Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.36 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT GIÁ RAI TRƯỜNG THCS TÂN THẠNH. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tân Thạnh, ngày 01 tháng 01 năm 2011. THAM LUẬN KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC TRƯỚC VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA XÃ, CỦA TRƯỜNG Xã Tân Thạnh thuộc vùng nông thôn: phía Nam giáp với Cây Thẻ- Định. Thành; phía Đông giáp Tân Phong; phía Bắc giáp An Xuyên và phía Tây giáp Tân Thành, Tắc Vân-Cà Mau. Là một xã vùng nông thôn sâu, tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 30 %.. Kinh tế gồm nuôi tôm quản canh và nuôi tôm công nghiệp, kết hợp nuôi cua, cá kèo, cá chẻm…, các mô hình này chưa hiệu quả và không ổn định. Khu Công nghiệp Láng Trâm xã Tân Thạnh đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Trường THCS Tân Thạnh có 263 học sinh chia ra 8 lớp, thuộc xã Tân Thạnh, trường loại III, học sinh đa số con gia đình nông dân nuôi trồng thủy sản, học sinh con gia đình nghèo theo quy định chiếm 20,2%, sự quan tâm của một bộ phận cha mẹ học sinh đối với việc học tập và rèn luyện của con em mình còn thiếu, yếu, nhiều gia đình chưa thường xuyên liên hệ với nhà trường; không đi họp phụ huynh, chưa tích cực và nhiệt tình trong việc kết hợp cùng nhà trường chăm lo giáo dục con em. II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC TRONG 2 NĂM QUA 1. Số liệu học sinh bỏ học Số học sinh bỏ học Năm học Sĩ số Trước Tết Sau Tết SL % 2008-2009 294 7 2,38 1 6 2009-2010 289 3 1,04 0 3 1. Nguyên nhân học sinh bỏ học Đa số học sinh bỏ học là con em trong gia đình nghèo, thiếu sự quan tâm, học sinh bỏ học đi làm kiếm tiền về cho gia đình Sự phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh học sinh chưa cao, nhiều phụ huynh còn có tư tưởng trông chờ, phó mặc con em mình cho nhà trường. Việc huy động học sinh đến trường và duy trì sĩ số còn nhiều tồn tại hạn chế. Tình hình diễn biến học sinh nghỉ học vào thời gian trước và sau Tết Nguyên Đán hết sức phức tạp thường do một số nguyên nhân sau:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Dịp Tết có nhiều người thân đi làm ở Thành Phố về quê, cơ hội nghề dễ hấp dẫn cả gia đình học sinh và học sinh; Qua tết những gia đình khó khăn lại khó khăn hơn đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới việc học của con cái vì các em đi học phải có tiền đi đò, ăn sáng …; Tết học sinh được đi thăm, chúc tết bà con ở xa rồi ở luôn không về học; Tết học sinh có tiền mừng tuổi dễ sa vào các trò chơi điện tử, tệ nạn xã hội mà lại thiếu sự quan tâm của gia đình dẫn đến sa sút việc học tập rồi dẫn đến bỏ học sau tết. Khi có kết quả học kỳ 1 thì một số học sinh học lực yếu kém thường bi quan trước lực học của mình, thiếu niềm tin vào khả năng học tập, không theo kịp chương trình, thua kiến thức bạn bạn bè dẫn đến tâm lý muốn nghỉ học. 2. Giải pháp khắc phục Nâng cao trách nhiệm của từng thành viên trong Hội đồng sư phạm nhà trường các tổ, bộ phận, đoàn thể về công tác duy trì sĩ số học sinh. Thường xuyên làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo cấp xã, phối hợp với các ban ngành đoàn thể cấp xã, các ấp thực hiện công tác duy trì sĩ số ngay từ đầu năm. Tổ chức ký cam kết duy trì sĩ số học sinh với GVCN, Ban đại diện CMHS Phân loại học lực học sinh để tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém. Thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm trong năm đan xen hài hòa, sinh động, thu hút, thực hiện các phong trào do ngành GD&ĐT phát động. Thường xuyên làm tốt công tác dự báo tình hình học sinh bỏ học. Huy động và phát huy mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường để làm công tác khắc phục học sinh bỏ học, vận động học sinh bỏ học ra lớp, sử dụng mối quan hệ họ hàng, người có uy tín để vận động. Xây dựng tình cảm, sự gắn bó, trách nhiệm của học sinh đối với tổ, lớp, sự gắn bó giữa học sinh và giáo viên … Nâng cao ý thức của người dân về tầm quan trọng của việc học. 3. Đánh giá ưu, nhược điểm đã qua Về ưu điểm: Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo xã, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể cấp xã, bí thư, trưởng ấp các ấp trong việc trì sĩ số học sinh. Các tổ, bộ phận, đoàn thể trong nhà trường, các giáo viên đã có sự phối hợp, cộng đồng trách nhiệm tốt trong công tác duy trì sĩ số học sinh. Cán bộ, giáo viên và nhân viên trường có ý thức cao và xem công tác duy trì sĩ số là nhiệm vụ quan trọng, nhiệm vụ thường xuyên. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm từ 11,38% năm học 2007-2008 xuống 2,38% năm học 2008-2009 và 1,04% năm học 2009-2010. Về nhược điểm: Một bộ phận phụ huynh còn có tư tưởng trông chờ, ỉ lại việc học của con em mình cho nhà trường, nhiều phụ huynh có yêu sách phải cho tập, viết, mượn sách giáo khoa, miễn tiền trường thì mới cho con đi học..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Một bộ phận phụ huynh học sinh chưa có ý thức coi trọng việc học, chưa xem việc học là công cụ tìm kiếm việc làm, con đường xóa đói, giảm nghèo, học để cải thiện cuộc sống. Chưa có biện pháp vận động đối với những gia đình cho con nghỉ học để đi làm, cho con tự quyết định học tiếp hay nghỉ học. III. KẾ HOẠCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC TRƯỚC VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN 1. Chỉ tiêu duy trì sĩ số Chỉ tiêu duy trì sĩ số trong năm học 2010-2011 đạt từ 99% trở lên. 2. Các giải pháp Hiệu trưởng làm việc thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm để năm bắt tình hình, chỉ đạo kịp thời. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc duy trì sĩ số. Tăng cường công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường, tổ chức họp phụ huynh học sinh cuối học kỳ 1, tuyên truyền nâng cao nhận thức tầm quan trọng của việc học. Hướng các em vào các hoạt động vui chơi lành mạnh trong dịp Tết Nguyên Đán như trong dịp Tết các em tổ chức đi chúc tết thầy cô, hay đi tới chúc tết nhà bạn mình. Tổ chức tuyên dương khen thưởng những em có tiến bộ trong học tập (từ yếu kém vươn lên trung bình) để động viên khuyến khích các em cố găng hơn nữa và thôi thúc các em học lực yếu phấn đấu, để các em cảm nhận được mọi sự cố gắng dù rất nhỏ cũng được thầy cô quan tâm. Hỗ trợ về vật chất như tặng tập, viết, đối với những em có hoàn cảnh khó khăn trong lễ sơ kết học kỳ 1. Làm tốt công tác dự báo tình hình học sinh bỏ học để có biện pháp khắc phục kịp thời, tăng cường biện pháp làm việc riêng giữa giáo viên chủ nhiệm với ban cán sự lớp, xây dựng hệ thống thông tin phản hồi từ học sinh, để phát hiện những vấn đề nảy sinh trong lớp, trong cuộc sống ảnh hưởng tới việc học của học sinh, đồng thời giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn có uy tín bằng tình thương, tâm huyết nghề nghiệp gặp riêng những em có nguy cơ bỏ học để tâm sự, châm bồi nuôi dưỡng ý chí, vươn lên, tiếp thêm nghị lực để các em đó khắc phục mọi khó khăn của cuộc sống tiếp tục học tập. Tăng cường xây dựng sự đoàn kết trong lớp học, sự gắn kết giữa các em học sinh trong cùng một tổ, cùng lớp để các em có ý thức tự mình phải có trách nhiệm với bản thân và với tập thể. Tổ chức các trò chơi thi đua giữa các tổ bằng nhiều hình thức như thường xuyên, đột xuất. Trong dịp Tết Nguyên Đán tổ chức phong trào thể dục thể thao mừng Đảng mừng xuân như: bóng Đá, bóng Chuyền nam và bóng Chuyền nữ lượt đi và lượt về trước và sau Tết giữa các lớp, xây dựng kế hoạch tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai ngay trước tết để các em có niềm phấn khởi, mong đợi. Giáo viên khi lên lớp quan tâm tới đối tượng học sinh có học lực yếu kém, hỏi những câu hỏi phù hợp, cho điểm, khuyến khích, động viên tinh thần học tập..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Phân loại học sinh theo khu vực, địa bàn dân cư, nhóm học sinh đi học bằng phương tiện đò ở cùng xóm, nhóm bạn cùng chơi ở trường có tác động rất lớn tới việc học của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải nắm chắc số học sinh con gia đình khó khăn có nguy cơ bỏ học, học sinh học yếu thiếu sự quan tâm của gia đình để có kế hoạch ngăn ngừa kịp thời, vận động kịp thời. 3. Kiến nghị Đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập để nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh trong việc học của con em mình. Thực hiện nghiêm túc luật giáo dục. Các công ty, xí nghiệp, nhà máy, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không được sử dụng lao động dưới 15 tuổi theo luật lao động, những gia đình có con em bỏ học không được công nhận gia đình văn hóa, bỏ học không có nguyên nhân chính đáng thì không được gia nhập vào các tổ chức, các hội như Hội nông dân, Phụ nữ… và không được vay vốn, không được xét nhà tình thương … để phụ huynh học sinh thấy được quyền lợi và tầm quan trọng của việc học. Tăng cường các hoạt động vui chơi, giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp, lành mạnh, vui tươi để thu hút các em, xây dựng cho các em có nhiều kỷ niệm đẹp trong tuổi học trò, tạo sự gắn kết với lớp học, với nhà trường. Học sinh bỏ học giữa chừng và nhất là học sinh bỏ học trước và sau Tết Nguyên Đán là vấn nạn của xã hội, của ngành Giáo dục. Để khắc phục tốt vấn nạn này đòi hỏi phải có sự quan tâm các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể xã, các ấp, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, gia đình các em học sinh đối với ngành Giáo dục. Đồng thời phải nâng cao ý thức trách nhiệm của phụ huynh học sinh đối với con em của mình. Đây là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công lớn trong công tác khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Trên đây là nội dung tham luận khắc phục tình trang học sinh bỏ học trước và sau Tết Nguyên Đán của trường THCS Tân Thạnh, trong qua trình xây dựng và báo cáo chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô. Hiệu trưởng. Phạm Văn Ngọ.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>