Thích nghi kiểu hình
và thích nghi kiểu gen
Thích nghi với môi trường là dấu hiệu
nổi bật của sự tiến hoá hữu cơ. Theo
quan điểm của Ch. R. Darwin, người ta
hiểu thích nghi vừa là một quá trình lịch
sử, vừa là kết quả của quá trình đó, mọi
đặc điểm thích nghi chỉ hợp lý tương đối.
Thuyết tiến hoá hiện đại, do có những
hiểu biết mới về biến dị di truyền và
chọn lọc tự nhiên đã phát triển quan niệm
của Ch. R. Darwin và lý giải chính xác
hơn về quá trình hình thành các đặc điểm
thích nghi.
Theo quan điểm của học thuyết tiến hoá
hiện đại, thích nghi là hiện tượng có kiểu
gen có khả năng ứng thành kiểu hình có
lợi trước môi trường, đảm bảo sự sống
sót, sinh sản và phát triển của quần thể.
Vì vậy học thuyết tiến hoá hiện đại phân
biệt hai hình thức thích nghi:
1. THÍCH NGHI KIỂU HÌNH Thích
nghi sinh thái
Đó là phản ánh cùng một kiểu gen thành
những kiểu hình khác nhau trước sự thay
đổi các yếu tố của môi trường. Đây là sự
phát sinh thường biến trong đời cá thể,
đảm bảo sự thích nghi thụ động của cơ
thể trước môi trường bằng sự biến đổi
linh hoạt về kiểu hình. Những phản ứng
hình thái sinh lý này nằm trong giới hạn
mức phản ứng do kiểu gen quy định và
chỉ có ý nghĩa thích nghi trước những
biến đổi thường xảy ra trong môi trường
quen thuộc.
Ví dụ sự biến đổi màu sắc bảo vệ của
một số sâu bọ theo nền môi trường. Sự
biến đổi hình dạng lá trên cây rau mác.
2. THÍCH NGHI KIỂU GEN Thích
nghi lịch sử
Đó là sự hình thành những kiểu gen quy
định những tình trạng và tính chất đặc
trưng cho từng loài, từng thứ trong loài.
Đây là đặc điểm thích nghi bẩm sinh đã
được hình thành trong quá trình phát
triển lịch sử của loài dưới tác dụng của
chọn lọc tự nhiên.
Ví dụ hiện tượng các loài bướm lá có đôi
cánh giống lá cây, con bọ que có thân
giống cái que.
Cá voi mang những đặc điểm thích nghi
với đời sống dưới nước.
Thích nghi kiểu gen và thích nghi kiểu
hình liền quan chặt chẽ với nhau. Thế hệ
trước truyền cho thế hệ sau không
phải là những tính trạng đã hình
thành sẵn mà truyền một kiểu gen có
khả năng phản ứng thành những kiểu
hình thích hợp với môi trường.
Ví dụ một số loài thỏ, chồn ôn đới có khả
năng biến đổi màu lông theo mùa, đó là
đặc điểm thích nghi kiểu gen mà ở các
dạng nhiệt đới không có. Ở những loài
trên về mùa hè thì vàng xám, đến mùa
đông thì trắng lẫn với tuyết, đó là những
thích nghi kiểu hình.
Thích nghi bằng sự biến đổi về kiểu gen
hay thích nghi bằng sự biến đổi linh hoạt
về kiểu hình đều có ý nghĩa đối với sự
tồn tại, phát triển của sinh vật, nhưng
thích nghi kiểu trên quan trọng hơn vì
chính nó quy định khả năng thích nghi
kiểu hình.