Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Thuc hanh tot nha thuoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.44 KB, 26 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tài liệu tập huấn. Thực hành tốt nhà thuốc.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Thực hành tốt nhà thuốc (GPP) Tổng quan về bài học A. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, các học viên sẽ có thể: 1. Nêu được các nguyên tắc, tiêu chuẩn về GPP và một số văn bản liên quan đến hành nghề dược. 2. Ứng dụng các nguyên tắc GPP trong quá trình bán thuốc và: - Thực hiện các dịch vụ có thể cung cấp tại nhà thuốc. - Tư vấn đúng đối với khách hàng mua thuốc theo đơn và không theo đơn. - Nhận biết được các dấu hiệu cần giới thiệu khách hàng tới cơ sở y tế.. B. Thời gian 3 giờ (tương đương 4 tiết). C. Nội dung 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7.. Giới thiệu và kiểm tra đầu giờ (15 phút) GPP và một số văn bản liên quan đến hành nghề dược (30 phút) Khu vực tư vấn cho khách hàng (15 phút) Cung cấp thông tin và tư vấn về việc điều trị theo đơn thuốc (30 phút) Cung cấp thông tin và tư vấn đối với thuốc bán không cần đơn (OTC) (45 phút) Giới thiệu khách hàng tới cơ sở y tế (25 phút) Ôn tập, kết luận và kiểm tra cuối giờ (20 phút). D. Phương pháp tập huấn     . Động não Trình bày Làm việc theo nhóm Đóng vai Thảo luận. E. Tài liệu phát tay (TLPT)   . TLPT 1: Chuẩn mực GPP TLPT 2: Nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” TLPT 3: Các dịch vụ chuyên môn tại nhà thuốc. F. Tài liệu và dụng cụ hỗ trợ tập huấn Trong bài học này, giảng viên cần chuẩn bị những tài liệu và dụng cụ hỗ trợ tập huấn sau:  Tài liệu: - Tập bài giảng chuẩn bị trên PowerPoint - Bảng câu hỏi kiểm tra đầu/cuối giờ và đáp án.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> . Tài liệu 1: Tình huống đóng vai Tài liệu 2: Nghiên cứu trường hợp. Dụng cụ: - Giấy khổ lớn - Máy chiếu - Bảng trắng - Bút dạ mầu - Kéo - Băng dính giấy. Nội dung và thiết kế phần này phỏng theo:  .     . . Thông tư số 46/2011/TT-BYT, ngày 21/12/2011 về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”: Bộ Y tế (2011). Thông tư số 43/2010/TT-BYT, ngày 15/12/2010 về việc quy định lộ trình thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” GPP; địa bàn và phạm vi hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc: Bộ Y tế (2010). Quyết định số: 04/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 về việc ban hành qui chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú: Bộ Y tế (2008). Công văn số: 1517/BYT-KCB ngày 06/3/2008 hướng dẫn kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú: Bộ Y tế (2008). GPP. Tài liệu tập huấn: Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Ấn độ (2005). Danh mục kiểm tra “Thực hành tốt nhà thuốc”, ban hành kèm theo công văn số 2313/QLD-CL ngày 11/5/2007: Cục trưởng cục Quản lý Dược Việt Nam (2007). GPP ở các quốc gia đang phát triển – Hướng dẫn thực hiện. Hiệp hội Dược khoa Quốc tế (1998). Bộ Công cụ Thực hiện Chương trình Nhà thuốc Thân thiện với Thanh Thiếu niên: PATH (2003)..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giới thiệu (15 phút) Trình bày. 1. Giới thiệu giảng viên và học viên. Sử dụng bài tập khởi động nếu cần. 2. Giới thiệu mục tiêu bài học (sử dụng máy chiếu). 3. Giới thiệu và đặt khung thời gian cho bài học này bằng cách sử dụng thông tin dưới đây. Xem mục tiêu trong phần Tổng quan về bài học. Nhấn mạnh phương pháp học tập tích cực của khóa tập huấn. Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn áp dụng GPP cho tất cả các nhà thuốc, quầy thuốc tại quyết định số 11/2007/QĐ-BYT ngày 24/1/2007. Theo quyết định này đến ngày 01/01/2011 tất cả nhà thuốc trong cả nước phải đạt chuẩn GPP và đến ngày 01/01/2013 tất cả các quầy thuốc trong cả nước phải đạt chuẩn GPP thì mới tiếp tục được hoạt động. Bộ Y tế cũng đã có chỉ thị số 01/2008/CT-BYT ngày 25/1/2008 yêu cầu đến cuối năm 2008 tất cả nhà thuốc của bệnh viện và nằm trong khuôn viên bệnh viện phải đạt chuẩn GPP. Các công ty dược có hiệu thuốc trực thuộc phải có ít nhất một hiệu thuốc đạt chuẩn GPP theo quy định của Bộ Y tế. Đến cuối năm, mỗi tỉnh/thành phố như Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh phải có ít nhất 30 nhà thuốc đạt chuẩn GPP. Nhà thuốc bệnh viện chỉ được phép bán thuốc nếu đạt chuẩn GPP vào cuối năm 2008. Sở Y tế các tỉnh/thành phố có nhiệm vụ lập kế hoạch áp dụng chuẩn GPP cho các nhà thuốc theo kế hoạch cũng như tổ chức tập huấn về các chuẩn mực cho nhân viên nhà thuốc. Quy định thực hiện GPP đối với tất cả các nhà thuốc trong một thời gian nhất định là một bước cần thiết để cải thiện chất lượng cung cấp dược phẩm đồng thời đảm bảo sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Hàng quý, Sở Y tế các tỉnh/thành phố có trách nhiệm báo cáo tiến độ thực hiện chuẩn GPP tại các nhà thuốc ở địa phương mình cho Bộ Y tế. Bài học này dự định kéo dài khoảng 3 giờ. Học viên sẽ được học thông qua thảo luận, làm việc nhóm nhỏ, đóng vai và thảo luận nhóm lớn. Học viên có thể đặt câu hỏi tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình học.. 4. Phát Câu hỏi kiểm tra đầu giờ. Cho học viên khoảng 5-7 phút để hoàn thành các câu trả lời. Sau đó, thu lại bài kiểm tra đầu giờ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> GPP và một số văn bản liên quan đến hành nghề dược (30 Phút) Động não, trình bày, thảo luận 1. Hỏi học viên: “GPP là gì?”. Sau khi viết câu trả lời của học viên lên bảng, trao đổi vể câu trả lời, và giới thiệu khái niệm về GPP dưới đây. 2. Nhắc học viên là những thông tin này đã có trong tài liệu phát tay và vì thế không cần phải ghi chép.. GPP (Good Pharmacy Practice) có nghĩa là “Thực hành tốt nhà thuốc”. GPP đòi hỏi mối quan tâm trước tiên của nhân viên nhà thuốc là sức khỏe của khách hàng. Trước đây thực hành nhà thuốc chỉ tập trung vào sản phẩm hoặc dược phẩm. Theo tiêu chuẩn hiện tại yêu cầu nhà thuốc thực hành tốt phải lấy khách hàng làm trung tâm. GPP yêu cầu hoạt động chính là cung cấp thuốc với chất lượng đảm bảo, với đầy đủ thông tin và tư vấn sao cho khách hàng có thể thu được hiệu quả điều trị tốt nhất từ việc sử dụng thuốc. Nếu chỉ cung cấp thuốc thì chưa phải là thực hành tốt nhà thuốc. Cung cấp thuốc đi liền với cung cấp thông tin quan trọng liên quan đến sử dụng thuốc một cách dễ hiểu đối với khách hàng là công việc và trách nhiệm hàng ngày không thể thiếu của nhà thuốc.. 3. Hỏi học viên: “Tiêu chuẩn GPP bao gồm những gì?”. Liệt kê và thảo luận các câu trả lời của học viên. Trình bày các thông tin dưới đây để tóm tắt.. Tiêu chuẩn GPP gồm: - Phòng: đủ diện tích để phục vụ cho hoạt động của nhà thuốc. - Kho thuốc (nếu có). - Nhân sự. - Trang thiết bị. - Hồ sơ sổ sách và tài liệu chuyên môn. - Phải có tối thiểu 05 Qui trình thao tác chuẩn (SOP) trong việc đăng ký GPP gồm: + Qui trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng + Qui trình bán thuốc theo đơn. + Qui trình bán thuốc không kê đơn. + Qui trình bảo quản và theo dõi chất lượng. + Qui trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi. - Các qui trình khác có liên quan: Qui trình theo dõi nhiệt độ, độ ẩm; Qui trình vệ sinh nhà thuốc; Qui trình sắp xếp, trình bày và bảo quản thuốc; Qui trình theo dõi phản ứng có hại thuốc; Quy trình kiểm tra hạn dùng và giải quyết thuốc quá hạn dùng; Quy trình quản lý thông tin khách hàng; Quy trình đào tạo nhân viên. - Cung cấp/bán thuốc theo đơn. - Kiểm tra/ đảm bảo chất lượng thuốc..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> -. Bao bì đựng thuốc. Nguồn thuốc. Ghi nhãn thuốc. Bán thuốc OTC. Tư vấn/cung cấp thông tin cho khách hàng. Bảo quản. Giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi. Các quy định liên quan đến thuốc Gây nghiện, thuốc Hướng tâm thần và tiền chất.. Các tiêu chuẩn khác gồm: - Khuyến khích cơ sở sử dụng phần mềm máy vi tính để quản lý thuốc và tất cả các thông tin có liên quan đến khách hàng cũng như các cơ sở y tế.. 4. Phát tài liệu TLPT 1: Các chuẩn mực GPP và TLPT 2: Nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”. Trả lời các thắc mắc của học viên nếu có. 5. Nói với học viên bài học không đi sâu vào phân tích toàn bộ các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuôc”, bài học sẽ tập trung nhiều vào phần tư vấn/ cung cấp thông tin cho khách hàng..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Khu vực tư vấn cho khách hàng (15 Phút) Trình bày, động não, thảo luận nhóm 1. Hỏi học viên: “Khu vực tư vấn cho khách hàng là gì?”. Đề nghị một vài học viên chia sẻ trước lớp. Trình bày thông tin dưới đây để tóm tắt.. Khu vực tư vấn cho khách hàng là một khu vực dành cho các hoạt động liên quan đến chăm sóc khách hàng và các dịch vụ chuyên môn khác.. 2. Chia học viên thành 2 nhóm, mỗi nhóm sẽ thảo luận một chủ đề như sau: - Nhóm 1: Vì sao cần phải có khu vực tư vấn cho khách hàng? - Nhóm 2: Các dịch vụ chuyên môn nào có thể cung cấp tại khu vực tư vấn cho khách hàng? 3. Để học viên thảo luận trong vòng 5 phút và đề nghị các nhóm viết lên giấy lớn. Khi kết thúc thảo luận mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày trước lớp. Đề nghị các học viên khác nhận xét và bổ sung. 4. Trình bày các thông tin dưới đây để tóm tắt.. 1. Sự cần thiết phải có khu vực tư vấn cho khách hàng - Khách hàng có thể cảm thấy ngại khi tìm hiểu về các vấn đề sức khỏe có tính riêng tư ở nơi công cộng vì sợ bị người khác nghe thấy (ví dụ: thuốc ngừa thai, thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc chữa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục…) - Khi tư vấn cho khách hàng sẽ cần nhiều thời gian vì thế tại khu vực tư vấn sẽ thuận tiện hơn chỗ đông người. - Hướng dẫn cách sử dụng một số dụng cụ, thiết bị như ống hít, đường kế, huyết áp kế, … nếu được thực hiện trong khu vực tư vấn cho khách hàng sẽ tốt hơn là làm tại quầy - Tại khu vực tư vấn khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng vì họ sẽ được lắng nghe và không bị mất tập trung. 2. Các dịch vụ có thể tư vấn tại khu vực tư vấn cho khách hàng: - Một số đo lường trong khám lâm sàng, ví dụ đo đường huyết, chiều cao, cân nặng, chỉ số cơ thể (BMI – chỉ số về sự cân đối giữa chiều cao và cân nặng của cơ thể) - Hướng dẫn cách sử dụng một số dụng cụ và thiết bị, ví dụ: ống hít, đường kế, huyết áp kế… - Hướng dẫn cách sử dụng thuốc dạng lỏng, ví dụ: thuốc nhỏ mũi, thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ tai, thuốc tiêm insulin … - Hướng dẫn cách sử dụng một số loại thuốc, ví dụ: cách pha chế và cho uống dung dịch ORS… - Các vấn đề sức khỏe khách hàng mong muốn được chia sẻ và trao đổi..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> -. Tác dụng phụ của một số loại thuốc, tương tác của một số loại thuốc với nhau và với các loại thực phẩm. Phát tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông liên quan đến sức khỏe.. 5. Phát tài liệu phát tay TLPT 3: Các dịch vụ chuyên môn tại nhà thuốc. Trả lời các câu hỏi của học viên nếu có. 6. Trình bày những những điểm chính dưới đây để tóm tắt bài học.. Những điểm chính: Nếu cơ sở hạ tầng hiện tại của nhà thuốc nhỏ hẹp không thể bố trí một khu vực tư vấn riêng, khách hàng vẫn cần phải được quan tâm và nhận được tư vấn phù hợp tại một khu vực riêng biệt tránh người khác nghe thấy cuộc trao đổi giữa khách hàng và nhân viên nhà thuốc..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Cung cấp thông tin và tư vấn về điều trị theo đơn thuốc (30 Phút) Trình bày, thảo luận, đóng vai 1. Hỏi học viên: “Khi khách hàng muốn mua thuốc theo đơn thì nhân viên nhà thuốc cần chú ý những điểm gì?”. Ghi lại các câu trả lời của học viên trên giấy lớn. Trình bày các thông tin dưới đây nếu học viên nêu thiếu.. Các điểm chính nhân viên nhà thuốc cần chú ý:       . Hướng dẫn cho khách hàng xuất trình đơn thuốc tại nhà thuốc. Hỏi về tình hình bệnh tật có liên quan đến đơn thuốc cần mua. Cung cấp thông tin về các thuốc đã kê trong đơn để khách hàng hiểu rõ hơn về phác đồ điều trị. Đối với thuốc Gây nghiện: Chỉ DS ĐH chủ nhà thuốc mới được bán Đối với thuốc Hướng tâm thần: Chỉ DS ĐH chủ nhà thuốc mới được bán và DS Trung học chủ quầy thuốc mới được bán. Trong trường hợp đổi tên biệt dược có cùng tên gốc, được người mua đồng ý thì chủ nhà thuốc được đổi đơn Trả lời các câu hỏi của khách hàng nếu khách hàng chưa rõ.. 2. Hỏi học viên: “Nhân viên nhà thuốc cần cung cấp những thông tin gì cho khách hàng?”. Ghi lại các câu trả lời của học viên trên giấy lớn. Trình bày các thông tin dưới đây nếu học viên nêu thiếu.. Danh mục những thông tin cần cung cấp cho khách hàng:  Tác dụng của từng loại thuốc.  Cách dùng từng loại thuốc: thời điểm, liều dùng, số lần, thời gian dùng...  Cách sử dụng một số dụng cụ, thiết bị.  Các chú ý khi sử dụng một số loại thuốc.  Tác dụng phụ có thể có và cách xử trí.  Điều kiện và cách bảo quản thuốc.. 3. Nói với học viên: Tiếp theo đây các học viên sẽ tham gia vào các tình huống đóng vai bán thuốc và cung cấp thông tin cho khách hàng theo đơn thuốc. 4. Yêu cầu học viên chia thành từng cặp, mỗi cặp sẽ được phát 1 tình huống đóng vai trong Tài liệu 1: Tình huống đóng vai. Để học viên trao đổi trong vòng 5 phút..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 5. Yêu cầu học viên tình nguyện lên trước lớp đóng vai, đảm bảo cả hai tình huống đều được trình diễn trước lớp. Lưu ý các cặp đóng vai chỉ nên trao đổi trong vòng 3-5 phút vì trên thực tế có rất nhiều khách hàng đến quầy mua thuốc và nhân viên nhà thuốc còn dành thời gian cho các khách hàng khác. 6. Đề nghị các học viên khác quan sát và nhận xét. Đảm bảo đúng nguyên tắc nhận xét/góp ý: nhận xét những ưu điểm và những lời khen trước rồi mới nhận xét những hạn chế cần cải tiến. 7. Phát Tài liệu 2: Nghiên cứu trường hợp. Sử dụng các ví dụ trong tài liệu để minh họa cách hướng dẫn sử dụng thuốc theo đơn. Khuyến khích các học viên trao đổi 8. Trình bày những những điểm chính dưới đây để tóm tắt bài học.. Những điểm chính Cho dù lượng khách hàng tới nhà thuốc đông và thời gian hạn hẹp nhưng nhân viên nhà thuốc cần phải tuân thủ quy chế bán thuốc theo đơn (bao gồm cả thuốc gây nghiện, hướng thần); hướng dẫn cho khách hàng đầy đủ các thông tin cần thiết để khách hàng có thể đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất theo đơn thuốc của mình. Lưu ý rằng khách hàng có quyền được biết và được cung cấp thông tin/hướng dẫn về phác đồ điều trị theo chỉ định của bác sĩ..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Cung cấp thông tin và tư vấn đối với các thuốc bán không cần đơn (OTC) (45 Phút) Trình bày, thảo luận nhóm, đóng vai. 1. Hỏi học viên: “Thế nào là thuốc không cần đơn (OTC)? Kể một số ví dụ?”. Ghi các lại các câu trả lời của học viên lên giấy lớn. Trình bày thông tin dưới đây để tóm tắt.. Thuốc không cần đơn (OTC: Over The Counter) là những loại thuốc có thể mua, bán không cần đơn của bác sĩ. Các thuốc này thường do khách hàng tự yêu cầu mua hoặc do nhân viên nhà thuốc khuyến cáo. Thuốc OTC thường được coi là các thuốc không nguy hiểm.. 2. Hỏi học viên: “Các yếu tố khiến nhu cầu mua một loại thuốc OTC nào đó tăng lên?”. Ghi các lại các câu trả lời của học viên lên giấy lớn. Trình bày thông tin dưới đây để tóm tắt.. Các yếu tố làm tăng nhu cầu mua thuốc OTC:  Ảnh hưởng của quảng cáo hoặc phương tiện thông tin đại chúng.  Do bạn bè, người thân khuyến cáo.  Đã từng dùng với vấn đề sức khỏe tương tự.  Không có khả năng đến khám bác sĩ do các nguyên nhân như: o Vấn đề kinh tế. o Không có thời gian.  Khách hàng cảm thấy tình trạng bệnh đơn giản, chỉ cần dùng thuốc OTC là đủ.. 3. Hỏi học viên: “Nhân viên nhà thuốc có thể làm gì khi khách hàng cần mua thuốc không cần kê đơn ?”. Liệt kê các câu trả lời học viên trên giấy khổ lớn. Trình bày các thông tin dưới dây để tóm tắt.. Nhân viên nhà thuốc có thể:  Hỏi xem khách hàng có biết cách sử dụng loại thuốc cần mua đúng hay không.  Hỏi khách hàng về những dấu hiệu và triệu chứng khiến họ muốn mua thuốc đó.  Hỏi xem hiện tại khách hàng có đang dùng một loại thuốc nào khác không.  Hỏi xem hiện tại khách hàng có bệnh hoặc vấn đề sức khỏe nào khác không.  Giúp khách hàng lựa chọn một loại thuốc phù hợp với các triệu chứng của họ đồng thời kiểm tra xem thuốc đó có chống chỉ định với bệnh hoặc vấn đề sức khỏe của họ không? Thuốc đó có thể tương tác với các thuốc khác mà người đó đang dùng không?.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>  Khuyến cáo các loại thuốc y học cố truyền đã được công nhận, tuy nhiên cần phải nhắc nhở khách hàng thận trọng với tương tác và tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc đó. 4. Hỏi học viên: “Nhân viên nhà thuốc cần cung cấp nhưng thông tin gì cho khách hàng về loại thuốc mà khách hàng muốn mua?”. Liệt kê các câu trả lời học viên trên giấy khổ lớn. Trình bày các thông tin dưới dây để tóm tắt.. Cung cấp thông tin cho khách hàng:  Cách dùng thuốc.  Liều lượng (liều tối đa/ngày).  Thời điểm dùng thuốc.  Dùng trong bao lâu.  Tác dụng không mong muốn của thuốc.  Mọi tác dụng phụ có thể xảy ra.  Tất cả những vấn đề cần lưu tâm, thận trọng.  Phải đến bác sĩ nếu bệnh không giảm hoặc trầm trọng hơn.. 5. Chia học viên thành từng cặp, đề nghị mỗi cặp chọn 1 loại hoặc một số loại thuốc OTC được khách hàng thường mua. Đề nghị mỗi cặp sẽ thảo luận trong vòng 5 phút về những điều mà nhân viên nhà thuốc sẽ làm khi khách hàng muốn mua loại thuốc đó. 6. Sau đó mời 2 cặp tình nguyện lần lượt lên đóng vai trước lớp. Lưu ý khi nhập vai trao đổi giữa nhân viên nhà thuốc và khách hàng không nên quá 5 phút vì trên thực tế có rất nhiều khách hàng tới nhà thuốc và nhân viên nhà thuốc còn dành thời gian cho những khách hàng khác. 7. Đề nghị học viên khác nhận xét về các cặp nhập vai. Đảm bảo đúng nguyên tắc nhận xét/ góp ý: nhận xét những ưu điểm và những lời khen trước rồi mới nhận xét về mặt hạn chế cần cải tiến.. 8. Trình bày những điểm chính dưới đây để tóm tắt bài học.. Những điểm chính  . . Nhân viên nhà thuốc cần được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể tư vấn cho khách hàng có nhu cầu thuốc OTC. Nhân viên nhà thuốc có thể giúp khách hàng lựa chọn thuốc OTC thích hợp, tuy nhiên, khách hàng phải là người quyết định lựa chọn loại thuốc họ sẽ dùng. Khách hàng có quyền từ chối tư vấn điều trị của nhân viên nhà thuốc. Nhân viên nhà thuốc có thể thuyết phục khách hàng về việc sử dụng thuốc hợp lý bằng cách lựa chọn thuốc phù hợp với vấn đề sức khỏe của họ..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Giới thiệu khách hàng tới cơ sở y tế (25 Phút) Trình bày, động não 1. Hỏi học viên: “Vì sao cần phải giới thiệu khách hàng tới cơ sở y tế?”. Liệt kê các câu trả lời của học viên lên giấy lớn. Trình bày các thông tin dưới đây để tóm tắt.. Khách hàng thường đến với nhà thuốc khi có các vấn đề về sức khỏe. Họ thường mong đợi nhân viên nhà thuốc cung cấp thuốc để có thể điều trị cho tất cả các bệnh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp vấn đề sức khỏe của khách hàng cần phải được chẩn đoán và điều trị tại cơ sở y tế. Nhân viên nhà thuốc cần có kiến thức và kỹ năng để có thể phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng nguy hiểm. Qua trao đổi với khách hàng, nhân viên nhà thuốc cần nhanh chóng quyết định việc giới thiệu khách hàng tới cơ sở y tế khi cần thiết.. 2. Hỏi học viên: “ Cho một số ví dụ về các triệu chứng nguy hiểm cần chuyển đến cơ sở y tế?”. Liệt kê các câu trả lời của học viên lên giấy lớn. Trình bày các thông tin dưới đây để tóm tắt. 3. Nói với học viên các triệu chứng nguy hiểm dưới đây là những triệu chứng thường thấy, ngoài ra con những triệu chứng nguy hiểm khác nữa tùy vào những trường hợp cụ thể.. Các triệu chứng nguy hiểm:  Ăn không ngon miệng dẫn đến tình trạng không ăn được.  Tiêu chảy nhiều lần, phân nhiều nước..  Đi ngoài ra máu.  Sụt cân.  Chảy máu mũi, miệng, tai hoặc hậu môn.  Khó thở.  Khạc đờm vàng hoặc xanh.  Các triệu chứng có vấn đề về tiết niệu (ngứa, đau, tiểu buốt, tiểu són).  Bất kể vấn đề gì liên quan đến kinh nguyệt.  Sưng hoặc có u cục (khối u) bất kể kích thước lớn nhỏ, kể cả sưng khớp.  Khó nuốt.  Đau dữ dội trong ngực, bụng, đầu, tai.  Sốt từng cơn, sốt kéo dài.  Bất tỉnh và/hoặc đang bị chấn thương nặng.  ….

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 9. Trình bày những điểm chính dưới đây để tóm tắt bài học.. Những điểm chính: . Trong một số trường hợp đặc biệt các vấn đề sức khỏe của khách hàng cần phải được chẩn đoán và điều trị tại cơ sở y tế, vì thế nhân viên nhà thuốc phải trang bị cho mình kiến thức đầy đủ để có thể giới thiệu khách hàng tới cơ sở y tế phù hợp và kịp thời..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Ôn tập và kết luận (20 Phút) Trình bày, thảo luận 1. Ôn lại những điểm chính của bài học. 2. Điểm lại các mục tiêu bài học. 3. Phát câu hỏi kiểm tra cuối giờ. Dành khoảng 5 phút để học viên hoàn thành các câu trả lời. 4. Thu bài kiểm tra cuối giờ, xem xét lần lượt từng câu và yêu cầu học viên cho biết những câu trả lời đúng. 5. Cảm ơn các học viên đã tham gia bài học..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Tài liệu phát tay và hỗ trợ tập huấn.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Câu hỏi kiểm tra đầu/cuối giờ. Thực hành tốt nhà thuốc Thông tin về người trả lời (đánh dấu X): Giới tính:. Nam. Nữ. Trình độ chuyên môn:. Dược sĩ đại học. Dược sĩ trung học. Dược tá. Khác, ghi rõ: ________________. Đánh dấu (X) vào cột Đúng hoặc Sai cho câu dưới đây. 1. Thực hành tốt nhà thuốc (GPP) đòi hỏi mối quan tâm trước tiên của nhân viên nhà thuốc là lợi nhuận của nhà thuốc. 2. Nhân viên nhà thuốc có thể cung cấp thông tin cho khách hàng về nhiều chủ đề khác nhau liên quan đến sức khỏe. 3. Thực hành tốt nhà thuốc đơn thuần là thực hành tốt cung cấp thuốc. 4. Nhân viên nhà thuốc cần hỏi khách hàng về tình hình bệnh tật liên quan đến thuốc mà khách hàng muốn mua. 5. Khi khách hàng không phải là người bệnh, nhân viên nhà thuốc vẫn cần đảm bảo rằng khách hàng nhận được thông tin thích hợp về cách sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. 6. Nhân viên nhà thuốc không có vai trò gì trong tuân thủ điều trị của khách hàng – đây là việc của khách hàng và bác sĩ 7. Trong tình huống quá bận rộn và thời gian hạn hẹp, nhân viên nhà thuốc không cần hướng dẫn/cung cấp thông tin về thuốc đã kê trong đơn cho khách hàng. 8. Không nên tư vấn cho khách hàng ở một nhà thuốc chật hẹp không có khu vực tư vấn riêng cho khách hàng. 9. Thuốc OTC thường được coi là “thuốc không nguy hiểm”. 10. Khi khách hàng yêu cầu một loại thuốc để điều trị một vấn đề sức khỏe thường gặp, nhân viên nhà thuốc có thể giúp khách hàng hiểu về tác dụng phụ của loại thuốc đó.. Đúng. Sai.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Câu hỏi kiểm tra đầu/cuối giờ. Thực hành tốt nhà thuốc Đáp án Đánh dấu (X) vào cột Đúng hoặc Sai cho mỗi câu dưới đây. Đúng 1. Thực hành nhà thuốc tốt (GPP) đòi hỏi mối quan tâm trước tiên của nhân viên nhà thuốc là lợi nhuận của nhà thuốc. 2. Nhân viên nhà thuốc có thể cung cấp thông tin cho khách hàng về nhiều chủ đề khác nhau liên quan đến sức khỏe.. Sai X. X. 3. Thực hành tốt nhà thuốc đơn thuần là thực hành tốt cung cấp thuốc.. X. 4. Nhân viên nhà thuốc cần hỏi khách hàng về tình hình bệnh tật liên quan đến thuốc mà khách hàng muốn mua.. X. 5. Khi khách hàng không phải là người bệnh, nhân viên nhà thuốc vẫn cần đảm bảo rằng khách hàng nhận được thông tin thích hợp về cách sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.. X. 6. Nhân viên nhà thuốc không có vai trò gì trong tuân thủ điều trị của khách hàng – đây là việc của khách hàng và bác sĩ.. X. 7. Trong tình huống quá bận rộn và thời gian hạn hẹp, nhân viên nhà thuốc không cần hướng dẫn/cung cấp thông tin về thuốc đã kê trong đơn cho khách hàng.. X. 8. Không nên tư vấn cho khách hàng ở một nhà thuốc chật hẹp không có khu vực tư vấn riêng cho khách hàng. X. 9. Thuốc OTC thường được coi là “thuốc không nguy hiểm”. 10. Khi khách hàng yêu cầu một loại thuốc để điều trị một vấn đề sức khỏe thường gặp, nhân viên nhà thuốc có thể giúp khách hàng hiểu về tác dụng phụ của loại thuốc đó.. X X.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> TLPT 1: Chuẩn mực GPP Xây dựng và thiết kế: Cần có đủ không gian để cung cấp dịch vụ, nhưng tối thiểu phải đủ 10m2. Dịch vụ và các sản phẩm dược phải được cung cấp từ một khu vực tách biệt với các hoạt động/dịch vụ và sản phẩm khác. Mục đích là đảm bảo tính nguyên vẹn và chất lượng của sản phẩm, đồng thời giảm thiểu nguy cơ phát nhầm thuốc. Điều kiện tối thiểu (không theo trình tự mức độ quan trọng) gồm: - Điều kiện vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp. - Đủ không gian. - Đủ điều kiện về bảo quản, đóng gói lẻ, pha chế, cấp phát thuốc, kể cả điều kiện an ninh. - Đủ ánh sáng. - Đảm bảo thuốc không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng và nhiệt độ, bảo quản thuốc trong tủ lạnh theo yêu cầu của nhà sản xuất. Nhiệt độ, độ ẩm bảo quản thuốc theo qui định (nhiệt độ <300C, độ ẩm không quá 75%). - Có sẵn trang thiết bị thích hợp để thực hiện nhiệm vụ (cấp phát, bảo quản,…). - Sẵn có các tài liệu tham khảo cơ bản. - Có mạng thông tin tra cứu trực tiếp để chỉ dẫn và tư vấn. - Có nơi rửa tay cho người bán lẻ và người mua thuốc theo quy định. Mục tiêu đầu tiên của nhà thuốc đạt GPP là phải bố trí được khu vực riêng biệt dành cho các hoạt động của nhà thuốc. Do đó, có thể nâng cấp phòng ốc để tách biệt rõ ràng hơn các khu vực hoạt động khác nhau, ví dụ: cấp phát, bảo quản... Phòng ốc phải được nâng cấp phù hợp với quy mô dịch vụ cung cấp và nhân sự. Ví dụ: nhu cầu về nước sinh hoạt, ghế, ánh sáng, tủ lạnh… Cấp phát thuốc: Để đảm bảo khách hàng nhận được đúng thuốc với liều lượng và hình thức đóng gói phù hợp, Điều kiện tối thiểu (không theo thứ tự) gồm: - Khách hàng nhận đúng thuốc. - Tránh được tương tác thuốc. - Chất lượng và tính toàn vẹn của thuốc được duy trì trong suốt thời hạn sử dụng của thuốc. - Cung cấp cho khách hàng những hướng dẫn chính xác và rõ ràng để đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý và an toàn, vì lợi ích tốt nhất của khách hàng, phù hợp với mục tiêu điều trị. Những thông tin tối thiểu khách hàng cần được cung cấp là thông tin cơ bản về cách sử dụng thuốc, các lưu ý khi dùng thuốc, tác dụng không mong muốn của thuốc và biện pháp xử trí. Đóng gói: Để đảm bảo tính toàn vẹn của sản phẩm, Các viên nén, viên nang cần được cấp phát trong: - Túi nilông kín (đây có thể được coi là yêu cầu tối thiểu). - Đồ bao gói cứng, kín khí. - Đồ bao gói kín khí, cứng, có nắp đậy không cho trẻ tiếp xúc..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> -. Bao bì nguyên bản của nhà sản xuất.. Thuốc dạng lỏng nên được cấp phát trong các chai lọ chuyên dụng, vô khuẩn để phân biệt với các sản phẩm không phải dược phẩm, như đồ uống/thực phẩm/hàng hóa khác. Thuốc dùng ngoài/ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần cần được đóng trong bao bì dễ phân biệt. Đồ bao gói tái chế có thể dùng được với điều kiện được làm sạch theo tiêu chuẩn cả bên trong và bên ngoài (lưu ý không dùng đồ bao gói này cho việc ra lẻ thuốc không có bao bì). Dán nhãn: Yêu cầu tối thiểu đối với một nhãn thuốc (không theo thứ tự) gồm: - Tên gốc (Generic name), nồng độ/ hàm lượng của thuốc. - Liều lượng, số lần dùng và khoảng thời gian sử dụng thuốc. - Ngày tháng bán/cấp thuốc. - Tên khách hàng. - Tên/địa chỉ nhà cung cấp. - Cảnh báo về sự an toàn đối với trẻ em. Hướng dẫn cho khách hàng: Để đảm bảo khách hàng biết cách sử dụng và thời gian sử dụng sản phẩm: - Hướng dẫn bằng lời. - Viết hướng dẫn vào bao bì. - Nhãn in/đánh máy và ký tên vào bao bì. - Tư vấn bằng lời cho khách hàng. - Cung cấp thông tin bằng chữ viết. Những thông tin về thuốc cần cung cấp cho khách hàng: - Tác dụng của từng loại thuốc. - Cách dùng từng loại thuốc: thời điểm, liều dùng, số lần, trước hoặc sau khi ăn. - Cách sử dụng một số dụng cụ. - Hướng dẫn sử dụng cho từng loại thuốc. - Các thận trọng khi sử dụng một số loại thuốc. - Tác dụng phụ có thể có và cách xử trí. - Điều kiện bảo quản thuốc. Cung cấp thông tin, tư vấn về thuốc và sức khoẻ cho khách hàng Các nhân viên nhà thuốc cần được đào tạo và cung cấp tài liệu tham khảo để đưa ra lời khuyên cho khách hàng về những vấn đề sức khỏe thông thường cũng như thông tin cụ thể và dịch vụ liên quan đến loại thuốc do họ cung cấp. Tự điều trị những vấn đề sức khỏe thông thường Ở những nơi nhân viên nhà thuốc có đủ trình độ tham gia vào việc tự điều trị các bệnh thông thường cần phát triển các quy chế để đảm bảo các tư vấn và thông tin được cung cấp từ nhân viên nhà thuốc chính xác và thích hợp..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> TLPT 2: Nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (File PDF: Quyết định về việc ban hành Nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” của Bộ Y tế số: 11/2007/QĐ-BYT ngày 24/01/2007).

<span class='text_page_counter'>(22)</span> TLPT 3: Các dịch vụ chuyên môn tại nhà thuốc Nhân viên nhà thuốc có thể cung cấp các dịch vụ bổ sung cho khách hàng. a) Các biện pháp lâm sàng: đo huyết áp, đường huyết và cân nặng. Ngày nay, nhiều người bị cao huyết áp, tiểu đường hoặc béo phì. Việc theo dõi huyết áp, và mức đường huyết cũng như kiểm tra cân nặng và chiều cao có thể giúp khách hàng kiểm soát sức khỏe của họ tốt hơn. Đo huyết áp, xét nghiệm đường huyết, kiểm tra cân nặng và chiều cao là những kiểm tra lâm sàng có thể thực hiện tại khu vực tư vấn cho khách hàng như một phần của dịch vụ chuyên môn Nhà thuốc có thể có 1 cái cân và thước đo chiều cao để nhân viên nhà thuốc có thể tính toán chỉ số chiều cao/cân nặng. Thông qua tính toán chỉ số cơ thể có thể giúp khách hàng nhận biết các yếu tố nguy cơ đối với các bệnh tật. Nhân viên nhà thuốc còn có thể giúp khách hàng theo dõi huyết áp bằng cách lưu giữ các kết quả để tham khảo cho những lần khám tiếp theo. Phiếu ghi chép các số đo cân nặng, huyết áp, đường huyết có thể đưa cho khách hàng giữ. Cách đơn giản nhất để lưu giữ số đo huyết áp là ghi chép vào một quyển sổ. Có thể ghi chép thông tin chi tiết của khách hàng cùng với các số đo vào quyển sổ đó và giữ gìn quyển sổ như một hồ sơ bệnh án. Thông qua những kết quả đo lường, xét nghiệm giúp nhân viên nhà thuốc tạo niềm tin từ khách hàng và từ đó có thể tư vấn cho khách hàng. Hướng dẫn  Các dịch vụ xét nghiệm,đo lường này chỉ nên cung cấp vì mục đích sàng lọc, theo dõi và giám sát chứ không nhằm mục đích chẩn đoán.  Từ những kết quả xét nghiệm, đo lường có thể sàng lọc các yếu tố nguy cơ đối với một số bệnh. Ví dụ: kết quả đo huyết áp cao, thừa cân, béo phì có thể là yếu tố nguy cơ đối với bệnh về tim mạch ...  Nhân viên nhà thuốc không được sử dụng kết quả xét nghiệm, đo lường này làm cơ sở để điều trị hoặc thay đổi phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định. Khi kết quả xét nghiệm, đo lường ngoài giới hạn bình thường, nhân viên nhà thuốc cân nhắc việc giới thiệu khách hàng tới cơ sở y tế được chẩn đoán và điều trị phù hợp.  Trên cơ sở kết quả xét nghiệm, đo lường, nhân viên nhà thuốc có thể đưa ra những tư vấn về việc sử dụng thuốc có lợi nhất cho khách hàng.  Phải đảm bảo là chỉ có nhân viên nhà thuốc đã được đào tạo về sử dụng đúng cách các trang thiết bị mới được tiến hành đo huyết áp và xét nghiệm đường huyết thông thường.  Việc đo và ghi chép phải tuân thủ quy trình thực hành chuẩn.  Đối với thông tin tư vấn và kết quả đo lường, xét nghiệm, nhân viên nhà thuốc phải đảm bảo tính bảo mật, kín đáo và tế nhị..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> b) Sử dụng các dụng cụ và thiết bị: Hướng dẫn cách sử dụng các dụng cụ, phương tiện như ống hít, máy đo đường huyết, huyết áp kế. Nhân viên nhà thuốc có thể giúp khách hàng bằng cách thuyết trình cách sử dụng những dụng cụ, thiết bị này. Nếu điều kiện cho phép có thể hướng dẫn trực tiếp trên mô hình. c) Sử dụng các thuốc cần phân liều: Hướng dẫn sử dụng các cách phân liều, như các dạng thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai, nhỏ mắt…. Sử dụng đúng các thuốc cần phân liều như thuốc nhỏ mắt, mũi, tai rất quan trọng để thuốc có thể tác dụng đúng vị trí với nồng độ phù hợp. Khách hàng thường không hiểu ý nghĩa của vấn đề này vì thế nhân viên nhà thuốc cần hướng dẫn hoặc trình diễn để đảm bảo khách hàng sử dụng thuốc đúng cách..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Tài liệu 1: Tình huống đóng vai Hướng dẫn: Cắt các tình huống và phát cho các thành viên của mỗi nhóm.. . Kịch bản 1: Một bệnh cần dùng thuốc lúc đói hoặc lúc no. . Kịch bản 2: Một bệnh cần dùng thuốc vào một thời điểm nhất định trong ngày để đạt hiệu quả điều trị cao hơn.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Tài liệu 2: Nghiên cứu trường hợp Trường hợp 1: Khách hàng: Xin anh/chị cho biết cách sử dụng của đơn thuốc này? Trong đơn thuốc của khách hàng, nhân viên nhà thuốc thấy: - Cephalexin 500 mg x 20 viên, ngày uống 4 viên, chia làm 2 lần buổi sáng và buổi chiều - Paracetamol 500 mg x 10 viên, uống 1 viên khi sốt trên 38,50C - Vitamin C 500 mg x 10 viên, ngày uống 1 viên buổi sáng hoặc chiều. Nhân viên nhà thuốc: Bác sĩ đã kê đơn cho anh/chị như sau: Cephalexin là một loại kháng sinh để diệt vi khuẩn. Anh/chị uống 4 viên một ngày, chia làm 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Uống tốt nhất sau bữa ăn trưa và tối, hoặc cũng có thể uống sau bữa ăn sáng và tối. Paracetamol là thuốc dùng để hạ sốt. Anh/chị uống 1 viên khi sốt trên 38,50C. Các lần uống nên cách nhau 4-6 giờ. Một ngày không nên dùng quá 4 lần. Trong trường hợp sốt cao và sử dụng thuốc hạ sốt không có hiệu quả thì nên đến bác sĩ khám lại. Vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Anh/chị uống mỗi ngày một viên vào buổi sáng hoặc chiều.. Khách hàng: Cảm ơn anh/chị. Nhân viên nhà thuốc : Để điều trị hiệu quả, anh/ chị nhớ phải uống thuốc đầy đủ đặc biệt là kháng sinh phải uống đủ liều theo chỉ định của bác sĩ. Nếu quên uống thuốc thì phải uống bù ngay lập tức khi nhớ ra, Nếu có thể xin anh/chị vui long nhắc lại về cách dùng các loại thuốc này được không? Khách hàng: Vâng ---------- ---------Nhân viên nhà thuốc: Tuyệt vời. Hy vọng anh/chị sớm bình phục. Nếu có câu hỏi gì, anh/chị có thể quay lại đây hoặc gọi điện cho chúng tôi. Cảm ơn anh/chị đã tới nhà thuốc. Khách hàng: Xin cảm ơn anh/chị..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Trường hợp 2: Nhân viên nhà thuốc: Bác sĩ đã kê cho anh/chị một loại kháng sinh. Anh/chị phải uống đủ 15 viên, nghĩa là 3 viên x 5 ngày. Khách hàng: Nếu sau 3 ngày uống thuốc tôi cảm thấy đỡ thì sao? Nhân viên nhà thuốc : Ngay cả khi thấy đỡ sau 3 ngày, anh/chị vẫn phải uống đủ thuốc của 5 ngày để đảm bảo tiêu diệt hết vi khuẩn. Nếu sau 5 ngày uống thuốc mà không đỡ hoặc tái phát, anh/chị nên đến bác sĩ để khám lại. Khách hàng: Cám ơn anh/chị, tôi sẽ cố gắng ghi nhớ điều này. Trường hợp 3: Nhân viên nhà thuốc: Huyết áp của anh/chị hơi cao đúng không? Bác sĩ đã kê cho anh/chị thuốc hạ huyết áp phải không? Khách hàng: Vâng tôi mới được phát hiện là bị tăng huyết áp. Bác sĩ đã kê đơn và bảo phải uống thuốc liên tục trong 15 ngày, sau đó đến khám lại. Nhân viên nhà thuốc : Đúng rồi. Đừng quên uống thuốc cho đến khi anh/chị đi khám lại nhé. Nếu trong quá trình uống thuốc anh/chị thấy khó chịu, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt… anh chị cần đến khám bác sĩ ngay. Đối với tăng huyết áp nhiều khả năng anh/chị sẽ phải uống thuốc lâu dài để ổn định huyết đấy. Khách hàng: Cảm ơn anh/chị, vậy mà tôi không biết điều đó!.

<span class='text_page_counter'>(27)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×