc đáo văn hóa của ẩm thực là ở mỗi miền quê là những dấu ấn mà
du khách chẳng thể nào quên. Các món ăn truyền thống của cộng đồng dân tộc
miền núi ở đây nhƣ cơm lam, cá sông Đà, thịt dê non, bánh sữa Ba Vì ... thƣởng
thức cùng bình rƣợu cần ủ thực sự là những trải nghiệm khó quên trong chuyến
đi. Du khách có thể nghỉ qua đêm tại nhà ngƣời dân tộc. Ở đó du khách sẻ có cơ
hội trải nghiệm cuộc sống hằng ngày của ngƣời dân bản địa. Chủ nhà chuẩn bị
bữa ăn và chỗ ngủ cho du khách rất chu đáo.
Quà lƣu niệm là những trang phục thổ cẩm do chính tay ngƣời dân địa
phƣơng làm ra, các món ăn truyền thống và một số sản phẩn đặc trƣng khác của
địa phƣơng.

11


CHƢƠNG 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung:
Góp phần gia tăng giá trị các sản phẩm du lịch sinh thái nhằm thu hút
lƣợng khách du lịch tiềm năng; đồng thời định hƣớng tổ chức hoạt động giáo
dục môi trƣờng cho du khách.
2.1.2. Các mục tiêu cụ thể:
- Xác định các yếu tố quan trọng có khả năng hấp dẫn du khách; cũng nhƣ
những điểm nhạy cảm sinh thái cần hạn chế hoạt động của du khách.
- Xác định nhu cầu trải nghiệm thiên nhiên của đối tƣợng du khách tiềm
năng.
- Định hƣớng kế hoạch diễn giải môi trƣờng trên một số tuyến du lịch tại
Vƣờn quốc gia Ba Vì.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái
tại VQG Ba Vì và đặc điểm xã hội học của nhóm du khách tiềm năng.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Xem xét đặc điểm tài nguyên và môi trƣờng trên bốn (04) tuyến du lịch và
đặc điểm xã hội học của các đối tƣợng du khách đến tham quan Vƣờn quốc gia
Ba Vì vào thời kỳ Xuân Hè.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Điều tra ghi nhận thông tin về tài nguyên thiên nhiên trên các
tuyến du lịch tại VQG Ba Vì; cũng nhƣ kiến thức bản địa có liên quan.
Nội dung 2: Điều tra xã hội học đối với các du khách tiềm năng đến tham
quan VQG Ba Vì.
Nội dung 3: Thiết kế thơng điệp và lựa chọn phƣơng thức diễn giải phù
hợp trên mỗi tuyến du lịch tại VQG Ba Vì.
12



2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu đối với nội dung 1
2.4.1.1. Thu thập các nguồn tài liệu
Kế thừa các tài liệu, tƣ liệu, kết quả của các cơng trình nghiên cứu trong
nƣớc để khái qt và hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ hệ sinh thái đồng
thời kế thừa một số tài liệu, nghiên cứu liên quan của Vƣờn, số liệu liên quan
đến kinh tế - xã hội, tổng lƣợng khách lên Vƣờn, tiền vé tham quan thắng cảnh,
tiền du khách sử dụng dịch vụ trong Vƣờn.
- Thu thập các thông tin, tài liệu từ sách báo, intenet, bản đồ (bản đồ hiện
trạng phân bố tài nguyên, bản đồ du lịch) cũng nhƣ các dữ liệu vƣờn quốc gia
cung cấp về các hoạt động du lịch sinh thái.
2.4.1.2. Khảo sát thực tế theo các tuyến- điểm du lịch
Điều tả theo tuyến nhằm đánh giá hiện trạng DLST, các tài nguyên
DLST, và xác định các tuyến DLST tiềm năng, Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành
trên các địa điểm có tiềm năng phát triển DLST nhƣ các đỉnh núi, hang động,
thác nƣớc, các khu vực có cảnh quan đẹp, khu vực có các lồi động thực vật
tiềm năng… Qúa trình điều tra thực hiện trên các tuyến và điểm tiềm năng du
lịch .
Phƣơng pháp này đƣợc điều tra nhƣ sau:
Tiến hành điều tra theo các tuyến điểm
- Các điểm du lịch tâm linh : 6 điểm (Đền Thƣợng, Đền thờ Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Tháp Báo Thiên, Đền Trung, chùa Tản Viên, chùa Kho và đền Bảo
Linh Sơn, động Ngọc Hoa).
- Các tuyến du lịch khám phá thiên nhiên: 2 tuyến (Tuyến hoa dã quỳ,
Tuyến suối Ngọc Hoa).
- Các tuyến, điểm nghiên cứu khoa học, thực tập : 2 tuyến (Tuyến Đỉnh
Tiểu Đồng, tuyến Vƣờn Thực Vật).
- Các phế tích thời Pháp thuộc: 4 tuyến (Khu trại hè Pháp, Tuyến Vách
Đá Trắng, Di tích căn cứ điểm 600, Trại cô Nhi Viện).
13



- Trong q trình theo chân đồn khách du lịch , nghe hƣớng dẫn viên
giới thiệu , để điền vào phiếu điều tra các tài nguyên họ giới thiệu đến di khách
- Bên cạnh đó hƣớng dân viên có thể chƣa để ý những điều thu hút khách
du lịch nhƣ địa hình cảnh quan, động thực vật khí hậu... thì chúng ta tìm hiểu để
điền vào phiếu điều tra để lòng gép vào nội dung hƣớng dẫn.
2.4.1.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Thống kê tài nguyên và các hoạt động của du khách trên tuyến- điểm du
lịch
- Dùng excel và word để thống kê các tài nguyên trong quá trình nghiên cứu
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu đối với nội dung 2
2.4.2.1. Điều tra xã hội đối với các du khách tiềm năng đến tham quan VQG Ba Vì
Phỏng vấn khách du lịch để thu thập số liệu theo mẫu sau:
PHIẾU ĐIỀU TRA
VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI Ở VƢỜN QUỐC GIA BA VÌ
(Dành cho khách du lịch)
(có file ở phụ lục)
2.4.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng một số nhóm hàng thơng dụng và cơ bản nhƣ logic, toán học,
thống kê, chuỗi, ngày tháng.... trong excel để thống kê lại các số liệu.
- Sử dụng các số liệu trong excel để vẽ biểu đồ, diễn giải các số liệu thu
thập đƣợc để xử lý các thông tin định lƣợng trong bảng câu hỏi.
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đối với nội dung 3
2.4.3.1. Thiết kế thông điệp và lựa chọn phương thức diễn giải phù hợp trên mỗi
tuyến du lịch sinh thái tại VQG Ba Vì
Lựa chọn thông điệp phù hợp trên mỗi tuyến du lịch sinh thái. Yêu cầu
thông điệp phải ngắn gọn, dễ hiểu, truyền đạt đƣợc thông tin bảo vệ môi trƣờng,
bảo vệ ĐDSH.
Lựa chọn phƣơng thức (nội dung, phƣơng pháp, thiết bị hỗ trợ) diễn giải

phù hợp trên mỗi tuyến du lịch xem chim, cũng nhƣ phù hợp với đối tƣợng sinh
viên.
14


Bài diễn giải cần tuân theo tiến trình:
(1). Đƣa ra thơng điệp chính của bài diễn giải
(2). Giới thiệu sơ lƣợc về tuyến-điểm du lịch
(3). Những tài nguyên du lịch nổi bật thu hút du khách
(4). Những nguyên tắc cần thiết khi phỏng vấn du khách
(5). Giới thiệu về các loại hình du lịch sinh thái trên tuyến và mối liên hệ
với môi trƣờng tự nhiên và xã hội
(6). Một lần nữa nhấn mạnh thông điệp và gắn kết với các thông tin đã
đƣa ra trong bài diễn giải
2.4.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Từ những số liệu đã thu thập từ công tác nghiên cứu, khảo sát thực địa
và kết quả điều tra phỏng vấn sẻ tiến hành thống kê, phân tích, xử lý, để đƣa ra
kết quả để làm căn cứ cho bài báo cáo.
- Sử dụng một số nhóm hàng thơng dụng và cơ bản nhƣ logic, toán học,
thống kê, chuổi, ngày tháng.... trong excel để thống kê lại các số liệu.
- Sử dụng các số liệu trong excel để vẻ biểu đồ, diễn giải các số liệu thu
thập đƣợc để xử lý các thông tin định lƣợng trong bảng câu hỏi.

15


CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm tài nguyên và môi trƣờng trên các tuyến du lịch tại VQG BaV
ì

Hiện tại Vƣờn quốc gia Ba Vì có 6 điểm và 8 tuyến du lịch (Hình1) Bao gồm:
Sáu (06) điểm du lịch tâm linh: (1) Đền Thƣợng; (2) Đền thờ Chủ tịch Hồ
Chí Minh; (3) Tháp Báo thiên; (4) Đền Trung& chùa Tản Viên; (5) Chùa Kho &
đền Bảo Linh Sơn; (6) Động Ngọc Hoa.

Hình 1. Sơ đồ các tuyến-điểm du lịch ở Vườn quốc gia Ba Vì

16


Hai (02) tuyến du lịch khám phá thiên nhiên: (1) Tuyến hoa Dã quỳ; (2).
Tuyến suối Ngọc Hoa.
Hai (02) tuyến du lịch khảo nghiệm: (1) Tuyến đỉnh Tiểu Đồng; (2)
Tuyến Vƣờn thực vật.
Bốn (04) tuyến du lịch tham quan các phế tích thời Pháp thuộc: (1) Khu
trại hè Pháp; (2) Tuyến vách đá Trắng; (3) Di tích căn cứ điểm 600; (4) Trại cơ
Nhi Viện.
Mục tiêu chính là gia tăng giá trị các sản phẩm du lịch sinh thái nhằm thu
hút lƣợng khách du lịch tiềm năng, nên đề tài đã lựa chọn khảo sát 4 tuyến là:
(1). Tuyến hoa Dã quỳ; (2). Tuyến suối Ngọc Hoa; (3). Tuyến đỉnh Tiểu Đồng
và; (4). Tuyến Vƣờn thực vật. Tuy nhiên có thay đổi một chút về phạm vi quan
sát cũng nhƣ chiều dài tuyến so với quy hoạch hiện tại của VQG Ba Vì.
3.1.1. Đặc điểm tài ngun và mơi trường trên tuyến hoa Dã Quỳ
- Vị trí: Đi cuối khu du lịch cốt 400m, rẽ trái 250m sẽ đến rừng hoa dã quỳ.
- Mơ tả hành trình, sản phẩm du lịch: Rừng hoa dã quỳ gồm 5 khu, diện
tích hơn 7 ha. Đƣờng đi bộ giữa rừng hoa, đƣợc lát bê tông rộng 1,2 đến 1,5m
dài khoảng 2km, nối với đƣờng trục chính đối diện lối rẽ động Ngọc Hoa. Nhƣ
đã hẹn trƣớc, cứ vào dịp cuối mùa thu, đầu mùa đơng, trên núi Ba Vì lồi hoa
cúc quỳ lại nở rộ khoe sắc vàng rực rỡ giữa rừng đại ngàn tràn đầy sức sống
mãnh liệt, biểu tƣợng cho tình yêu chung thủy, tỏ ý kiêu hãnh không bao giờ

chịu khuất phục, nhƣ thách thức với sự khắc nhiệt của thiên nhiên.
Giữa bạt ngàn rừng xanh của Vƣờn quốc gia Ba Vì, một màu vàng rực rỡ của
lồi hoa Cúc quỳ ẩn hiện bên sƣờn núi tạo lên bức tranh lớn tự nhiên nhƣ những
tấm thảm của tạo hóa.
Từ trung tâm thủ đô Hà Nội, du khách chỉ mất khoảng 1 giờ xe ơ tơ là có
thể đƣợc dạo bộ cùng bạn bè và ngƣời thân, để đắm chìm giữa màu vàng hoang
dại đầy ắp những mộng mơ của rừng hoa cúc quỳ, để tận hƣởng hƣơng vị và
cảnh sắc tự nhiên đã từng làm mê hoặc bao ngƣời trong một tiết trời se se lạnh
của một mùa đông đến sớm tại Vƣờn quốc gia Ba Vì.
17


Hình 2: Hoa dã quỳ
3.1.1.1. Các yếu tố quan trọng có tiềm năng hấp dẫn du khách trên tuyến hoa
Dã Quỳ
Hoa cúc quỳ hay còn gọi là hoa dã quỳ, hoa sơn quỳ, hoa hƣớng dƣơng
dại… có ý nghĩa thể hiện sức sống mãnh liệt, biểu tƣợng cho tình yêu chung
thủy, tỏ ý kiêu hãnh không bao giờ chịu khuất phục, nhƣ thách thức với sự khắc
nhiệt của thiên nhiên. Đƣợc ngƣời Pháp đƣa về trồng trên núi Ba Vì từ những
năm 30 của thế kỷ trƣớc.
Hiện nay hoa Cúc quỳ phân bố tự nhiên giữa những vạt rừng xanh của
Vƣờn quốc gia Ba Vì, mùa hoa Cúc quỳ bắt đầu nở vào khoảng từ đầu tháng 11
đến trung tuần tháng 12 dƣơng lịch hàng năm.
3.1.1.2. Những điểm nhạy cảm sinh thái, cần hạn chế hoạt động của du khách
trên tuyến hoa Dã Quỳ
Những vấn đề cần lƣu ý khi tham gia trải nghiệm tuyến ngắm hoa dã quỳ:
+ Đối với hoạt động trải nghiệm tuyến ngắm hoa dã quỳ: Phải mua vé,
thực hiện để xe đúng quy định, nghe theo hƣớng dẫn viên và du khách tham gia
trải nghiệm.


18


×