Chương 2: CHỌN PHƯƠNG ÁN SẤY, THIẾT BỊ SẤY, TÁC
NHÂN SẤY, THÔNG SỐ CHẾ ĐỘ SẤY, NHIÊN LIỆU SỬ
DỤNG
I. Chọn phương án sấy:
Hệ thống sấy đối lưu gồm các dạng: HTS buồng, HTS hầm,
HTS tháp, HTS thùng quay, HTS khí động, HTS tầng sôi, HTS
phun.
Trong đó ta thấy:
- HTS buồng: Năng suất thường nhỏ, VLS được đặt cố định
trên quá trình sấy hoặc xe goòng nên cố định trong suốt quá trình
s
ấy
QTS không được đồng đều. Để khắc phục thì người ta bố trí
cách đưa TNS theo đường dích dắc tạo n
ên sự đồng đều cho sản
phẩm sấy. Hệ thống này chỉ phù hợp các VLS mà ta khó làm cho
nó b
ị xáo chộn được trong quá trình sấy, đó là những VLS: Tấm
gỗ, gạch, ngói … Trong khi đó thóc rất dễ xáo chộn
Không dùng
thi
ết bị này.
- HTS h
ầm: Có năng suất lớn hơn HTS buồng, QTS không
theo chu kỳ như HTS buồng mà liên tục. Nhưng HTS này vẫn có
nhược điểm giống HTS buồng
Không dùng để sấy thóc.
- HTS phun: Chỉ dùng để sấy các dung dịch huyền
phù
Không dùng để sấy thóc.
- HTS tháp: Có thể sấy liên tục với năng suất cao. Rất phù hợp
cho sấy hạt, VLS chảy liên tục từ trên xuống dưới dưới tác dụng
của trọng lực bản thân
Trong quá trình sấy VLS được xáo chộn
đều c
ùng TNS
Sản phẩm sấy đồng đều. Hơn nữa việc phân vùng
TNS nóng – lạnh cũng dễ dàng
áp dụng được hiệu ứng
A.V.Luikov.
- HTS thùng quay: C
ũng như HTS tháp, HTS này cũng rất
phù hợp để sấy hạt. VLS được xáo chộn nhờ cánh xáo chộn khi
thùng quay. TNS vào đầu n
ày và ra khỏi đầu kia của thùng
s
ấy
QTS được liên tục. HTS này có ưu điểm xáo chộn đồng hơn
nhiều so với THS tháp do có cánh xáo chộn được dẫn động nhờ
một động cơ quay. Nhưng cũng điều này mà nó chỉ hiệu quả khi
sấy với năng suất trung bình còn khi sấy với năng suất lớn thì việc
dẫn động cho thùng quay cũng đòi hỏi tốn kém và phức tạp.
- HTS tầng sôi: Ngay tên gọi của HTS ta đã hình dung được
VLS luôn xáo chộn trong quá trình sấy. VLS phù hợp vẫn là dạng
hạt, dưới tác dụng của TNS với thông số thích hợp
VLS luôn
b
ồng bềnh. Quá trình sấy liên tục do hạt khô nhẹ sẽ ở phần trên của
lớp sôi
lấy ra khỏi TBS. Trong HTS tầng sôi, truyền nhiệt và ẩm
giữa TNS và VLS là rất tốt nên trong các HTS hạt hiện có thì sấy
tầng sôi có năng suất lớn, thời gian sấy nhanh và VLS được rất
đều.
Như vậy 3 HTS tháp
– thùng quay – tầng sôi đều phù hợp
cho sấy thóc. Nhưng xét về chi phí đầu tư và chất lượng sản phẩm
thì sấy tháp phù hợp hơn cả cho sấy thóc khu vực Hà Nam. HTS
này có chi phí đầu tư thấp hơn cả, việc xáo chộn VLS là do chính
tr
ọng lực của nó gây ra, không cần phải tác động bên ngoài như :
Quay: HTS thùng quay cần có động cơ để làm quay thùng
tốn
công suất cho động cơ.
Bồng bềnh: HTS tấng sôi, TNS phải có áp lực nhất định thì mới
thổi lớp VLS thành màng bồng bềnh.
Và hơn cả là VLS vẫn đảm bảo yêu cầu. Thóc sấy đạt độ ẩm
từ 20% xuống 15%, có độ ẩm tương đối đồng đều.
Còn nếu sản phẩm sấy đòi hỏi có yêu cầu cao hơn thì việc
chọn HTS thùng quay và tầng sôi là rất phù hợp.
II. Chọn thiết bị sấy, tác nhân sấy, nhiên liệu:
II.1. Chọn thiết bị sấy:
Trong HTS (sấy đối lưu) tác nhân sấy có nhiều dạng: Không
khí – khói – hơi. Mỗi loại lại có những tính chất khác nhau phù
h
ợp cho từng HTS và đặc biệt là vật liệu sấy. VLS của ta ở đây là
thóc do đó ta chọn TNS là khói là rất phù hợp bởi vì:
+Thóc có lớp vỏ trấu bên ngoài khi sấy bằng khói sẽ không
làm ảnh hưởng tới chất lượng của hạt gạo.
+Khói là TNS rẻ tiền nhất vì không cần tới caloriphe mà chỉ
cần buồng hoà trộn, chi phí nhỏ hơn rất nhiều.
Như vậy khói vừa đảm bảo được l
à TNS lại tạo ra kinh tế
hơn
Khói là TNS phù hợp nhất.
+Bên cạnh đó khói cũng có nhược điểm:
Trong khói có nhiều bụi cản trở dòng TNS, tốn năng
suất cho quạt.
Bụi cũng bám vào VLS làm bẩn sản phẩm
II.2. Nhiên liệu sử dụng:
Nhiên liệu cũng là yêu cầu cần đảm bảo cả kỹ thuật và kinh
t
ế. Những nhiên liệu thường được chọn dùng trong HTS dùng
phương pháp đối lưu như: Than, củi gỗ, trấu, ga…
Như chúng ta biết H
à Nam nằm ở khu vực đồng bằng bắc bộ.
Không như vùng Đồng Bằng sông cửu long vùng Đồng Bằng
bắc bộ chấu chưa được sử dụng nhiều làm nhiên liệu. Tuy nhiên
v
ới đề tài này em sử dụng nhiên liệu là chấu với hy vọng trong
tương lai không xa khu vực Đồng Bằng bắc bộ cũng có những nh
à
thu h
ồi và sản xuất chấu thành nhiên liệu đốt. Vì đa phần chấu
không được sử dụng nhiều.
Hệ thống máy ép củi trấu có chi phí 20 triệu đồng, công suất
70-80kg củi/giờ, tiêu thụ điện 6-7kWh; 1,05 kg trấu nguyên liệu sẽ
cho ra 1kg củi trấu. Củi trấu duy trì sự cháy lâu hơn nấu trực tiếp
bằng trấu hoặc than đá và có thể dùng rộng rãi trong sinh hoạt, sấy
nông sản hàng hoá ở vùng nông thôn.
Chúng có rất nhiều, nhưng việc chọn nhiên liệu nào thì còn
ph
ụ thuộc vào yếu tố nêu trên. Nhìn chung thì yêu cầu về kỹ thuật
luôn được đáp ứng
xét về mặt kinh tế, tức là việc chi phí thấp.
III. Tính toán hệ thống sấy tháp:
Tháp sấy với năng suất 12 tấn/mẻ, với thời gian 4,5 đến 6
giờ. Thời gian này là thời gian tính cho thóc được sấy nóng, do đó
thời gian sấy thực tế sẽ lớn hơn do:
VLS là thóc có độ ẩm lớn 28%, khi sấy cần đạt được 14%
nên độ ch
ênh ẩm là tương đối cao. Để độ ẩm được đồng đều trong
VLS ta cần bố trí thêm một vùng làm mát. Điều này rất quan trọng,
một là không gây ra ứng suất ẩm làm gãy hạt khi xay xát, hai là ta
ứng dụng được thế sấy của A.V.LuiKov. Độ ẩm của VLS không
được giảm quá nhanh, v
ì nếu nhanh thì TNS phải có thế sấy
cao
nhiệt độ cũng sẽ cao
khi cao quá nhiệt độ cho phép sẽ làm
thay đổi thành phần dinh dưỡng trong thóc. Điều này hoàn toàn
không có l
ợi, do đó ta tính toán để VLS dịch chuyển 2 lần qua
tháp, đảm bảo ẩm
giảm từ từ.
III.1. Chọn sơ bộ kết cấu:
Với những phân tích nêu trên thì tháp sấy được chia làm 3 vùng
s
ấy, thêm 1 hệ thống băng tải để chuyển thóc lên sấy lần 2. Thóc
được băng tải chuyển lên, trước khi v
ào các vùng sấy được đưa vào
vùng chứa nằm ở đỉnh tháp. Vùng này có tác dụng phân phối thóc
đi trong tháp đồng đều.
Ba vùng sấy, đi từ trên xuống lần lượt là: Vùng sấy nóng 1,
vùng làm mát 2 và cuối cùng vùng sấy nóng 3. Vùng làm mát là
điểm đặc biệt của hệ thống sấy: