Hoàng Trọng Miên
ĐỆ NHẤT PHU NHÂN TRẦN LỆ XUÂN
Lời nói đầu
Trần Lệ Xuân và con gái Ngô Đình Lệ Thuỷ (Nguồn: Mõ Hà Nội)
Tất cả hình ảnh trong cuốn sách này từ nguồn Mõ Hà Nội (Nguyễn Học)
Lời nói đầu
Lệ Xuân và Phụ nữ bán võ trang (Nguồn: Mõ Hà Nội)
Đệ nhất phu nhân của Hoàng Trọng Miên là một truyện dài đăng báo, được viết vào năm
1965, hai năm sau khi chế độ Diệm Nhu bị phe quân nhân lật đổ. Thực hiện chính sách
"thay ngựa giữa dòng", Toà Nhà Trắng hy vọng tạo dựng được một chính quyền tay sai
tin cậy và đắc lực hơn trong công việc thực hiện mưu đồ xâm lược của chúng tại miền
Nam Việt Nam.
Tác giả đã dựa vào sự kiện có thực để tiểu thuyết hoá cuộc đời của Trần Lệ Xuân, một
người đàn bà đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong chế độ Diệm, từ thời Lệ Xuân còn
là cô gái lãng mạn, sống trong gia đình có những sinh hoạt phóng túng thuộc giới gọi là
đài các thượng lưu của xã hội cũ, chịu ảnh hưởng đậm đà của văn hoá Pháp, một thứ văn
hoá đã được thực dân nhào nặn cho hợp yêu cầu thống trị ở các thuộc địa, đến lúc làm
dâu họ Ngô rồi trải qua các biến cố lịch sử đưa đẩy mà thành Đệ nhất phu nhân.
Sống cạnh người chồng cố vấn chính trị gần như bất lực và người anh chồng Tổng thống
không vợ, không con, có nhiều mặc cảm đối với phụ nữ, Lệ Xuân đã áp đảo được những
kẻ cầm đầu chế độ bằng giới tính của mình, đã đồng hoá những dục vọng dồn nén với
khát vọng về quyền hành, biến các phiêu lưu tình ái thành những thủ đoạn chính trị, lấy
bản thân mình làm một công cụ xây dựng sự nghiệp mưu bá đồ vương cho gia đình
chổng và cho riêng mình. Tất cả những tấn tuồng mà cái động lực chủ yếu, tiềm tàng và
sôi nổi là sự đam mê quyền lực, đã xô đẩy những con người của nhà họ Ngô tìm đủ mọi
cách choài lên qua những kẽ hở lịch sử, và vượt khỏi những lằn ranh đã được chỉ định để
kết thúc bằng một tấn bi kịch, sau khi đã gây biết bao tội ác trong cái thời khoảng chín
năm trị vì.
Cuộc đời Đệ nhất phu nhân gắn chặt làm một với chế độ ấy, đã được phát khởi cũng
như tồn vong với chế độ ấy, vì vậy nói về người đàn bà này cũng là nói về triều đại tay
sai mà Diệm và Nhu là kẻ chủ chốt.
Cuốn tiểu thuyết này lần đầu được in thành sách, sẽ giúp bạn đọc nhìn thấy rõ hơn cuộc
đời của một phụ nữ đã bị tha hoá vì sự đam mê quyền lực, một thứ quyển lực chính trị
đầy tội lỗi, và cũng qua đó thấy được một cái số phận tưởng như rực rỡ hào quang nhưng
rốt cuộc lại là một bóng ma tủi hận. Nhưng điều quan trọng mà cuốn tiểu thuyết có thể
đem lại cho các bạn đọc là qua rất nhiều tư liệu xác thực minh hoạ cho từng giai đoạn,
chúng ta có thể nhìn lại xuyên suốt một cách cụ thể, sống động cả một chế độ tay sai, một
cái thời khoảng lịch sử qua, đổ máu xương của những con người yêu nước và yêu lẽ phải
có thể dựng nên cả một trường thành góp phần quyết định cho sự toàn thắng của cách
mạng và sự thất bại tất yếu của bọn đế quốc và lớp tay sai.
Mặc dầu tác giả có những hạn chế về mặt quan điểm trong khi giới thiệu sự việc, do
cách nhận thức vấn để đã bị khuôn dịch trong xã hội cũ, và sự dễ dãi ở trong bút pháp
vốn rất phổ biến trong các truyện dài đăng trên nhật báo ngày xưa, tiểu thuyết ĐỆ NHẤT
PHU NHÂN vẫn có được sự hấp dẫn đặc biệt, nhờ sự phong phú của những tinh tiết và
sự thuyết phục của những sự thực đã được lịch sử khẳng định.
Rất mong bạn đọc góp ý phê bình xây dựng để Nhà xuất bản có thêm kinh nghiệm
trong các công trình sắp tới, nhằm phục vụ bạn đọc được tốt hơn.