Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

bai 31 Lich su 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.25 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII (Tiết 1) A. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức. _ Giúp học sinh hiểu được Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng điển hình nhất, triệt để nhất của thời Cận đại. _Làm học sinh nhận thức được quần chúng là lực lượng chính thúc đẩy cách mạng Pháp phát triển đi lên. _ Giúp học sinh thấy được tiến trình của Cách mạng Pháp là một cuộc cách mạng phát triển theo chiều hướng đi lên từ thấp đến cao. 2. Về tư tưởng. _ Qua bài học giáo viên giúp học sinh nhận thức được vai trò to lớn của quần chúng cách mạng. Từ đó hình thành tư tưởng tin yêu quần chúng, đoàn kết với nhân dân. _Giúp học sinh nhận thức được các giá trị tiến bộ của trào lưu triết học Ánh sáng, và vai trò của trào lưu này đối với cách mạng Pháp nói chung, nhân loại nói riêng. 3. Về kĩ năng. _Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp sự kiện, kỹ năng lập niên biểu, tiếp tục củng cố kỹ năng sử dụng biểu đồ, lược đồ, bản đồ. B. Thiết bị tài liệu. _ Bản đồ nước Pháp cuối thế kỷ XVIII. _ Bức tranh tình cảnh người nông dân trước cách mạng. _ Bức tranhh “ Tấn công ngục Baxti” _ Sơ đồ ba đẳng cấp ở nước Pháp trước cách mạng… _ Các thiết bị tài liệu khác. C. Tiến trình bài học. 1.Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới. Ở các bài học trước các em đã được nghiên cứu về các cuộc cách mạng Tư sản như: cach mạng Nedeclan, cách mạng Anh, cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu một cuộc cách mạng nữa, nổ ra ở trung tâm châu Âu, bên bờ Địa Trung Hải. Khi Lê Nin nhận xét về cuộc cách mạng này, Người nói đây là “một cuộc Đại cách mạng Tư sản”. Vậy tại sao lại nói cách mạng Tư sản Pháp là cuộc đại cách mạng tư sản? Thầy trò chúng ta sẽ cùng nghiên cứu trong bài ngày hôm nay. 4. Dạy học bài mới..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Kiến thức cơ bản I. Nước Pháp trước cách mạng. 1. Tình hình kinh tế, xã hội. a. Kinh tế. _Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. + Công cụ lao đông thì thô sơ. + Phương thức sản xuất thì lạc hậu. + Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông. + Nông dân phải lĩnh canh ruộng đất và nộp địa tô hết sức nặng nề. Đời sống nhân dân vô cùng khổ cực. _ Công, thương nghiệp thời kì này đã phát triển. + Máy mọc được sử dụng nhiều trong công nghiệp dệt, khai khoáng. + Nhiều xí nghiệp tập trung đông công nhân. _Ngoại thương có bước tiến mới, các công ti thương mại Pháp buôn bán với nhiều nước châu Âu và phương Đông. b. Chính trị, xã hội. _Cuối thế kỷ XVIII, Pháp là nước Quân chủ chuyên chế. _Xã hội Pháp chia làm ba đẳng cấp: + Đẳng cấp tăng lữ. + Đẳng cấp quý tộc. + Đẳng cấp thứ ba. _Hai đẳng cấp đầu được hưởng mọi đặc quyền, đặc. Hoạt động của thầy và trò GV: Có một nhận định cho rằng cuối thế kỷ XVIII Pháp là một nước nông nghiệp lạc hậu, dựa vào sách giáo khoa chúng minh nhận định này ? HS: Nghe câu hỏi, suy nghĩ, tìm trong sách giáo khoa. + Trả lời. GV: Nghe học sinh trả lời, hướng các em đi đứng vấn đề. + Bổ sung kiến thức. GV hướng dẫn học sinh khai thác hình ảnh “Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng”. Trước hết giáo viên miêu tả về bức tranh. (Sử dụng phụ lục 1). ? Tại sao người nông dân già nua ốm yếu lại phải cõng trên lưng hai người to béo kia? ? Với gánh nặng đè trên lưng như vậy nguyện vọng của họ là gì? GV: bổ sung thêm kiến thức về gánh nặng thuế má của người nông dân. (Phụ lục 2). + Chốt kiến thức. GV: Tại sao nói công, thương nghịêp Pháp lúc này đã phát triển? HS: nghe câu hỏi, suy nghĩ, căn cứ vào sách giáo khoa để trả lời câu hỏi. + Trả lời. GV: nghe học sinh trả lời câu hỏi, hướng các em đi đúng hướng. + Bổ sung kiến thức: công thương nghiệp phát triển nhưng lại bị nhà nước thi hành nhiều chính sách cấm đoán khắt khe như thuế nặng sự kiểm soát chặt chẽ, sản xuất theo khuân mẫu có sẵn… Mâu thuẫn gay gắt về kinh tế giữa tư sản với nhà nước phong kiến. + Chốt kiến thức. b. Chính trị xã hội. ? Em hiểu thế nào là chế độ quân chủ chuyên chế?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> đặc lợi, không phải nộp thuế. _Đẳng cấp ba, không có quyền lợi chính trị, phải đóng mọi thứ thuế. Mâu thuẫn xã hội gay gắt. 2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. _Trào lưu triết học ánh sáng xuất hiện. _Nguồn gốc: + Những thành tựu mới của khoa học. + Sự phát triển của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa. _Nội dung: + Phê phán kịch liệt sự thối nát của chế độ phong kiến, và nhà thờ Ki-tô giáo. + Đưa ra lý thuyết về việc xây dựng nhà nước mới. _ Đại diện: Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô. _Vai trò: dọn đường cho cách mạng bùng nổ.. HS: lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, dựa vào hiểu biết của mình để trả lời. + Trả lời. GV: nghe câu trả lời của học sinh. + Nhận xét. + Bổ sung kiến thức. GV: Minh họa mâu thuẫn xã hội nước Pháp trướ cách mạng bằng sơ đồ ba đẳng cấp. (Phụ lục 3). GV: dựa vào sách giáo khoa một em hãy cho thầy biết trào lưu triết học ánh sáng ra đời trên cơ sở nào? HS: nghe câu hỏi, dựa vào sách giáo khoa trả lời câu hỏi. + Trả lời. GV: nghe câu trả lời của học sinh, hướng các em đi đúng vấn đề. + nhận xét. + Bổ sung kiến thức. + Chốt kiến thức. ? Nội dung chủ yếu của trào lưu triết học này là gì? HS: nghe câu hỏi, dựa vào sách giáo khoa trả lời câu hỏi. + Trả lời. GV: nghe câu trả lời của học sinh, hướng các em đi đúng vấn đề. + nhận xét. + Bổ sung kiến thức. + Chốt kiến thức. GV: hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các đại diện của trào lưu triết học ánh sáng (sử dụng đồ dùng trực quan treo tường) thông qua các câu hỏi gợi mở kích thích trí tò mò hiểu biết của các em : em có biết gì về các đại diện của tào lưu triết học ánh sáng?; em có biết câu nói nổi tiếng nào về các nhân vật này?... + Giới thiệu cho học sinh về các đại diện của trào lưu triết học ánh sáng. ? Vai trò của trào lưu triết học ánh sáng là gì?.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> HS: nghe câu hỏi, dựa vào sách giáo khoa trả lời câu hỏi. + Trả lời. GV: nghe câu trả lời của học sinh, hướng các em đi đúng vấn đề. + nhận xét. + chốt kiến thức. II. Tiến trình của cách ? Tại sao vua Lui XVI lại triệu tập hội nghị mạng. ba đẳng cấp, ông ta có đạt được mục đích 1. Cách mạng bùng nổ. Nền của mình hay không, tại sao? quân chủ lập hiến. HS: nghe câu hỏi, dựa vào sách giáo khoa trả _ Ngày 5/5/1789, Lui XVI lời câu hỏi. triệu tập hội nghị ba đẳng + Trả lời. cấp. GV: nghe câu trả lời của học sinh, hướng các _Ngày 14/7/1789, quần em đi đúng vấn đề. chúng nhân dân tự vũ trang + nhận xét. tấn công các sở, chiếm + bổ sung kiến thức (phụ lục 4). ngục Bax-ti. Cách mạng + chốt kiến thức. bùng nổ. GV: hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức _ Sau sự kiện 14/7 phong trong bức tranh “Tấn công ngục Ba-xti”. trào lan rộng ra cả nước, + xây dựng một bài miêu tả về cuộc tấn công chính quyền cách mạng ngục Ba-xti (phụ lục 5) được thành lập nằm trong GV: giải thích cho học sinh khái niệm “quân tay đại tư sản tài chính gọi chủ lập hiến”. là phái Lập hiến. + hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trong _Tháng 8/1789, Tuyên hình về “Phong trào nhân dân Pháp năm 1789” ngôn Nhân quyền và Dân bằng cách: giải thích về các kí hiệu trên hình, quyền được thông qua. sao đó yêu cầu học sinh nhận xét về quy mô _ Các chính sách của phái phong trào. Lập hiến: ? Em có biết bản tuyên ngôn Nhân quyền + bãi bỏ quy chế phường Dân quyền có bao nhiêu điều, nội dung chủ hội, cho phép tự do buôn yếu của nó là gì? bán. HS: nghe câu hỏi, dựa vào sách giáo khoa trả +Tổ chức hành chính theo lời câu hỏi. quy chế mới. + Trả lời. _Tháng 9/1791, Hiến pháp GV: nghe câu trả lời của học sinh, hướng các được thông qua, xác lập em đi đúng vấn đề. quyền thống trị của giai cấp + nhận xét. tư sản dưới hình thức quân + bổ sung kiến thức: liên hệ với Tuyên ngôn chủ lập hiến. Độc lập của Việt Nam. _ Tháng 4/ 1792, chiến + chốt kiến thức. tranh giữa Pháp và liên GV: chính sách của phái Lập hiến có những ưu quân phong kiến Áo-Phổ điểm và hạn chế nào?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> bùng nổ. _Ngày 11/7/1792, Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy” và ra sắc lệnh tổng động viên quân tình nguyện.. HS: nghe câu hỏi, dựa vào sách giáo khoa trả lời câu hỏi. + Trả lời. GV: nghe câu trả lời của học sinh, hướng các em đi đúng vấn đề. + nhận xét. + bổ sung kiến thức. + chốt kiến thức. GV: hướng dẫn học sinh so sánh hình thức nhà nước quân chủ lập hiến-quân chủ chuyên chế. GV: dẫn dắt kết thúc bài học. để tìm hiểu liệu nước Pháp cách mạng có đứng vững trước cuộc chiến tranh xâm lược của liên quân phong kiến Áo-Phổ? Hành động phản quốc của Lui XVI và hoàng hậu Mari Ăngtoanet sẽ phải trả giá ra sao chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở tiết học sau.. 5. Củng cố. Giáo viên đưa ra các câu hỏi vừa giúp học sinh tái hiện lại kiến thức đã học vừa nâng cao sự hiểu biết của các em. ? Nguyên nhân sâu sa nào dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Pháp? ?. Tác dụng của các chính sách của phái Lập hiến đối với nước Pháp?. D. Phụ lục. Phụ lục 1 Quan sát bức tranh các em thấy người ngồi ở trên phía trước, mình mặc áo choàng đen ngực đeo cây thánh giá là đại diện cho tầng lớp Tăng lữ. Người ngồi đằng sau mạc quần áo diêm rúa, đầu đội mũ lông chim, bên hông đeo một cây kiếm dài, đại diện cho tầng lớp Quý tộc. Trong túi quần túi áo của tăng lữ, quý tộc thò ra những giấy tờ, đó chính là những văn tự, khế ước cho vay nợ và quy định những nghĩa vụ phong kiến mà có lẽ đến hàng nghìn năm sau người nông dân Pháp cũng không trả hết. Người đàn ông già nua ốm yếu đang cõng trên lưng hai đẳng cấp tăng lữ và quý tộc chính là đại diện cho giai cấp nông dân Pháp. Dưới chân người nông dân là các loại thú, chim, thỏ do bọn quý tộc thả ra mặc sức phá hoại mùa màng. Phụ lục 2 Với số hoa lợi thu được hàng năm người nông dân phải nộp tô thuế hết sức nặng nề. Nông dân thường phải nộp 50% thu hoạch cho nhà nước, 25% thu hoạch nộp cho chủ đất, 10% nộp cho nhà thờ. Ngoài ra người nông dân còn phải nộp các khoản thuế phụ thu khác như thuế cầu, thuế đường, thuế lò.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> nướng bánh mì, thuế say xát… Một nghịch lý là khi cầu đã gãy, đường đã hỏng, cối xay không dùng được nữa nhưng người dân vẫn phải nộp thuế.. Nhà th? Nông dân Nhà nư?c Lãnh chúa. 50%. G áo viên minh họa bảng biểu đồ.. i Phụ lục 3. Tăng lữ. Muốn duy trì chế độ phong kiến.. Quý tộc Được hưởng mọi đặc quyền Đặc lợi. 25% 15%. Cách mạng bùng nổ. 10%. Đẳng cấp ba. của người nông Tư sản Thu nhập Nông dân Bình dân dân Pháp trước. Phải đóng mọi thứ thuế. Không có quyền lợi chính trị.. Phụ lục 4. Muốn duy trì chế độmạng phong cách kiến..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Trước cách mạng nền quân chủ Pháp bị khủng hoảng trầm trọng. Năm 17871789, nạn khủng hoảng công thương nghiệp xảy ra, nạn mất mùa đói kém xảy ra vào năm 1788-1789. trong khi đó giai cấp thống trị vẫn ra sức bóc lột tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới. Mặt khác do sử dụng ngân quỹ vào các cuộc ăn chơi, hội hè xa xỉ, xây dựng cung điện cho hoàng gia…. Nhà nước đã nợ đến 4,5 tỉ Livrơ không có khả năng tri trả. Về phía Lui XVI ông ta là một con người phì nộn, lười biếng ông ta thường ngủ gật trong khi chủ trì các cuộc họp, nhưng lại là người ăn chơi hết sức xa xỉ. Ông ta có đến 1875 con ngựa và 1400 người giữ ngựa. Ở các tỉnh còn dự trữ đến 12.000 con nữa. Trong khi sức kéo trong nông nghiệp thì thiếu trầm trọng, ruộng đất phải bỏ hoang. Phụ lục 5 Pháo đài Ba-xti được xây dựng để bảo vệ kinh thành Pari. Đây là pháo đài hết sức kiên cố, có hào sâu ngăn cách, có cầu treo và đại bác phòng giữ. Pháo đài cao 24m, tường bao quanh dày 3m với 8 tháp canh cao 30m. Về sau nhà vua dùng pháo đài để giam giữ và giết hại những người có tư tưởng chống đối. Do đó, ngục Ba-xti được coi là biểu tượng của chế độ phong kiến. Sáng sớm 14/7/1789, 300.000 quần chúng Pari, cầm vũ khí bao vây, tấn công ngục Ba-xti. Đến gần trưa, quần chúng tấn công xô vào cửa lớn pháo đài. Nhưng, cây cầu treo-con đường duy nhất vào pháo đài đã bị cắt đứt. Nhiều người dũng cảm nối lại cây cầu treo nhưng không được. Bỗng nhiên một loạt súng vang lên từ phía pháo đài nhiều người ngã xuống, máu đã chảy. Máu chảy càng làm cho tinh thần cách mạng của quần chúng dâng cao, một cuộc tấn công mãnh liệt bắt đầu, đến chiều pháo đài thất thủ, biểu tượng của chế độ quân chủ chuyên chế đã nằm trong tay quần chúng. Để kỉ niệm sự kiện quan trọng này, sau này ngày 14/7 được lấy là ngày quốc khánh Pháp..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×