Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải từ trang trại chăn nuôi đồng tâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 86 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
----------o0o----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI TỪ TRANG TRẠI
CHĂN NUÔI ĐỒNG TÂM – HÀ NỘI
NGÀNH
: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ NGÀNH : 306

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp
Khoá học

: TS. Bùi Xuân Dũng
: Lê Đình Đạt
: 1351050231
: 58B - KHMT
: 2013 – 2017

Hà Nội, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt bốn năm học tập tại trƣờng đại học Lâm Nghiệp, khóa học
2013 – 2017, em ln đƣợc các thầy cô giáo trong nhà trƣờng tận tâm truyền
đạt các kiến thức về mặt lý thuyết chuyên ngành khoa học môi trƣờng và giúp
em trang bị những kinh nghiệm, kỹ năng khi ứng dụng lý thuyết vào thực


tiễn. Để hồn thành khóa học của mình, em tiến hành thực hiện đề tài “Thiết
kế hệ thống xử lý nước thải từ trang trại chăn nuôi Đồng Tâm – Hà Nội”.
Để có thể hồn thành tốt đề tài của mình, em khơng những nhận đƣợc
sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo trong nhà trƣờng mà cịn có sự
động viên từ bạn bè và gia đình.
Với lịng biết ơn sâu sắc em xin cảm ơn đến Ban giám hiệu, Ban chủ
nhiệm khoa cùng tồn thể q thầy cơ trong Khoa QLTNR & MT- Trƣờng
Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tận tình kể từ khi em học ở giảng
đƣờng đến khi em hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Bùi Xuân Dũng đã định hƣớng,
chỉ dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện để em hồn thành khóa luận này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ln sát
cánh, động viên em trong suốt quá trình học tập và giúp em có đƣợc động lực
để hồn thành đề tài.
Với kiến thức tích lũy đƣợc trong suốt bốn năm học tập cùng với sự nỗ
lực của bản thân, kế thừa tài liệu và đúc rút từ kinh nghiệm của các anh chị
khóa trƣớc, em đã cố gắng hoàn thiện tốt nhất đề tài của mình. Tuy nhiên, do
lƣợng kiến thức cịn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chƣa nhiều, thời gian thực
hiện ngắn do vậy khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong các thầy
cơ giáo sửa chữa và góp ý để đề tài của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Lê Đình Đạt


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƢỜNG
= = = = = = = = = = o0o = = = = = = = = = =
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

I. Tên khóa luận: Thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải từ trang trại chăn
nuôi Đồng Tâm – Hà Nội.
II. Sinh viên thực hiện: Lê Đình Đạt.
1. Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Bùi Xuân Dũng.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Đề tài góp phần cung cấp giải pháp nhằm xử lý nƣớc thải chăn nuôi
heo, giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trƣờng và phát triển bền vững cho các
trang trại .
- Xác định các đặc tính lý hóa, lƣu lƣợng dòng thải và các chỉ tiếu cần
thiết tại trang trại chăn ni Đồng Tâm.
- Tính tốn và đƣa ra bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải chăn nuôi
phù hợp với điều kiện và hiệu quả nhất đối với trang trại chăn nuôi Đồng
Tâm.
3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ thiết kế hệ thống xử lí
nƣớc thải chăn ni heo.
- Đánh giá đặc điểm dòng thải của nƣớc thải chăn nuôi heo tại khu vực
nghiên cứu.
- Thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải chăn nuôi heo từ trang trại Đồng
Tâm – Hà Nội.
4. Kết quả đạt đƣợc
- Khóa luận áp dụng các phƣơng pháp xử lý nhƣ sau:
 Xử lý cơ học: sử dụng song chắn rác và bể lắng cát.
 Xử lý hóa lý: sử dụng bể điều hòa.


 Xử lý sinh học: sử dụng phƣơng pháp sinh học kỵ khí( bể UASB),
phƣơng pháp sinh học hiếu khí ( bể Aerotank) và một số loài thực vật thủy
sinh nhƣ bèo, cây sậy.
- Hiện trạng nƣớc thải từ hoạt động chăn nuôi tại trang trại bị ô nhiễm

khá nghiêm trọng. Lƣu lƣợng dòng thải tại trang là 76,75 m3, lƣu lƣợng tối đa
đạt 154m3. Hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều vi phạm giới hạn cho phép. Cụ
thể là: COD cao gấp 36,6 lần, BOD cao gấp 43,5 lần, TSS cao gấp 7 lần so
với QCVN 62:2016 cột A.
- Khóa luận tính tốn và đƣa ra đƣợc mơ hình thiết kế hệ thống xử lý
nƣớc thải chăn ni của trang trại.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Sinh viên thực hiện
Lê Đình Đạt


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3
1.1. Thành phần, tính chất nƣớc thải chăn nuôi ............................................... 3
1.2. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam .................................. 3
1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................ 3
1.2.2. Tại Việt Nam ........................................................................................... 4
1.3. Các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải chăn nuôi heo ...................................... 5
Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG , NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 8

2.1.Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 8
2.1.1.Mục tiêu chung ......................................................................................... 8
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 8
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 8
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................. 8
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 8
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 8
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 9
2.4.1. Phƣơng pháp xác định cơ sở khoa học và thực tiễn ................................ 9
2.4.2. Phƣơng pháp đánh giá lƣu lƣợng, tải lƣợng dòng thải .......................... 9
2.4.3.Phƣơng pháp thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải chăn nuôi heo .............. 17
Chƣơng III ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU..................................... 20
3.1. Sơ lƣợc về xã Đồng Tâm – Mỹ Đức – Hà Nội ........................................ 20


3.2. Giới thiệu về trang trại chăn nuôi Đồng Tâm .......................................... 21
3.2.1. Quá trình xây dựng Đồng Tâm Xanh.................................................... 21
3.2.2. Tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Cƣờng Thành ............................. 22
3.2.3. Các sản phẩm hiện đang đƣợc sản xuất tại Đồng Tâm Xanh ............... 23
3.2.4. Dự báo phát triển của Đồng Tâm Xanh ................................................ 23
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 24
4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ thiết kế hệ thống xử lí nƣớc thải
chăn ni heo. ................................................................................................. 24
4.1.1. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................... 24
4.1.2. Cơ sở thực tiễn để lựa chọn phƣơng pháp xử lý nƣớc thải. .................. 49
4.2. Đặc điểm dịng thải của nƣớc thải chăn ni heo tại khu vực nghiên cứu.
......................................................................................................................... 50
4.2.1 Lƣu lƣợng nƣớc thải ............................................................................... 50
4.2.2. Đặc điểm chất lƣợng nƣớc thải ............................................................. 51
4.2.3. Tính tốn tải lƣợng COD, BOD, TSS , tổng P, NH4 đầu vào. ............. 53

4.3. Thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải chăn nuôi heo với lƣu lƣợng tối đa từ
trang trại Đồng Tâm – Hà Nội. ....................................................................... 55
4.3.1. Song chắn rác ........................................................................................ 56
4.3.2. Ngăn tiếp nhận ...................................................................................... 58
4.3.3. Bể lắng cát ............................................................................................. 59
4.3.4. Bể điều hòa ............................................................................................ 60
4.3.5. Bể UASB ............................................................................................... 65
4.3.6. Bể Aerotank .......................................................................................... 67
4.3.7. Kết quả tính tốn, thiết kế. .................................................................... 70
Chƣơng 5 KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ....................................... 72
5.1. Kết luận .................................................................................................... 72
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 72
5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

QCVN

Quy chuẩn Việt nam

BTNMT

Bộ tài ngun mơi trƣờng

BOD

Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh hóa).


COD

Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học).

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng.

TVTS

Thực vật thủy sinh.

NH4+

Amoni.

P

photpho.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Lƣợng nƣớc tiểu thải ra hàng ngày ................................................. 10
Bảng 4.1: Thành phần khí trong hỗn hợp khí Biogas. .................................... 30
Bảng 4.2: Lƣợng khí Biogas đƣợc sinh ra từ chất thải động vật và các chất
thải trong nơng nghiệp[12]. ............................................................................. 30
Bảng 4.3: Năng suất khí sinh học từ quá trình lên men các loại nguyên
liệu[12]. ........................................................................................................... 31
Bảng 4.4: Tỷ lệ C/N trong phân gia súc gia cầm[12]. .................................... 31
Bảng 4.5: Lƣợng khí sinh ra trên 1 tấn phân ở các nhiệt độ khác nhau trong

khoảng thời gian khác nhau[12]. ..................................................................... 32
Bảng 4.6: Một số thủy sinh thực vật tiêu biểu. ............................................... 43
Bảng 4.7: Nhiệm vụ của thủy sinh thực vật trong các hệ thống xử lý. ........... 43
Bảng 4.8: Hiệu quả xử lý N bằng các cơng trình xử lý................................... 45
Bảng 4.9: Ảnh hƣởng của tỷ lệ BOD/TKN đến % VSV tự dƣỡng trong hệ
hiếu khí. ........................................................................................................... 45
Bảng 4.10: Hợp chất photpho và khả năng chuyển hóa ................................. 48
Bảng 4.11: Kết quả điều tra tại trang trại ........................................................ 50
Bảng4.12: Chất lƣợng nƣớc tại khu vực trang trại chăn nuôi Đồng Tâm ...... 51
Bảng 4.13: Mức độ vi phạm của các thông số trong nƣớc thải so với
QCVN62:2016(cột A) ..................................................................................... 52
Bảng 4.14: Tóm tắt thơng số thiết kế mƣơng và song chắn............................ 58
Bảng 4.15: Thông số ngăn tiếp nhận............................................................... 59
Bảng 4.16: Các thông số cho thiết bị khuếch tán khí...................................... 62
Bảng 4.17: Tổng hợp tính tốn bể điều hịa. ................................................... 65
Bảng 4.18: Các thơng số của bể UASB. ......................................................... 67
Bảng 4.19: Kết quả thông số đầu vào và ra của nƣớc thải .............................. 70
Bảng 4.20: Thông số kĩ thuật các cơng trình của hệ thống xử lý ................... 71


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống xử lý nƣớc khơng qua Biogas ................................ 17
Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống xử lý qua bể Biogas ............................................... 18
Hình 3.1: Bản đồ vị trí xã Đồng Tâm – Huyện Mỹ Đức – Hà Nội ................ 20
Hình 3.2: Bản đồ xã Đồng Tâm – huyện Mỹ Đức – Hà Nội .......................... 21
Hình 3.3: Bản đồ trạng trại chăn ni heo Đồng Tâm – Hà Nội .................... 23
Hình 4.1: Quá trình kỵ khí trong bể UASB .................................................... 33
Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống xử lý nƣớc thải tại trang trại chăn nuôi Đồng Tâm –
Mỹ Đức – Hà Nội. ........................................................................................... 54
Hình 4.3: Hình ảnh thiết kế song chắn rác. ..................................................... 56

Hình 4.4: Hình ảnh thiết kế ngăn tiếp nhận. ................................................... 59
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện lƣu lƣợng của các nguồn phát sinh ................. 51
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thể hiện nồng độ COD, BOD5, TSS các mẫu nƣớc thải
so với QCVN 62:2016..................................................................................... 52
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thể hiện nồng độ nƣớc thải trƣớc và sau xử lý so với
QCVN 62:2016. .............................................................................................. 71


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ ngàn năm nay cuộc sống của ngƣời nông dân Việt Nam gắn liền với
cây lúa và chăn nuôi gia súc. Chăn nuôi heo không chỉ cung cấp phần lớn thịt
tiêu thụ hằng ngày, là nguồn cung cấp phân hữu cơ cho cây trồng, mà chăn
ni heo cịn tận dụng thức ăn và thu hút lao động dƣ thừa trong nơng nghiệp.
Với những đặc tính riêng của nó nhƣ tăng trọng nhanh, vịng đời ngắn chăn
ni heo ln đƣợc quan tâm và nó trở thành con vật khơng thể thiếu đƣợc
của cuộc sống hằng ngày trong hầu hết các gia đình nơng dân. Trong những
năm gần đây đời sống của nhân dân ta không ngừng đƣợc cải thiện và nâng
cao, nhu cầu tiêu thụ thịt trong đó chủ yếu là thịt heo ngày một tăng cả về số
lƣợng và chất lƣợng đã thúc đẩy ngành chăn nuôi heo bƣớc sang bƣớc phát
triển mới. Nhờ có một số chính sách đầu tƣ phát triển chăn nuôi heo của nhà
nƣớc nên hiện nay trên cả nƣớc đã xây dựng nhiều mơ hình trang trại chăn
ni heo với quy mơ lớn. Bên cạnh những mặt tích cực, vấn đề mơi trƣờng do
ngành chăn nuôi gây ra đang đƣợc dƣ luận và các nhà làm công tác môi
trƣờng quan tâm. Ở các nƣớc có nền chăn ni cơng nghiệp phát triển mạnh
nhƣ Hà Lan, Anh, Mỹ, Hàn Quốc,… thì đây là một trong những nguồn gây ô
nhiễm lớn nhất. Ở Việt Nam, khía cạnh mơi trƣờng của ngành chăn ni chỉ
đƣợc quan tâm trong vài năm trở lại đây khi tốc độ phát triển chăn nuôi ngày
càng tăng, lƣợng chất thải do chăn nuôi đƣa vào môi trƣờng ngày càng nhiều,
đe dọa đến mơi trƣờng đất, nƣớc, khơng khí xung quanh một cách nghiêm
trọng. Nguồn nƣớc này có nguy cơ gây ơ nhiễm các tầng nƣớc mặt, nƣớc

ngầm và trở thành nguyên nhân trực tiếp phát sinh dịch bệnh cho đàn gia súc.
Đồng thời nó có thể lây lan một số bệnh cho con ngƣời và ảnh hƣởng đến môi
trƣờng xung quanh vì nƣớc thải chăn ni cịn chứa nhiều mầm bệnh nhƣ:
Samonella, Leptospira, Clostridium tetani, nếu không xử lý kịp thời. Bên cạnh
đó cịn có nhiều loại khí đƣợc tạo ra bởi hoạt động của vi sinh vật nhƣ: NH3,
CO2, CH4, H2S, . . .Các loại khí này có thể gây nhiễm độc khơng khí và
1


nguồn nƣớc ngầm ảnh hƣởng đến đời sống con ngƣời và hệ sinh thái. Chính
vì vậy mà việc thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải cho các trại chăn nuôi heo là
một hoạt động hết sức cần thiết.
Luận điểm khoa học
Nghiên cứu này đƣợc đặt ra, dựa trên một số luận điểm sau:
- Nƣớc thải chăn nuôi lợn là một loại nƣớc thải rất đặc trƣng và có khả
năng gây ơ nhiễm mơi trƣờng cao do có chứa hàm lƣợng cao các chất hữu cơ,
cặn lơ lửng, nitơ, phôtpho và vi sinh vật gây bệnh. Tại đây, cũng đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu xử lý nƣớc thải chăn nuôi lợn sử dụng các phƣơng pháp
nhƣ:
Phƣơng pháp sinh học, phƣơng pháp hóa học, sử dụng hệ thống đất
ngập nƣớc, … tuy nhiên các phƣơng pháp này chƣa đƣợc kết hợp đồng bộ do
một số điều kiện nhất định dẫn đến hiệu quả xử lý chƣa cao, thời gian vận
hành kéo dài, sử dụng diện tích đất lớn;
- Việc kết hợp cả phƣơng pháp vật lý, sinh học và lọc màng sẽ khắc
phục đƣợc các hạn chế mà các phƣơng pháp khác cịn tồn tại khơng giải quyết
đƣợc nhƣ: xử lý đƣợc cả các hợp chất hữu cơ hòa tan, nitơ, phốtpho, chất rắn
lơ lửng cũng nhƣ các loại vi khuẩn gây bệnh một cách hiệu quả; thời gian lƣu
ngắn; khơng cần bể lắng bùn; khơng sử dụng hóa chất cho q trình xử lý;
giảm thiểu các sản phẩm ơ nhiễm thứ cấp đồng thời có thể tiết kiệm chi phí
cho q trình xử lý.

Vì vậy, việc thiết kế ra một hệ thống xử lý nƣớc thải chăn ni hồn
chỉnh là rất cần thiết và giúp giải quyết đƣợc nhiều vấn đề còn tồn đọng do
việc xử lý nƣớc thải tại cơ sở.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Thành phần, tính chất nƣớc thải chăn nuôi
Nƣớc thải chăn nuôi là một trong những loại nƣớc thải rất đặc trƣng, có
khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng cao bằng hằm lƣợng chất hữu cơ, cặn lơ
lửng, N, P và các loại VSV gây bệnh. Nó nhất thiết phải đƣợc xử lý trƣớc khi
thải ra mơi trƣờng. Lựu chọn một quy trình xử lý nƣớc thải cho một cơ sở
chăn nuôi phụ thuộc rất nhiều vào thành phần tính chất nƣớc thải, bao gồm:
- Các chất hữu cơ: Trong nƣớc thải chăn nuôi, hợp chất hữu cơ chiếm
70-80% gồm cellulose, protit, acid amin, chất béo, hidratcarbon và các dẫn
xuất của chúng có trong phân, nƣớc tiểu, thức ăn thừa. Hầu hết các chất hữu
cơ này đều dễ phân hủy. 20-30% còn lại là các tạp chất vô cơ.
- N và P: Khả năng hấp thụ N và P của các loài gia súc gia cầm rất kém
nên khi thức ăn có chứa N và P thì chúng sẽ bài tiết ra ngồi theo phân và
nƣớc tiểu . Trong nƣớc thải chăn nuôi heo thƣờng chứa hàm lƣợng N và P rất
cao. Hàm lƣợng N_tổng và P_tổng trong nƣớc thải chăn nuôi thƣờng trong
khoảng lần lƣợt là 571-1026 mg/l và 39-94mg/l.
- Ngoài ra trong nƣớc thải chăn ni cịn chứa nhiều vi trùng, virus và
trứng ấu trùng giun sán gây bệnh.
1.2. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Ở châu Á, các nƣớc nhƣ: Trung Quốc, Thái Lan… là những nƣớc có
ngành chăn ni cơng nghiệp lớn trong khu vực nên rất quan tâm đến xử lý

nƣớc thải chăn nuôi.
Hiện nay ở Trung Quốc các bể biogas tự hoại đã sử dụng rộng rãi nhƣ
phần phụ trợ cho các hệ thống xử lý trung tâm. Bể biogas là một phần khơng
thể thiếu trong các hộ gia đình chăn nuôi heo vừa và nhỏ ở các vùng nông

3


thơn, nó vừa xử lý đƣợc nƣớc thải và giảm mùi hôi thối lại tạo ra năng lƣợng
để sử dụng.
Trong lĩnh vực nghiên cứu xử lý nƣớc thải chăn nuôi heo tại Thái Lan
thì trƣờng đại học Chiang Mai đã có nhiều đóng góp rất lớn.
HYPHI( hệt hống xử lý tốc độ cao kết hợp với hệ thống chảy nút): hệ
thống HYPHI gồm có thùng lắng, bể chảy nút và bể UASB. Phân heo đƣợc
tách làm 2 đƣờng, đƣờng thứ nhất là chất lỏng có ít chất rắn tổng số, còn
đƣờng thứ 2 là phần chất rắn với nồng độ chất rắn tổng số cao, kĩ thuật này đã
đƣợc áp dụng xây dựng cho các trại ni heo trung bình và lớn.
Ở Nga các nhà nghiên cứu cũng nghiên cứu xử lý nƣớc thải phân heo,
phân bò dƣới các điều kiện ƣa lạnh và ƣa nóng trong điều kiện khí hậu ở Nga.
Một số tác giả Úc cho rằng chiến lƣợc giải quyết vấn đề xử lý nƣớc thải
chăn nuôi heo là sử dụng kỹ thuật SBR (sequencing batch reactor). Ở Ý đối
với các loại nƣớc thải giàu N và P nhƣ nƣớc thải chăn ni heo thì các
phƣơng pháp xử lý thông thƣờng không thể đạt đƣợc các tiêu chuẩn cho phép
về hàm lƣợng N và P trong nƣớc sau xử lý. Công nghệ xử lý nƣớc thải chƣn
nuôi giàu chất hữu cơ ở Ý đƣa ra là SBR có thể giảm trên 97% nồng độ COD,
N,P.
Nhìn chung, về công nghệ xử lý nƣớc thải giàu chất hữu cơ sinh học
trên thế giới là áp dụng tổng thể và đồng bộ các thành tựu kỹ thuật lên men
yếm khí, lên men hiếu khí, nhằm đáp ứng các yêu cầu về kinh tế xã hội và bảo
vệ môi trƣờng. Trên cơ sở đó đề xuất ra hệ thống xử lý phù hợp với từng điều

kiện sản xuất cụ thể.
1.2.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, nƣớc thải chăn nuôi heo đƣợc coi là một trong những
nguoond nƣớc thải gây ô nhiễm nghiêm trọng. Việc mở rộng các khu dân cƣ
xung quanh các xí nghiệp chăn ni heo nếu khơng đƣợc giải quyết thỏa đáng
sẽ gây ra ô nhiễm môi trƣờng ảnh hƣởng đến sức khỏe cộng đồng và gây ra
những vấn đề mang tính chất xã hội phức tạp.
4


Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực xử lý nƣớc thải chăn ni heo đang
đƣợc hết sức quan tâm vì mục tiêu giải quyết vấn đề ô nhiễ môi trƣờng, đồng
thời với việc tạo ra năng lƣợng. Các nghên cứu về xử lý nƣớc thải chăn nuôi
heo ở Việt Nam đang tập trung theo 2 hƣớng chính, một là sử dụng các thiết
bị yếm khí tốc độ thấp nhƣ lên men tọ khí biogas kiểu Trung Quốc, Ấn Độ,
Việt Nam áp dụng với quy mô vừa và nhỏ. Hai là xây dựng quy trình cơng
nghệ và thiết bị tƣơng đối hồn chỉnh, đồng bộ nhằm áp dụng trong các xí
nghệp với quy mô công nghiệp.
Công nghệ xử lý nƣớc thải chăn ni cơng nghiệp có thể tiến hành nhƣ
sau:
+ xử lí cơ học: SCR, lắng.
+ xử lí sinh học: bể UASB, bể aerotank hoặc hồ sinh học.
+ khử trùng nƣớc thải ra mơi trƣờng.
Nhìn trung các nghiên cứu của chúng ta đã đi đúng hƣớng, tiếp cận
đƣợc công nghệ thế giới đang quan tâm nhiều. Tuy nhiên, số lƣợng và chất
lƣợng các nghiên cứu của ta cần đƣợc nâng cao hơn và cần tính tốn đến hiệu
quả kinh tế để có thể đƣợc áp dụng trong thực tế sản xuất.
1.3. Các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải chăn nuôi heo
Việc xử lý nƣớc thải chăn nuôi heo nhằm giảm nồng độ các chất ô
nhiễm trong nƣớc thải đến một nồng đồ cho phép theo các QCVN hiện hành.

Việc lựa chọn phƣơng pháp làm sạch và lựa chọn quy trình xử lý phụ thuộc
vào các yếu tố nhƣ:
 Các yêu cầu về cơng nghệ và vệ sinh nƣớc.
 Lƣu lƣợng, đặc tính nƣớc thải.
 Các điều kiện của trại chăn nuôi.
 Hiệu quả xử lý.
Đối với nƣớc thải chăn ni, có thể áp dụng các phƣơng pháp sau:
Phương pháp xử lý cơ học: Mục đích là tách chất rắn, cặn , bã, phân ra
khỏi hỗn hợp nƣớc thải bằng cách thu gom, tách riêng. Có thể dùng song chắn
5


rác , bể lắng sơ bộ để loại bỏ cặn thô, dễ lắng tạo điều kiện thuận lợi và giảm
khối tích của các cơng trình xử lí tiếp theo. Ngồi ra có thể dùng phƣơng pháp
ly tâm hoặc lọc. Hàm lƣợng cặn lơ lửng trong nƣớc thải chăn nuôi khá lớn(
vài nghìn mg/l) và dễ lắng nên có thể lắng sơ bộ trƣớc rồi đƣa sang các cơng
trình xử lý phía sau. Sau khí tách, nƣớc thải đƣợc đƣa vào các cơng trình xử
lý tiếp theo cịn phần chất rắn sẽ đƣợc mang đi ủ làm phân bón.
Phương pháp xử lý hóa lý: Nƣớc thải chăn ni cịn chứa nhiều chất
hữu cơ, chất vơ cơ dạng hạt có kích thƣớc nhỏ, khó lắng, khó có thể tách ra
bằng phƣơng pháp cơ học thơng thƣờng vì tốn nhiều thời gian và hiệu quả
khơng cao. Ta có thể áp dụng phƣơng pháp keo tụ để loại bỏ chúng. Các chất
keo tụ thƣờng sử dụng là phèn nhôm, phèn sắt, … kết hợp với polimer trợ keo
tụ để tăng quá trình keo tụ.
 Nguyên tắc của phƣơng pháp này là: cho vào trong nƣớc thải các hạt
keo mang điện tích trái dấu với các hạt lơ lửng có trong nƣớc thải( các hạt có
nguồn gốc silic và các chất hữu cơ trong nƣớc thải mang điện tích âm, cịn các
hạt nhơm hidroxid và sắt hidroxid mang điện tích dƣơng ). Khi thế điện động
của nƣớc bị phá vỡ, các hạt mang điện trái dấu này sẽ liên kết lại thành các
bơng cặn có kích thƣớc lớn hơn và dễ lắng hơn.

Phƣơng pháp này loại bỏ đƣợc hầu hết các chất bẩn có trong nƣớc thải
chăn ni, tuy nhiên chi phí xử lý cao. Áp dụng phƣơng pháp này để xử lý
nƣớc thải chăn ni là khơng hiệu quả về mặt kinh tế.
 Ngồi ra, tuyển nổi cũng là một phƣơng pháp để tách các hạt có khả
năng lắng kém nhƣng có thể kết dính vào các bọt khí nổi lên. Tuy nhiên chi
phí đầu tƣ, vận hành cho phƣơng pháp này cao, cũng không hiệu quả về mặt
kinh tế đối với các trại chăn nuôi.
Phương pháp xử lý sinh học: phƣơng pháp này dựa trên sự hoạt động
của các vsv có khả năng phân hủy các chất hữu cơ. Các vsv sử dụng các chất
hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dƣỡng và tạo năng lƣợng. Tùy
theo nhóm vi khuẩn sử dụng là kị khí hay hiếu khí mà ngƣời ta thiết kế các
6


cơng trình khác nhau. Và tùy theo khả năng về tài chính, diện tích đất mà
ngƣời ta có thể dùng hồ sinh học hoặc xây dựng bể nhân tạo để xử lý.
 Xử lý hiếu khí: sử dụng nhóm vsv hiếu khí, hoạt động trong điều
kiện có oxy. Q trình xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp này gồm 3 giai
đoạn:
Oxy hóa các chất hữu cơ.
Tổng hợp tế bào mới.
Phân hủy nội bào.
 Xử lý kị khí: sử dụng vi sinh vật kị khí , hoạt động trong điều kiện
yếm khí hoặc có lƣợng oxy hịa tan trong mơi trƣờng rất thấp để phân hủy các
chất hữu cơ.
4 giai đoạn xảy ra đồng thời trong quá trình phân hủy kỵ khí: Thủy
phân, acid hóa, acetic hóa, methane hóa.
Trong các phƣơng pháp trên ta chọn xử lý sinh học là phƣơng pháp
chính. Cơng trình xử lý sinh học thƣờng đặt sau các cơng trình xử lý cơ học,
hóa lý.


7


Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG , NỘI DUNG,
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1.Mục tiêu chung
Đề tài góp phần cung cấp giải pháp nhằm xử lý nƣớc thải chăn nuôi heo,
giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trƣờng và phát triển bền vững cho các trang
trại .
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các đặc tính lý hóa, lƣu lƣợng dòng thải và các chỉ tiếu cần
thiết tại trang trại chăn ni Đồng Tâm.
- Tính tốn và đƣa ra bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải chăn nuôi
phù hợp với điều kiện và hiệu quả nhất đối với trang trại chăn nuôi Đồng
Tâm.
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Dòng nƣớc thải phát sinh từ sản xuất heo của trang trại.
- Hệ thống kênh mƣơng dẫn nƣớc.
- Nguồn nƣớc mặt thuộc khu vực trang trại.
- Nghiên cứu một số thông số dặc trƣng cho nƣớc thải tại trang trại
chăn nuôi Đồng Tâm.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: trang trại chăn nuôi Đồng Tâm.
- Thời gian thực hiện: từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2017.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ thiết kế hệ thống xử lí

nƣớc thải chăn ni heo.
- Đánh giá đặc điểm dòng thải của nƣớc thải chăn nuôi heo tại khu vực
nghiên cứu.
8


- Thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải chăn nuôi heo từ trang trại Đồng
Tâm – Hà Nội.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phƣơng pháp xác định cơ sở khoa học và thực tiễn
 Phƣơng pháp kế thừa tài liệu:
Đây là phƣơng pháp nhằm giảm bớt khối lƣợng và thời gian công việc
nghiên cứu.
Thông qua các số liệu thu thấp đƣợc sẽ giúp khóa luận tổng kết lại các
thành quả nghiên cứu trƣớc đó, kế thừa có chọn lọc để phục vụ cho q trình
làm khóa luận. Các tài liệu tham khảo chính gồm:
- Các nghiên cứu về nƣớc thải chăn ni heo trên thế giới và tại Việt
Nam.
- Tìm hiểu về các tác nhân ô nhiễm chủ yếu trong nƣớc thải chăn nuôi
heo, các phƣơng pháp xử lý cho những tác nhân này, các cách thức tính tốn
thiết kế hệ thống để làm cơ sở tính tốn và thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải
chăn nuôi heo.
- Các quy chuẩn tiêu chuẩn môi trƣờng nƣớc Việt Nam
- Tài liệu về quy mơ, các hạng mục chính của trang trại chăn nuôi Đồng
Tâm .
2.4.2. Phƣơng pháp đánh giá lƣu lƣợng, tải lƣợng dịng thải
2.4.2.1.Tiêu chí
+ Lƣu lƣợng dịng thải: m3/ngày
+ Đặc tính nguồn thải: các chỉ tiêu lý hóa của nƣớc thải chăn nuôi heo:
pH, COD,BOD,SS, Ntổng, Ptổng, Coliform.

2.4.2.2. Nguồn phát sinh nước thải
Đối với các trang trại chăn nuôi nƣớc thải chủ yếu phát sinh từ một số
nguồn chính sau:
- Nƣớc vệ sinh của cán bộ, nhân viên và chế biến thức ăn, thuốc, khử
trùng.
9


- Nƣớc tiểu của heo.
- Nƣớc tắm cho heo.
- Nƣớc rửa chuồng trại.
- Nƣớc mƣa chảy tràn bề mặt (lƣợng nƣớc này khơng tính đến khi tính
tốn thiết kế do khi có mƣa, nƣớc mƣa chảy tràn có hàm lƣợng ô nhiễm thấp
trên bề mặt đƣợc trang trại thu gom và chảy vào khu vực hồ và bãi lọc trƣớc
khi xả ra ngồi).
Để đơn giản, tính tốn nƣớc thải chăn nuôi lợn chủ yếu là nƣớc tiểu,
nƣớc tắm cho lợn, nƣớc rửa chuồng trại, nƣớc thải do công nhân sinh hoạt và
một phần nƣớc mƣa ngấm thêm vào. Ngoài ra, để tăng hiệu quả xử lý của hệ
thống xử lý nƣớc thải, đồng thời có phƣơng án dự phịng khi trang trại mở
rộng quy mô chăn nuôi lựa chọn phƣơng án tính tốn theo giá trị cao nhất.
Lƣợng nƣớc dùng cho tắm rửa vệ sinh của cơng nhân sẽ tính theo lƣợng
nƣớc cấp hàng ngày tại trang trại cho công nhân sử dụng.
Lƣợng nƣớc thải phát sinh từ quá trình này chiếm 80% lƣợng nƣớc cấp.
Lƣợng nƣớc sử dụng cho các nhu cầu trại chăn nuôi nhƣ rửa chuồng và
tắm cho heo sẽ đƣợc điều tra bằng cách phỏng vấn công nhân làm việc tại
trang trại về việc sử dụng nƣớc hoặc đo lƣợng nƣớc sử dụng trong các bể dự
trữ nƣớc sử dụng tại trang trại .
Bảng 2.1: Lƣợng nƣớc tiểu thải ra hàng ngày
Trọng lƣợng gia súc


Lƣợng nƣớc tiểu ( lít/ngày)

Dƣới 10 kg

0.3-0.7

Từ 15-45kg

0.7-2.0

Từ 45-100kg

2.0-4.0

Từ 100kg trở lên

4.0-5.0
Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý(1994) ĐHNL TPHCM.

Nhƣ vậy, tùy theo khối lƣợng và số lƣợng các loại heo sẽ tính đƣợc
lƣợng nƣớc tiểu hàng ngày của heo.

10


2.4.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
a.Phƣơng pháp kế thừa số liệu: kế thừa số liệu về các thiết kế, quy mô
của trang trại.
b.Phƣơng pháp điều tra hiện trƣờng
Phƣơng pháp phỏng vấn

- Phỏng vấn 1 công nhân làm công tác chăn nuôi trong trang trại và 1
nhân viên quản lý của trang trại.
- Thời gian phỏng vấn: phỏng vấn vào buổi chiều lúc 15h, thời gian
trƣớc khi tắm cho heo.
- Nội dung phỏng vấn:
+ Phỏng vấn, ghi chép về quy mơ, q trình chăn ni heo của trang
trại,số lƣợng heo, số lần tắm cho heo mỗi ngày.
+ Phỏng vấn về lƣợng nƣớc đƣợc sử dụng hàng ngày tại trang trại: bao
gồm cả nƣớc sinh hoạt của các công nhân làm việc trong nhà máy và nƣớc sử
dụng trong quá trình chăn nuôi heo.
Phƣơng pháp quan sát trực tiếp
+ Quan sát, ghi chép về quy trình chăn ni heo.
+ Quan sát, ghi chép lại cơng đoạn có phát sinh ra nƣớc thải và đặc tính
nƣớc thải của các cơng đoạn.
+ Quan sát, ghi chép về hệ thống dẫn nƣớc thải tại trang trại .
Lấy mẫu ngoài hiện trƣờng
 Địa điểm lấy mẫu: Trực tiếp đến khu vực trang trại chăn nuôi Đồng
Tâm tìm hiểu quy trình chăn ni. Đặc biệt các công đoạn phát sinh lƣợng
nƣớc thải chủ yếu. Các mẫu đƣợc lấy tại cống mƣơng dẫn nƣớc thải của trang
trại, nƣớc mặt trong và ngoài khu vực trang trại chăn nuôi.
Đề tài tiến hành lấy tổng cộng 06 mẫu nƣớc.
 Nguyên tắc lấy mẫu
Khi lấy mẫu nƣớc phải đảm bảo các nguyên tắc sau :
o Không làm xáo trộn các tầng nƣớc mặt.
11


o Mẫu đƣợc lấy phải có tính đại diện cao.
o Dụng cụ lấy mẫu và dụng cụ đựng mẫu phải đảm bảo sạch và phải áp
dụng các biện pháp cần thiết để tránh nhiễm bẩn, đảm bảo QA/QC.

 Dụng cụ lấy mẫu
Dùng chai nƣớc nƣớc khống thể tích 500ml, băng dính, gây dài , giấy
dán nhãn, bút viết, găng tay.
 Cách lấy mẫu
Dùng tay đã đƣợc đeo găng tay cẩn thận, múc mẫu nƣớc tại các điểm dễ
lấy hoặc dùng gậy để múc nƣớc ở những nơi xa và khó lấy mẫu. Đậy nắp và
quấn băng dính xung quanh nút chai để tránh bị rơi ra ngồi trong q trình
vận chuyển. Dùng bút và giấy viết các kí hiệu các thơng tin cần thiết về vị trí,
thời gian lấy mẫu lên từng mẫu. Các chai nƣớc mẫu đƣợc để vào thùng xốp và
vận chuyển về phịng thí nghiệm để bảo quản và phân tích.
 Số lƣợng và thể tích mẫu
Khóa luận tiến hành lấy mẫu nhƣ đã liệt kê ở trên để phân tích các chỉ
tiêu: pH, COD. BOD5, TSS, NH4+, Ptổng.
Với mỗi mẫu nƣớc, tiến hành lấy 500ml nƣớc cho vào chai polyetylen
có thể tích 500ml.
 Thời gian lấy mẫu
Lấy mẫu nƣớc vào buổi sáng từ 6 – 9 giờ sáng.
c. Phƣơng pháp tính tốn
Lƣu lƣợng dịng thải tại trang trại đƣợc tính bằng tổng số nƣớc thải phát
sinh trong q trình chăn ni, nƣớc tiểu của heo và lƣợng nƣớc thải sinh hoạt
của công nhân trong trang trại.
Nƣớc thải phát sinh trong q trình chăn ni đƣợc tính bằng 70%
lƣợng nƣớc sử dụng cho nhu cầu tắm rửa, uống cho heo hằng ngày nhân với
số lƣợng heo tại trang trại.
Nƣớc tiểu của heo đƣợc tính dựa trên bảng 2.1 để xác định lƣợng nƣớc
tiểu của từng loại heo hàng ngày, sau đó nhân với số lƣợng từng loại heo.
12


Lƣợng nƣớc thải sinh hoạt đƣợc tính bằng 80% lƣợng nƣớc cấp cho

sinh hoạt.
d. Phƣơng pháp phân tích các thơng số gây ô nhiễm
Đề tài tiến hành đo nhanh thông số pH và phân tích các thơng số COD,
BOD5, TSS, NH4+, Ptổng theo các quy chuẩn đƣợc nhà nƣớc ban hành và có
hiệu lực. Các thơng số đƣợc đo và phân tích tại Phịng thí nghiệm mơi trƣờng,
khoa QLTNR&MT, Đại học Lâm nghiệp.
 Phƣơng pháp xác định nhu cầu oxy sinh hóa BOD
BOD5 đƣợc xác định theo TCVN 6001: 2008.
Chuẩn bị dung dịch pha loãng: Thêm 1 ml mỗi dung dịch muối
MgSO4 , CaCl2, FeCl3 và 1ml dung dịch đệm phơt phát vào khoảng 500 ml
nƣớc. Pha lỗng thành 1000 ml và lắc đều. Giữ nhiệt độ 20 C ± 2 C cho
dung dịch vừa điều chế đƣợc và giữ ở nhiệt độ này, sục khí ít nhất trong 1 h
bằng dụng cụ thích hợp. Chú ý khơng làm nhiễm bẩn dung dịch , đặc biệt là
nhiễm bẩn các chất hữu cơ, kim loại, chất oxy hóa hoặc chất khử, để đảm bảo
nồng độ oxy hịa tan ít nhất là 8 mg/l.
Pha lỗng mẫu nƣớc phân tích: Bằng mẫu nƣớc đã chuẩn bị ở trên ta
pha loãng với tỷ lệ thích hợp. Khi pha lỗng cần hết sức tránh khơng cho oxy
cuốn theo. Sau khi pha loãng xong cho vào các bình ủ(thƣờng là bình 300 ml)
mang đi đo DOo rồi đậy nắp mang đi ủ trong 5 ngày ở nơi tối và nhiệt độ 20 o
C. Sau 5 ngày lấy mẫu ủ ra đo DO5.
BOD5 đƣợc tính dựa vào chỉ số DOo và DO5 theo công thức sau:
BOD5 = (DOo - DO5 ) . F ( mg/l )
Trong đó:
DOo: là lƣợng oxy hòa tan (mg/l) của dung dịch mẫu pha lỗng sau 15
phút.
DO5: là lƣợng oxy hịa tan (mg/l) của dung dịch mẫu sau 5 ngày ủ.
F: là hệ số pha loãng.

13



14


 Phƣơng pháp xác định nhu cầu oxy hóa học COD
COD đƣợc xác định theo TCVN 6491: 1999.
Nguyên tắc: Đun hồi lƣu mẫu thử với lƣợng kali dicromat đã biết trƣớc
khi có mặt thuỷ ngân (II) sunfat và xúc tác bạc trong axit sunfuric đặc trong
khoảng thời gian nhất định, trong q trình đó một phần dicromat bị khử do
sự có mặt các chất có khả năng bị oxy hố. Chuẩn độ lƣợng dicromat còn lại
với sát (II) amoni sunfat. Tính tốn giá trị COD từ lƣợng dicromat bị khử, 1
mol dicromat (Cr2O7-2) tƣơng đƣơng với 1,5 mol oxy (O2).
Cách tiến hành: Lấy 2ml dung dịch mẫu cho vào ống nghiệm tiến
hành pha lỗng 5 lần. Sau đó, lấy 2ml mẫu đã pha loãng vào ống nung COD,
thêm 1ml dung dịch K2Cr2O7 có chứa HgSO4, sau đó thêm từ từ 3ml AgSO4.
H2SO4 vào ống nung COD trên. Đƣa hỗn hợp phản ứng đƣng nóng ở 150o C
trong 2 giờ. Để nguội và tiến hành chuẩn độ lƣợng dƣ đicromat bằng sắt (II)
amoni sunfat, sử dụng chỉ thị feroin cho đến khi dung dịch chuyển từ màu
xanh lục sang màu nâu đỏ.
Thực hiện phép thử trắng: tiến hành mẫu trắng song song với mẫu phân
tích trên nhƣng thay thế mẫu thử bằng 2ml nƣớc cất .
Tính tốn kết quả:
COD =

(

)

(mg/l)


Trong đó :
c : nồng độ của (NH4)2FeSO4 mol/l
vo = 2
v1 : thể tích muối sắt (II) khi sử dụng chuẩn độ mẫu trắng, ml.
v2 : thể tích muối sắt (II) khi sử dụng chuẩn độ mẫu thử , ml.
 Phƣơng pháp xác định TSS
Lấy 100ml mẫu nƣớc cần phân tích lọc qua giấy lọc đã đƣợc sấy đến
lƣợng không đổi mo (mg). Sau đó mang giấy lọc có bám chất rắn lơ lửng cho
vào tủ sấy ở 105oC đến lƣợng không đổi m1( mg). Khối lƣợng chất rắn lơ lửng
có trong 100ml mẫu nƣớc phân tích đƣợc tính theo cơng thức:
15


TSS =

(

)

 Phƣơng pháp xác định photpho tổng số
Sử dụng phƣơng pháp so màu quang điện.
Trình tự phân tích
Dùng pipet lấy 20ml mẫu nƣớc phân tích vào bình định mức 100ml.
Thêm nƣớc cất tới khoảng 40ml, thêm 4ml dung dịch K2S2O8 và đun nhẹ
trong vịng 30 phút. Giữ thể tích không dƣới 25ml bằng cách thêm nƣớc cất.
Làm nguội và chỉnh pH, chuyển sang bình định mức 50ml, thêm nƣớc tới
40ml. Thêm vào mỗi bình định mức 1ml acid Ascobic và 2ml molipdat II
trong acid. Định mức tới vạch.
Tiến hành thực hiện mẫu trắng song song với việc xác định , theo cùng
quy trình, sử dụng cùng một lƣợng nƣớc thử, nhƣng thay bằng nƣớc cất .

Chuẩn bị dãy chuẩn: lấy 1;2;3;4;5;6;7;8;9;10 ml dung dịch PO43chuẩn cho vào bình nón 100ml, thêm nƣớc tới vạch và tiến hành nhƣ quy
trình đã nêu trên .
 Phƣơng pháp xác định amoni NH4+
Xác định bằng phƣơng pháp so màu quang điện.
Trình tự phân tích
Lấy 10ml nƣớc phân tích cho vào bình định mức 100ml. Thêm 2ml
dung dịch Seignetle 50%, 2ml dung dịch netle rồi định mức đến vạch. Tiến
hành đo mật độ quang của dung dịch trên máy so màu UV- VIS.
Tiến hành mẫu trắng nhƣ quy trình trên thay nƣớc phân tích bằng nƣớc
cất.
Chuẩn bị đƣờng chuẩn: lấy lần lƣợt 6 bình định mức 50 ml rồi lần
lƣợt cho vào 0;2;4;6;8;10 ml dung dịch chuẩn NH4Cl sử dụng nồng độ
0,01mg/l rồi tiến hành nhƣ phân tích mẫu.
 Xác định pH: Đo pH bằng máy đo pH cầm tay.

16


×