Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

SKKN lam the nao de tre hoat dong goc dat ketqua tot hon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.79 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD-ĐT THĂNG BÌNH TRƯỜNG MGBC BÌNH GIANG. *************. Đề tài:. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ HOẠT ĐỘNG GÓC ĐẠT KẾT QUẢ TỐT HƠN. Người thực hiện Chức vụ Đơn vị Năm học. : HỒ THỊ KIM PHƯỢNG : Giáo viên : Trường MGBC Bình Giang : 2009-2010. Tháng 02 năm 2010.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD-ĐT THĂNG BÌNH TRƯỜNG MGBC BÌNH GIANG. *************. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài:. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ HOẠT ĐỘNG GÓC ĐẠT KẾT QUẢ TỐT HƠN. * Thời gian nghiên cứu: Tác giả : Hồ Thị Kim Phượng + Từ tháng 9/2009 ->10/2009 Chức vụ : Giáo viên * Thời gian áp dụng: Đơn vị : Trường MGBC + Từ tháng 10/2009 đến 03/2010 Bình Giang-T.Bình * Phạm vi áp dụng: + Tại lớp Mẫu giáo thôn 4 Bình Giang.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I. TÊN ĐỀ TÀI: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ HOẠT ĐỘNG GÓC ĐẠT KẾT QUẢ TỐT HƠN. II. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hoạt động góc (Hoạt động vui chơi) là hoạt động chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ mẫu giáo, giúp trẻ phát triển toàn diện. Trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn có thể tham gia chơi độc lập, tương đối hoàn chỉnh, trọn vẹn tất cả các loại trò chơi trẻ cùng chơi với nhau, cùng chia sẻ mục đích, ý tưởng chơi, cùng quyết định những gì trẻ muốn chơi. Trẻ thường thích được chơi với nhiều trẻ khác lẫn trẻ trai trẻ gái và ủng hộ cho nhau trong khi chơi. Các loại trò chơi được tổ chức trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non: Trò chơi đóng vai trò chơi lắp ghép, xây dựng; trò chơi đóng kịch, trò chơi học tập; trò chơi vận động, trò chơi dân gian… Như vậy người giáo viên phải biết được: 1. Vai trò của mình:. - Cung cấp nguyên vật liệu - Thiết kế môi trường - Giám sát và hỗ trợ trẻ trong khi chơi.. 2. Nắm được nguyên tắc tổ chức hoạt động vui chơi, tức là biết lấy trẻ làm trung tâm; tạo điều kiện cho trẻ phát triển ở nhiều mặt; biết khai thác kinh nghiệm thực tế của trẻ, tận dụng môi trường sẵn có; cân đối hài hoà các hoạt động. Có như vậy tất cả các trẻ trong lớp mới tích cực tham gia vào hoạt động góc. Vì thế bản thân đã đề cập đến các “Biện pháp để trẻ hoạt động góc đạt kết quả tốt hơn”. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trong chương trình giáo dục mầm non: Hoạt động góc, hoạt động học là hai hoạt động cơ bản trong trường, lớp mẫu giáo đều nhằm phát triển toàn diện trẻ trên các mặt: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ. Xuất phát từ đặc điểm nhận thức và hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động chơi, nên việc học của trẻ ở lứa tuổi này được tổ chức dưới những hình thức như:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Học tự nhiên qua chơi, qua thực hiện hoạt động sinh hoạt hằng ngày. - Học có chủ đích dưới sự định hướng và hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Với hình thức học có chủ đích dưới sự định hướng và hướng dẫn trực tiếp của giáo viên: Trẻ học, tiếp thu nội dung kiến thức, kỷ năng, những hiểu biết dưới sự hướng dẫn và dạy trực tiếp của giáo viên. Nội dung học được cung cấp đến trẻ một cách có mục đích, có hệ thống và được tổ chức theo hướng tích hợp với trình tự đã được dự kiến trong kế hoạch giáo dục, nhằm: + Cung cấp đến trẻ những nội dung mang tính toàn diện và những kiến thức, kỷ năng mới. + Chuẩn bị cho trẻ những yếu tố cần thiết để tham gia vào hoạt động học tập giai đoạn sau này. Song với hình thức học tự nhiên qua chơi, qua thực hiện hoạt động sinh hoạt hằng ngày được thể hiện thông qua việc trẻ tham gia vào chơi; hoạt động ở các khu vực hoạt động; tham gia vào các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Những điều trẻ tiếp thu ở hình thức này còn rời rạc, chưa hệ thống và có chỗ chưa chính xác. Vậy giáo viên là người tạo cơ hội, tổ chức môi trường, tạo điều kiện phù hợp và thuận lợi, khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào hoạt động mà ở đây ta đang nói đến “Hoạt động góc” nhằm giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, ý thức tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết và đó chính là những yếu tố cần thiết của con người trong thời đại phát triển, đặc biệt là tính tích cực của trẻ. * Các khái niệm: a. Tính tích cực: Là chủ động tham gia vào các hoạt động để phát triển khả năng, năng lực của cá nhân và có những hoạt động nhằm tạo ra sự biến đổi theo hướng phát triển. b. Biện pháp: Là cách làm hoặc cách giải quyết một vấn đề cụ thể để đem đến một kết quả nhất định. c. Hoạt động góc: Là hoạt động của trẻ ở các góc vui chơi theo sở thích của cá nhân hoặc một nhóm trẻ trong khu vực để thể hiện mục tiêu và nội dung giáo dục. Do đó hoạt động góc nhằm giúp trẻ thoả mãn nhu cầu tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của thế giới xung quanh và đặc biệt là đồ vật xung quanh bé. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trường MGBC Bình Giang gồm có 07 lớp mẫu giáo nằm rải đều trên 07 thôn, phụ huynh đa số sống bằng nghề nông, một ít là nghề bác sĩ, giáo viên nên đời sống kinh tế còn lắm khó khăn, trẻ ra lớp học đa số là trẻ mẫu giáo ở hai độ tuổi ghép (không qua bé - nhỡ). Năm học 2009-2010 bản thân tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn ở thôn 4, với tổng số học sinh của lớp là 23 cháu (cháu 5 tuổi: 13 cháu; còn lại 8 cháu 4 tuổi), các cháu đến lớp học còn rất rụt rè trong các hoạt động ở tháng 9 và tháng 10, chưa mạnh dạn tự tin khi nhập vai chơi ở các góc, trẻ chưa có thói quen nề nếp tốt khi lấy và cất đồ chơi. Bên cạnh đó kinh phí của nhà trường còn eo hẹp nên đồ dùng đồ chơi cấp phát đơn điệu, chủ yếu là sự quyên góp của phụ huynh từ các nguyên vật liệu sẵn có tại gia đình mang đến tặng cô: Lịch cũ, các loại chai lọ, hộp các loại; phòng học còn chật hẹp chưa đủ điều kiện để bố trí đủ các góc chơi trong 1 giờ chơi cho trẻ chơi. Từ thực trạng trên của trường cũng như của lớp tôi từng bước đưa ra các biện pháp để khắc phục và áp dụng cho năm học 2009-2010 này như sau: V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Biện pháp 1: Thường xuyên làm đồ dùng đồ chơi mới cho các góc theo từng chủ đề. Đối với trẻ mầm non, việc học của trẻ đều thông qua hình ảnh trực quan sinh động. Nắm bắt được đặc thù này của trẻ tôi luôn luôn coi việc làm ĐDĐC là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu: Phải làm, phải kịp thời và phải đẹp mắt. Ví dụ: 1. Chủ đề “Trường lớp mầm non” tôi làm được những ĐDĐC ở góc: - Góc xây dựng: Các phòng làm việc, bếp nấu, các phòng học, cầu trượt, xích đu, các loại cây: cây bóng mát, cây hoa lá… bằng các nguyên vật liệu từ giấy bìa các loại dùng kéo cắt ra mẫu, quét sơn màu, rồi bấm dán tạo thành các sản phẩm nói trên. - Góc phân vai: Làm các đồ dùng như: cặp, mũ, dép, lồng đèn các loại, bánh trung thu… 2. Chủ đề “Gia đình” làm ĐDĐC như: - Góc xây dựng: Các kiểu nhà ở, giếng nước, công trình phụ. - Góc phân vai: Các loại đồ dùng trong gia đình: đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng để mặt..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Góc thiên nhiên: Trồng các loại cây xanh nhỏ, làm đồ dùng để tưới cây, tận dụng các vỏ hộp thạch dừa, nắp bình nhựa các loại để làm khuông in cát, đong đựng nước pha màu. 3. Chủ đề: “Thế giới thực vật tết và mùa xuân” - Góc thiên nhiên: Làm các loại chậu hoa cảnh: hoa mai, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng, các loại cây ăn quả, ăn rau, củ… - Góc nghệ thuật: Tạo các khung tranh ảnh về mùa xuân sưu tầm từ lịch báo xuân… Từ xốp màu các loại, sạn đá rửa sạch rồi phếch màu để làm các loại mứt dẻo các loại. + Tạo ra các câu đối chúc tết gia đình từ giấy A3 chia đôi như: Tết đang vào nhà. Đất trời nở hoa. Chúc ông chúc bà. Chúc ba chúc mẹ. Chúc anh chúc chị. Sức khoẻ dồi dào. Mỗi lần làm đồ dùng đồ chơi tôi thường làm những đồ dùng khó phức tạp ở nhà hay ở trường cùng với Hội đồng theo lịch đã lên, còn lại những đồ dùng đơn giản như: gọt, cắt hình, phếch màu, dán dây xúc xích, viết từ đơn giản, tôi luôn luôn tạo điều kiện cho tất cả các trẻ trong lớp cùng tham gia làm với cô nhằm: động viên tính sáng tạo, tính tự chủ, tính tự tin ở mỗi trẻ để kịp thời tìm ra phương pháp bồi dưỡng những cháu có năng khiếu và những chưa có năng khiếu để bồi dưỡng tạo hình cho trẻ kịp thời ngay từ khi vào lớp mẫu giáo và giúp cho trẻ hứng thú hơn khi cùng nhau sử dụng ĐDĐC của mình và bạn làm ra chơi ở các nhóm chơi và từ đó trẻ chơi một cách hứng thú hơn, tức là trẻ tích cực hơn trong lúc chơi trẻ vẫn tự giải quyết các vấn đề chơi của nhóm mình như: biết tạo ra các loại bánh kẹo từ phấn vụn, xốp màu, kết các loại hoa mà trẻ đã trải nghiệm… 2. Biện pháp 2: “Nhẹ nhàng, gần gũi giới thiệu từng góc chơi với trẻ” mọi lúc. Trẻ mới rời vòng tay bố, mẹ, ông, bà để đến lớp cùng học cùng chơi với rất đông bạn bà nên tôi luôn luôn là người mẹ thứ hai của các cháu. Biết những cháu nào còn nhút nhát chưa dám biểu lộ sự thích thú, tính tò mò của mình khi cùng tham gia với cô vào hoạt động góc, tôi ân cần, nhẹ nhàng giới thiệu với các cháu về từng góc chơi, từng loại đồ chơi, cách chơi và cách sắp xếp ĐDĐC sau khi chơi vào từng góc. Nhằm động viên trẻ mạnh dạn hơn và tạo vốn kinh nghiệm tốt.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> cho trẻ trong khi chọn nhóm chơi, vai chơi, xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình chơi và biết kết thúc trò chơi… Khi tất cả các trẻ đều biết được các góc chơi của lớp mình, biết được các ĐDĐC ở các góc… lúc này trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi bước vào giờ hoạt động góc. Ví dụ: Cháu Văn Khoa, Minh Thư vào đầu tháng 9 chưa dám chọn góc chơi cho mình, từ khi được cô giáo động viên, dìu dắt đến từng góc chơi để trò chuyện thì hai cháu này bắt đầu thể hiện được tính tự nguyện và hứng thú của mình trong quá trình chơi: + Cháu Khoa chọn vai chơi bán hàng hoá. Cháu biết tạo thêm hàng hoá khi hàng đã bán hết, dùng những cái mũ của các bạn treo sẵn ở giá để chào khách hàng nào có nhu cầu mua mũ để đội. + Cháu Minh Thư khi làm xong công việc ở nhà còn tranh thủ đến gặp cô giáo để nộp tiền ăn tháng 10 cho con của mình. 3. Biện pháp 3: Bố trí các góc chơi và tạo sự liên kết trong quá trình chơi cho trẻ. Đây là công việc đòi hỏi ở mỗi giáo viên phải có tính sáng tạo, tính chiụ khó trong công việc bố trí các góc chơi cho trẻ sao cho tránh tình trạng góc thừa không có vai chơi. Thường tuỳ thuộc vào mỗi chủ đề tôi dựa vào những kinh nghiệm trải nghiệm trên trẻ mà cần đưa ra số lượng góc chơi trong mỗi chủ đề phù hợp với sự hứng thú của trẻ. Ví dụ: Chủ đề “Trường lớp mầm non” chọn 4 góc chơi: góc xây dựng, góc phân vai, góc học tập và góc thiên nhiên. - Chủ đề: “Tết và mùa xuân”, góc phân vai như có quầy bán hàng tết, quầy làm các loại bánh kẹp; góc xây dựng: trang trí công việc ngày tết; góc nghệ thuật: viết câu đối chúc tết… Khi giáo viên chọn bố trí các góc chơi ở mỗi chủ đề cho trẻ chọn các vai chơi theo từng góc, lúc này cô giáo là người luôn giám sát và hỗ trợ cho trẻ trong quá trình chơi để quan sát, lắng nghe, đưa ra gợi ý, cùng chơi để làm mẫu và chỉ dẫn, khuyến khích, giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Vậy những việc giúp đỡ trẻ khi cần thiết là những việc gì? Ở đây chính là giúp trẻ ở các nhóm, các góc chơi có sự liên kết với nhau trong quá trình chơi nhằm tạo giờ chơi luôn luôn sinh động và tạo điều kiện giúp cho mỗi trẻ nắm bắt được cách giải quyết về vấn đề chơi mới vừa xảy ra đối với mỗi trẻ. Ví dụ: - Xây nhà hát xong bắt đầu cho chơi trò chơi diễn rối qua của nhóm học sinh, hay xây bến đổ xe bắt đầu cho góc bán vé và đi tham quan, hay nhóm.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> làm bánh kẹo mức, các loại hoa ngày tết xong mang đến nhập cho các cửa hàng hay tư nhân buôn bán. Vậy việc tạo môi trường chơi tốt sẽ gây cho trẻ nhiều hứng thú để khám phá thế giới xung quanh và sáng tạo khi hoạt động. 4. Biện pháp 4: “Thường xuyên thay đổi vai chơi cho trẻ” Nắm bắt từ tâm sinh lý của trẻ ở trong từng độ tuổi và thông qua thực tế khi trẻ tham gia chơi vào hoạt động góc do cô tổ chức: ở tuần đầu các trẻ chơi rất hứng thú và mang tính sáng tạo nhưng bước sang chơi ở tuần 2 thì tôi quan sát các cháu chơi hời hợt hơn và nhàm chán hơn mà nhất là những cháu trầm, nhút nhát… Suy nghĩ tôi đã đi đến sử dụng biện pháp “Thường xuyên thay đổi vai chơi cho trẻ” nhằm khích lệ trẻ chơi hứng thú, linh hoạt hơn khi được nhập vai chơi ở nhóm khác. Ví dụ: Tuần 1 của chủ đề “Gia đình” cháu: Sơn, Hải, Thắng, Quang đóng vai các chú công nhân xây nên những ngôi nhà của khu tập thể. Sang tuần 2 những bạn này chọn vai chơi ở các nhóm: nghệ thuật, nhóm bác sĩ, nhóm gia đình, tôi quan sát và chỉ dẫn cho các cháu biết mở rộng nội dung chơi, hành động chơi như: Cháu Hải, Sơn sử dụng các mảnh gỗ rồi cùng cô dùng keo dán tạo nên bộ bàn ghế, cái tủ… hay cháu Quang, Thắng biết khám bệnh và ân cần với những bệnh nhân… Từ những việc làm trên tôi luôn thay đổi vai chơi cho trẻ trong suốat một chủ đề để: - Tránh sự nhàm chán chơi ở mỗi trẻ. - Đáp ứng sự quan tâm và phù hợp với khả năng của từng trẻ. - Tạo điều kiện cho trẻ phát triển ở mọi mặt: Thể chất, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội, thẩm mỹ và nhận thức. Và kết quả trẻ khi tham gia chơi vào hoạt động góc tôi nhận thấy các trẻ chọn vai chơi và nhập vai chơi ở các chủ đề một cách tự nhiên, không gò bó, cùng tham gia chơi với nhau không nhàm chán trong quá trình chơi. 5. Biện pháp 5: “Tuyên truyền với phụ huynh giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động góc” Nắm bắt được phần đông phụ huynh của lớp làm bằng nhiều ngành nghề khác nhau: Bác sĩ, cô giáo, buôn bán, chăn nuôi… mà hoạt động góc là nơi trẻ được học hỏi, trải nghiệm các vai chơi như công việc của người lớn qua từng chủ điểm..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Từ suy nghĩ đó, tôi đăng ký với trường tổ chức dạy thao giảng một giờ “Hoạt động học và một giờ hoạt động góc”. Ngoài Ban giám hiệu và đồng nghiệp trong trường tôi xin phép nhà trường cho mời tất cả các phụ huynh trong lớp đến tham dự: Dạy xong giờ hoạt động học tôi tiến hành vào giờ dạy hoạt động góc. Các trẻ trong lớp tôi đều tham gia vào các góc chơi theo các nhóm: Nhóm xây dựng, nhóm bán hàng, nhóm làm bánh kẹo, nhóm viết câu đối, nhóm bác sĩ, trong quá trình chơi trẻ tham gia chơi một cách tự nhiên, rất hứng thú và trẻ liên kết chơi với nhau không nhàm chán. Sau khi tổ chức xong buổi thao giảng tôi nhận thấy đa số phụ huynh của tôi rất hài lòng và hiểu được việc học của con mình ở trên lớp: Không đơn thuần là học viết và học chữ cái mà ở đây các cháu: “Học mà chơi, chơi mà học”. Và cũng từ sau đó tôi nhận được nhiều nguyên vật liệu sẵn có từ các gia đình của phụ huynh mang đến tặng cho cô và các trẻ của tôi nào là: Đồ dùng bác sĩ, các loại hộp giấy, chai, lọ, tạp báo… Từ đó tôi cùng trẻ tiếp tục cùng nhau làm nên những đồ dùng đồ chơi mới cần làm. Còn các trẻ của lớp các cháu biết chơi mạnh dạn hơn vì các cháu được bố mẹ mình quan tâm bày bảo về những kinh nghiệm để giải quyết vấn đề chơi nếu có xảy ra. Từ những việc làm thực tế của bản thân tôi ở các biện pháp trên, đến nay trẻ trong lớp tôi tham gia vào các hoạt động góc đạt được những kết quả sau. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Sau thời gian hơn 4 tháng thực hiện hài hoà các biện pháp trên đến nay trẻ trong lớp tôi tham gia vào đã đạt những kết quả sau: 1. 100% trẻ đều hứng thú tham gia vào giờ hoạt động góc ở mỗi chủ đề. 2. 90% trẻ biết thể hiện vai chơi tốt trong nhóm của mình và trẻ biết liên kết với các nhóm khác trong quá trình chơi. 3. Có 70% trẻ biết cùng cô tạo nên những đồ dùng đồ chơi đơn giản từ các hột hạt, giấy bìa, lá cây… cùng với cô trong quá trình chơi. 4. 90% trẻ biết tự nhận xét về vai chơi, kết quả chơi trong quá trình chơi. 5. 100% trẻ biết cùng cô và các bạn thu, cất và sắp xếp trưng bày đồ dùng đồ chơi đúng vào nơi quy định. 6. Kết quả tổ chức giờ hoạt động góc của lớp được Phòng Giáo dục và nhà trường đánh giá xếp loại tốt. 7. Phụ huynh đã hỗ trợ cho bản thân về những nguyên vật liệu sẵn có để cô cùng trẻ làm ra nhiều ĐDĐC mới như: Các kiểu nhà, trường, đồ dùng trong gia đình, các loại phương tiện giao thông, lăng Bác….

<span class='text_page_counter'>(10)</span> VII. KẾT LUẬN: Như Bác Hồ đã dạy bảo “Trẻ em như búp trên cành - Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Đúng vậy, mỗi chúng ta vừa là người cha, người mẹ, vừa là người cô giáo trên lớp hằng ngày với các cháu. Vậy những đam mê, yêu nghề mến trẻ của bản thân: Đó là những đổi mới về phương pháp giáo dục tích cực đối với trẻ trên mọi hoạt động mà trong đó nội dung hoạt động góc cũng không kém phần quan trọng đối với tất cả mọi người đang làm công tác giảng dạy, phải thực hiện các biện pháp như trên. 1. Thường xuyên làm ĐCĐC ở mọi lúc mọi nơi. 2. Nhẹ nhàng, luôn gần gũi với trẻ và giới thiệu các góc chơi cho trẻ ở từng chủ đề. 3. Bố trí các góc chơi và luôn tạo sự liên kết trong quá trình chơi của trẻ. 4. Thường xuyên thay đổi vai chơi cho trẻ. 5. Tuyên truyền với phụ huynh tích cực tham gia vào hoạt động góc. Bản thân áp dụng các biện pháp trên cho trẻ ở trên lớp đã giúp trẻ phát huy được tính tích cực khi tham gia vào giờ hoạt động góc. VIII. KIẾN NGHỊ: Từ những thực tế về việc làm trên của bản thân, nay tôi có những kiến nghị với các cấp như sau: 1. Đối với nhà trường: + Đóng cho lớp những kệ gỗ vừa tầm trẻ để lớp sắp xếp ĐDĐC ở mỗi góc đảm bảo tính mỹ quan. + Cấp phát thêm những đồ chơi ở góc xây dựng như: Đồ dùng đồ chơi lắp ghép các công trình: cầu cống, trường, cơ quan, các kiểu nhà ở… để trẻ cùng tham gia các trò chơi sáng tạo, lắp ghép. 2. Đối với Phòng Giáo dục: - Nên thường xuyên tổ chức thao giảng huyện với giờ hoạt động góc ở các chủ đề để giáo viên được dự giờ học hỏi thêm về: Cách tạo ra các đồ dùng đồ chơi ở các góc, học hỏi thêm về phương pháp khi tổ chức một giờ hoạt động góc cho trẻ đạt được tốt hơn..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Bản thân tôi đã sử dụng các tài liệu tham khảo sau: 1. Sách bồi dưỡng thường xuyên. 2. Sách bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên mầm non năm học 20092010 của nhà xuất bản Giáo dục mầm non. 3. Sách hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non, mẫu giáo lớn của nhà xuất bản Giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> X. MỤC LỤC: TT. Nội dung. Trang. I. TÊN ĐỀ TÀI. 2. II. ĐẶT VẤN ĐỀ:. 2. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:. 2. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:. 3. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:. 4. 1. Biện pháp 1: Thường xuyên làm đồ dùng đồ chơi mới cho các góc theo từng chủ đề.. 4. Biện pháp 2: “Nhẹ nhàng, gần gũi giới thiệu từng góc chơi với trẻ” mọi lúc.. 5. 3. Biện pháp 3: Bố trí các góc chơi và tạo sự liên kết trong quá trình chơi cho trẻ.. 6. 4. Biện pháp 4: “Thường xuyên thay đổi vai chơi cho trẻ”. 7. 5. Biện pháp 5: “Tuyên truyền với phụ huynh giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động góc”. 7. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:. 8. VII. KẾT LUẬN:. 9. VIII KIẾN NGHỊ:. 9. 2. 1. Đối với nhà trường:. 9. 2. Đối với Phòng Giáo dục:. 9. IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO:. 10. X. MỤC LỤC. 11.

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

×