Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Thiết kế mô hình xử lý rác thải hữu cơ của trường đại học lâm nghiệp bằng công nghệ ủ phân compost

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.44 KB, 57 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt bốn năm học tập tại trường đại học Lâm Nghiệp, khóa học
2011 – 2015, em ln được các thầy cô giáo trong nhà trường tận tâm truyền
đạt các kiến thức về mặt lý thuyết chuyên ngành khoa học môi trường và giúp
em trang bị những kinh nghiệm, kỹ năng khi ứng dụng lý thuyết vào thực
tiễn. Để hồn thành khóa học của mình, em tiến hành thực hiện đề tài “Thiết
kế mơ hình xử lý rác thải hữu cơ của trường Đại học Lâm Nghiệp bằng
công nghệ ủ phân compost”.
Để có thể hồn thành tốt đề tài của mình, em khơng những nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo trong nhà trường mà cịn có sự
động viên từ bạn bè và gia đình.
Trước tiên cho phép em gửi lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc đến
các thầy cô giáo trong nhà trường, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Quản lý tài
nguyên rừng và môi trường đã tận tâm dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho em trong
suốt q trình học tập tại trường và giúp em có thể thực hiện đề tài này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Bùi Xuân Dũng, người
trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Thầy ln nhiệt
tình giúp đỡ, đưa ra những lời khuyên thiết thực nhất, giúp em có hướng đi đúng
đắn cho đề tài của mình và giúp đề tài của em hoàn thành đúng thời hạn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn sát
cánh, động viên em trong suốt quá trình học tập và giúp em có được động lực
để hồn thành đề tài.
Với kiến thức tích lũy được trong suốt bốn năm học tập cùng với sự nỗ
lực của bản thân, kế thừa tài liệu và đúc rút từ kinh nghiệm của các anh chị
khóa trước, em đã cố gắng hồn thiện tốt nhất đề tài của mình. Tuy nhiên, do
lượng kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, thời gian thực
hiện ngắn do vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong các thầy
cơ giáo sửa chữa và góp ý để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 03 tháng 6 năm 2015
Sinh viên thực hiện


Lê Thị Ngọc Mai


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Ý nghĩa

1

CTR

Chất thải rắn

2

ĐHLN

Đại học Lâm Nghiệp

3

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

4


CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, q trình đơ thị
hóa, hiện đại hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là đối với thành phố
Hà Nội - là Thủ đô, cũng là một trong những thành phố lớn và phát triển bậc
nhất của nước ta. Quá trình phát triển về kinh tế cũng đi đôi là sự tồn tại của
các vấn đề về môi trường ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là sự phát sinh
khối lượng chất thải rắn ngày càng nhiều đã và đang ảnh hưởng không nhỏ
đến môi trường cũng như chất lượng cuộc sống.
Đại học Lâm Nghiệp – một trong những trường đại học có quy mơ lớn
đứng đầu cả nước với tổng diện tích là 160 ha, bao gồm khuôn viên và khu
rừng thực nghiệm cùng các cơng trình, cơ sở vật chất đã xây dựng đáp ứng
nhu cầu giảng dạy cho hơn 10.000 sinh viên, đáp ứng nhu cầu nhà ở và sinh
hoạt cho gần 6.000 sinh viên và giáo viên. Với đặc thù như vậy, hàng ngày đã
tạo ra một lượng rác thải sinh hoạt rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay nhà trường
đang áp dụng giải pháp tập trung thu gom và xử lý rác thải ngay tại trường
(khu vực rừng thực nghiệm) bằng biện pháp chôn lấp. Điều đáng quan tâm là
rác thải không được phân loại và phun chế phẩm trước khi đem chôn lấp, bãi
chôn lấp không được thiết kế đúng tiêu chuẩn đang trở thành vấn đề đáng lo
ngại cho mơi trường khu vực núi Luốt nói riêng và tồn khu vực Thị trấn
Xuân Mai nói chung.
Nhằm đánh giá tác động và đề xuất giải pháp để giảm thiểu các vấn đề
tiêu cực đó, nhiều đề tài đã tiến hành nghiên cứu tại khu vực núi Luốt trường
ĐHLN và thu được nhiều kết quả có ý nghĩa, cụ thể: Đề tài nghiên cứu của
Trần Thị Hương và các cộng sự năm 2014 đã xác định được khối lượng và

thành phần rác thải phát sinh tại trường ĐHLN và đưa ra được mơ hình thiết
kế cho bãi chơn lấp mới đạt tiêu chuẩn; Nhóm tác giả Phùng Quốc Tuấn Anh,
Nguyễn Chiến Thắng, Ngô Thị Minh Hoa (2005) đã nghiên cứu đánh giá
được hiện trạng, nhu cầu xử lý rác thải nói riêng và quản lý tổng hợp nói
chung tại khu vực nghiên cứu. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu các tác
1


giả đã cho thấy khả năng làm tăng tốc độ phân huỷ rác hữu cơ bằng chế phẩm
sinh học EM và Bokashi, tăng hiệu quả xử lý. Tuy nhiên thì các đề tài này chỉ
dừng lại ở mức đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp mang tính chung
chung cho tất cả lượng rác thải phát sinh tại trường ĐHLN mà chưa đề cập
đến công tác phân loại rác thải và đưa ra biện pháp cụ thể để xử lý từng loại
rác, đặc biệt là đối với lượng lớn rác hữu cơ phát sinh.
Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, tôi đã lựa chọn đề tài “Thiết kế mơ
hình xử lý rác thải hữu cơ của trường Đại học Lâm Nghiệp bằng công
nghệ ủ phân compost” để xử lý rác hữu cơ – thành phần rác thải chủ yếu phát
sinh tại trường ĐHLN nhằm giảm thiểu lượng rác thải thải ra môi trường, tận
dụng rác thải để tạo phân vi sinh và nâng cao hiệu quả quản lý rác thải tại
trường ĐHLN

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Thực trạng phát sinh và xử lý rác thải
1.1.1 .Thực trạng phát sinh và xử lý rác thải trên Thế Giới
1.1.1.1. Thực trạng phát sinh rác thải
Nhìn chung, lượng rác thải phát sinh ở mỗi nước trên thế giới là khác
nhau, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của

người dân nước đó. Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng
GDP tính theo đầu người. Tỷ lệ phát sinh rác thải theo đầu người ở một số
thành phố trên thế giới: Băng Kok (Thái Lan) là1,6kg/người/ngày; Singapore
là 2kg/người/ngày; Hồng Kông là 2,2kg/người/ngày; NewYork (Mỹ) là
2,65kg/người/ngày.
Tỷ lệ CTR phát sinh trong dịng CTR đơ thị rất khác nhau giữa các
nước. Theo ước tính, tỷ lệ chiếm tới 60-70% ở Trung Quốc (Gao et al.2002);
chiếm 78% ở Hồng Kông; 48% ở Philipin và 37% ở Nhật Bản; chiếm 80% ở
nước ta. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, nước có thu nhập cao chỉ có
khoảng 25-35% chất thải sinh hoạt trong tồn bộ dịng CTR đơ thị[10]
+ Tại Anh: Số liệu thống kê tổng lượng chất thải ở Anh cho thấy hàng
năm Liên hiệp Anh tạo ra 307 triệu tấn chất thải, trong đó ước tính 46,6 triệu
tấn chất thải sinh học và chất thải dạng tương tự phát sinh ở Anh, trong đó
60% chơn lấp, 34% được tái chế và 6% được thiêu đốt. Chỉ tính riêng rác thải
thực phẩm, theo dự án khảo sát được thực hiện từ tháng 10/2006-3/2008, chất
thải thực phẩm từ hộ gia đình nhiều hơn tới hàng tấn so với chất thải bao bì
chiếm 19% chất thải đơ thị. Hàng năm hộ gia đình ở Anh phát sinh 6,7 triệu
tấn chất thải thực phẩm, ở England là 5,5 triệu tấn, trong đó 4,1 triệu tấn là
thực phẩm có thể sử dụng được. Trung bình mỗi hộ gia đình thải ra 276 kg
chất thải thực phẩm/năm hay 5,3 kg/tuần, trong đó 3,2 kg vẫn có thể sử dụng
được[11]
+ Tại Nhật Bản: Theo số liệu thống kê của Bộ TN & MT Nhật Bản,
hàng năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác
3


công nghiệp (397 triệu tấn). Trong tổng số rác thải trên, có khoảng 5% rác
thải phải đưa tới bãi chơn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế.
Số còn lại được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Với
rác thải sinh hoạt của các gia đình, khoảng 70% được tái chế thành phân bón

hữu cơ, góp phần giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón[11]
+ Tại Singapore: Mỗi ngày thải ra khoảng 16.000 tấn rác. Rác ở
Singapore được phân loại tại nguồn (nghĩa là nhà dân, nhà máy, xí nghiệp...).
Nhờ vậy 56% số rác thải ra mỗi ngày (9.000 tấn) quay lại các nhà máy để tái
chế. Khoảng 41% (7.000 tấn) được đưa vào bốn nhà máy thiêu rác để đốt
thành tro. Mỗi ngày chừng 1.500 tấn tro rác cùng với 500 tấn rác không thể
đốt được sẽ lên sà lan trực chỉ Semakau Landfill. Như vậy khối lượng từ
16.000 tấn rác mỗi ngày, sau khi đốt rác Singapore chỉ cần bãi đổ rác cho hơn
10% lượng rác đó, xấp xỉ 2.000 tấn. Trong khi đó, ở Việt Nam đặc biệt là
TP.HCM thải ra khoảng 8.000 tấn rác (bằng 1/2 Singapore) nhưng phải tìm
chỗ chơn lấp cho một lượng rác thải gấp bốn lần Singapore. Ngoài ra,
Singapore còn tận dụng nhiệt năng sinh ra trong khi đốt rác để dùng cho việc
chạy máy phát điện đủ cung cấp 3% tổng nhu cầu điện của Singapore[8]
+ Tại Nga: Mỗi người bình qn thải ra mơi trường 300 kg
rác/người/năm. Tương đương một năm nước này thải ra môi trường khoảng
50 triệu tấn rác, riêng thủ đô Matxcova là 5 triệu tấn/năm[11]
Theo Ngân hàng Thế giới, các đô thị của Châu Á mỗi ngày phát sinh
khoảng 760.000 tấn chất thải rắn đơ thị. Đến năm 2025, dự tính con số này sẽ
tăng tới 1,8 triệu tấn/ngày.

4


Bảng 1.1.1. Phát sinh CTR đô thị ở một số nước Châu Á[11]

Quốc gia

Năm

Trung Quốc


2000

Hồng Kông

2003

Ấn Độ
Indonesia

2002
1995

Hàn Quốc

2002

Malaysia
Philipin

2002
2002

Đài Loan

2002

Thái Lan
Thổ Nhĩ Kỳ


2002
2001

Tỷ lệ phát Lượng
Tỷ lệ phát
Dân số
Lượng phát
sinh
RTSH
GDP/
sinh RTSH
(triệu
sinh CTRĐT
MSW/
(nghìn
người
(kg/người/
người)
(kilơtấn/năm) người/
tấn/
ngày)
ngày
năm)
1267,4 856
130320
1,701 781933
1,023
2380
6,8
34404

1,39
27004
1,09
0
1052,0 471
- 0,2-0,55
6
194,8 1038
0,76
1001
47,6
181897
1,05
3
24,5 3868
- 0,88-1,448
76,5 978
106709 0,5-0,79
1257
22,6
797010
0,97
0
62,8 5430
1431711
0,62
68,5 2146
2510012
1,00
0,57


(Nguồn: Waste management and recycling in Asia, IGES, 2005)
Thành phần rác ở các nước trên thế giới là khác nhau tùy thuộc vào thu
nhập và mức sống của mỗi nước. Nước có nền cơng nghiệp phát triển thì
thành phần các chất vô cơ trong rác thải phát sinh chiếm đa số, lượng rác này
là nguyên liệu cho ngành công nghiệp tái chế. Hàng năm nước Mỹ phát sinh
một khối lượng rác lên tới 10 tỷ tấn. Trong đó, rác thải từ quá trình khai thác
dầu mỏ chiếm 75%, hoạt động nông nghiệp chiếm 13%; hoạt động công
nghiệp chiếm 9,5%; rác thải từ cặn cống thoát nước chiếm 1%; rác thải sinh
hoạt chiếm 1,5% .
1.1.1.2. Các phương pháp xử lý rác thải trên thế giới
Hiện nay vấn đề quản lý, xử lý rác thải ở các nước trên thế giới ngày
càng được quan tâm. Đặc biệt đối với các nước phát triển, vấn đề này càng
được tiến hành chặt chẽ, từ ý thức thải bỏ rác thải của người dân, quá trình
phân loại tại nguồn, thu gom, tập kết rác thải tới các trang thiết bị thu gom,
vận chuyển theo từng loại. Quy định đối với việc thu gom, vận chuyển, xử lý
5


rác thải được quy định chặt chẽ, rõ ràng, đầy đủ trang thiết bị phù hợp hiện
đại. Sự khác biệt giữa quản lý rác thải của các nước phát triển đối với các
nước đang phát triển đó là có sự tham gia của cộng đồng
+ Tại Đức: Hiện nay, Đức đang dẫn đầu trên thế giới về công tác tái
chế rác thải. Việc phân loại rác đã được thực hiện nghiêm túc ở Đức từ năm
1991. Rác bao bì gồm hộp đựng thức ăn, nước hoa quả, máy móc bằng nhựa,
kim loại hay carton được gom vào thùng màu vàng, thùng xanh dương cho
giấy, thùng xanh lá cây cho rác sinh học, thùng đen cho thủy tinh. Những lò
đốt rác hiện đại của nước Đức hầu như khơng thải khí độc ra môi trường.
Das Duele System Deutschland (DSD) – “Hệ thống hai chiều của Đức”
được các nhà máy tái chế sử dụng để xử lý các loại rác thải, nhiều nhà máy đã

chi khoản phí gần 1,2 tỷ USD để sử dụng công nghệ trên. Tại các dây chuyền
phân loại, các camera hồng ngoại hoạt động với tốc độ 300.000km/s để phân
loại 10 tấn vật liệu mỗi giờ. Ống hơi nén được điều khiển bằng máy tính đặt ở
các băng chuyền có nhiệm vụ tách riêng từng loại vật liệu. Sau đó rác thải sẽ
được rửa sạch, nghiền nhỏ và nấu chảy. Quá trình trên sẽ cho ra granulat - là
một nguyên liệu thay thế dầu thô trong công nghiệp hoặc làm chất phụ gia.
Giáo dục ý thức BVMT cho trẻ nhỏ bắt đầu từ việc phân loại rác là một
trong những phương pháp mà những nhà quản lý tại Đức đã áp dụng. Rác
được phân loại triệt để là điều kiện để tái chế, xử lý rác trở nên thuận lợi và dễ
dàng. Từ đó, khái niệm về rác thải dần được thay thế bằng nguồn tài sản tiềm
năng, mang lại lợi nhuận đáng kể nếu biết đầu tư vào việc cải tiến công
nghệ[11]
+ Tại Nhật Bản: Nhật Bản chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền
thống với dòng nguyên liệu xử lý theo một hướng sang chu trình xử lý ngun
liệu theo mơ hình 3R (reduce, reuse, recycle). Về thu gom CTRSH, các hộ gia
đình được yêu cầu phân chia rác thành 3 loại :
- Rác hữu cơ dễ phân hủy được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy
sản xuất phân compost;
6


- Loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả tái chế không cao, nhưng cháy
được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng;
- Rác có thể tái chế thì được đưa các nhà máy tái chế.
Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc
khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư
vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Công ty vệ sinh
thành phố sẽ cho ơ tơ đến đem các túi rác đó đi. Nếu gia đình nào khơng phân
loại rác, để lẫn lộn vào một túi thì ban giám sát sẽ báo lại với cơng ty và ngay
hơm sau gia đình đó sẽ bị công ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền. Với các

loại rác cồng kềnh như tivi, tủ lạnh, máy giặt,... thì quy định vào ngày 15 hàng
tháng đem đặt trước cổng đợi ô tô đến chở đi, không được tuỳ tiện bỏ ở hè
phố. Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy
được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không
cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chơn sâu trong lịng đất. Cách xử lý
rác thải như vậy vừa tận dụng được rác vừa chống được ô nhiễm môi trường.
Túi đựng rác là do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng. Việc thu gom rác ở
Nhật Bản không giống như ở Việt Nam. Rác thải từ hộ gia đình thuộc trách
nhiệm quản lý của Nhà nước, còn từ các công ty, nhà máy... cho tư nhân đấu
thầu hoặc các cơng ty do chính quyền địa phương chỉ định. Các doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất phải tự chịu trách nhiệm về lượng rác thải công nghiệp của họ
và điều này được quy định bằng các điều luật về BVMT[15]
+ Tại Trung Quốc: Mức phát sinh trung bình lượng CTR ở Trung
Quốc là 0,4 kg/người/ngày, ở các thành phố mức phát sinh cao hơn là 0,9
kg/người/ngày, so với Nhật Bản tương ứng là 1,1 kg/người/ngày và 2,1
kg/người/ngày. Tuy nhiên, do mức sống tăng, mức phát sinh CTR trung bình
vào năm 2030 sẽ vượt 1kg/người/ngày. Sự tăng tỷ lệ này do dân số đô thị tăng
nhanh, dự báo sẽ tăng gần gấp đôi, từ 456 triệu năm 2000 lên 883 triệu vào
năm 2030. Điều này làm cho tốc độ phát sinh CTR của Trung Quốc sẽ tăng
lên nhanh chóng.
7


Hiện nay, trong lĩnh vực quản lý chất thải ở Trung Quốc đã có nhiều
cải tiến đáng kể. Hầu hết các thành phố lớn đang chuyển dần sang áp dụng
biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh như là biện pháp xử lý chủ yếu. Các biện pháp
chôn lấp cải tiến và lợi ích ngày càng tăng phù hợp với nhu cầu quản lý chất
thải đang ở mức báo động tại Trung Quốc. Mặc dù tốc độ cải tiến quản lý
CTR là đáng kể, song Trung Quốc khơng có khả năng đáp ứng nhu cầu dịch
vụ chất thải ngày càng tăng, yêu cầu đối với các hệ thống xử lý an tồn cho

mơi trường và đảm bảo nguồn chi phí[17]
+Tại Singapore: Nhiều năm qua, Singapore đã hình thành một cơ chế
thu gom rác rất hiệu quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai
cho các nhà thầu. Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên
một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm. Singapore có 9 khu vực thu gom rác
sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được thu gom và xử lý
theo chương trình tái chế quốc gia.
Có thể nói Singapore được xem là một quốc gia có mơi trường xanh,
sạch, đẹp của thế giới. Chính phủ rất coi trọng việc BVMT. Cụ thể là pháp
luật về mơi trường được thực hiện một cách tồn diện, là công cụ hữu hiệu
nhất để đảm bảo cho môi trường sạch đẹp của Singapore.
Đối với các nước Châu Á chôn lấp chất thải vẫn là phương pháp phổ
biến để xử lý chất thải vì chi phí rẻ. Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường thấy
ở các nước phát triển, trong khi đó các bãi rác lộ thiên thấy phổ biến ở các
nước đang phát triển. Tuy vậy, các nước đang phát triển đã có nỗ lực cải thiện
chất lượng các bãi chôn lấp như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, đã hạn chế chôn lấp các
loại chất thải khó phân hủy sinh học, chất thải trơ và các loại chất thải có thể
tái chế[8]
1.1.2. Thực trạng phát sinh và xử lý rác thải ở Việt Nam
1.1.2.1. Thực trạng phát sinh rác thải
Hiện nay rác thải đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại nước ta.
Mỗi năm có khoảng hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh trên cả nước và
8


theo dự báo thì con số này cịn tăng lên gấp nhiều lần trong những thập kỷ tới,
đặc biệt là đối với các thành phố và đô thị lớn.
Việc quản lý và xử lý rác thải ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn trong
việc phân loại và lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp do hạn chế về mặt kinh
tế, khoa học và công nghệ. Việc thu hồi sử dụng chất thải rắn góp phần đáng

kể cho việc giảm khối lượng chất thải đưa đến bãi chôn lấp, tận dụng được
nguồn nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất, tạo cơng ăn việc làm
cho một số lao động.
Bảng 1.1.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tồn quốc [13]
Loại CTR
Đơn vị tính
Năm 2003 Năm 2008
CTR đơ thị

Tấn/năm

6.400.000

12.802.000

CTR Nông thôn

Tấn/năm

6.400.000

9.078.000

CTR công nghiệp

Tấn/năm

2.638.000

4.786.000


CTR y tế

Tấn/năm

21.500

179.000

CTR làng nghề

Tấn/năm

774.000

1.023.000

Tổng cộng

Tấn/năm

15.459.900

27.868.000

Phát sinh CTR sinh hoạt trung

Kg/người/ngày

0,7


1,45

Kg/người/ngày

0,3

0,4

bình tại khu vực đơ thị
Phát sinh CTR sinh hoạt trung
bình tại khu vực nơng thơn
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia, Bộ TNMT, 2010)
Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc khoảng
35.000 tấn/ngày, CTR sinh hoạt ở khu vực nông thôn khoảng 24.900
tấn/ngày. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm 60-70%
tổng lượng CTR đô thị (một số đô thị tỷ lệ này cịn lên tới 90%).
Chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh, với dân số năm 2010 là gần 8 triệu
người (khách vãng lai khoảng 2 triệu), mỗi ngày TP HCM thải ra khoảng
7.000 - 7.500 tấn CTR đơ thị, trong đó, thu gom được khoảng 5.900 - 6.200
tấn/ngày , tái chế, tái sinh khoảng 900 - 1.200 tấn, khối lượng còn lại chủ yếu
9


là chất hữu cơ được thải bỏ vào đồng ruộng, vườn cây nơng nghiệp làm phân
bón. Lượng CTR thải bỏ vào kênh rạch từ 350 - 400 tấn/ngày đều được thu
gom vận chuyển đến các bãi chôn lấp.
1.1.2.2. Các phương pháp xử lý rác thải ở Việt Nam
Việt Nam là một nước đang phát triển, dân số đơng, cịn hạn chế về
khoa học công nghệ, do vậy công tác xử lý CTR cịn gặp nhiều khó khăn và

cịn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Biện pháp xử lý CTR phổ biến ở nước ta
hiện nay là sử dụng bãi chôn lấp. Tuy nhiên,việc lựa chọn các bãi chôn lấp,
khu trung chuyển, thu gom chưa đủ căn cứ khoa học và công nghệ xử lý chất
thải chưa đảm bảo kỹ thuật vệ sinh môi trường nên chưa thu được nhiều sự
ủng hộ của người dân. Các cơng trình xử lý CTR cịn ít, mang tính tự phát,
khơng theo quy mơ rộng nên thường đạt hiệu quả xử lý thấp, gây lãng phí
diện tích đất và chi phí xây dựng.
Mặc dù sử dụng bãi chôn lấp làm biện pháp xử lý CTR chủ yếu, song
có đến 85% đơ thị (từ thị xã trở lên) sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải
khơng hợp vệ sinh. Thống kê, hiện tồn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập
trung đang vận hành nhưng chỉ 16 bãi thải được coi là chôn lấp hợp vệ sinh (
tập trung ở các thành phố lớn). Các bãi chơn lấp cịn lại, CTR phần lớn được
chơn lấp sơ sài, khơng đảm bảo.
Ngồi bãi chơn lấp, nước ta còn áp dụng một số biện pháp xử lý CTR
khác, tuy nhiên các biện pháp này chưa được sử dụng rộng rãi và phổ biến:
 Xử lý rác thải bằng phương pháp đốt
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng cho một số loại rác nhất định
không thể xử lý bằng các phương pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hóa
nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong khơng khí, trong đó các rác độc hại
được chuyển hóa thành khí và các chất thải rắn khác khơng cháy. Các chất khí
sẽ được làm sạch hoặc khơng và thải ra ngồi khơng khí.
Việc xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm
giảm tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công
10


nghệ tiến tiến cịn có ý nghĩa cao trong việc bảo vệ môi trường. Đây là
phương pháp xử lý rác tốn kém nhất, so với phương pháp chôn lấp hợp vệ
sinh thì chi phí để đốt một tấn rác cao hơn khoảng 10 lần.
Công nghệ đốt rác thường được áp dụng ở các thành phố lớn vì phương

pháp này địi hỏi có tiềm lực mạnh về kinh tế. Tuy nhiên đốt rác sinh hoạt bao
gồm nhiều chất khác nhau sinh ra khói độc, nếu việc xử lý khói khơng tốt sẽ
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và gây ra các bệnh nguy hiểm về
đường hô hấp cho người
 Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện
Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập
trung thu gom vào nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công
trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như kim loại,
nilon, giấy, thuỷ tinh, nhựa... được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ
được băng tải chuyển qua hệ thống ép nén rác bằng thuỷ lực với mục đích làm
giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao.
Các kiện rác đã nén ép này được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn
hoặc san lấp những vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát. Trên
diện tích này có thể sử dụng làm mặt bằng các cơng trình như cơng viên,
vườn hoa, các cơng trình xây dựng nhỏ và mục đích chính là làm giảm tối đa
mặt bằng khu vực xử lý rác. Phương pháp này hiện nay ở nước ta chưa được
sử dụng nhiều do đòi hỏi cao về phân loại rác và chi phí đầu tư xây dựng nhà
máy
 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học
Ủ sinh học (compost) là q trình ổn định sinh hố các chất hữu cơ để
hình thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm sốt một cách khoa
học tạo mơi trường tối ưu đối với quá trình.
Quá trình ủ sinh học từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống
được áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển như ở Việt Nam. Quá
trình ủ được coi như q trình lên men yếm khí mùn hoặc hoạt chất mùn. Sản
11


phẩm thu hồi là hợp chất mùn không mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh và
hạt cỏ. Để đạt mức độ ổn định như lên men, việc ủ đòi hỏi năng lượng để tăng

cao nhiệt độ của đống ủ. Q trình ủ áp dụng với chất hữu cơ khơng độc hại,
lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho đến khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và
nhiệt độ được kiểm tra và giữ cho vật liệu ủ ln ở trạng thái hiếu khí trong
suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình ơxy hố các chất
thối rữa. Sản phẩm cuối cùng là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững
như lignin, xenlulo, sợi….
Đây là phương pháp đang được khuyến khích sử dụng để xử lý phần
lớn rác hữu cơ, phương pháp thân thiện với môi trường và mang lại lợi ích về
kinh tế, chi phí đầu tư trung bình
 Công nghệ Dano System
Đây là công nghệ được đưa vào sử dụng tại Hóc Mơn, Tp. Hồ Chí
Minh năm 1981 do chính phủ Đan Mạch viện trợ. Cơng suất xử lý 240 tấn
rác/ngày, sản xuất được 25000 tấn phân hữu cơ/năm.
Ưu điểm: Quá trình lên men ủ phân rất đều, q trình được đảo trộn
liên tục trong ống sinh hố, các vi sinh vật hiếu khí được cung cấp khí và độ
ẩm nên phát triển rất nhanh.
Nhược điểm: Thiết bị nặng nề, khó chế tạo trong nước, đặc biệt là các
hệ thống máy nghiền, xích băng tải và các vịng bi lớn. Tiêu thụ điện năng
cho hệ thống rất lớn (670 kWh) làm cho giá thành sản phẩm cao. Chất lượng
sản phẩm thô không phù hợp với nền nông nghiệp Việt Nam, mà chỉ phù hợp
vớ nền nông nghiệp cơ giới hố.
1.2. Thực trạng ứng dụng cơng nghệ ủ phân compost để xử lý chất thải
hữu cơ hiện nay
Ủ phân compost được hiểu là quá trình phân hủy sinh học hiếu khí của
các chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học đến trạng thái ổn định dưới tác
động và kiểm soát của con người, sản phẩm giống như mùn được gọi là
compost. Quá trình diễn ra chủ yếu giống như phân hủy trong tự nhiên, nhưng
12



được tăng cường và tăng tốc bởi tối ưu hóa các điều kiện môi trường cho hoạt
động của vi sinh vật
1.2.1. Ứng dụng công nghệ ủ phân compost để xử lý chất thải hữu cơ trên
thế giới
1.2.1.1. Công nghệ xử lý rác thải hữu cơ của Mỹ - Canada[11]
Với đặc điểm khí hậu ơn đới, do vậy Mỹ và Canada thường áp dụng
phương pháp xử lý rác thải bằng công nghệ ủ đống tĩnh có đảo trộn.
Rác thải sau khi được phân loại, rác hữu cơ được tách riêng và được
nghiền nhỏ, sau đó được bổ sung vi sinh, trộn thêm bùn và đánh thành đống ở
ngoài trời. Các đống rác này được lên men từ khoảng 8-10 tuần, sau đó được
sàng lọc và đóng bao để tiêu thụ.
Phương pháp này mang lại ưu điểm là rác được chế biến thành phân
sinh học cung cấp cho ngành nông nghiệp, các chất bổ sung cho quá trình ủ là
bùn từ cống rãnh, do vậy tận dụng được các phế thải của thành phố, giảm chi
phí xử lý các phế thải này. Ngồi ra cơng nghệ này đơn giản, dễ thực hiện và
chi phí đầu tư thấp.
Hạn chế của phương pháp: Hiệu quả ủ không cao, thời gian tạo thành
sản phẩm lâu, vì ủ hở ngồi mơi trường nên gây mất vệ sinh, khó áp dụng cho
điều kiện thời tiết của Việt Nam và chiếm nhiều diện tích.

13


Hình 1.2.1. Sơ đồ dây chuyền xử lý rác thải sinh hoạt của Mỹ và Canada
1.2.1.2.Công nghệ xử lý rác hữu cơ của Đức[11]
Công nghệ phổ biến nhất của Đức là xử lý rác song song với việc thu
hồi khí sinh học và sản phẩm phân bón vi sinh.
Rác sau khi phân loại, phần rác hữu cơ được đưa vào các thiết bị ủ kín
dưới dạng các thùng chịu được áp lực cùng với thiết bị thu hồi khí sinh ra
trong quá trình lên men và phân hủy rác hữu cơ.

Cơng nghệ này có ưu điểm xử lý triệt để và đảm bảo vệ sinh, nguồn khí
đốt được thu hồi có giá trị cao. Tuy nhiên để áp dụng cơng nghệ này cần
nguồn đầu tư kinh phí lớn.

14


Hình 1.2.2. Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Đức
1.2.1.3. Công nghệ xử lý rác hữu cơ của Trung Quốc[11]
Ở các thành phố lớn của Trung Quốc thường áp dụng công nghệ ủ
trong các thiết bị kín. Rác khơng được phân loại mà được đưa trực tiếp vào
các hầm kín để ủ từ 10 – 12 ngày, sau đó mới tiến hành phân loại và chế biến
thành phân bón hữu cơ.
Rác được ủ trước khi phân loại sẽ giảm được mùi hôi thối, đảm bảo vệ
sinh cho lao động. Quá trình phân loại được tiến hành triệt để hơn, không phát
sinh nước rỉ rác ra môi trường. Tuy nhiên công nghệ này khá phức tạp, tốn
nhiều chi phí đầu tư ,thời gian ủ dài, diện tích hầm ủ lớn và chất lượng đầu ra
khơng cao.

15


Hình 1.2.3. Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ xử lý rác thải sinh hoạt
của Trung Quốc
1.2.2. Ứng dụng công nghệ ủ phân compost để xử lý chất thải hữu cơ ở Việt
Nam
Bắt kịp xu hướng chung, hiện nay nước ta đang tập trung ưu tiên công
tác phân loại rác tại nguồn và tận dụng nguồn rác hữu cơ để áp dụng cơng
nghệ ủ phân compost, mang lại nhiều lợi ích về mơi trường cũng như kinh tế
Hiện nay, đã có nhiều tổ chức và cá nhân thành công trong việc nghiên

cứu sản xuất phân compost trên những nền chất mang khác nhau và ứng dụng
trên nhiều cây công nghiệp, nông nghiệp. PGS.TS. Đỗ Châu Thu, TS.Nguyễn
Ích Tâm cùng cộng sự của trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp
bền vững thuộc trường đại học Nông Nghiệp I đã hợp tác với khoa sinh học
và kinh tế nông nghiệp thuộc đại học Udine (Italia) thực hiện đề tài: “Sản
16


xuất phân compost từ rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nơng nghiệp dùng
làm phân bón cho ba loại rau sạch ở ngoại ô thành phố như rau ăn lá (cải
bắp), rau ăn củ (củ cải), rau ăn quả (cà chua)”
Nhóm tác giả Phan Thị Thanh Hồi, Đặng Ngọc Huệ, Nguyễn Nữ
Quỳnh Giang, Ngô Nữ Quỳnh Như và Nguyễn Bá Dũng – Trường đại học
Tây Nguyên đã thành công trong việc sản xuất phân compost từ vỏ cà phê và
cũng đã được ứng dụng cho một số loại cây như: chè, cà phê, lúa, ngô, cây ăn
quả...Nông dân đều nhận xét loại phân này làm cho cây phát triển tốt, đỡ sâu
bệnh, đất tơi xốp và thấy tác dụng của phân bền lâu hơn so với phân bón hóa
học, năng suất tăng rõ rệt
Ở miền Bắc nước ta hiện nay có nhà máy sản xuất phân hữu cơ Cầu
Diễn Hà Nội, được tài trợ dây chuyền sản xuất của Tây Ban Nha có cơng
nghệ compost từ rác thải sinh hoạt hỗn hợp

Hình 1.2.4. Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ xử lý rác thải sinh hoạt ở Hà Nội
Ở Huyện Long Phú, Sóc Trăng thì mơ hình xử lý rác thải làm phân
compost thuộc dự án “Phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân”
do tổ chức Care (Đan Mạch) tài trợ được thực hiện tại xã Lịch Hội Thượng.
Dự án được đầu tư với chi phí xây dựng nhà xưởng khoảng 550 triệu đồng và
đi vào hoạt động từ năm 2013. Hơn 300 hộ dân tham gia dự án được cấp các
17



dụng cụ chứa rác và hướng dẫn cách phân loại rác thải hữu cơ và vô cơ tại các
hộ gia đình. Mỗi bể ủ xây dựng chứa từ 800 đến 850 kg rác thải hữu cơ có bổ
sung chế phẩm vi sinh EM, sau 55 ngày sẽ bị phân hủy thành sản phẩm phân
compost được sử dụng làm phân bón cho nhiều loại cây trồng
1.3. Một số cơng trình nghiên cứu về rác thải tại trƣờng đại học Lâm
Nghiệp
Vấn đề rác thải của thị trấn Xuân Mai nói chung và trường đại học Lâm
Nghiệp nói riêng hiện nay đang là vấn đề nóng hổi được quan tâm hàng đầu
trong vấn đề bảo vệ mơi trường khu vực. Đã có nhiều cơng trình, đề tài
nghiên cứu về vấn đề này thu được những kết quả khả quan và có ý nghĩa.
Nhóm tác giả Phùng Quốc Tuấn Anh, Nguyễn Chiến Thắng, Ngô Thị
Minh Hoa, (2005) với đề tài “Bước đầu nghiên cứu thử nghiệm một số giải
pháp xử lý rác thải sinh hoạt quy mô nhỏ tại khu vực trường Đại học Lâm
nghiệp”, đã đánh giá được hiện trạng, nhu cầu xử lý rác thải nói riêng và quản
lý tổng hợp nói chung tại khu vực nghiên cứu. Đồng thời, trong quá trình
nghiên cứu các tác giả đã cho thấy khả năng làm tăng tốc độ phân huỷ rác hữu
cơ bằng chế phẩm sinh học EM và Bokashi, tăng hiệu quả xử lý. Tuy nhiên,
mơ hình thử nghiệm chỉ áp dụng cho rác thải có khả năng phân huỷ sinh học,
quy mơ chưa lớn và khó áp dụng trên diện rộng.
Đề tài “Đánh giá hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ của giun
Quế và chế phẩm sinh học” đã kết hợp được công nghệ xử lý vi sinh kết hợp
với các động vật đất xử lý các chất thải hữu cơ, mang lại hiệu suất xử lý trên
76%, hàm lượng các chất sau khi xử lý như NH4 là 8.15 mg/100 g đất, P2O5 là
18,1 mg/100 g đất, K2O là 15,1 mg/100 g đất, hàm lượng mùn là 24,05%. Mơ
hình xử lý trên vừa làm giảm ơ nhiễm từ rác thải vừa tạo ra lượng phân bón
phục vụ sản xuấn nơng nghiệp, tiết kiệm chi phí đồng thời mang liệu hiệu quả
kinh tế cao từ giun Quế, rất phù hợp đối với các hộ gia đình có quy mơ chăn
nuôi nhỏ, nhưng khi áp dụng cho các bãi chôn lấp rác diện tích lớn mơ hình
lại chưa cho thấy hiệu quả cao.

18


Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phương án quản lý rác thải
trường Đại học Lâm Nghiệp” do Trần Thị Hương, Lê Phú Tuấn, Đặng Hoàng
Vương (2014), đã tính ra được lượng rác thải của trường Đại học Lâm Nghiệp
là tương đối lớn, trung bình khoảng 480,14 kg/ngày. Thành phần rác thải đa
dạng, tập trung thành 3 nhóm, trong đó nhóm rác thải hữu cơ dễ phân hủy
sinh học là lớn nhất, chiếm 61.47%; rác tái chế chiếm 37.81% và còn lại
0.72% là rác thải nguy hại. Đề tài cũng tính tốn đưa ra thiết kế cho mơ hình
bãi chơn lấp có thể sử dụng cho 20 năm tới với diện tích gần 1000 m2. Tuy
nhiên hạn chế của đề tài này là chưa tính tốn đến chi phí xây dựng bãi chơn
lấp và chưa đưa ra được thiết kế cho mơ hình ủ phân compost để xử lý lượng
lớn rác thải hữu cơ.
Ngồi ra cịn có một số đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
nghiên cứu về công nghệ xử lý rác thải hữu cơ bằng cơng nghệ compost, tuy
nhiên thì kết quả chỉ dừng lại ở việc đánh giá thành phần rác thải phát sinh và
đưa ra quy trình của cơng nghệ compost. Vì vậy, đề tài “Thiết kế mơ hình xử
lý rác thải hữu cơ của trường Đại học Lâm Nghiệp bằng công nghệ ủ phân
compost” sẽ tập trung vào tính tốn các thơng số thiết kế để xây dựng mơ
hình ủ phân compost phù hợp với điều kiện tại trường Đại học Lâm Nghiệp

19


CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU – ĐỐI TƢỢNG – PHẠM VI – NỘI DUNG
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đề xuất phương án quản lý rác thải phù hợp với điều kiện khu vực

trường ĐHLN nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý rác hữu cơ nói riêng
và tồn bộ lượng rác thải phát sinh nói chung tại khu vực nghiên cứu
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Thiết kế được mơ hình xử lý rác thải hữu cơ bằng công nghệ compost
- Lựa chọn được giải pháp xử lý hiệu quả rác thải hữu cơ tại trường ĐHLN
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
- Rác thải phát sinh từ các nguồn của trường ĐHLN
- Điều kiện tự nhiên , kinh tế và xã hội của khu vực trường ĐHLN
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng rác thải phát sinh, công tác quản
lý rác thải và các điều kiện thực tế của trường ĐHLN để làm cơ sở đề xuất lựa
chọn phương án nhằm xử lý hiệu quả rác thải hữu cơ của trường ĐHLN
2.4. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện những mục tiêu đề ra, khóa luận dự kiến sẽ tiến hành
nghiên cứu các nội dung sau:
- Nghiên cứu thực trạng nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần
rác thải của trường ĐHLN
- Thiết kế mơ hình xử lý rác thải hữu cơ bằng cơng nghệ compost
- Đánh giá tính khả thi khi thực hiện xây dựng mơ hình đã đề xuất
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Sử dụng phương pháp tham khảo và kế thừa số liệu
Đề tài thu thập số liệu về sinh viên và thực trạng cơ sở hạ tầng của nhà
trường bao gồm số lượng giảng đường và phịng thí nhiệm, số lượng văn
phịng làm việc của cán bộ cơng nhân viên, ký túc xá cho sinh viên bằng việc
kế thừa số liệu thống kê hàng năm từ phòng quản trị thiết bị, phịng chính trị
cơng tác học sinh sinh viên và phòng tổ chức cán bộ trường ĐHLN. Đây là
20


những cơ sở nhằm đánh giá thực trạng phát sinh rác thải của trường ĐHLN.

Ngồi ra, đề tài cịn kế thừa số liệu về điều kiện tự nhiên, địa chất, địa hình,
khí tượng thủy văn khu vực nghiên cứu để làm cơ sở lựa chọn phương án thiết
kế phù hợp.
Để lựa chọn cơng thức tính tốn thiết kế phù hợp cho mơ hình cơng
nghệ compost đưa ra, đề tài tiến hành tham khảo, chọn lựa các công thức từ
các giáo trình, đề tài liên quan, điều chỉnh để áp dụng đối với điều kiện tại
trường ĐHLN.
2.5.2. Phương pháp khảo sát ngoài thực địa
Phương pháp này nhằm khảo sát và đánh giá tổng quan bước đầu về
khu vực nghiên cứu, giúp kiểm chứng lại các số liệu được kế thừa, bổ sung
thêm thông tin cho nội dung nghiên cứu.
Quan sát, đưa ra nhận định về thực trạng phát sinh, thu gom, vận
chuyển xử lý rác thải tại địa bàn nghiên cứu. Cụ thể như sau:
 Khảo sát các nguồn phát sinh rác thải, hoạt động xả thải rác;
 Khảo sát tuyến thu gom, vận chuyển rác thải từ nguồn phát sinh đến
nơi xử lý rác thải;
 Khảo sát sơ bộ điều kiện tự nhiên tại nơi xử lý rác thải và điều kiện
về kinh tế của trường ĐHLN.
2.5.3. Phương pháp nội nghiệp – xử lý số liệu
Từ các số liệu đã thu thập được về khối lượng, thành phần rác thải từ
các phương pháp trên, đề tài sử dụng phần mềm excel để tiến hành tính tốn
và tổng hợp số liệu nhằm đánh giá tổng hợp về tình hình rác thải phát sinh tại
trường ĐHLN.
Đề tài cũng sử dụng phần mềm excel để nhập số liệu và cơng thức để
tính tốn các thơng số thiết kế cho mơ hình đưa ra.
2.5.4. Phương pháp tổng hợp
Từ các số liệu cuối cùng đã được tính tốn ở phương pháp nội nghiệp
và từ các kết quả nghiên cứu cũng như các quy định về xử lý chất thải rắn,
thực trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của trường ĐHLN, đề tài tiến
hành thiết kế mơ hình cơng nghệ compost để xử lý rác thải hữu cơ của trường

21


ĐHLN bằng phần mềm autocad.
CHƢƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Trước năm 1984 trường Đại học Lâm Nghiệp được đặt tại Huyện Đông
Triều – Tỉnh Quảng Ninh.
Năm 1984, cơ sở chính của trường chuyển về đặt tại Thị Trấn Xuân
Mai – Chương Mỹ - Hà Nội, nằm gần ngã ba giao nhau của quốc lộ 6A và
21A. Có tọa độ địa lý là 20o50' Bắc và 105o30' Đơng.
Địa hình của Thị Trấn Xn Mai thuộc vùng bán sơn địa, không bằng
phẳng, thuộc dạng địa hình đồi núi thấp, là nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng
với trung du, có độ cao tương đối. Đất canh tác có địa hình tương đối phức
tạp, đồng ruộng mấp mơ thường tạo thành những lịng chảo nhỏ. Đồi núi của
thị trấn có độ cao trung bình, thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp, trang
trại chăn nuôi và trồng cây ăn quả.
Thị trấn Xn Mai có vị trí địa ý như sau:
+ Phía Bắc giáp Xã Đơng n - Huyện Quốc Oai – TP. Hà Nội;
+ Phía Nam giáp Xã Thủy Xuân Tiên - Huyện Chương Mỹ - TP.Hà Nội;
+ Phía Đơng giáp Xã Thủy Xn Tiên - Huyện Chương Mỹ - TP. Hà Nội;
+ Phía Tây giáp Xã Hịa Sơn - Huyện Lương Sơn - Tỉnh Hịa Bình.
( Theo: )
3.1.2. Điều kiện khí hậu
Khu vực Xuân Mai thuộc tiểu vùng khí hậu 3 của miền Bắc Việt Nam.
Hằng năm có hai mùa mưa rõ rệt. Mùa mưa xuất hiện từ tháng 4 đến tháng
10. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Trong thời gian này
lượng mưa nhỏ hơn lượng bốc hơi, lượng mưa trung bình năm là 140.56mm

và phân bố khơng đều trong các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình
22


tháng cao nhất là 317.5mm vào tháng 8 trong khi đó tháng thấp nhất với
lượng mưa 5.85mm vào tháng 11. Số ngày mưa trong năm là 144.14 ngày.
Nhiệt độ trung bình năm là 24.37oC; Nhiệt độ tháng nóng nhất là
38,5oC (vào tháng 5, tháng 6). Nhiệt độ tháng lạnh nhất là 8,5oC (vào tháng 1,
tháng 2). Các tháng còn lại nhiệt độ nằm trong khoảng 20 – 25 oC.
Độ ẩm khơng khí của khu vực tương đối cao nhưng phân bố không
đồng đều giữa các tháng trong năm. Độ ẩm khơng khí trung bình là 78.8%,
trong đó tháng có độ ẩm khơng khí bình qn cao nhất vào tháng 8 với độ ẩm
là 84.85% và tháng có độ ẩm khơng khí bình qn thấp nhất là tháng 11 với
75.25%.
Khu vực núi Luốt chịu ảnh hưởng của hai luồng gió chính: gió Đơng
Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió Đơng Nam chủ yếu từ tháng 4
đến tháng 7. Ngồi ra, từ tháng 4 - 6 cịn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam.
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thị trấn Xuân Mai được tách ra từ Xã Thủy Xuân Tiên theo Quyết
Định 53/QĐ-HĐBT ngày 27/3/1984 của Hội đồng Bộ Trưởng nay là Chính
phủ, có diện tích tự nhiên 1051,88 ha; là địa bàn rộng, đông dân cư, tính đến
nay Thị Trấn Xn Mai có 5148 hộ (27312) nhân khẩu.
Thị Trấn Xuân Mai năm trên điểm giao nhau giữa Quốc lộ 6 và Quốc
lộ 21A nay là đường Hồ Chí Minh, cách trung tâm thủ đơ Hà Nội 33km về
phía Tây, là một trong 5 đơ thị trong chuỗi đô thị vệ tinh của Hà Nội, bao
gồm: Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai – Phú Xuyên – Sóc Sơn và Mê Linh
trong tương lai.
Thị Trấn Xuân Mai gồm 9 khu dân cư: khu Bùi Xá, khu phố Xuân Hà,
khu Xuân Mai, khu Tiên Trượng, khu Đồng Vai, khu Tân Xuân, khu Tân
Bình, khu Chiến Thắng và khu Tân Mai.

Các cơ quan đơn vị đóng trên thị trấn bao gồm: Hội đồng Nhân dân, Ủy
ban nhân dân thị trấn và các đơn vị hành chính trực thuộc thị trấn.
Với những đặc điểm trên mà thị trấn Xuân Mai có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng giao lưu kinh tế, khoa học
23


×