TCVN
T I Ê U C H U Ẩ N V I Ệ T N A M
TCVN 7570 : 2006
Xuất bản lần 1
CỐT LIỆU CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA −
YÊU CẦU KỸ THUẬT
Aggregates for concrete and mortar
−
Specifications
HÀ NỘI − 2006
TCVN 7570 : 2006
Lời nói đầu
TCVN 7570 : 2006 thay thế cho TCVN 1770 : 1986 và TCVN 1771 : 1987.
TCVN 7570 : 2006 do Tiểu ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 71/SC3 Cốt liệu
cho bê tông hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Viện Khoa học Công nghệ Xây
dựng, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt,
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
2
TCVN 7570 : 2006
T I Ê U C H U Ẩ N V I Ệ T N A M TCVN 7570 : 2006
Xuất bản lần 1
Cốt liệu cho bê tông và vữa − Yêu cầu kỹ thuật
Aggregates for concrete and mortar
−
Specifications
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với cốt liệu nhỏ (cát tự nhiên) và cốt liệu lớn, có cấu trúc
đặc chắc dùng chế tạo bê tông và vữa xi măng thông thường.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại cốt liệu dùng chế tạo bê tông và vữa xi măng đặc biệt (bê tông và
vữa nhẹ, bê tông và vữa chống ăn mòn, bê tông khối lớn …).
2 Tài liệu viện dẫn
TCVN 7572-1 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa − Phương pháp thử − Phần 1: Lấy mẫu.
TCVN 7572-2 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa − Phương pháp thử − Phần 2: Xác định thành phần
hạt.
TCVN 7572-3 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa − Phương pháp thử − Phần 3: Hướng dẫn xác định
thành phần thạch học.
TCVN 7572-4 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa − Phương pháp thử − Phần 4: Xác định khối lượng
riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước.
TCVN 7572-5 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa − Phương pháp thử − Phần 5: Xác định khối lượng
riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước của đá gốc và hạt cốt liệu lớn.
TCVN 7572-6 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa − Phương pháp thử − Phần 6: Xác định khối lượng thể
tích xốp và độ hổng.
TCVN 7572-7 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa − Phương pháp thử − Phần 7: Xác định độ ẩm.
TCVN 7572-8 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa − Phương pháp thử − Phần 8: Xác định hàm lượng
bùn, bụi, sét trong cốt liệu và hàm lượng sét cục trong cốt liệu nhỏ.
TCVN 7572-9 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa − Phương pháp thử − Phần 9: Xác định tạp chất hữu
cơ.
3
TCVN 7570 : 2006
TCVN 7572-10 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa − Phương pháp thử − Phần 10: Xác định cường độ và
hệ số hoá mềm của đá gốc.
TCVN 7572-11 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa − Phương pháp thử − Phần 11: Xác định độ nén dập và
hệ số hoá mềm của cốt liệu lớn.
TCVN 7572-12 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa − Phương pháp thử − Phần 12: Xác định độ hao mòn
khi va đập của cốt liệu lớn trong máy Los Angeles.
TCVN 7572-13 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa − Phương pháp thử − Phần 13: Xác định hàm lượng
hạt thoi dẹt trong cốt liệu lớn.
TCVN 7572-14 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa − Phương pháp thử − Phần 14: Xác định khả năng
phản ứng kiềm – silic.
TCVN 7572-15 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa − Phương pháp thử − Phần 15: Xác định hàm lượng
clorua.
TCXDVN 356 : 2005 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép − Tiêu chuẩn thiết kế.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
3.1
Cốt liệu (aggregate)
Các vật liệu rời nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo có thành phần hạt xác định, khi nhào trộn với
xi măng và nước, tạo thành bê tông hoặc vữa. Theo kích thước hạt, cốt liệu được phân ra cốt liệu nhỏ và cốt
liệu lớn.
3.2
Cốt liệu nhỏ (fine aggregate)
Hỗn hợp các hạt cốt liệu kích thước chủ yếu từ 0,14 mm đến 5 mm. Cốt liệu nhỏ có thể là cát tự nhiên, cát
nghiền và hỗn hợp từ cát tự nhiên và cát nghiền.
3.2.1
Cát tự nhiên (natural sand)
Hỗn hợp các hạt cốt liệu nhỏ được hình thành do quá trình phong hoá của các đá tự nhiên. Cát tự nhiên sau
đây gọi là cát.
3.2.2
Cát nghiền (crushed rock sand)
Hỗn hợp các hạt cốt liệu kích thước nhỏ hơn 5 mm thu được do đập và hoặc nghiền từ đá.
4
TCVN 7570 : 2006
3.2.3
Môđun độ lớn của cát (fineness modulus of sand)
Chỉ tiêu danh nghĩa đánh giá mức độ thô hoặc mịn của hạt cát. Mô đun độ lớn của cát được xác định bằng
cách cộng các phần trăm lượng sót tích luỹ trên các sàng 2,5 mm; 1,25 mm; 630 µm; 315 µm; 140 µm và
chia cho 100.
3.3
Cốt liệu lớn (coarse aggregate)
Hỗn hợp các hạt cốt liệu có kích thước từ 5 mm đến 70 mm. Cốt liệu lớn có thể là đá dăm, sỏi, sỏi dăm (đập
hoặc nghiền từ sỏi) và hỗn hợp từ đá dăm và sỏi hay sỏi dăm.
3.3.1
Sỏi (gravel)
Cốt liệu lớn được hình thành do quá trình phong hoá của đá tự nhiên.
3.3.2
Đá dăm (crushed rock)
Cốt liệu lớn được sản xuất bằng cách đập và/hoặc nghiền đá.
3.3.3
Sỏi dăm (crushed gravel)
Cốt liệu lớn được sản xuất bằng cách đập và/hoặc nghiền cuội, sỏi kích thước lớn.
3.3.4
Kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu lớn (D
max
) (maximum particle size)
Kích thước danh nghĩa tính theo kích thước mắt sàng nhỏ nhất mà không ít hơn 90 % khối lượng hạt cốt liệu
lọt qua.
3.3.5
Kích thước hạt nhỏ nhất của cốt liệu lớn (D
min
) (minimum particle size)
Kích thước danh nghĩa tính theo kích thước mắt sàng lớn nhất mà không nhiều hơn 10 % khối lượng hạt cốt
liệu lọt qua.
3.3.6
Hạt thoi dẹt của cốt liệu lớn (elongation and flakiness index of coarse aggregate)
Hạt có kích thước cạnh nhỏ nhất nhỏ hơn 1/3 cạnh dài.
3.4
Thành phần hạt của cốt liệu (particle size distribution)
5