Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phương thức xử lý thực bì tới tính chất của đất tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp lục nam tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.93 KB, 58 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự đồng ý của Nhà trƣờng, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi
trƣờng và Bộ môn Quản lý môi trƣờng, tôi đã thực hiện chuyên đề nghiên cứu
khoa học: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phương thức xử lý thực bì tới
tính chất của đất tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp
Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”.
Trong quá trình làm đề tài, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và các công
nhân viên, cán bộ tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lục Nam.
Nhân dịp này cho phép tơi bày tỏ lịng biết ơn chân thành, sâu sắc tới
cô giáo hƣớng dẫn PGS.TS. Bế Minh Châu – ngƣời đã tận tình giúp đỡ tơi
thực hiện đề tài này, cùng tồn thể các thầy cô giáo, bạn bè và các công nhân
viên, cán bộ tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lục Nam.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhƣng do thời gian nghiên cứu có hạn và
năng lực của bản thân cịn hạn chế nên bản báo cáo khóa luận khơng tránh
khỏi những thiếu sót nhất định.
Tơi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp q báu của các thầy cơ giáo và
các bạn bè để khóa luận đƣợc hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Vũ Quang Liêm

i


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
MỤC LỤC ....................................................................................................... ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 3
1.1. Trên thế giới .............................................................................................. 3
1.1.1. Nghiên cứu các phƣơng thức xử lý thực bì bằng lửa ............................ 3
1.1.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của cháy rừng và các phƣơng thức xử lý thực
bì bằng lửa tới đất ............................................................................................ 4
1.2. Tại Việt Nam ............................................................................................ 6
1.2.1. Nghiên cứu về ảnh hƣởng của việc xử lý thực bì bằng lửa tới mơi
trƣờng đất ......................................................................................................... 6
1.2.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của cháy rừng và xử lý thực bì bằng lửa tới đất.
.......................................................................................................................... 8
CHƢƠNG II. MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 10
2.1.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 10
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 10
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................... 10
2.3.1. Quy trình kỹ thuật xử lý thực bì trƣớc khi trồng rừng tại Công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Lục Nam .................................. 10
2.3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của một sơ phƣơng thức xử lý thực bì trƣớc khi
trồng rừng tới một số tính chất của đất. ......................................................... 10
ii


2.3.3. Đề xuất giải pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực của phƣơng thức
xử lý thực bì bằng lửa tới đất cho khu vực nghiên cứu ................................. 11

2.4. Phƣơng pháp thực hiện ........................................................................... 11
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa số liệu................................................................ 11
2.4.2. Phƣơng pháp ngoại nghiệp .................................................................. 11
2.4.3. Phƣơng pháp nội nghiệp ...................................................................... 12
100: Tính mùn trong 100g đất ....................................................................... 15
CHƢƠNG III. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU .... 16
3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................... 16
3.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 16
3.1.2. Địa hình................................................................................................ 16
3.1.3. Thổ nhƣỡng .......................................................................................... 16
3.1.4. Khí hậu, thủy văn ................................................................................. 17
3.2. Đặc điểm về dân sinh, kinh tế - xã hội ................................................... 17
3.2.1. Dân số .................................................................................................. 17
3.2.2. Cơ sở hạ tầng ....................................................................................... 18
3.3. Đặc điểm tài nguyên rừng ....................................................................... 18
CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 19
4.1. Quy trình kỹ thuật xử lý thực bì trƣớc khi trồng rừng tại Cơng ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Lục Nam .................................. 19
4.2. Nghiên cứu một số tính chất của đất tại khu vực nghiên cứu ................ 22
4.2.1. Tính chất lý học của đất ở các đối tƣợng nghiên cứu ..................... 22
4.2.2. Tính chất hóa học của đất ở các đối tƣợng nghiên cứu ....................... 26
4.2.2.1. Độ pH ................................................................................................ 27
4.2.2.2. Hàm lƣợng mùn ................................................................................ 29
4.2.2.3. Hàm lƣợng các chất dễ tiêu .............................................................. 32
4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động của biện pháp
xử lý thực bì bằng lửa tới các tính chất của đất ............................................. 38

iii



4.4.1. Đề xuất một số vấn đề kỹ thuật xử lý thực bì bằng lửa phù hợp với khu
vực nghiên cứu ............................................................................................... 38
4.4.1.1. Kỹ thuật xử lý thực bì bằng phƣơng pháp phát đốt toàn diện .......... 38
4.4.1.2. Thời gian đốt ..................................................................................... 39
4.4.1.3. Kỹ thuật đốt thực bì .......................................................................... 39
4.4.1.4. Các biện pháp kĩ thuật an toàn trong khi xử lý thực bì bằng phƣơng
pháp đốt tồn diện .......................................................................................... 40
4.4.2. Đề xuất một số giải pháp tiến hành sau khi xử lý thực bì bằng lửa .... 40
CHƢƠNG V. KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ ........................ 41
5.1. Kết luận ................................................................................................... 41
5.2. Tồn tại ..................................................................................................... 42
5.3. Khuyến nghị ............................................................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

CHC


Chất hữu cơ

2

MTV

Một thành viên

3

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

4

UBND

Ủy ban nhân dân

5

VLC

Vật liệu cháy

6

XLTB


Xử lý thực bì

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu phản ánh tính chất lý học theo độ sâu tầng đất ở
các đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 23
Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu về tính chất hóa học của đất theo các độ sâu ở các
đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 27

vi


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Khu vực nghiên cứu có phƣơng thức xử lý thực bì bằng phƣơng
pháp phát dập ................................................................................................. 20
Hình 4.2. Khu vực nghiên cứu sau khi xử lý thực bì bằng phƣơng pháp phát,
đốt tồn diện................................................................................................... 21
Hình 4.3. Độ xốp của đất theo độ sâu lớp đất ở các đối tƣợng nghiên cứu... 24
Hình 4.4. Độ pH của đất theo độ sâu lớp đất ở các đối tƣợng nghiên cứu .... 28
Hình 4.5. Hàm lƣợng mùn theo độ sâu tầng đất ở các đối tƣợng .................. 30
nghiên cứu ...................................................................................................... 30
Hình 4.6. Hàm lƣợng NH4+ của đất theo các độ sâu ở các đối tƣợng nghiên
cứu .................................................................................................................. 33
Hình 4.7. Hàm lƣợng PO43- của đất theo các độ sâu ở các đối tƣợng nghiên
cứu .................................................................................................................. 36


vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Dùng lửa trong các hoạt động canh tác và sản xuất Lâm nghiệp đã có
một q trình lịch sử lâu dài, đa dạng. Lửa là một công cụ sản xuất. Dùng lửa
để xử lý thực bì có thể là một trong những biện pháp truyền thống rẻ tiền và
nhanh chóng nhất đã đƣợc áp dụng trong canh tác nƣơng rẫy, đốt vệ sinh các
khu khai thác, đốt trƣớc giảm khối lƣợng vật liệu cháy trong phòng cháy
rừng, đốt để xử lý các mầm ổ dịch bệnh hại, thậm chí ngƣời ta có thể dùng lửa
để dập tắt các đám cháy rừng, .… Tuy nhiên cũng có những vụ cháy rừng xảy
ra mà nguyên nhân do việc sử dụng lửa để đốt thực bì một cách thiếu kiểm
sốt của ngƣời dân. Thông qua nhiệt độ cao và sản phẩm sinh ra, cháy rừng
nói chung và đốt thực bì nói riêng có ảnh hƣởng tới mơi trƣờng, trong đó có
mơi trƣờng đất.
Công ty Lâm nghiệp Lục Nam đƣợc chuyển đổi từ lâm trƣờng Lục
Nam theo quyết định số 1944/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Ủy
ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Giang. Ngày 12 tháng 08 năm 2010, UBND
tỉnh Bắc Giang ký quyết định số 1251/QĐ-UBND chuyển đổi Công ty Lâm
nghiệp Lục Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH
MTV) Lâm nghiệp Lục Nam [15]. Đây là công ty 100% vốn nhà nƣớc, do
UBND tỉnh Bắc Giang làm chủ sở hữu. Cơng ty có tổng diện tích tự nhiên
đƣợc giao quản lý và sử dụng là 2.681,5 ha, trong đó đất rừng sản xuất:
2.601,8 ha, giữ vai trò quan trọng là trung tâm dịch vụ sản xuất, khoa học kỹ
thuật cho vùng và là đầu mối quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên
liệu gỗ cho một số công ty khác trên địa bàn. Với nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ
và phát triển rừng trên địa bàn huyện Lục Nam, Công ty đã và đang góp phần
phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ mơi trƣờng và nâng cao trình độ dân trí cho
ngƣời dân địa phƣơng.
Hiện nay, để xử lý thực bì khi trồng rừng, Công ty đã và đang áp dụng

khá nhiều biện pháp, trong đó có cả biện pháp sử dụng lửa. Tuy nhiên việc sử
1


dụng lửa để xử lý thực bì đang nhận đƣợc những ý kiến trái chiều với lý do có
thể gây ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng đất, nƣớc và không khí.
Để làm rõ hơn vấn đề này và góp phần vào việc nghiên cứu, áp dụng
các kỹ thuật trong sản xuất lâm nghiệp nhằm nâng cao năng suất chất lƣợng
rừng cho Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lục Nam, đƣợc sự đồng
ý của khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng, tôi đã thực hiện chuyên đề
nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phương thức xử
lý thực bì tới tính chất của đất tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên Lâm nghiệp Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”.

2


CHƢƠNG I.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu các phương thức xử lý thực bì bằng lửa
Theo kết quả nghiên cứu đƣợc công bố vào năm 2011 của Bảo tàng
Lịch sử tự nhiên Đại học Colorado (Mỹ) cho rằng con ngƣời bắt đầu dùng lửa
từ cách đây khoảng 300.000 - 400.000 năm. Từ đó đến nay lửa đã đƣợc con
ngƣời sử dụng trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Từ khi nền nông
nghiệp ra đời, lửa cũng đã đƣợc con ngƣời sử dụng để khai hoang những vùng
đất mới và đặc biệt là xử lý thực bì để canh tác.
Việc nghiên cứu sử dụng lửa để đốt trƣớc vật liệu cháy (VLC) trong
quản lý lửa rừng đã đƣợc một số tác giả quan tâm từ những năm 30 của Thế

kỷ 20.
Các tác giả Garren, 1943; Sweeneey,1956; Ahhgren và Ahlgren,1960;
Cooper,1961; Komarek, 1964, 1967 cho rằng do không cẩn thận nên con
ngƣời thƣờng gây ra cháy ở các khu rừng trồng và các khu nghỉ mát, cần phải
có các biện pháp để phịng cháy các khu rừng này. Một trong những biện
pháp là sử dụng lửa có kế hoạch nhằm giảm bớt những vật liệu dễ cháy. Đây
đƣợc coi là một phần quy hoạch của sử dụng đất hợp lí. Tuy nhiên chỉ có
nhƣng ngƣời có nghiệp vụ mới đƣợc đƣợc sử dụng lửa [14].
Năm 1936, trong khi có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng mọi sự cháy
đều có hại thì Stoddard là một trong những ngƣời đầu tiên đã đề xuất việc đốt
rừng có kế hoạch nhằm giảm nguy cơ cháy, tăng sản lƣợng gỗ và chim thú
đồng thời giảm nguy cơ cháy rừng [14].
Từ những năm 70 của thế kỉ XX cho tới nay, các nƣớc đi đầu nghiên
cứu về lửa rừng nhƣ Australia, Mỹ, Canada, Nga, Indonesia,…đã nghiên cứu
và đƣa ra những quy trình đốt trƣớc cho các khu rừng thuần lồi có nguy cơ
3


cháy cao. Biện pháp đốt trƣớc có kiểm sốt đƣợc sử dụng phổ biến và đƣợc
coi là biện pháp quan trọng trong quản lý lửa rừng ở các nƣớc này.
Năm 1993, các tác giả Gromovist R, Juvelius M, HeikkilaT ( Phần
Lan) đã cho rằng việc đốt trƣớc có kiểm sốt cho các vùng trọng điểm cháy ở
địa phƣơng cần dựa trên nghiên cứu về đặc điểm VLC và việc đốt thử trên
diện tích rừng rộng lớn. Cần chú ý tới các nhân tố: khối lƣợng và độ ẩm VLC,
thời tiết, diện tích, địa hình và các vấn đề kinh phí, tổ chức lực lƣợng,…[15].
Marlow (2000)[3],[13] đã đề xuất các điều kiện thích hợp để thực hiện
đốt trƣớc có điều khiển bao gồm: tốc độ gió (10 – 15km/h), hƣớng gió khơng
hƣớng vào nơi có nhiều VLC, nhiệt độ khơng khí <25 C, độ ẩm khơng khí
40 -60%, độ ẩm VLC từ 17 – 26%...
1.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của cháy rừng và các phương thức xử lý

thực bì bằng lửa tới đất
- Từ thập kỉ 70 của thế kỷ XX tới nay, sự phát triển của khoa học hiện
đại, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp cho việc nghiên cứu, ứng
dụng kỹ thuật PCCCR đạt đƣợc nhiều bƣớc tiến nhảy vọt. Bên cạnh đó, nhận
thức của con ngƣời về lửa rừng cũng đã có nhiều thay đổi. Nhiều nhà khoa
học trên thế giới đã nhận định rằng lửa rừng là một nhân tố sinh thái đặc
biệt[3],[14]. Lửa rừng khơng chỉ gây hại mà cịn có mặt có lợi. Vì vậy cơng
tác quản lý lửa rừng hiện nay là vừa quan tâm không chế lửa, vừa dùng lửa
hiệu quả, an toàn nhƣ một biện pháp bảo vệ rừng tuân theo một quy trình kỹ
thuật hợp lý đề phục vụ những mục tiêu kinh doanh rừng. Hạn chế đến mức
thấp nhất mặc có hại và lợi dụng tối đa mặt có lợi của lửa rừng.
Nghiên cứu ảnh hƣởng của lửa tới sự biến đổi các tính chất đất đã sớm
đƣợc quan tâm ở những nƣớc có nền kinh tế phát triển và cũng thƣờng xảy ra
nhiều vụ cháy rừng nhƣ Mỹ, Nga, Canada,…. Nhìn chung các kết quả nghiên
cứu cho thấy, cháy rừng làm tăng nhiệt độ đất nhanh chóng, làm biến đổi các
tính chất vật lý, hóa học của đất. Với những đám cháy có cƣờng độ cao, nếu

4


khơng có các biện pháp phục hồi nhanh lớp thảm mục thực vật sau cháy sẽ
gây xói mịn, rửa trơi dẫn đến việc thối hóa đất.
Theo các tác giả : Issac và Hopkins (1937), St.John và Rundel (1976),
Tarrant (1956), những đám cháy trong rừng lá kim ở vùng Bắc Mỹ làm độ pH
trong đất tăng lên từ 1 đến 2 đơn vị. Ở Anh, Ailen (1964) đã nghiên cứu và
đƣa ra nhận định rằng có khoảng 70% lƣợng nito bị bay hơi ở nhiệt độ 500 800°C. Nghiên cứu của Orin (1975) ở Mỹ cho biết nếu cháy với cƣờng độ
lớn, lƣợng nito bị mất đi là 95%. Còn nghiên cứu của Debano và Conrad
(1978) cho thấy có 10% nito tổng số trong thực vật, vật rơi rụng và lớp đất bề
mặt bị mất đi sau một đám cháy có điều khiển. Trong một nghiên cứu sau đó
vào năm 1979 chỉ với lớp thảm khô thảm mục, Debano kết luận chỉ có 67%

lƣợng nito tổng số bị mất với điều kiện đất khơ, nhƣng chỉ có 25% nito bị
mất khi đám cháy xảy ra ở nền rừng ẩm …[14].
Theo Well et at. (1979), với một đám cháy lớn nếu nhiệt độ mặt đất
khoảng 500 - 700°C. Sự hấp thụ nhiệt của những lớp đất phía dƣới sẽ phụ
thuộc chặt chẽ vào thời gian cháy ở tầng đất ngay trên nó, nhƣng nhìn chung
độ sâu 2cm thì nhiệt độ là 350 - 400°C, với độ sâu 3cm là 150 - 300°C và độ
sâu 5cm nhiệt độ chỉ còn là 100°C hoặc thấp hơn[15].
Trong điều kiện đất ẩm, các loài vi khuẩn bắt đầu chết nhanh chỉ khi
nhiệt độ đạt tới 50°C và khơng có lồi nào sống đƣợc khi nhiệt độ trên 110°C.
Dunn và De Bano đã ghi nhận rằng các loài vi khuẩn Nitrosomonas và
Nitrobacter đã bị chết trong đất dƣới tác động của nhiệt độ là 140°C nhƣng
đối với đất ẩm thì nhiệt độ chết đối với Nitrosomonas là 75°C và đối với
Nitrobacter là 50°C [14].
Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã cho rằng tốc độ cao của q trình
nitrat hóa trong đất thƣờng đạt đƣợc sau khi xảy ra cháy là do hoạt động của
các quần thể Nitrosomonas và Nitrobacter tăng lên (Ahlgren,1960). Tuy
nhiên, những kết quả nghiên cứu của Dunn at el (1979) đối với những chất có
tầng thảm tƣơi, cây bụi dày lại chỉ ra rằng các quần thể của hai loài vi khuẩn
5


này đƣợc duy trì ở mức thấp nhất sau khi cháy khoảng 12 tháng.Những
nghiên cứu của Morris (1968) cho thấy việc đốt cỏ Cynodon dalylon vào cuối
mùa đông và đầu mùa xuân có tác dụng nhƣ bón phân và làm tăng sinh khối.
Theo Cooper (1971) và Stone (1971), khi đốt có điều khiển theo chu kỳ đã
làm giảm các chất hữa cơ nhƣng làm tăng hàm lƣợng tổng số của các chất:
Ca, Mg, K, P ở lớp bề mặt[15],[16].
Từ kết quả của những nghiên cứu này cho thấy lửa rừng gây ảnh hƣởng
khơng nhỏ đến các tính chất vật lý, hóa học của đất. Lửa rừng vừa có những
mặt tác động tiêu cực lại vừa có những tác động tích cực đến đất vì vậy việc

sử dụng lửa hiệu quả là điều rất quan trọng trong kinh doanh rừng.
1.2. Tại Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng của việc xử lý thực bì bằng lửa tới mơi
trường đất
Mặc dù sử dụng lửa để xử lý thực bì nói chung và trong Lâm nghiệp nói
riêng đã đƣợc áp dụng ở nƣớc ta hàng ngàn năm nay nhƣng những nghiên cứu
ảnh hƣởng của lửa tới tính chất của đất tại Việt Nam đang còn là vấn đề khá
mới mẻ.
Lửa đƣợc sử dụng để giảm sự canh tranh của cỏ dại đối với cây trồng
và xử lý thực bì trƣớc khi trồng. Trƣớc đây, thực bì đƣợc phát, sau đó đốt, ngay
cả cành lá sau khi khai thác cũng đƣợc đốt trƣớc khi trồng rừng. Tuy nhiên
những nghiên cứu gần đây cho rằng nếu để thực bì sau khi phát, hoặc cành
nhánh sau khi khai thác để tự phân hủy thì sẽ tốt hơn cho cây trồng và đất rừng.
Vũ Đình Hƣởng và các cộng tác viên (2006) [8] cho rằng sinh trƣởng của keo
lá tràm (Acacia auriculiformis) bị ảnh hƣởng bởi biện pháp xử lý thực bì. Sau
khi khai thác, cành nhánh đƣợc để lại cho tự phân huỷ thì sinh trƣởng đƣờng
kính tốt hơn và trữ lƣợng lâm phần cao hơn 7% so với việc phát và lấy đi thực
bì.
- Năm 2007 hai tác giả Nguyễn Quang Dƣơng và Đặng Thịnh Triều đã
thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hƣởng của xử lý thực bì, làm đất và bón
6


phân tới sinh trƣởng một số loài keo trồng tại Việt Nam” nhằm giới thiệu một
cách tổng quát một số biện pháp lâm sinh hiện đang áp dụng trong trồng rừng
keo [5]. Kết quả nghiên cứu về xử lý thực bì, làm đất và bón phân trong rừng
trồng keo ở nƣớc ta trong những năm gần đây cho thấy, sinh trƣởng của keo
lƣỡi liềm và keo lá tràm tốt hơn khi đƣợc xử lí bằng cách lên líp nơi đất bị
ngập lụt vào mùa mƣa; kích thƣớc líp cho keo lƣỡi liềm là cao 0,2m, rộng 4m,
kích thƣớc cho keo lá tràm là cao 0,2m và rộng 1,5m; việc để lại cành, nhánh

sau khi khai thác làm tăng 10% sản lƣợng rừng so với dọn sạch thực bì với
keo lá tràm. Có thể sử dụng thuốc diệt cỏ Ridweed để diệt cỏ cho rừng keo lai
(Acacia hybrid) vì sinh trƣởng, chiều cao và đƣờng kính giữa các cơng thức
diệt có bằng thuốc và bằng phƣơng pháp thủ công không rõ rệt.
- Theo kết quả nghiên cứu của NCS. Hoàng Phú Mỹ trong đề tài
luận án: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng và khoanh
nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ vùng đồi núi ven biển tỉnh Phú Yên”
[10]. Biện pháp xử lý thƣc bì theo băng có ảnh hƣởng tốt hơn tới tỷ
lê sống và khả năng sinh trƣởng của các loài cây bản địa so với biện pháp
xử lý thƣc bì tồn diên . Sau 6 năm trồng, Lim xanh và Dầu rái trồng theo
băng đạt tỷ lê sống 80,1 - 85,3%, lƣợng tăng trƣởng bình qn hàng năm
về đƣờng kính đạt 1,17 - 1,25 cm/năm, chiều cao đạt 0,77 - 0,8 m/năm, tỷ
lệ cây phẩm chất xấu chỉ chiếm 7,1 - 8,2% trong khi đó trồng theo phƣơng
thức xử lý thực bì tồn diện chỉ đạt tỷ lệ sống 75,4 - 78,3%, lƣợng tăng
trƣởng bình qn hàng năm về đƣờng kính đạt 1,0 - 1,03 cm/năm, chiều
cao 0,67 - 0,7 m/năm, tỷ lệ cây phẩm chất xấu lên tới 16,5 - 17,4%.
Võ Đại Hải và Nguyễn Hoàng Tiệp (2009)[7] đã tổng kết các kinh
nghiệm và cơng trình nghiên cứu có liên quan đến tới xây dựng rừng phịng
hộ trong cơng trình nghiên cứu “Kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ - những
bài học và kinh nghiệm thực tiễn”, trong đó đã tiến hành tổng kết các nghiên
cứu về kỹ thuật trồng rừng và các mơ hình trồng rừng phịng hộ chắn sóng,
chắn cát và bão ven biển ở nƣớc ta hiện nay. Kỹ thuật xử lý thực bì trong phát
7


triển rừng phịng hộ đầu nguồn có đặc điểm: Khơng phát dọn toàn diện mà
thƣờng chỉ xử lý cục bộ ở những khu vực đào hố trồng cây hay xử lý theo
rạch. Thực bì phát dọn khơng đốt mà tập trung thành đống nhỏ xếp ngang
đƣờng đồng mức. Cây bụi cây tái sinh có trên mặt đất cần đƣợc giữ lại để
ni dƣỡng tạo rừng hỗn lồi đa tầng.

Theo tác giả Vƣơng Văn Quỳnh [12], có thể sử dụng lửa để giảm vật
liệu cháy (VLC), từ đó làm giảm nguy cơ cháy rừng. Một trong những nội
dung quan trọng trong biện pháp sử dụng lửa để giảm vật liệu cháy đó là kiểm
sốt đám cháy đốt trƣớc nhằm ngăn chặn nguy cơ cháy lan sang các khu vực
khác. Kiểm soát đám cháy bằng cách: Chọn thời điểm đốt trƣớc từ sau 18 giờ
và trƣớc 9 giờ; tạo băng ngăn cản cháy lan; vệ sinh rừng ở một số trạng thái
rừng VLC mặt đất và lớp cành khơ phía dƣới tạo thành lớp VLC tƣơng đối
liên tục theo chiều cao. Vệ sinh rừng để ngăn cho đám cháy mặt đất không
phát triển thành cháy tán; đốt trƣớc nhiều lần nhằm định hƣớng đƣợc đốt
trƣớc không để bị cháy lan; trực tiếp dập tắt đám cháy khi chúng bùng phát
không theo ý muốn.
1.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của cháy rừng và xử lý thực bì bằng lửa tới
đất.
Năm 2011, Nguyễn Văn Đức đã thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng
phục hồi sau cháy rừng tại Vƣờn quốc gia Hoàng Liên” [6]. Tác giả đã nghiên
cứu tác động của cháy rừng năm 2010 tại đây với tầng cây cao, tầng cây tái
sinh, thảm thực bì, tài nguyên sinh vật đất. Sau quá trình nghiên cứu đề tài đi
đến một số kết luận rằng: (1) Cháy rừng đã làm thay đổi rõ rệt về thành phần
tầng cây cao và cấu trúc tổ thành; (2) Độ ẩm, độ xốp ở đất rừng bị cháy thấp
hơn so với rừng không bị cháy; (3) độ pH và hàm lƣợng các chất khoáng dễ
tiêu trong đất ở rừng bị cháy lớn hơn hẳn so với rừng không bị cháy thế
nhƣng theo thời gian thì hàm lƣợng các chất này lại suy giảm nhiều; (4) Mật
độ giun đất ở rừng sau cháy chỉ bằng ½ so với rừng không bị cháy.

8


Năm 2011, Lê Thái Sơn, Tạ Văn Thắng và Thái Thị Thúy An, trƣờng
Đại học Lâm nghiệp đã thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học “Nghiên
cứu đánh giá tác động của cháy rừng tới điều kiện đất và cấu trúc rừng mới tái

sinh sau cháy tại VQG Hoàng Liên”[13]. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ pH
và hàm lƣợng các chất dễ tiêu ( NH4+, PO43-, K2O) ở rừng đã qua cháy cao
hơn ở rừng chƣa qua cháy. Khu vực xuất hiện 21 loài tham gia vào cấu trúc tổ
thành tầng cây cao. Tỷ lệ cá thể của các cây tham gia vào cấu trúc tổ thành
chiếm 88,3% , cịn lại 12,7% là lồi cây khác. Nhƣng nghiên cứu này chỉ thu
hẹp phạm vi ở xã Tả Van – Sa Pa nên kết quả chƣa có những đánh giá tổng
quát và chính xác nhất về tác động của cháy rừng.
Trong đề tài: “Nghiên cứu tác động của cháy rừng tới đất và sinh vật tại
VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai” của Bùi Hồng Cƣờng [4] đã chỉ ra rằng tính
chất đất rừng sau khi cháy thay đổi khá rõ. Độ pH và các chất dễ tiêu (NH4+,
PO43-) có trong đất nhìn chung đều tăng lên, hàm lƣợng mùn giảm Ở OTC có
phƣơng thức xử lý thực bì bằng phƣơng pháp đốt tồn diện. Lớp đất 0 -15cm
có độ pH = 4,17, tăng lên pH = 4,4 ở lớp đất có độ sâu 15 – 30cm và rồi lại
giảm xuống pH = 4,19 ở lớp đất có độ sâu 30 – 50cm. Bên cạnh đó đám cháy
làm biến đổi tính chất đất rừng, lớp thảm thực vật nên kéo theo sự biến đổi
của cả những loài động vật sống trong đất. Các loài động vật đất nhƣ giun,
kiến, mối, v.v.. đều giảm về số lƣợng Ở OTC có phƣơng thức xử lý thực bì
bằng phƣơng pháp đốt tồn diện. Thành phần các loài động vật sống trong đất
ở hai trạng thái rừng nghiên cứu là khá đồng nhất. Chủ yếu gồm các loài nhƣ:
giun, kiến, mối và một số loài khác nhƣ: dế, nhện và gián. Những loài này
sống chủ yếu ở độ sâu từ 0 – 30cm.
Có thể thấy những nghiên cứu ở nƣớc ta về ảnh hƣởng của các biện
pháp xử lý thực bì nói chung và xử lý thực bì bằng lửa nói riêng tới các thành
phần mơi trƣờng trong đó có mơi trƣờng đất đang cịn rất hạn chế. Ở Công ty
TNHH MTV Lâm nghiệp Lục Nam cũng đang cần những nghiên cứu về vấn
đề này để có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc thực hiện các biện pháp xử
lý thực bì đáp ứng yêu cầu chung.

9



CHƢƠNG II.
MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc lựa chọn
phƣơng thức xử lý thực bì thích hợp phục vụ cơng tác phát triển rừng tại
huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc một số tính chất vật lý và hóa học của đất với những
phƣơng thức xử lý thực bì khác nhau theo thời gian tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất đƣợc một số biện pháp nhằm giảm thiểu những ảnh hƣởng
tiêu cực của các phƣơng thức xử lý thực bì đến các tính chất của đất ở khu
vực nghiên cứu.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của chuyên đề là: Đất rừng sau khi xử lý thực bì
với phƣơng thức phát, đốt tồn diện và phát dập (khơng đốt) tồn diện tại khu
vực xã Đơng Sơn thuộc Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Lục Nam, huyện
Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Quy trình kỹ thuật xử lý thực bì trước khi trồng rừng tại Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Lục Nam
2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một sô phương thức xử lý thực bì trước
khi trồng rừng tới một số tính chất của đất.
1) Tỷ trọng
2) Dung trọng
3) Độ xốp
4) Hàm lƣợng mùn
10



5) Hàm lƣợng đạm dễ tiêu ( NH4+ )
6) Hàm lƣợng lân dễ tiêu (PO43-)
7) Độ pH.
2.3.3. Đề xuất giải pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực của phương
thức xử lý thực bì bằng lửa tới đất cho khu vực nghiên cứu
2.4. Phƣơng pháp thực hiện
2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu
- Thu thập kế thừa có chọn lọc các tài liệu có liên quan, các thơng tin phục
vụ cho nghiên cứu của đề tài nhƣ: Khí hậu, đất, địa hình, thực vật, ….
- Đặc điểm canh tác tại các khu vực điều tra nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp
- Tiến hành điều tra tại khu vực nghiên cứu để lựa chọn địa điểm
nghiên cứu phù hợp. Tiến hành nghiên cứu hai phƣơng thức xử lý thực bì:
+ Xử lý thực bì bằng phƣơng pháp phát dập tồn diện.
+ Xử lý thực bì có sử dụng lửa bằng phƣơng pháp phát, đốt tồn
diện..
* Cách đào và mơ tả phẫu diện
Để điều tra các nội dung trên, chuyên đề tiến hành lập hai ơ tiêu
chuẩn (OTC). Mỗi OTC có diện tích là 500m2 đối với mỗi khu vực có
hình thức xử lý thực bì khác nhau. Trên mỗi OTC tiến hành đào phẫu diện
ở vị trí đại diện cho OTC. Lấy mẫu ở ba thời điểm khác nhau là :
+ Ngay sau khi xử lý thực bì
+ Sau khi xử lý thực bì 30 ngày
+ Sau khi xử lý thực bì 60 ngày ( Trong thời gian này xảy ra 4 trận
mƣa với tổng lƣợng mƣa là 47 mm)
Dùng cuốc để đào phẫu diện, đào từng lớp đất sang hai bên tránh
gây sụt lở đất, đào tới mẫu chất thì dừng lại, nếu q sâu mà khơng thấy
mẫu chất thì dừng lại ở độ sâu khoảng 50 cm. Sau khi gia cố tạo mặt

phẳng cần thiết, tiến hành mô tả phẫu diện:
11


- Độ dày tầng đất đƣợc xác định bằng thƣớc dây (chính xác tới
mm).
* Cách lấy mẫu đất
Tiến hành đào phẫu diện, đào từng lớp đất sang hai bên để tránh sụt lở
đất, đào đến độ sâu 50cm thì dừng lại.
Tại mỗi phẫu diện chính lấy 3 mẫu theo cấp độ sâu khác nhau:
0 - 15cm; 15 - 30 cm và > 30 cm.
Tiến hành lấy mẫu trên các phẫu diện theo từng lớp. Lấy từ phía dƣới
lên trên bằng dao chuyên dụng. Mỗi lớp đất lấy ở 5 vị trí khác nhau sau đó
trộn đều, lấy các mẫu có trọng lƣợng khoảng 0,5 – 1 kg. Tổng số mẫu là 36
mẫu. Tại mỗi ÔTC lấy 2 – 3 mẫu đất mặt bằng ống Dung trọng, các mẫu này
cho vào nilong buộc kín và đem về phân tích. Mẫu đất sau khi lấy đƣợc cất
giữ vào túi vải và ghi rõ từng tầng đất, ngƣời lấy, ngày lấy mẫu…
Các mẫu đất đƣợc mang về Trung tâm thí nghiệm, thực hành khoa
Quản lý TNR&MT trƣờng Đại học Lâm nghiệp để phân tích và xác định các
chỉ tiêu: Độ pH, hàm lƣợng mùn, hàm lƣợng N, P dễ tiêu, dung trọng, tỷ
trọng, độ xốp.
2.4.3. Phương pháp nội nghiệp
- Xử lý mẫu
Mẫu đất lấy về hong khơ trong bóng râm, nhặt bỏ rễ cây, đá lẫn, kết
von. Sau đó giã nhỏ bằng cối đồng và chày có đầu bọc cao su, rồi rây đất qua
rây có đƣờng kính 1mm. Riêng đất để phân tích mùn thì giã bằng cối và chày
sứ rồi rây qua rây có đƣờng kính 0,25mm.
- Phân tích mẫu đất và tính tốn, xử lý số liệu
a). Các tính chất lý học của đất:
- Xác định tỷ trọng đất bằng phƣơng pháp Picnomet.

- Xác định dung trọng bằng phƣơng pháp ống dung trọng thông qua cân
và sấy.
- Xác định độ xốp thông qua tỷ trọng và dung trọng theo công thức:
12


P(%)  (1 

Trong đó:

D
) 100
d

X: Là độ xốp của đất (%)
D: Là dung trọng của đất (g/cm3)
d: Là tỷ trọng của đất (g/cm)

b) Các tính chất hố học của đất:
- Phương pháp xác định độ pH
Cân 5g đất cho vào bình tam giác 100ml, cho 25ml KCl 1N lắc trong 15
phút rồi để yên trong 3 giờ. Sau đó lắc lại và đo bằng điện cực.
- Xác định hàm lượng Photpho dễ tiêu (PO4) trong đất theo phương pháp
Olsen
Nguyên tắc xác định:
Photpho tổng số trong đất đƣợc chiết rút bằng dung dịch NaHCO3, dịch
chiết thu đƣợc cho phản ứng với Amonomolibdad trong môi trƣờng khử để
tạo thành phức chất màu xanh hấp thụ cực đại ở bƣớc sóng 880nm.
Tính tốn kết quả: Hàm lƣợng Photpho trog đất đƣợc tính theo cơng
thức:

P (ppm) = (100*y)/w
Y: hàm lƣợng phân tích theo đƣờng chuẩn (ppm)
W: khối lƣợng đất (g)
- Xác định hàm lượng Nito dễ tiêu (NH4+) theo phương pháp so màu
Nguyên lý của phương pháp:
NH4+ đƣợc chiết rút bằng dung dịch muối thích hợp (KCl 0,1N) sau đó
cho NH4+ phản ứng với thuốc thử Netle (Nessler) trong môi trƣờng kiềm tạo
thành phức hợp màu vàng.
NH4+ + 2K(HgI4) + 4KOH = NH2Hg2IO + 7I + 3H2O + K+
Cƣờng độ màu tỉ lệ thuận với nồng độ NH4+ có trong dung dịch. Giới
hạn nồng độ so màu của NH4+ là 0,002mg/ml, ở nồng độ cao sẽ xuất hiện kết
tủa màu vàng ảnh hƣởng đến kết quả so màu. Mặt khác, các ion Ca2+, Mg2+
13


khi có mặt Netle sẽ gây đục dung dịch nên cần phải loại trừ chúng bằng muối
Seinetle (Natri Kali tactrat).
Định lượng: Hàm lƣợng N (NH4+) đƣợc tính theo cơng thức:
N (NH4+) = (C*V*Vcr*K)/(Vpt*W)*100 (mg/100 g đất)
Trong đó:
V: Thể tích dung dịch hiển màu (thể tích của bình định mức), l.
C: Nồng độ đo đƣợc từ đƣờng chuẩn, mg/l.
Vcr: Thể tích dung dịch chiết rút (100 ml).
Vpt: Thể tích dung dịch chiết rút lấy phân tích, ml.
W: Khối lƣợng đất mang đi phân tích, g.
K: Hệ số chuyển đổi từ đất khơ khơng khí sang đất khơ tuyệt đối
K = 1/(1-H%) với H là độ ẩm tƣơng đối của mẫu đất phân tích.
- Xác định hàm lượng mùn tổng số bằng phương pháp Chiurin.
Nguyên lý của phương pháp:
+ Dựa trên sự oxy hóa C của mùn bằng K2Cr2O7 dƣ thừa.

+ Sau đó chuẩn độ lƣợng K2Cr2O7 dƣ thừa bằng dung dịch tiêu chuẩn
muối Morh – FeSO4(NH4)2SO4
2 K2Cr2O7 + 8 H2SO4 + 3 C = 2K2SO4 + 2 Cr2(SO4)3 + 8 H2O + 3 CO2
K2Cr2O7 + 7H2O + 6 FeSO4(NH4)2SO4 = K2SO4 + 6 (NH4)2SO4 +
Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + 7 H2O
Cách tiến hành :
+ Đất để phân tích mùn phải đƣợc chuẩn bị cẩn thận: lấy 5 – 10 g đất đã
qua rây 1mm, nhặt hết xác thực vật rồi nghiền nhỏ bằng cối và chày mã não, rây
qua rây 0,25 mm, trộn đều.
+ Dùng cân phân tích cân 0,1g đất để phân tích mùn cho vào bình tam
giác 100 ml.
+ Dùng cốc và ống đong 100 ml lấy 10 ml K2Cr2O7 0,4N cho vào bình
tam giác đã đựng đất cân ở trên, vừa cho vừa lắc nhẹ lên thành bình tránh đất
bám lên thành bình, để K2Cr2O7 ngấm đều vào đất.
14


+ Đậy bình bằng phễu, đun trên bếp cách cát cho dung dịch sơi 5 phút (
tính từ lúc bắt đầu sơi ).
+ Dùng cặp sắt lấy bình xuống, để nguội, dùng tia nƣớc cất ( 10 – 20 ml )
rửa phễu và xung quanh thành bình (để rửa K2Cr2O7 bám vào), sau đó bỏ phễu
ra.
+ Cho 4 giọt chỉ thị phenylaathranilic 0,2% rồi lắc nhẹ
+ Chuẩn độ bằng dung dịch muối Morh 0,2 N đến khi dung dịch chuyển
từ màu tím mận sang màu xanh lá cây ( bền trong 1 phút ).
+ Thí nghiệm trắng : Cân 0,1 g đất đã nung hết chất hữu cơ cho vào bình
tam giác, cho vào 10 ml K2Cr2O7 0,4 N và tiến hành theo các bƣớc nhƣ trên.
Tính hàm lượng mùn trong đất
Mùn (%) =


(Vo - V) N K 0,003 1,724 100
m

Trong đó : Vo: Số ml muối Morh dùng để chuẩn độ thí nghiệm trắng
V : Số ml muối Morh dùng để chuẩn độ mẫu
N: Nồng độ đƣơng lƣợng của dung dịch muối Morh
m: Lƣợng mẫu lấy phân tích ( g )
K: Hệ số khô kiệt
1,724: hệ số chuyển C ra mùn
0,003: Hệ số C bị oxy hóa
100: Tính mùn trong 100g đất

15


CHƢƠNG III.
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Cơng ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lục Nam nằm trên địa bàn
5 xã của huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang gồm 13 tiểu khu. Văn phòng tại xã
Chu Điện, huyện Lục Nam, cách trung tâm huyện 2 km về hƣớng Tây Nam.
- Phía Bắc giáp với huyện Hữu Lũng - Tỉnh Lạng Sơn
- Phía Nam giáp với huyện Chí Linh - Tỉnh Hải Dƣơng
- Phía Đơng giáp với huyện Lục Ngạn - Tỉnh Bắc Giang
- Phía Tây giáp với huyện Lạng Giang - Tỉnh Bắc Giang [11].
3.1.2. Địa hình
Địa hình chia làm hai khu vực rõ rệt:
- Phía Bắc gồm 4 xã Bảo sơn, Tam dị, Đông phú, Đông Hƣng thuộc dãy

Bảo Đài tiếp giáp với huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng sơn.
- Phía Nam là xã Nghĩa Phƣơng thuộc dãy Huyền Đinh, phần cuối của
dãy n Tử thuộc vịng cung Đơng Triều.
Độ cao trung bình: 200 - 300m, cao nhất là đỉnh Mây đầu của xã Nghĩa
Phƣơng cao 613m. Độ dốc trung bình 25˚ - 30˚ , thoải dần về hai dãy núi là
những đồi bát úp. Giữa hai dẫy núi chính có sơng Lục Nam chảy qua.
3.1.3. Thổ nhưỡng
Đất trong khu vực đƣợc hình thành trên phức hệ đá trầm tích Kỷ Đệ
Tứ với các loại đá mẹ chính: Sa phiến thạch, phiến thạch sét, cuộn sạn kết và
một phần phù sa cổ. Các loại đất chủ yếu bao gồm:
- Đất Feralit mùn trên núi (chiếm khoảng 14% diện tích), phân bố từ độ
cao trên 700m (phần núi cao cánh cung Đơng Triều).
- Đất Feralit núi (chiếm 83% diện tích): phân bố từ độ cao 50m đến
dƣới 700m. Các loại đất chủ yếu Feralít đỏ vàng, vàng đỏ, đỏ nâu phát triển
16


trên sa phiến thạch, phiến thạch sét hoặc trên thềm phù sa cổ. Đất có độ dầy
40 – 100cm, hàm lƣợng mùn 2 – 5%, đất có tính chất cơ lý hóa tƣơng đối tốt
cho thực vật rừng và cây nơng nghiệp phát triển. Đây là đối tƣợng chính để
trồng rừng và kinh doanh rừng tự nhiên của Công ty.
3.1.4. Khí hậu, thủy văn
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm
chia làm 2 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình là 22˚C - 27˚C. Nhiệt độ cao nhất
là 38˚C, có những năm nhiệt độ hơn 40˚C. Nhiệt độ thấp nhất là 10˚C - 12˚C.
Lƣợng mƣa bình quân năm: 1327 mm/năm. Lƣợng mƣa cao nhất: 1734
mm/năm Lƣợng mƣa thấp nhất: 900 mm/năm. Số ngày mƣa trong năm
khoảng 100 - 115 ngày, tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 9 (dƣơng lịch)
hàng năm. Độ ẩm khơng khí bình qn năm: 70 - 80%.
Do đặc điểm khí hậu và địa hình khá phức tạp nên trong địa bàn thuộc

Cơng ty quản lý có nhiều suối lớn đổ ra sông, nhiều hồ đập nhỏ phục vụ tƣới
tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
3.2. Đặc điểm về dân sinh, kinh tế - xã hội
3.2.1. Dân số
Dân số 5 xã trên địa bàn có: 62.075 ngƣời, tỷ lệ tăng dân số 1,2%.
- Lao động: 29. 796 ngƣời trong đó lao động nữ chiếm 52%.
- Ngƣời dân tộc thiểu số chiếm: 11 % tổng dân số trong vùng, bao gồm:
+ Kinh: 55.360 ngƣời ;
+ Tày Nùng: 4.400 ngƣời ;
+ Hoa: 1.659 ngƣời;
+ Sán dìu và dân tộc khác: 656 ngƣời.
- Thu nhập và đời sống.
+ Lƣơng thực quy thóc: 365 kg/ngƣời/năm.
+ Thu nhập bình quân đầu ngƣời: 2.500.000đ/ngƣời/năm.
+ Số hộ nghèo trong vùng: Chiếm 28%, khơng có hộ đói.

17


3.2.2. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng nông thôn: 100% các xã thuộc khu vực Cơng ty quản lý
có điện lƣới quốc gia, đƣờng giao thông và đƣờng dân sinh tƣơng đối thuận
lợi. Các xã đều có bƣu điện văn hóa, trạm xá, trƣờng học cấp 1, cấp 2. Hệ
thống thủy lợi hồ đập tƣới tiêu thuận lợi.
3.3. Đặc điểm tài nguyên rừng
* Tổng diện tích tự nhiên đƣợc giao quản lý và sử dụng: 2.681,5 ha
- Đất rừng sản xuất: 2.601,8 ha
+ Rừng tự nhiên: 322,1 ha
+ Rừng trồng: 1.891,2ha
+ Đất chƣa có rừng: 388,6 ha

- Đất khác: 79,7 ha
+ Đƣờng vận xuất, vận chuyển: 74,5 ha
+ Trụ sở cơ quan các đội sản xuất: 5,2 ha
Diện tích rừng có nguy cơ cháy cao: 2.213,3 ha (bao gồm diện tích
rừng trồng và rừng tự nhiên Cơng ty quản lý).
Với những điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của khu vực nhƣ trên thì
trồng rừng đang là một hƣớng đi chính trong cơng cuộc phát triển kinh tế của
địa phƣơng. Khu vực nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, phân chia ra 2 mùa
mƣa và mùa khô rõ rệt bên cạnh đó với địa hình chủ yếu có độ dốc trung bình
khoảng 20 - 25° do đó hiện tƣơng xói mịn và thối hóa đất đang là một mối
đe dọa lớn đối với đất đai của khu vực. Việc lựa chọn phƣơng thức xử lý thực
bì cho thích hợp nhằm bảo vệ đất, hạn chế những ảnh hƣởng của xói mịn và
thối hóa đất đang là một vấn đề đáng quan tâm tại Công ty.

18


×