Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bong hoa tuoi than trong khi vuon giao duc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.55 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>THẠNH HỐ: CƠ PHẠM THỊ TỐ VUI – BÔNG HOA TƯƠI THẮM TRONG KHU VƯỜN GIÁO DỤC</b></i>
Gần 20 năm trước, không biết cơ duyên nào đã gắn kết cô Phạm Thị Tố Vui ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng
Yên đến với nghề giáo tại xã Thuận Bình – một xã biên giới nghèo của huyện Thạnh Hóa. Để rồi đến hôm nay, trãi qua
bao tháng năm công tác tại vùng biên giới, những cống hiến của cô đã được ghi nhận bằng việc được Nhà nước phong
tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Đây là niềm vinh dự to lớn khơng chỉ cho cơ, mà cịn cho cả ngành giáo dục của huyện
Thạnh Hoá.


Nhớ lại những ngày đầu gian nan, vất vả, cô Phạm Thị Tố Vui cho biết, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng
sư phạm Long An vào năm 1993 thì về dạy học tại Trường phổ thơng cấp 1-2 Thuận Bình. Ngày đó, cuộc sống ở vùng
biên giới này khó khăn vô cùng, phương tiện đi lại chủ yếu bằng xuồng, ghe. Đất chua phèn, dân cư thưa thớt, không
điện thắp sáng, khơng nước sạch sử dụng, khơng điều kiện giải trí… Chuyện cơm, áo, gạo, tiền luôn là vấn đề bức bách
khiến cho nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc học hành của con em mình. Nhiều em bỏ học do nhà xa xôi quá hoặc ở
nhà phụ giúp gia đình.


Để vận động học sinh trở lại lớp, nhiều trường hợp cô phải bơi xuồng mất hàng giờ mới đến được nhà, vậy
mà đơi khi gia đình học sinh từ chối cho con đi học, một phần do hoàn cảnh gia đình khó khăn, điều kiện đi học của các
em vất vả, một phần do nhận thức về học tập còn hạn chế. Bằng tấm lòng của nhà giáo yêu nghề, thương trò, nghĩ đến
tương lai của các em sau này, cô quyết tâm không để các em bị thất học, cơ kiên trì tới lui năm bảy lần để vận động.
Cuối cùng, công sức của cô cũng được bù đắp, hầu hết các em đều trở lại trường học tập. Thiếu phịng học, thiếu giáo
viên, cơ phải đứng lớp ngày 2 buổi, thậm chí có buổi dạy cùng lúc 2 lớp. Dù muôn vàn khó khăn nhưng cô vẫn lạc quan,
tự động viên mình ln cố gắng vượt qua. Có những em gia đình quá khó khăn, cơ trích một phần tiền lương mua sách
vở, dụng cụ học tập giúp đỡ các em. Dụng cụ hỗ trợ giảng dạy không có, cô tự tay làm lấy. Những em học lực yếu kém,
cô tổ chức dạy phụ đạo. Em nào nhà xa quá, cô nấu cơm cho ăn để tiếp tục kèm cặp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và các lực lượng xã hội, cơ sở vật chất được
cải thiện nhiều. Trường học được xây mới, điện được kéo về thắp sáng, nước sinh hoạt, đường giao thông nông thôn
cũng phát triển… đã tạo điều kiện tốt hơn để các em học sinh đến trường học tập. Cô Phạm Thị Tố Vui và các đồng
nghiệp, cũng như người dân rất phấn khởi. Tấm gương yêu nghề vượt khó, tận tụy cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của
cô giáo Phạm Thị Tố Vui rất đáng để cho các giáo viên trẻ noi theo trong sự nghiệp “trồng người”. Cơ được ví như một
bơng hoa tươi thắm trong khu vườn giáo dục của huyện Thạnh Hoá.



</div>

<!--links-->

×