Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải làng nghề sản xuất miến dong công suất 3000 m3 ngđ cho xã tân hòa huyện quốc oai thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 67 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƢỜNG
----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI LÀNG NGHỀ
SẢN XUẤT MIẾN DONG, CÔNG SUẤT 3000M3/NGĐ CHO
XÃ TÂN HÕA, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGÀNH

: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

MÃ SỐ

: 306

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Bích
ThS. Nguyễn Thị Bích Hảo

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Văn Sơn

Lớp

: K59C - KHMT

Mã sinh viên



: 1453060964

Khóa học

: 2014 - 2018

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quãng thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, các thầy cô đã
luôn tạo mọi điều kiện, hƣớng dẫn chỉ bảo cho chúng em với sự tận tụy và nhiệt
huyết của mình. Những điều đó là động lực để em không ngừng học hỏi, phấn đấu,
trau dồi kiến thức để tiến bộ hơn.
Việc thực hiện đề tài khóa luận là cơ hội giúp em vận dụng, tổng hợp kiến
thức mà em đã đƣợc học trong thời gian qua dƣới sự giảng dạy của thầy cô. Hơn
nữa, đề tài cũng giúp em hiểu đƣợc phần nào công việc của ngƣời cử nhân môi
trƣờng trong tƣơng lai. Tuy nhiên với kiến thức cịn hạn hẹp nên khơng tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong các thầy cơ góp ý, sửa chữa để em có thể hồn thiện tốt
hơn.
Bên cạnh đó, để hồn thành tốt bài khóa luận này, em đã nỗ lực hết sức và
nhận đƣợc sự giúp đỡ của mọi ngƣời, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Ngọc Bích và cơ
Nguyễn Thị Bích Hảo. Cơ đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo những sai sót và những
kinh nghiệm quý báu trong thực tiễn để giúp em hoàn thành tốt đề tài này.
Do đó, lời cảm ơn đầu tiên em xin chân thành gửi đến cơ Nguyễn Thị Ngọc
Bích và cơ Nguyễn Thị Bích Hảo. Kế đến, em xin cảm ơn đến các thầy cô trong
khoa Quản lý rừng và Mơi trƣờng nói riêng và tồn thể thầy cơ Trƣờng Đại học
Lâm nghiệp nói chung đã truyền đạt kiến thức cho em để em có thể hồn thành đồ
án của mình một cách tốt nhất.

Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!
Ngày 09 tháng 5 năm 2018
Sinh viên
NGUYỄN VĂN SƠN


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 2
1.1. Tổng quan về miến dong ............................................................................ 2
1.1.1. Đặc Điểm yêu cầu, phân loại miến dong ................................................ 2
1.1.2. Nguyên liệu sản xuất miếng dong ........................................................... 2
1.2. Vấn đề môi trƣờng tại làng nghề Việt Nam ............................................... 3
1.2.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam .............. 3
1.2.2. Một số cơng trình nghiên cứu xử lý nước thải tinh bột........................... 5
CHƢƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI ......................... 8
2.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 8
2.1.1. Vị trí địa lí ............................................................................................... 8
2.1.2. Đất đai, địa hình ..................................................................................... 8
2.1.3. Khí hậu .................................................................................................... 9
2.1.4. Thủy văn ................................................................................................ 10
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 10
2.2.1. Dân số.................................................................................................... 10
2.2.2. Lao động ................................................................................................ 10

2.2.3. Đời sống kinh tế xã hội .......................................................................... 11
2.3. Đánh giá tiềm năng của xã ....................................................................... 11
2.3.1. Thuận lợi ............................................................................................... 11
2.3.2. Khó khăn................................................................................................ 11
2.4. Tổng quan làng nghề sản xuất miếng dong Tân Hòa, Huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội ............................................................................................ 11


2.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề xã Tân Hịa ...................... 11
2.4.2. Một số vấn đề mơi trường tại làng nghề xã Tân Hòa ........................... 12
CHƢƠNG 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 14
3.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 14
3.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 14
3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 14
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 14
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 14
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 14
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 14
3.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu ................................................................. 14
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu ........................................................................... 15
3.4.3. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm .................................. 16
3.4.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu ......................................... 19
3.4.5. phương pháp thiết kế ............................................................................. 19
Chƣơng 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ......... 20
4.1. Thực trạng và quy trình sản xuất miến dong tại xã Tân Hòa ................... 20
4.1.1. Thực trạng sản xuất miến dong tại xã Tân Hịa ................................... 20
4.1.2. Quy trình sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột ...................... 20
4.2. Thực trạng nƣớc thải sản xuất miến dong tại xã Tân Hòa ....................... 24
4.2.1. Nguồn phát sinh .................................................................................... 24

4.2.2. Đặc tính của nước thải .......................................................................... 24
4.2.3. Lưu lượng nước thải làng nghề sản xuất miến dong tại xã Tân Hịa ... 27
4.3. Lựa chọn cơng nghệ xử lý nƣớc thải sản xuất miến dong cho xã Tân Hịa ... 28
4.3.1. Sơ đồ cơng nghệ .................................................................................... 28
4.3.2. Ưu, nhược điểm của phương án xử lý ................................................... 30
4.4. Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải ............................................. 30
4.4.1. Xác định thông số đầu vào .................................................................... 30


4.4.2. Xác định mức độ cần thiết xử lý nước thải ........................................... 31
4.4.3. Tính tốn các cơng trình đơn vị ............................................................ 32
4.4.5 Chi phí quản lý và vận hành ................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD5

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

Bộ Tài Ngun và Mơi Trƣờng

COD

Nhu cầu oxy hóa học


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

NCKH

Nghiên cứu khoa học

TMDV

Thƣơng mại dịch vụ

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

KHVN

Khoa học Việt Nam

KH&CN

Khoa học và công nghệ

QLTNR&MT

Quản lý tài nguyên rừng và mơi trƣờng

PTN


Phịng thí nghiệm

DHLN

Đại học Lâm Nghiệp

DHQG

Đại học quốc gia

NXB

Nhà xuất bản

TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Thành phần hóa học của củ dong riềng ............................................ 3
Bảng 1.2: Chất lƣợng môi trƣờng tại một số làng nghề ở Việt Nam ................ 5
Bảng 2.1: Diện tích đất tự nhiên xã Tân Hịa .................................................... 8
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của xã Tân Hòa .................................................... 10
Bảng 3.1: Địa điểm lấy mẫu nƣớc thải sản xuất ............................................. 15
Bảng 4.1: Định mức nƣớc cho 1 tấn sản phẩm tinh bột dong riềng ............... 24
Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải .................................................... 25
Bảng 4.3: các thơng số thiết kế mƣơng và song chắn rác ............................... 33
Bảng 4.4: Các thông số bể thu gom ................................................................ 34

Bảng 4.5: Thơng số thiết kế và kích thƣớc bể điều hịa .................................. 36
Bảng 4.6: Thơng số thiết kế và kích thƣớc ngăn trộn ..................................... 38
Bảng 4.7: Thông số thiết kế và kích thƣớc ngăn tạo bơng.............................. 39
Bảng 4.8: Thơng số thiết kế và kích thƣớc bể lắng 1 ...................................... 41
Bảng 4.9: Các thông số đầu vào bể Aerotank ................................................. 41
Bảng 4.10: Bảng thông số thiết kế bể Aerotank ............................................. 42
Bảng 4.11: Tổng hợp tính tốn bể aerotank .................................................... 47
Bảng 4.12: Tổng hợp thơng số tính tốn bể lắng 2 ......................................... 50
Bảng 4.13: Tổng hợp các thông số bể khử trùng ........................................... 51
Bảng 4.14. Chi phí hạng mục xây dựng .......................................................... 52
Bảng 4.15. Chi phí hạng mục thiết bị ............................................................. 53
Bảng 4.16. Tổng hợp chi phí xây dựng và thiết bị.......................................... 53
Bảng 4.17: Công suất tiêu thụ điện trong 1 ngày ............................................ 54


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Miến bó sợi và miến ....................................................................... 2
Hình 1.2: Miến vàng và miến ............................................................................ 2
Hình 1.3: Hệ thống xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp lọc ngập nƣớc ............ 6
Hình 4.1: Quy trình sản xuất tinh bột kèm dịng thải...................................... 21
Hình 4.2: Quy trình sản xuất miến dong kèm dịng thải ................................. 22
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng COD trong mẫu nƣớc thải .................. 26
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng BOD5 trong mẫu nƣớc thải ................. 26
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng TSS trong mẫu nƣớc thải ................... 27
Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng N – NH4+ trong mẫu nƣớc thải .......... 27
Hình 4.7: Sơ đồ cơng nghệ xử lý nƣớc thải sản xuất miến ............................. 28


ĐẶT VẤN ĐỀ

Nền kinh tế xã hội nông nghiệp ở nƣớc ta đã hình thành và phát triển từ rất
lâu đời cùng với lịch sử lâu dài dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Trong suốt tiến
trình phát triển lâu dài ấy, các làng nghề truyền thống cũng đã hình thành và phát
triển trong nơng thơn Việt Nam và đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế. Sự
phát triển của các làng nghề không những giải quyết đƣợc vấn đề việc làm cho
nhiều lao động, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng nói riêng mà cịn góp
phần vào sự phát triển của nền kinh tế của cả nƣớc nói chung.
Sự phát triển của làng nghề đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhƣng song song với
nó là tiềm ẩn những nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng. Thực trạng ô nhiễm môi
trƣờng trong các làng nghề truyền thống và các cơ sở ngành nghề nông thôn ngày
nay đang ngày càng gia tăng. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho
thấy môi trƣờng làng nghề đang bị đe dọa và gây ô nhiễm nghiêm trọng với các chỉ
tiêu phân tích nƣớc thải, khí thải, tiếng ồn … đều vƣợt quá quy chuẩn cho phép,
nguyên nhân là do sự phát triển làng nghề nƣớc ta vẫn mang tính tự phát, cơng nghệ
sản xuất cịn thơ sơ lạc hậu, thiếu đồng bộ, ý thức bảo vệ mơi trƣờng của ngƣời dân
cịn chƣa cao, các loại chất thải đƣợc thải ra môi trƣờng sống xung quanh mà khơng
đƣợc thu gom và xử lý triệt để nên tình trạng ô nhiễm môi trƣờng đã và đang xảy ra
rất nghiêm trọng tại các làng nghề truyền thống ở Việt Nam.
Làng nghề chế biến nông sản là một trong những loại hình làng nghề phổ biến
nhất ở Việt Nam nhƣ: bún, miến, bánh đa, chế biến tinh bột... Sự ô nhiễm nƣớc ở
các làng nghề đang là vấn đề cần đƣợc quan tâm, các chỉ tiêu cơ bản của nƣớc thải
nhƣ BOD5, COD, TSS... vƣợt quá quy chuẩn cho phép nhiều lần. Một trong những
làng nghề sản xuất miến dong lâu năm là làng nghề làm miến dong Tân Hòa, xã Tân
Hòa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
Nƣớc thải làng nghề sản xuất miến dong xã Tân Hòa chứa hàm lƣợng các chất
hữu cơ cao, chủ yếu là các chất dễ phân hủy, chuyển hóa sinh học và các hợp chất
chứa nitơ làm giảm chất lƣợng của nƣớc, có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm cho
con ngƣời. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu quy trình xử lý thích hợp đối
với loại nƣớc thải này là rất cần thiết, có ý nghĩa rất to lớn.
Từ thực tế trên, tơi đã thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp “Thiết kế hệ thống

xử lý nước thải làng nghề sản xuất miến dong công suất 3000 m3/ngđ cho xã Tân
Hòa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội”.
1


CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về miến dong
1.1.1. Đặc Điểm yêu cầu, phân loại miến dong
Miến dong là loại thực phẩm dạng sợi khô, đƣợc chế biến từ bột dong nguyên
chất. Sợi miến làm từ bột dong thƣờng ngon hơn: dai, trong, không trƣơng lên trong
khi sử dụng
Sợi miến cần độ dai và trong, mức độ trƣơng nở khi ngâm trong nƣớc nóng ít,
khơng trƣơng lên trong lúc ăn. Có nhiều cách để phân loại miến khác nhau:
- Theo hình dáng: miến cuộn trịn, miến bó sợi, miến vuông ăn liền
- Theo màu sắc: miến trắng, miến vàng (miến trong, miến đục)

Hình 1.1: Miến bó sợi và miến

Hình 1.2: Miến vàng và miến

- Theo thành phần nguyên liệu:
 Miến gạo: nguyên liệu từ tinh bột gạo
 Miến đậu xanh: nguyên liệu từ tinh bột đậu xanh
 Miến dong: nguyên liệu từ tinh bột dong riềng
 Miến hỗn hợp: nguyên liệu tinh bột khác nhau nhƣ gạo, đậu xanh,
khoai tây...
1.1.2. Nguyên liệu sản xuất miếng dong
Cây dong riềng có tên khoa học là Canna edulis (Indica), thuộc nhóm
Agriculture. Cây này mọc ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, nó đƣợc trồng
nhiều ở vùng miền núi phía Bắc. Ở đây, trong 30 năm qua diện tích trồng dong

riềng đã đƣợc mở rộng khoảng 20.000 - 30.000 ha. Nó đƣợc trồng chủ yếu để lấy
2


tinh bột, dong riềng dễ trồng, có khả năng kháng cơn trùng gây hại và chống dịch
bệnh cao. Nó có thể phát triển liên tục trên môi trƣờng nghèo chất dinh dƣỡng, ít
nƣớc tƣới hay những sƣờn dốc nơi có vụ mùa thƣờng kéo dài 10 - 12 tháng giúp
ngăn chặn xói mịn.
Dong riềng đƣợc trồng vào tháng 2-5, sản lƣợng thƣờng thấy là 20 - 40 tấn/ha.
Phần lớn tinh bột dong riềng sản xuất ở Việt Nam đƣợc đƣa vào chế biến miến, thay
cho tinh bột đậu xanh rất đắt tiền. Miến dong riềng ở Việt Nam có chất lƣợng tốt
hơn rất nhiều so với các loại miến làm từ tinh bột khoai tây và sắn.
Bảng 1.1: Thành phần hóa học của củ dong riềng
Thành phần

Hàm lƣợng (%)

1

Nƣớc

64 -80

2

Tinh bột

12 – 25

3


Protein

0,9 – 2,3

4

Lipit

0,1 – 0,7

5

Pectin, đƣờng

0,8 – 1,0

6

Các chất hoạt động sinh học

1,2

7

Xenlulo

5,6 – 8,8

STT


(Nguồn: caytrongvatnuoi.com)
Có hai loại tinh bột dong riềng là tinh bột khô và tinh bột ƣớt. Để giá thành rẻ
hơn, khi làm miến ngƣời ta thƣờng dùng tinh bột ƣớt. Thông thƣờng, ở các vùng
làm miến dong, ln có các hộ sản xuất tinh bột dong riềng để bán cung ứng nguyên
liệu, vì vậy nguyên liệu làm miến dong đƣợc cung cấp rất thuận tiện.
1.2. Vấn đề môi trƣờng tại làng nghề Việt Nam
1.2.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam
Chủ yếu các làng nghề tập trung tại vùng nông thôn, nhận thức của ngƣời dân
nơi đây về bảo vệ mơi trƣờng cịn kém, cơng nghệ sản xuất hầu hết cịn thủ cơng lạc
hậu.
3


Ơ nhiễm mơi trƣờng hầu nhƣ là tình trạng chung của các làng nghề tại Việt
Nam. Chất lƣợng môi trƣờng tại hầu hết các khu vực sản xuất đều không đạt chuẩn.
Những ngƣời tham gia sản xuất và sống tại làng nghề bị ảnh hƣởng rất lớn bởi ô
nhiễm. Nguy cơ ngƣời lao động phải tiếp xúc với khói bụi, nhiệt, hóa chất khá cao.
Ngồi ra, ơ nhiễm mơi trƣờng tại các làng nghề còn ảnh hƣởng tới các vấn đề
kinh tế - xã hội nhƣ giảm năng suất lao động, tăng chi phí khám chữa bệnh, giảm
sức thu hút khách du lịch… dẫn đến thiệt hại về kinh tế…
Làng nghề ở nƣớc ta thƣờng mang tính tự phát, quy mô nhỏ, thiết bị sản xuất
thủ công, lạc hậu, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp. Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi
trƣờng của các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh ở đó chƣa cao. Từ những hạn chế
nêu trên dẫn đến tình trạng ơ nhiễm mơi trƣờng ở các làng nghề đã đến mức báo
động, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng sống, sức khỏe đối với ngƣời dân
trong làng nghề và ngƣời dân xung quanh các làng nghề. Tại hầu hết các làng nghề,
ô nhiễm nguồn nƣớc diễn ra đặc biệt nghiêm trọng, do khối lƣợng nƣớc thải rất lớn,
nhƣng lại chƣa qua hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, thƣờng đƣợc xả thẳng ra hệ
thống sơng ngịi, kênh rạch quanh khu vực.

Trong vịng 10 năm lại đây vấn đề môi trƣờng làng nghề đã đƣợc nhiều
chƣơng trình NCKH quan tâm nhƣ Làng nghề Việt Nam và Môi trƣờng và nhiều đề
tài nghiên cứu ứng dụng khác. Cho đến nay một số cơ sở ở làng nghề dệt nhuộm
Dƣơng Nội, Hà Đông, Giấy Yên Phong, cơ sở mạ kim loại dùng cơng nghệ hóa học
- keo tụ, kết tủa - lắng nƣớc thải. Một số cơ sở chế biến giấy còn áp dụng keo tụ kết
hợp tuyển nổi. Một số cơ sở chế biến bún, miến dong đã áp dụng bãi lọc sinh học
ngập nƣớc, một số khác dùng bãi lọc trồng cây… Nhìn chung cơng nghệ xử lý nƣớc
thải các làng nghề, tùy thuộc từng ngành sản xuất, tùy thuộc điều kiện từng làng
xóm mà áp dụng các công nghệ đa dạng khác nhau.
Qua kết quả nghiên cứu do các đơn vị của Bộ Y tế thực hiện cho thấy, tỷ lệ
ngƣời mắc bệnh tại các làng nghề đang có xu hƣớng gia tăng trong những năm gần
đây và tập trung vào một số bệnh nhƣ các bệnh ngồi da, hơ hấp, tiêu hóa, thần
kinh, bệnh phụ khoa, ung thƣ... Tuổi thọ trung bình của ngƣời dân sống trong các

4


làng nghề ngày càng giảm, thấp hơn mƣời năm so với tuổi thọ trung bình cả nƣớc
và thấp hơn từ năm đến mƣời năm so với làng không làm nghề.
Bảng 1.2: Chất lƣợng môi trƣờng tại một số làng nghề ở Việt Nam
STT Chỉ tiêu QCVN
40:2011

Tinh bột

Bún

Nƣớc mắm

Rƣợu


Bình Minh

Phú Đơ

Hải Thanh

Tân Đơ

Đậu phụ
Quang Bình

1

pH

5,5 – 9

4,6

6,1

9,59

12

5,1

2


SS

100

926

414

10

266

1.764

150

1.858

2.967

597

3.868

1.271

50

743


1.850

250

1.700

1.080

40

145,6

20,9

9,26

1.002

67

6

27,5

2,79

0,034

44,2


23

(mg/l)
3

COD
(mg/l)

4

BOD5
(mg/l)

5

N(ts)
(mg/l)

6

P(ts)
(mg/l)

(Nguồn: Báo Cáo Mơi Trường Quốc Gia 2014)
1.2.2. Một số cơng trình nghiên cứu xử lý nước thải tinh bột
Đề tài: “Hệ thống xử lý nƣớc thải làng nghề sản xuất nông sản xã Minh Khai,
Hoài Đức, Hà Tây bằng phƣơng pháp lọc sinh học ngập nƣớc” của Nguyễn Đình
Bảng và cộng sự đã nghiên cứu hệ thống thu gom và xử lý nƣớc thải làng nghề chế
biến thực phẩm bằng phƣơng pháp lọc sinh học kị khí và hiếu khí kết quả đạt đƣợc
là sau 24h thì các chỉ tiêu cơ bản trong nƣớc thải đã đạt QCVN về nƣớc thải công

nghiệp cột B

5


Hình 1.3: Hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp lọc ngập nước

Thuyết minh quy trình:
Nƣớc thải của quá trình sản xuất bún, miến hoặc tinh chế tinh bột sắn đƣợc
lắng gạn sơ bộ ở bể lắng (1) trƣớc khi đƣa vào bể chứa (2) sau đó nƣớc thải đƣợc
bơm vào cột lọc kị khí (3) theo chiều từ dƣới lên với lƣu lƣợng dòng đƣợc khống
chế nhờ máy bơm (9) và ống chia dòng (8). Ở đây nƣớc thải sẽ từ từ dâng lên
ngập lớp vật liệu lọc (5) và tiếp xúc với lớp vật liệu lọc mang vi sinh vật kị khí,
các tạp chất hữu cơ có trong nƣớc thải sẽ bị phân hủy, phần bùn cặn đƣợc lắng
xuống đáy cột và có thể lấy ra qua van (10) khi cần thiết; phần nƣớc thải trong
tiếp tục chảy tự nhiên qua cột lọc hiếu khí (6) từ phía dƣới lên theo ngun tắc
bình thơng nhau. Ở đây nƣớc thải đƣợc trộn với dịng khơng khí thổi cùng chiều
từ dƣới lên bởi máy thổi khí (11) qua dàn phân phối khí (7). Khi đó q trình
phân hủy sinh học hiếu khí các tạp chất hữu cơ xảy ra, phần bùn đƣợc lắng
xuống đáy cột; phần nƣớc thải lại đƣợc lắng cặn một lần nữa nhờ máng lắng cặn
(4) trƣớc khi chảy ra khỏi cột hiếu khí.
Nƣớc thải sau khi đi qua cả 2 cột lọc kị khí và hiếu khí sẽ đƣợc lấy ra nhờ
van (13) để kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản. Nếu chƣa đạt các chỉ tiêu cho phép của
nƣớc thải công nghiệp theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5945 - 1995) thì lại cho

6


chảy tuần hoàn trở lại qua 2 cột lọc kị khí và hiếu khí nhƣ trên cho đến khi đạt
tiêu chuẩn cho phép về nƣớc thải công nghiệp.

Đề tài nghiên cứu: “Hiện trạng ô nhiễm và giải pháp xử lý nƣớc thải cho làng
nghề tinh bột Hịa Hỏa - Bình Định” của Nguyễn Văn Phƣớc và Nguyễn Thị
Phƣơng Thanh (2009) - trƣờng Đại Học Bách Khoa TP.HCM. Nghiên cứu xử lý
nƣớc thải tinh bột mì đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp sinh học, áp dụng mơ hình
phân hủy kị khí hai giai đoạn (giai đoạn acid hóa và metan hóa) kết hợp với mơ
hình lọc hiếu khí. Kết quả nghiên cứu trong điều kiện phịng thí cho thấy với nƣớc
thải nguyên thủy COD giao động từ 2500 – 18000 mg/l; SS trong khoảng 120 –
3000mg/l; N tổng lên tới 450 mg/l hiệu quả khử COD đạt 95% – 99%. Nƣớc thải
trong suốt, mất màu mùi đạt tiêu chuẩn thải loại B.
Đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất mô hình xử lý nƣớc thải sản xuất
bún tại làng nghề Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” của Nguyễn Thị
Thu Trang – trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã cho
thấy các chất thải tạo ra từ hoạt động sản xuất bún chủ yếu là các chất hữu cơ. Ở
hầu hết các quy trình sản xuất bún đều có nƣớc thải. Lƣợng nƣớc thải này chứa chủ
yếu là tinh bột , không qua xử lý mà xả trực tiếp ra ngồi mơi trƣờng. Thơng qua lấy
mẫu và phân tích mẫu tại phịng thí nghiệm cho thấy các chỉ tiêu COD, BOD 5,
TSS… đều vƣợt quá QCVN 40:2011/BTNMT rất nhiều lần. Từ đó đề tài đã đề xuất
thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải sản xuất cho làng nghề Phú Đô với công xuất
34000 m3/ngđ. Nƣớc sau khi xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn loại B của QCVN
40:2011/BTNMT

7


CHƢƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lí
Xã Tân Hịa nằm ở phía Đơng Nam huyện Quốc Oai, cách trung tâm huyện
6km và cách trung tâm thành phố Hà Nội 20km về phía Tây Nam.
Tiếp giáp:

-

Phía Bắc giáp xã Vân Cơn, huyện Hồi Đức.

-

Phía Đơng giáp xã Tân Phú.

-

Phía Nam giáp xã Tiên Phƣơng và Phụng Châu, huyện Chƣơng Mỹ.

-

Phía Tây giáp xã Cộng Hịa.

Xã Tân Hịa nằm trong vùng quy hoạch vành đai xanh của thành phố Hà Nội.
Trên địa bàn của xã có tuyến đƣờng Tỉnh lộ 419 chạy qua nên xã có điều kiện tốt
trong phát triển sản xuất hàng hóa, tiếp cận thị trƣờng để phát triển kinh tế với tốc
độ cao.
2.1.2. Đất đai, địa hình
2.1.2.1. Đất đai
Xã Tân Hịa có tổng diện tích đất tự nhiên: 365,74 ha
Bảng 2.1: Diện tích đất tự nhiên xã Tân Hịa
STT

Diện tích (ha)

Loại đất
Đất nơng nghiệp


1

Đất sản xuất nông nghiệp

194,84

Đất trồng cây lâu năm

24,47

Đất nuôi trồng thuỷ sản

9,37

Đất ở

72,5

Đất chuyên dùng

44,82

Đất tôn giáo

1,87

Đất nghĩa địa

6,62


Đất phi nông nghiệp khác

0,04

Đất phi nông nghiệp

2

3

Đất mặt nƣớc, chuyên dùng

8,94

4

Đất chƣa sử dụng

2,27

8


Đất đai của xã Tân Hòa chủ yếu là đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm của hệ
thống sông Đáy. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ; đất ít
chua, dinh dƣỡng trong đất tƣơng đối khá, nghèo lân, giàu ka li.
Với đặc điểm đất đai nhƣ trên cho phép trên địa bàn xã có thể phát triển nhiều
loại cây trồng (lúa nƣớc, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, cây ăn quả) và
có tiềm năng năng suất cao phù hợp với sản xuất thâm canh trong sản xuất nơng

nghiệp.
2.1.2.2. Địa hình
Đặc điểm nổi bật của địa hình ở Tân Hịa là đồng bằng, xen với đồi thấp (đồi
bát úp chiếm 15,2% diện tích xã), độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển khoảng
3,0 - 4 m. Địa hình nghiêng theo hƣớng từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Khu vực
Đơng Bắc có độ cao lớn hơn (bình quân 3,5 - 3,8 m), khu vực Tây Nam cao trung
bình 3,0 - 3,5m.
Với đặc điểm địa hình nhƣ trên cho phép xây dựng các khu sản xuất hàng hóa
tập trung quy mơ thích hợp đối với nhiều loại cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông
nghiệp. Tuy nhiên do ở các khu vực đồi, chủ yếu là đất ở, ngƣời dân ở chân đồi
thƣờng đào lấy mặt bằng xây dựng nên đã gây ra một số điểm sạt lở cục bộ.
2.1.3. Khí hậu
Tân Hịa mang các đặc điểm khí hậu vùng đồng bằng sơng Hồng với 2 mùa rõ
rệt. Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến thắng 9, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 10 đến
tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 23,40C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 đạt
390C - 400C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng Giêng chỉ từ 80C - 100C.
- Độ ẩm: Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm khoảng 82% và ít thay đổi trong các
tháng (thƣờng dao động từ 78 - 87%).
- Chế độ gió: Do nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nên Tân Hịa chịu tác
động chủ yếu của gió Đơng Nam kèm gió nóng Tây Nam khơ nóng trong các tháng
6, 7, 8, 9 và gió mùa Đơng Bắc kèm theo mƣa phùn, rét vào các tháng 12, 1, 2, 3.
Với đặc điểm thời tiết khí hậu nhƣ trên cho phép trên địa bàn xã có thể phát
triển đa dạng hóa cây trồng, gieo trồng nhiều vụ trong năm; tuy nhiên vào mùa khô
9


do khơ hạn và rét đã gây ra những khó khăn nhất định trong sản xuất nông nghiệp.
2.1.4. Thủy văn
Nƣớc mặt: Nguồn nƣớc mặt của xã Tân Hòa chủ yếu đƣợc cung cấp bởi sông
Đáy và khoảng 9,3 ha ao hồ đầm. Tuy nhiên, nguồn nƣớc mặt đang đứng trƣớc nguy

cơ ô nhiễm do nƣớc thải sản xuất và nƣớc thải sinh hoạt chƣa đƣợc xử lý triệt để
chảy vŕo sông, ao hồ trên địa bàn xã.
Nƣớc ngầm: Do nằm gần sơng Đáy nên nƣớc ngầm ở Tân Hịa mạch nông,
thuộc loại từ mềm đến rất mềm.
2.2 . Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1. Dân số
Tồn xã Tân Hịa có 1.687 hộ với 7.676 nhân khẩu, gồm 10 thơn (Thị Nội, Thị
Ngoại, Bờ Hồ, Đầm, Yên Mã, An Ninh, Đồng Găng, Thổ Ngõa, Đồng Cầu, Yên
Thái), trong đó Thị Ngoại là khu vực sản xuất nhiều nhất.
Hàng năm số hộ nghèo có xu hƣớng giảm, mỗi năm giảm từ 15 - 20 hộ, theo
tiêu chí mới của Thành phố Hà Nội đến hết năm 2015 xã Tân Hịa có 100 hộ nghèo
chiếm 4,9% .
2.2.2. Lao động
Hiện trạng cơ cấu lao động xã Tân Hòa:
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của xã Tân Hòa
Ngành nghề

STT

Số lao động

Tỷ lệ %

1

Số lao động làm nông nghiệp thủy sản

1.485

30


2

Số lao động làm tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

2.475

50

3

Số lao động dịch vụ - thƣơng mại và làm ngành

990

20

4.950

100

nghề khác
4

Tổng số lao động trong độ tuổi

(Nguồn: UBND xã Tân Hòa)

10



Lao động đã qua đào tạo nghề hiện nay là 1.200 lao động chiếm 24,3%, chủ
yếu là qua đào tạo nghề ngắn hạn.
Tỉ lệ lao động thiếu việc làm chiếm 7,3%.
2.2.3. Đời sống kinh tế xã hội
Tổng thu nhập toàn xã năm 2015 ƣớc thu 190,46 tỷ tăng 74,78 tỷ đồng.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2010 là 14,6 triệu đồng/ngƣời đến năm
2015 ƣớc đạt 26 triệu đồng/ngƣời/năm.
2.3 . Đánh giá tiềm năng của xã
2.3.1. Thuận lợi
Xã Tân Hòa nằm cách Trung tâm huyện Quốc Oai 6 km có diện tích tự nhiên là
365,74 ha, dân số 7.676 nhân khẩu với 1.687 hộ, ngành nghề chủ yếu là sản xuất
nơng nghiệp, TTCN, ngồi ra xã cịn có một số ngành nghề khác nhƣ nghề xây
dựng, DVTM, chăn nuôi. Thu nhập bình quân đầu ngƣời (18,3 triệu
đồng/ngƣời/năm), tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cịn cao 12,2%.
Xã Tân Hịa có vị trí giao thơng thuận tiện, rất có lợi thế trong việc phát triển
thƣơng mại, dịch vụ. Đất đai màu mỡ, thủy lợi thuận tiện, thuận lợi trong việc trồng
các loại cây có chất lƣợng cao, trong những năm gần đây các dịch vụ thƣơng mại,
xây dựng, nghề chăn nuôi phát triển, đã giải quyết việc làm cho trên 1.200 lao động
của địa phƣơng có thu nhập ổn định. Đời sống vật chất văn hố đƣợc cải thiện, bộ
mặt nơng thơn có nhiều khởi sắc, tốc độ phát triển kinh tế hàng năm tăng khá .
2.3.2. Khó khăn
Phần lớn lao động chƣa qua đào tạo, chủ yếu là lực lƣợng lao động nông thôn,
hiệu quả lao động đạt mức trung bình.
Trình độ quản lý của cán bộ xã chƣa đồng bộ, thu nhập bình quân trong xã so
với bình quân chung của huyện cịn ở mức trung bình, số hộ nghèo còn cao
2.4. Tổng quan làng nghề sản xuất miếng dong Tân Hòa, Huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội
2.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề xã Tân Hịa
Đình So đƣợc xây dựng năm 968 từ thời vua Đinh Bộ Lĩnh để thờ phụng Ba vị

Nguyên soái Đại Vƣơng có cơng giúp vua Đinh dẹp giặc. Trải qua hơn 1000 năm,

11


đình So đã qua bao lần tơn tạo, những dấu tích kiến trúc cịn lại ngày nay là của lần
tơn tạo năm 1673.
Làng So bao gồm 2 xã Tân Hòa và Cộng Hịa, nghề làm miến ở So đã có hàng
trăm năm tuổi và đƣợc phong tặng thƣơng hiệu miến sạch. Mỗi ngày có hàng trăm
tấn miến đƣợc sản xuất ra tại đây.
Nguyên liệu làm miến là bột từ cây dong riềng, có nguồn gốc từ làng So. Đây
là cây trồng phổ biến, nhiều làng trong vùng và nhiều tỉnh khác bà con nơng dân
cũng có trồng. Tuy nhiên, làng So từ rất lâu đã rất nổi tiếng với nghề trồng dong
riềng. Theo các cụ cao niên trong làng truyền lại chỉ có đất làng So với thực sự hợp
với củ dong riềng, củ dong riềng làng So ln có chất lƣợng rất tốt, nhiều bột, ít xơ,
để làm miến thì vừa dai vừa giịn.
Vẫn cịn một số hộ trồng cây dong riềng để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất.
Tuy nhiên hiện nay các hộ thƣờng nhập nguyên liệu từ các tỉnh phía Bắc về: Sơn
La, Điện Biên hoặc mua luôn bột về để sản xuất.
2.4.2. Một số vấn đề mơi trường tại làng nghề xã Tân Hịa
Tại làng nghề Tân Hòa, hoạt động sản xuất nhiều nhất vào 3 tháng cuối năm
âm lịch, trung bình mỗi ngày thải ra lƣợng lớn rác thải và nƣớc thải. Nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trƣờng làng nghề là do sản xuất theo quy mơ hộ gia đình, cơ sở
nằm xen kẽ trong khu dân cƣ, nhiều công đoạn sản xuất thủ công nên rác thải vứt
bừa bãi trên diện rộng, không đƣợc thu gom ngay. Hệ thống cấp - thoát nƣớc sản
xuất và sinh hoạt do các hộ tự xây dựng, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trƣờng
khiến nguồn nƣớc ô nhiễm trầm trọng.
2.4.2.1. Hiện trạng tiêu thoát nước
Hệ thống thốt nƣớc ở Tân Hịa nói chung chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng. Nƣớc thải
sinh hoạt cũng nhƣ nƣớc thải chế biến không đƣợc xử lý mà xả trực tiếp ra môi trƣờng,

tràn từ vùng cao sang các vùng thấp, tạo thành lớp bùn đen đặc với mùi hôi thối.
Hệ thống kênh tiêu thoát nƣớc thải thƣờng xuyên bị bồi lấp và nạo vét hàng
năm nên cản trở đến khả năng tiêu thoát nƣớc thải. Vào mùa mƣa nƣớc thải không

12


đƣợc tiêu kịp thời nên ứ đọng trong khu dân cƣ, làm ngập một số tuyến đƣờng đi
trong xã.
2.4.2.2. Chất thải rắn
Bã thải chế biến tinh bột dong: cứ chế biến 1 tấn củ sẽ thải ra 300 kg bã và
100 kg đất cát. Trung bình mỗi hộ sản xuất 10 – 20 tấn củ thì lƣợng bã thải ra môi
trƣờng sẽ rất lớn. Lƣợng bã thải đƣợc sử dụng làm chất đốt rất ít, chủ yếu đƣợc ủ
đống trong khu dân cƣ hoặc đổ ra cạnh đƣờng cần đƣợc thu gom và xử lý.
2.4.2.3. Chất thải chăn nuôi
Chăn nuôi tại xã Tân Hòa khá phát triển do vậy phân gia súc (chủ yếu là phân
lợn) là nguồn ô nhiễm lớn. Tập quán sản xuất nông nghiệp là không dùng phân hữu
cơ, chăn nuôi không dùng chất độn chuồng, phân gia súc đƣợc rửa trôi ra hệ thống
cống rãnh gây ô nhiễm nguồn nƣớc và không khí.

13


CHƢƠNG 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung
Đề tài góp phần nâng cao chất lƣợng môi trƣờng tại làng nghề trong khu vực
thành phố Hà Nội.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc hiện trạng nƣớc thải sản xuất, đồng thời thiết kế hệ thống xử

lý nƣớc thải của làng nghề sản xuất miến dong tại khu vực xã Tân Hòa – Quốc Oai
– Hà Nội.
3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nƣớc thải sản xuất miến dong tại xã Tân Hòa
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc theo quy
chuẩn việt nam từ kết quả đạt đƣợc đề xuất thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải sản
xuất miến dong tại khu vực nghiên cứu
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá chất lƣợng nƣớc thải miến dong tại xã Tân hòa – Quốc oai – Hà nội
- Thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải sản xuất của làng nghề sản xuất miến dong
tại khu vực nghiên cứu
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
3.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu
Phƣơng pháp này rất cần thiết và đƣợc nhiều ngƣời sử dụng trong q trình
nghiên cứu. Thơng qua số liệu này giúp đề tài thừa kế có chọn lọc các thành quả
nghiên cứu từ trƣớc đến nay. Những tài liệu đƣợc thu thập phục vụ cho quá trình
làm khóa luận bao gồm:
14


- Tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.
- Các tài liệu phục vụ cho quá trình làm luận văn: giáo trình, luận văn tốt
nghiệp, thông tin điện tử trên mạng internet và các kết quả nghiên cứu, đề tài có liên
quan.
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu
Lấy mẫu theo TCVN 5999 – 1995, lấy mẫu nƣớc thải để làm cơ sở đánh giá
chất lƣợng nƣớc đầu vào của hệ thống xử lý.
Chuẩn bị lấy mẫu:

- Mẫu đƣợc pha trộn theo tỷ lệ về thể tích của các cơng đoạn phát sinh nƣớc
thải từng loại hình sản xuất
- Lấy mẫu: Mỗi loại hình lấy 3 mẫu
- Lƣợng mẫu: 500ml/1 mẫu
- Địa điểm lấy mẫu nƣớc thải đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.1: Địa điểm lấy mẫu nước thải sản xuất
STT

Địa điểm lấy mẫu

Loại hình sản

Kí hiệu

xuất
1

Nguyễn Văn Bình

Miến

M1

2

Trần Anh Tuấn

Miến

M2


3

Nguyễn Bá Thức

Miến

M3

4

Nguyễn Mạnh Huyền

Tinh bột dong

B1

5

Nguyễn Huy Quyết

Tinh bột dong

B2

6

Nguyễn Văn Khởi

Tinh bột dong


B3

15


3.4.3. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm
- Đo pH
Đo pH bằng phƣơng pháp điện cực, quy trình nhƣ sau:
+ Lắc đều mẫu trƣớc khi đổ ra cốc, đổ ra 100ml để đo
+ Rửa sạch điện cực bằng nƣớc cất
+ Bật máy, nhúng điện cực vào mẫu cần đo
+ Đợi giá trị pH trên máy ổn định, đọc kết quả
- Phân tích tổng chất rắn lơ lửng TSS: TCVN 6625:2000
Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng TSS đƣợc phân tích theo tiêu chuẩn 6625:2000
Khối lƣợng chất rắn lơ lửng có trong 100ml mẫu đƣợc tính theo cơng thức

(mg/l)

Trong đó:
- m0: khối lƣợng giấy lọc đã sấy (mg)
- m1: khối lƣợng giấy lọc bám chất rắn lơ lửng sau khi sấy (mg)
- V: thể tích mẫu phân tích
 Phân tích nhu cầu oxy sinh hóa BOD5: TCVN 6001-1:2008
Chỉ tiêu BOD5 đƣợc xác định bằng phƣơng pháp pha loãng mẫu theo TCVN
6001:2008 dựa trên nguyên tắc 5 ngày 70-80% lƣợng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh
học đã đƣợc oxy hóa.
Nƣớc pha loãng đƣợc chuẩn bị ở chai to, miệng rộng, them 1ml dd đệm
phosphate có pH = 7.: 1ml MgSO4.6H2O nồng độ 22,5 g/l: 1ml CaCl nồng độ 27,5
g/l: 1ml FeCl3 nồng độ 0,25 g/l vào 1 lít nƣớc. Sau đó tiến hành thổi khơng khí sạch

ở 20oC vào nƣớc cất bằng máy sục khí cho đến khi bão hịa oxi.
Mẫu lấy về cần điều chỉnh pH=7 bằng H2SO4 đặc 1N NaOH 1N
16


Khi pha lỗng cần tránh khơng để oxi cuốn theo nƣớc vào bình, Sử dụng máy
đo nhanh đo giá trị DOo.
Nắp bình bằng nắp có nút nhám, đảm bảo khơng có khoảng khơng trong bình,
them ít nƣớc phân tích vào phần loe miệng trong bình.
Mẫu phân tích và mẫu trắng đƣợc ủ trong tủ ở 20oC trong 5 ngày rồi tiếp tục
đo DO1.
Mẫu sau khi ủ, nhƣ cầu oxi sinh hóa đƣợc tính theo cơng thức:
BOD5=(DOo – DO1) x F (mg/l)
Trong đó:
- DOo: Hàm lƣợng oxi hịa tan trong mẫu nƣớc trƣớc khi ủ (mg/l)
- DO1: Hàm lƣợng oxi hòa tan trong mẫu sau khi ủ 5 ngày (mg/l)
- F: Hệ số pha loãng.
Giá trị BOD5 thực của mẫu đƣợc tính theo cơng thức
BOD5thực = BOD5mẫu - BOD5mẫu trắng (mg/l)
 Phân tích nhu cầu oxy hóa học COD: TCVN 6491:1999
Lấy chính xác 2 ml mẫu nƣớc cho vào ống COD, thêm 1 ml dung dịch
K2Cr2O7, 3 ml dung dịch Ag2SO4 trong H2SO4 sau đó vặn chặt nắp COD, cho vào
máy nung ở 1500C trong 2h rồi lấy ra để nguội.
Chuẩn độ:
Chuyển tồn bộ dung dịch trong ống COD sang bình tam giác 100 ml rồi sau
đó tráng ống 5 lần với mỗi lần bằng 3 ml nƣớc cất, thêm 3 giọt chỉ thị Feroin rồi
chuẩn độ bằng dung dịch Fe2+ cho đến khi dung dịch chuyển màu nâu đỏ thì dừng
lại. Ghi lại thể tích đã dùng (V1).
Thực hiện mẫu trắng theo quy trình trên nhƣng thay mẫu thử bằng mẫu nƣớc
cất 2 lần (thu đƣợc thể tích V2).


17


×