Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện lạng giang tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 75 trang )

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là kết quả của q trình học tập tại trường. Trong
thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp
ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.s Lê Khánh Toàn, giảng viên bộ
mơn Hóa học, khoa Quản lý Tài ngun rừng và Môi trường, trường Đại học
Lâm Nghiệp Việt Nam, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo em trong
suốt q trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học
Lâm Nghiệp nói chung, các thầy cơ Khoa quản lý nói riêng đã dạy dỗ cho em
kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp em có được
cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập
tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị phịng Tài ngun & Mơi
trường huyện Lạng Giang đã nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo và trang bị cho em rất
nhiều kiến thức, kỹ năng quý báu, kinh nghiệm thực tế, tạo điều kiện giúp đỡ em
trong suốt q trình thực tập.
Trong q trình làm khóa luận tốt nghiệp, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng
song khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý
kiến của thầy cơ để bài khóa luận của em được hồn thiện hơn.
Hà Nội, ngày....tháng....năm….
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoa

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .......................................................................... vii
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ....................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 2
1.1. Tổng quan về chất thải rắn........................................................................... 2
1.1.1. Một số khái niệm về chất thải rắn ............................................................. 2
1.1.2. Nguồn gốc chất thải rắn sinh hoạt ............................................................ 2
1.1.3. Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt ................................ 3
1.1.4. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt.............................................................. 8
1.1.5. Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và con người ............ 8
1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số địa phương ............... 10
1.2.1. Phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt. ........................................ 10
1.2.2. Tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt ............................................. 11
1.2.3. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt.................................................................... 11
1.3. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................... 12
CHƯƠNG II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 13
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 13
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 13
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 13
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu ................................................................ 13
2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................. 14
ii


2.4.3. Phương pháp điều tra xã hội và tham vấn cộng đồng ............................. 14
2.4.4. Phương pháp thực nghiệm ...................................................................... 15

2.4.5. Phương pháp xử lý nội nghiệp ................................................................ 16
CHƯƠNG III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 19
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 19
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 19
3.1.2. Địa hình................................................................................................. 20
3.1.3. Khí hậu ................................................................................................... 20
3.1.4. Thủy văn ............................................................................................... 20
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 21
3.2.1. Kinh tế .................................................................................................... 21
3.2.2. Văn hoá - xã hội ..................................................................................... 24
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 26
4.1. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Lạng Giang ............. 26
4.1.1. Nguồn gốc phát sinh, thành phần, lượng phát thải chất thải rắn sinh hoạt.... 26
4.1.2. Công tác phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ........... 35
4.1.3. Công tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ................................... 40
4.1.4. Những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang .............................................. 47
4.2. Ảnh hưởng của CTR sinh hoạt đến môi trường huyện Lạng Giang............ 48
4.2.1. Ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí ..................................................... 48
4.2.2. Ảnh hưởng đến môi trường đất ............................................................... 50
4.2.3. Ảnh hưởng đến môi trường nước ............................................................ 50
4.2.4. Đánh giá nhận thức của người dân về vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt 51
4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt ......... 54
4.3.1. Các giải pháp quản lý ............................................................................. 54
4.3.2. Các giải pháp xã hội............................................................................... 56
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................. 60
iii



5.1. Kết luận ..................................................................................................... 60
5.2. Tồn tại ....................................................................................................... 60
5.3. Kiến nghị ................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCL

Bãi chôn lấp

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt


PTNT

Phát triển nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt .............................. 4
Bảng 1.2. Thành phần các nguyên tố của các chất cháy được có trong CTR từ
khu dân cư .......................................................................................................... 7
Bảng 4.1. Tổng rác thải phát sinh qua các năm ................................................. 27
Bảng 4.2. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh 1 ngày đêm trên địa bàn huyện
Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang năm 2016 ............................................................. 28
Bảng 4.3. Dự báo dân số huyện Lạng Giang giai đoạn 2016 – 2030 ................. 30
Bảng 4.4. Dự báo lượng rác sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình tính từ năm
2016- 2030 ...................................................................................................... 31
Bảng 4.5. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ................................................... 32
Bảng 4.6. Trang thiết bị và phương tiện thu gom.............................................. 37
Bảng 4.7. Phương tiện vận chuyển CTR trên địa bàn huyện Lạng Giang ......... 40
Bảng 4.8. Ý kiến đánh giá một số chỉ tiêu của các hộ dân trên địa bàn ............. 52
Bảng 4.9: Đánh giá một số phương pháp phân loại chất thải sinh hoạt đang áp

dụng trong thực tiễn ......................................................................................... 55

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Các nguồn phát sinh CTRSH .............................................................. 3
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang ..................... 19
Hình 4.1. CTRSH từ các hộ gia đình ................................................................ 26
Hình 4.2. CTRSH phát sinh từ các khu chợ ...................................................... 27
Hình 4.3. Thành phần CTRSH nhóm hộ gia đình nơng nghiệp ......................... 33
Hình 4.4. Thành phần CTRSH nhóm hộ cơng nhân, viên chức......................... 34
Hình 4.5. Thành phần CTRSH nhóm kinh doanh, bn bán ............................. 34
Hình 4.6. Lượng rác tồn đọng tại các khu xử lý rác thải ................................... 49
Hình 4.7. CTRSH thải tại các khu chợ.............................................................. 49
Hình 4.8. Phân loại rác thải tại nguồn ............................................................... 35
Hình 4.9. Phân loại rác tại khu xử lý ................................................................ 36
Hình 4.10. Phương thức thu gom chất thải rắn trên địa bàn .............................. 38
Hình 4.11. Vận chuyển rác đến khu xử lý ......................................................... 40
Hình 4.12. Các phương pháp xử lý rác thải trên địa bàn huyện Lạng Giang ..... 42
Hình 4.13. Lị đốt CTRSH tại xã Mỹ Hà .......................................................... 43
Hình 4.14. Lò đốt rác và khu ủ rác thải thị trấn Vôi .......................................... 44

vii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG
============o0o============
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

1. Tên khóa luận: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc
Giang”
2. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hoa
3. Giáo viên hướng dẫn: Ths. Lê Khánh Toàn
4. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu chung: Góp phần giữ gìn và cải thiện chất lượng mơi trường
sống tại địa phương.
- Mục tiêu cụ thể: Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt, góp
phần bảo vệ môi trường sống trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc
Giang.
5. Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Lạng Giang, tỉnh
Bắc Giang
- Đánh giá ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe
con người
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
khu vực nghiên cứu.
6. Kết quả đạt được:
- Chất thải rắn sinh hoạt huyện Lạng Giang phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau
với lượng phát sinh 92,4 (tấn/ngày), nhưng tỷ lệ thu gom, xử lý cịn rất thấp và
khơng đồng đều giữa các xã, thị trấn.
- Thành phần CTR hữu cơ chiếm 79,17 % gồm thức ăn thừa, hoa, quả, lá cây,….

viii


lượng cịn lại 20,83 % là CTR vơ cơ và các thành phần khác.
- Công tác thu gom, xử lý cịn gặp nhiều khó khăn do kinh phí hạn hẹp, thiết bị
nghèo nàn. Cơng nhân thu gom chưa có chế độ đãi ngộ thỏa đáng.

- Công tác nâng cao nhận thức cho người dân cịn hạn chế nên tình trạng đổ
CTR bừa bãi ở ven đường, ven đê, bờ sông,… cịn diễn ra làm mất mỹ quan và
khơng đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Lạng Giang có 2 xã, thị trấn có khu xử lý rác
thải sinh hoạt, còn lại chủ yếu xử lý theo hình thức tự phát. Do vậy việc đầu tư
xây dựng khu xử lý tập trung cho 21 xã, thị trấn cịn lại là hết sức cấp thiết đối
với tình hình của huyện hiện nay.

ix


ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường sống đã, đang trở thành một trong những vấn đề được quan
tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Sự phát
triển mạnh mẽ của cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đã và đang đưa bộ mặt xã hội
của đất nước ta ngày một chuyển biến tích cực, kéo theo đó là tốc độ đơ thị hóa
ngày càng diễn ra mạnh mẽ, cùng với đời sống vật chất của người dân không
ngừng nâng cao. Mức sống của người dân càng tăng thì nhu cầu tiêu dùng các
sản phẩm xã hội càng nhiều, làm cho lượng rác thải sinh hoạt gia tăng. Đây là
một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe
con người nếu không xử lý tốt.
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con
người được thải vào môi trường ngày càng nhiều, vượt quá khả năng tự làm sạch
của môi trường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm. Công tác quản lý chất thải rắn
hiện nay đang được quan tâm, tuy nhiên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt
là ở các địa phương công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt chưa được thực hiện
triệt để, những giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn còn nhiều hạn chế và
mang tính tự phát do điều kiện trang thiết bị cơ sở vật chất còn rất hạn chế.
Lạng Giang là một trong những huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
của tỉnh Bắc Giang. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế là nhu cầu

sử dụng hàng hóa, thực phẩm... ngày một tăng cao, từ đó lượng phát thải ngày
một nhiều. Trước thực trạng trên, cùng với việc thực hiện chủ trương của nhà
nước đề ra, trong thời gian gần đây huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang cũng đã
đầu tư một số hạng mục để bảo vệ mơi trường, trong đó có vấn đề thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, công tác này cũng đang gặp
khơng ít khó khăn, nhất là vấn đề thu gom và xử lý rác thải còn nhiều mặt hạn
chế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Lạng
Giang, tỉnh Bắc Giang” được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng phát sinh, thu
gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh
Bắc Giang đồng thời đưa ra những giải pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn khu vực nghiên cứu.
1


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về chất thải rắn
1.1.1. Một số khái niệm về chất thải rắn
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các
hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm hoạt động sản xuất, các hoạt động
sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng,...). Trong đó quan trọng nhất là các loại
chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và các hoạt động sống. [5]
Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi cơng cộng
được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động
sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác
được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp [5]
Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây

ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác. [5]
Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch
quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân
loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải
rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với mơi trường
và sức khoẻ con người. [5]
1.1.2. Nguồn gốc chất thải rắn sinh hoạt
Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:
- Từ các khu dân cư
- Từ các trung tâm thương mại
- Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các cơng trình cơng cộng.
- Từ các dịch vụ đô thị, sân bay.
- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố.
- Từ các khu công nghiệp [3]
Các nguồn phát sinh CTRSH được tóm tắt trong hình sau:
2


Cơng trình xây
dựng, sửa chữa

Trạm y tế

Khu dân cư

Hoạt động sản xuất
nông nghiệp, chăn
nuôi

Hoạt động của

các đơn vị, cơ
quan hành

Các nguồn phát
sinh CTRSH

Thương mại

Chợ

Đơn vị sản xuất

Khu cơng cộng

Hình 1.1 Các nguồn phát sinh CTRSH
1.1.3. Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
1.1.3.1. Thành phần
Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn sinh hoạt rất khác nhau tùy thuộc
vào từng địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố
khác. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong các rác thải có khả năng tái
chế, tái sinh. Vì vậy mà việc nghiên cứu thành phần chất thải rắn sinh hoạt là
điều hết sức cần thiết. Từ đó ta có cơ sở để tận dụng những thành phần có thể tái
chế, tái sinh để phát triển kinh tế. [3]

3


Bảng 1.1. Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần


Định nghĩa

Ví dụ

1. Các chất cháy được
Các vật liệu làm từ giấy bột và Các túi giấy, mảnh bìa, giấy

Giấy

vệ sinh

giấy

Hàng dệt
Thực phẩm
Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ

Chất dẻo

Da và cao su

Các nguồn gốc từ các sợi

Vải, len, nilon...

Các chất thải từ đồ ăn thực

Cỏng rau, vỏ quả, thân cây,

phẩm


lõi ngô...

Các sản phẩm và vật liệu được Đồ dùng bằng gỗ như bàn,
chế tạo từ tre, gỗ, rơm...
Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ chất dẻo

ghế, đồ chơi, vỏ dừa...
Phim cuộn, túi chất dẻo,
chai, lọ. Chất dẻo, đầu vịi,
dây điện...

Các vật liệu và sản phẩm được Bóng, giày, ví, băng cao
chế tạo từ da và cao su

su...

2. Các chất không cháy
Các vật liệu và sản phẩm được
Các kim loại sắt

chế tạo từ sắt mà dễ bị nam
châm hút

Các kim loại phi
sắt
Thủy tinh
Đá và sành sứ


Vỏ hộp, dây điện, hàng rào,
dao, nắp lọ...

Các vật liệu không bị nam

Vỏ nhơm, giấy bao gói, đồ

châm hút

đựng...

Các vật liệu và sản phẩm được Chai lọ, đồ đựng bằng thủy
chế tạo từ thủy tinh

tinh, bóng đèn...

Bất cứ các vật liệu khơng cháy Vỏ chai, ốc, xương, gạch,
ngoài kim loại và thủy tinh

đá, gốm...

Tất cả các vật liệu khác không
3. Các chất

phân loại trong bảng này. Loại

hỗn hợp

này có thể chưa thành hai
phần: kích thước lớn hơn 5

mm và loại nhỏ hơn 5 mm

4

Đá cuội, cát, đất, tóc...


1.1.3.2. Tính chất
a) Tính chất vật lý
Những tính chất vật lý quan trọng nhất của CTRSH là khối lượng riêng,
độ ẩm, kích thước hạt và sự phân bố kích thước, khả năng giữ nước và độ xốp
(độ rỗng) của rác đã nén. Trong đó, đáng quan tâm nhất trong cơng tác quản lý
là khối lượng riêng và độ ẩm. [3]
- Khối lượng riêng
Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng vật chất trên một đơn vị
thể tích, tính bằng lb/ft3, lb/yd3, hoặc mg3/kg. Điều quan trọng cần ghi nhớ rằng,
khối lượng riêng của CTRSH sẽ rất khác nhau tùy từng trường hợp: rác để tự
nhiên không chứa trong thùng, rác chứa trong thùng và không nén, rác chứa
trong thùng và nén. Do đó, số liệu khối lượng riêng của CTRSH chỉ có ý nghĩa
khi được ghi chú kèm theo phương pháp xác định khối lượng riêng.
Khối lượng riêng của rác sẽ rất khác nhau tùy theo vị trí địa lý, mùa trong
năm, thời gian lưu trữ... Do đó, khi chọn giá trị khối lượng riêng cần phải xem
xét cả những yếu tố này để giảm bớt sai số kéo theo cho các phép tính tốn.
Khối lượng riêng của rác sinh hoạt ở các khu đô thị lấy từ các xe ép rác thường
dao động khoảng từ 300 đến 700 lb/yd3 (từ 180 kg/m3 đến 415 kg/m3), và giá trị
đặc trưng thường vào khoảng 500 lb/yd3 (297 kg/m3). [3]
- Độ ẩm
Độ ẩm của chất thải rắn được biểu diễn bằng một trong 2 phương pháp
sau: Phương pháp khối lượng ướt và phương pháp khối lượng khô.
Theo phương pháp khối lượng ướt: độ tính theo khối lượng ướt của vật

liệu là phần trăm khối lượng ướt của vật liệu.
Theo phương pháp khối lượng khơ: độ am tính theo khối lượng khơ của
vật liệu là phần trăm khối lượng khô vật liệu.
Trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn phương pháp khối lượng ướt thông
dụng hơn.
Độ ẩm theo phương pháp khối lượng ướt được tính theo cơng thức như sau:
5


Trong đó: a: độ ẩm, % khối lượng
W: khối lượng mẫu ban đầu
d: khối lượng mẫu sau khi sấy khô ở 1050C, kg. [3]
- Kích thước và cấp phối hạt
Kích thước và cấp phối hạt của các thành phần trong chất thải rắn đóng
vai trị rất quan trọng trong việc tính tốn và thiết kế các phương tiện cơ khí như:
thu hồi vật liệu, đặc biệt là sử dụng các sàng lọc phân loại bằng máy hoặc phân
chia loại bằng phương pháp từ tính. Kích thước của từng thành phần chất thải có
thể xác định bằng một hoặc nhiều phương pháp như sau:
SC = l
SC =
SC =
SC = (l × w)1/2
SC = (l × w × h)1/3
Trong đó: SC: kích thước của các thành phần (mm)
l: chiều dài (mm)
w: chiều rộng (mm)
h: chiều cao (mm)
Khi sử dụng các phương pháp khác nhau thì kết quả sẽ có sự sai lệch. Do
đó tuỳ thuộc vào hình dáng kích thước của chất thải mà chúng ta chọn phương
pháp đo lường cho phù hợp. [3]

- Khả năng tích ẩm
Khả năng tích ẩm của CTR là tổng lượng ẩm mà chất thải có thể tích trữ
được. Đây là thơng số có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định lượng nước rò
rỉ sinh ra từ bãi chôn lấp. phần nước dư vượt quá khả năng tích trữ của CTR sẽ
thốt ra ngồi thành nước rị rỉ. Khả năng tích ẩm sẽ thay đổi tùy theo điều kiện
nén ép rác và trạng thái phân hủy của chất thải. Khả năng tích ẩm của CTRSH
của khu dân cư và khu thưng mại trong trường hợp không nén có thể dao động

6


trong khoảng 50-60%. [3]
b) Tính chất hóa học
Tính chất hóa học của CTRSH đóng vai trị rất quan trọng trong việc đánh
giá, lựa chọn phương pháp xử lý và thu hồi nguyên liệu. Ví dụ, khả năng cháy
phụ thuộc vào tính chất hóa học của CTR, đặc biệt trong trường hợp CTR là hỗn
hợp của những thành phần cháy được và không cháy được.
Các nguyên tố cơ bản trong chất thải rắn sinh hoạt cần phân tích bao gồm
C (carbon), H (Hydro), O (Oxy), N (Nitơ), S (Lưu huỳnh) và tro. Thơng thường,
các ngun tố thuộc nhóm halogen cũng thường được xác định do các dẫn xuất
của clo thường tồn tại trong thành phần khí thải khi đốt rác. Kết quả xác định
các nguyên tố cơ bản này được sử dụng để xác định cơng thức hóa học của
thành phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt. [3]
Bảng 1.2. Thành phần các nguyên tố của các chất cháy được có trong CTR
từ khu dân cư
Phần trăm khối lượng khô (%)

Thành phần
Carbon


Hydro

Oxy

Nitơ

Lưu huỳnh

Tro

Chất thải thực
phẩm

48,0

6,4

37,6

2,6

0,4

5,0

Giấy

43,5

6,0


44,0

0,3

0,2

6,0

Carton

44,0

5,9

44,6

0,3

0,2

5,0

Nhựa

60,0

7,2

22,8


-

-

10,0

Vải

55,0

6,6

31,2

4,6

0,15

2,5

Caosu

78,0

10,0

-

2,0


-

10,0

Da

60,0

8,0

11,6

10,0

0,4

10,0

Rác vườn

47,8

6,0

38,0

3,4

0,3


4,5

Gỗ

49,5

6,0

42,7

0,2

0,1

1,5

Thủy tinh

0,5

0,1

0,4

<0,1

-

98,9


Kim loại

4,5

0,6

4,3

<0,1

-

90,5

Bụi, tro,...

26,3

3,0

3,0

0,5

0,2

68,0

Chất hữu cơ


Chất vô cơ

“Nguồn: Tchobanoglous và cộng sự, 1993”
7


c) Tính chất sinh học
Ngoại trừ nhựa, cao su và da, phần chất hữu cơ của hầu hết CTRSH có thể
được phân loại như sau:
- Các chất có thể tan trong nước như: đường, tinh bột, amino axit và nhiều
axit hữu cơ khác.
- Hemixenlulozơ là sản phẩm ngưng tụ của hai đường 5 và 6 carbon.
- Xenlulozơ là sản phẩm ngưng tụ của glucose, đường 6-carbon.
- Dầu, mỡ và sáp là những este của rượu và acids béo mạch dài.
- Lignin là hợp chất cao phân tử chứa vòng thơm và các methoxyl (-OCH3).
- Lignoxenlulozơ
- Proteins là chuỗi các amino axit.
Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong
CTRSH là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hóa sinh học tạo
khí, chất rắn hữu cơ trơ và chất vơ cơ. Mùi và ruồi nhặng sinh ra trong quá trình
rác hữu cơ thối rữa. [3]
1.1.4. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích
quản lý, xử lý thành các nhóm như sau:
- Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả,
xác động vật).
- Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao
su, ni lơng, thủy tinh).
- Nhóm khó phân hủy (nhóm đồ gốm, sứ, thủy tinh, đồ gia,...) [3]

1.1.5. Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và con người
1.1.5.1.Tác động đến nguồn nước
Rác thải ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước.Trong điều kiện thời tiết nắng
nóng thì rác thải sẽ dễ phân hủy và tạo ra những mùi rất khó chịu gây ơ nhiễm
mơi trường. Cịn khi trời mưa thì rác thải sẽ theo dịng chảy chảy đi gây ơ nhiễm
bề mặt nước. Thông thường, rác thải sẽ mạng các loại vi sinh vật, chất hữu cơ,
8


kim loại nặng đưa vào môi trường gây ô nhiễm môi trường. Một điều đáng chú ý
là những chất này sẽ ngấm vào nước sinh hoạt hoặc nước canh tác, từ đó sẽ tích
lũy dần và gây nhiều bênh nguy hiểm cho con người và động vật. [7]
1.1.5.2. Tác động đến mơi trường đất
Các chất thải rắn có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra
nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy
tinh, ống nhựa, dây cáp, bê-tơng... trong đất rất khó bị phân hủy.. Các chất thải
có thể gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, cơng nghiệp
sản xuất hóa chất... Tại các bãi rác, bãi chơn lấp CTR khơng hợp vệ sinh, khơng
có hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ CTR dễ
dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất. [7]
1.1.5.3. Tác động đến môi trường không khí
CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu.
Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy
và sản sinh ra các chất khí (CH4 – 63,8%, CO2 – 33,6%, và một số khí khác).
Trong đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp. Khối lượng khí phát
sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ khơng khí và thay đổi
theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải trong
mùa hè cao hơn mùa đơng. Đối với các bãi chơn lấp, ước tính 30% các chất khí
phát sinh trong q trình phân hủy rác có thể thốt lên trên mặt đất mà khơng

cần một sự tác động nào. [7]
1.1.5.4.Tác động đến sức khỏe con người
Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý khơng những gây ơ nhiễm mơi
trường mà cịn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người
dân sống gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải...
Người dân sống gần bãi rác khơng hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu,
viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác. Hiện tại chưa có
9


số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sức khỏe của
những người làm nghề nhặt rác thải. Những người này thường xuyên phải chịu
ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, cơn trùng đốt/chích
và các loại hơi khí độc hại trong suốt q trình làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh
thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy,
và các vấn đề về đường ruột khác. Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy
cơ khác đối với cộng đồng làm nghề này. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm
kim tiêm cũ,... có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ con người (lây
nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như AIDS...) khi họ dẫm phải hoặc bị cào
xước vào tay chân.... [7]
1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số địa phương
1.2.1 . Phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
Việc phân loại CTR sinh hoạt thường được tiến hành ngay tại hộ gia đình
đối với một số loại chất thải như giấy, các tông, kim loại (để bán), thức ăn thừa, lá
cải, su hào,... (sử dụng cho chăn nuôi). Các CTR sinh hoạt khác không sử dụng
được hầu hết không được phân loại mà để lẫn lộn, bao gồm cả các loại rác có khả
năng phân hủy và khó phân hủy như túi nilon, thủy tinh, cành cây, lá cây, hoa quả
ôi thối, xác động vật chết... [7]
Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại các đô thị khá cao (84 - 85%), tăng 34% so với giai đoạn trước. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt ở khu vực nơng thơn
cịn rất thấp (40%), chủ yếu được tiến hành ở các thị trấn, thị tứ. Cho đến nay,

vấn đề phân loại rác tại nguồn vẫn chưa được triển khai mở rộng. CTR sinh hoạt
được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp lộ thiên hoặc lị đốt chất thải.
CTR thơng thường từ hoạt động cơng nghiệp, y tế hầu hết được thu gom, tự xử
lý tại cơ sở hoặc thông qua công ty môi trường đô thị. Đối với CTNH, công tác
quản lý đã được quan tâm đầu tư với khối lượng CTNH được thu gom, xử lý
tăng qua từng năm, tuy nhiên tỷ lệ tóm tắt báo cáo hiện trạng mơi trường Quốc
gia giai đoạn 2011 - 2015 vẫn còn thấp (khoảng 40%). Vấn đề quản lý, đầu tư

10


cho cơng nghệ xử lý CTR nói chung và CTNH nói riêng chưa có nhiều cải thiện
so với giai đoạn trước. [7]
1.2.2. Tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt
Tái sử dụng được tiến hành với chất thải rắn có thể tái sử dụng: kim loại,
thủy tinh, nhựa, nilon, giấy các loại...
Hiện nay, ở Việt Nam sản xuất phân compost đã được thực hiện ở một số
nhà máy - được xây dựng gần các đô thị, nơi cung cấp chính các loại chất thải hữu
cơ làm nguyên liệu đầu vào. Hiện tại chưa có các số liệu đánh giá về chi phí - lợi
ích của các nhà máy đang hoạt động. Mặt khác, chưa có nhà máy nào được xây
dựng để phục vụ xử lý rác thải nông thơn. Rất khó để đánh giá được hiệu quả của
việc áp dụng làm phân compost ở quy mô nhỏ lẻ, từng hộ gia đình, vì vậy tại khu
vực nơng thơn công nghệ này chưa được áp dụng phổ biến. [7]
1.2.3. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn chủ yếu được xử lý bằng phương pháp
chơn lấp. Tuy nhiên, tồn quốc chỉ có 12 trên tổng số 63 tỉnh thành phố có bãi
chơn lấp (BCL) hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật ở nông thôn và phần lớn được
xây dựng trong vòng 10 năm qua. Hầu hết, các BCL chất thải nông thôn là các
BCL không hợp vệ sinh, chủ yếu là BCL hở và để phân hủy tự nhiên. Hiện nay,
phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phù hợp nhất là chơn lấp hợp

vệ sinh. Ngồi ra, các biện pháp khác như phương pháp làm phân hữu cơ, đốt chất
thải thu năng lượng cần được tiếp tục nghiên cứu và mở rộng, tuy nhiên chưa phù
hợp cho áp dụng rộng rãi tại khu vực nông thôn Việt Nam.
Đối với huyện Lạng Giang bước đầu trên địa bàn huyện đã xây dựng được
2 mơ hình quản lý CTR cấp xã, thị trấn: xã Mỹ Hà và thị trấn Vôi; xây dựng và
triển khai thành cơng mơ hình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn, sản xuất phân
hữu cơ vi sinh; đã thành lập tổ vệ sinh môi trường, tuyên truyền hướng dẫn và
hỗ trợ trang bị xô nhựa 2 màu đỏ và xanh để các hộ dân phân loại CTR sinh hoạt
tại nguồn, sau đó tổ vệ sinh mơi trường thu gom và xử lý tại khu xử lý tập trung
của xã. Thị trấn Vôi đã thực hiện dự án phân loại, thu gom, xử lý CTR sinh hoạt
11


theo mơ hình ủ phân vi sinh và đốt chất thải vô cơ, chôn lấp chất thải không xử
lý được, các hộ dân được hướng dẫn, tuyên truyền và hỗ trợ trang thiết bị xô
nhựa 2 màu đỏ và xanh để phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn, sau đó hợp tác xã
dịch vụ vệ sinh môi trường thu gom và xử lý, 2 mơ hình trên xử lý CTR sinh
hoạt đạt 5 tấn/ngày. CTR sinh hoạt được phân loại tại nguồn phù hợp với mục
đích quản lý, xử lý.
1.3. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phù hợp cho công
tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đoan Hùng,tỉnh Phú Thọ”
của sinh viên Lê Hồng Sơn, khóa 57, trường đại học Lâm Nghiệp, năm 2016
- Đề tài “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và đề xuất giải pháp công nghệ xử lý phù
hợp” của sinh viên Nguyễn Thị Hiên, trường đại học Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội, năm 2014
- Đề tài “Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị
trấn Sông Thao, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ” của sinh viên Đỗ Thị Kim Liên,
trường đại học Khoa học Tái Nguyên, năm 2016

- Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại quận Hà
Đơng, thành phố Hà Nội” của sinh viên Vũ Ngọc Lượng, trường đại học Khoa
học Thái Nguyên, năm 2015
- Dự án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải và xây dựng bãi xử lý chất
thải rắn trên địa bàn xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang năm 2009
- Dự án phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa
bàn thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
- Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải khu vực nông thon trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2020

12


CHƯƠNG II
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Góp phần giữ gìn và cải thiện chất lượng mơi
trường sống tại địa phương.
- Mục tiêu cụ thể: Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt, góp phần
bảo vệ môi trường sống trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Lạng Giang,
tỉnh Bắc Giang
- Đánh giá ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức
khỏe con người
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh
hoạt tại khu vực nghiên cứu.
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn sinh hoạt
- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Công tác thu thập tài liệu có ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ một kế
hoạch, dự án nào nhằm cung cấp những thông tin, số liệu cơ bản giúp cho người
quản lý, thiết kế có cơ sở để đánh giá tổng quan cũng như đưa ra được phương
hướng giải quyết, đề xuất giải pháp quy hoạch, quản lý và thiết kế phù hợp.
Để phục vụ đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải
rắn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang cần thu thập một số thông tin và các
tài liệu sau:
- Thu thập số liệu từ phòng Tài nguyên - Môi trường, UBND huyện Lạng
Giang, tỉnh Bắc Giang, gồm: tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa
phương, hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt, thành phần rác thải cùng công
tác thu gom, vận chuyển CTR...;
13


- Nghiên cứu tìm hiểu những văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Quy chuẩn Việt Nam và các thông tư liên quan đến CTR:
+ Nghị định về phí bảo vệ mơi trường đối với chất thải rắn
174/2007/NĐ-CP;
+ Luật bảo vệ môi trường 2014, chương VIII mục 3 quản lý chất thải rắn
thông thường, điều 95, điều 96, điều 97 và điều 98;
+ Nghị định 59/2007/BTNMT Quản lý chất thải rắn;
+ QCVN 61:2016 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn
sinh hoạt;
+ QCVN 30:2012/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về lị đốt chất thải
rắn cơng nghiệp.
-

Thu thập các tài liệu liên quan đến công tác quản lý môi trường từ


UBND huyện Lạng Giang
+ Thuyết minh lò đốt rác thải sinh hoạt tại xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang;
+ Dự án Phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên
địa bàn thị trấn Vôi.
2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp khảo sát thực địa được thực hiện gồm một số nội dung
sau: đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt; lấy mẫu xác định thành
phần chất thải rắn sinh hoạt; hình thức thu gom, vận chuyển tại các tuyến thu
gom, điểm tập kết rác thải; hiện trạng xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn các
xã, thị trấn của huyện Lạng Giang và hiệu quả xử lý chúng.
- Công tác khảo sát thực địa được tiến hàng theo nhiều đợt, mỗi đợt khảo
sát một khu vực nhất định.
2.4.3. Phương pháp điều tra xã hội và tham vấn cộng đồng
- Tham vấn, tham khảo, lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của người dân trên
địa bàn huyện về hiện trạng môi trường hiện nay cùng công tác quản lý, xử lý
CTR đang áp dụng trong khu vực. Tiến hành tham vấn một số hộ dân về lượng
rác phát sinh, giờ thu gom rác.
14


- Tham vấn ý kiến từ công nhân thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn các xã của huyện Lạng Giang – tỉnh Bắc Giang để
phát huy những giải pháp phù hợp đồng thời đưa ra phương án khắc phục
những điểm còn hạn chế trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR
sinh hoạt hiện nay tại địa phương.
Lập bảng phỏng vấn câu hỏi đối với người dân với các nội dung như sau:
- Lượng rác thải phát sinh từ các hộ gia đình
- Thành phần, khối lượng của rác thải sinh hoạt
- Tần suất thu gom

- Có phân loại rác trước khi đổ hay không
- Hoạt động thu gom, tập kết rác thải sinh hoạt của khu vực
- Việc nộp lệ phí thu gom rác thải của các đối tượng tiến hành thu gom
- Thái độ làm việc của công nhân thu gom
- Đánh giá của người dân về môi trường sống
- Ý thức người dân về vấn đề bảo vệ môi trường
- Công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về quản lý rác thải
Lập bảng phỏng vấn câu hỏi đối với cơ quan quản lý chất thải rắn sinh hoạt
của huyện: Cơ cấu tổ chức gồm các bộ phận nào, số lượng người, trang thiết bị
bảo hộ, công nghệ xử lý?......
Phỏng vấn nhân viên thu gom rác nhằm xác định lượng rác hằng ngày của
mỗi thơn, hình thức thu gom, tần suất
- Lượng rác thải thu gom mỗi lần
- Tần suất thu gom
- Lương, trợ cấp
- Trang thiết bị, phương tiện bảo hộ
- Công tác quản lý CTRSH tại địa phương
- Đánh giá về ý thức người dân
2.4.4. Phương pháp thực nghiệm

15


CTR sinh hoạt được lấy mẫu theo phương pháp một phần tư, phân loại và
xác định các thành phần trong CTR sinh hoạt của tồn huyện.
* Cách tiến hành thí nghiệm
- Tiến hành lấy mẫu CTR theo phương pháp một phần tư:
Mẫu CTR ban đầu được lấy có khối lượng khoảng 30 kg, sau đó CTR
được đổ đống tại một nơi riêng biệt, xáo trộn đều bằng cách vun thành đống
hình cơn nhiều lần. Chia hình cơn đã trộn đều đồng nhất làm bốn phần bằng

nhau. Lấy hai phần chéo nhau (A + D) và (B + C), trộn đều theo từng phần
thành hai đống côn mới. Từ hai đống hình cơn này tiếp tục chia mỗi đống thành
bốn phần bằng nhau và lấy 2 phần chéo nhau từ mỗi đống. Thực hiện phối trộn
phần chéo của mỗi đống thành hai đống hình cơn mới. Thực hiện các thao tác
trên cho đến khi đạt được mẫu thí nghiệm có khối lượng khoảng 5 ÷ 6 kg. Tiến
hành phân tích mẫu CTR sinh hoạt ra các thành phần: CTR hữu cơ và CTR vơ
cơ. Trong đó:
+ CTR hữu cơ được chia ra các thành phần: cơm, thức ăn thừa, vỏ hoa
quả, rau củ, lá cây;
+ CTR vô cơ được chia ra các thành phần: xỉ than, nylon, thủy tinh, giấy,
catton, gỗ, vải.
Để thu được số liệu chính xác, cần thực hiện phép lặp lại trong thí nghiệm
2 lần. Ghi chép số liệu và chia tỷ lệ sao cho phù hợp với lượng CTR sinh hoạt
phát sinh tại khu vực nghiên cứu.
2.4.5. Phương pháp xử lý nội nghiệp
Công tác tổng hợp, xử lý và chỉnh lý tài liệu có một vị trí quan trọng, nó
làm cơ sở cho việc lập báo cáo. Tất cả các tài liệu thu thập được trong quá trình
cơng tác đều phải tiến hành chỉnh lý, đánh giá để kiểm tra và phát hiện những
sai sót có thể xảy ra, từ đó có biện pháp khắc phục và bổ sung các tài liệu liên
quan kịp thời. Các tài liệu sau khi đã hoàn thành chỉnh lý mới được sử dụng để
làm báo cáo.

16


×