Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

De Kiem Tra toan Tieng Viet lop 3 hoc ki II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.11 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Phòng GD & ĐT huyện Xuyên Mộc TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HKII, NĂM HỌC : 2011-2012. PHÂN MÔN : CHÍNH TẢ VÀ TẬP LÀM VĂN LỚP 3 PHẦN I : CHÍNH TẢ (Nghe đọc) – Thời gian : 20 phút - GV đọc cho HS viết chính tả trong khoảng thời gian 20 phút. - Lưu ý : + Đọc to, rõ ràng, chính xác (Không sử dụng ngôn ngữ địa phương) + Đọc từng câu hoặc cụm từ (Nếu là câu dài) với tốc độ vừa phải. + Từng câu hoặc cụm từ đọc khoảng 3 lần.. Bài viết : RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO Tết trung thu đã đến. Mẹ Tâm rất bận nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cỗ nhỏ : một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Tâm rất thích mâm cỗ. Em đem mấy thứ đồ chơi bày xung quanh, nom rất vui mắt.. PHẦN II : TẬP LÀM VĂN – Thời gian : 30 phút Đề bài : Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 10 câu) kể về một người lao động trí óc mà em biết. Gợi y :(GV ghi các câu hỏi gợi ý lên bảng) 1. Người đó là ai, làm nghề gì ? 2. Người đó hằng ngày làm những việc gì ? 3. Người đó làm việc như thế nào ? ************************************************************ ********************.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Thứ .............ngày ........tháng 3 năm 2012. Phòng GD & ĐT huyện Xuyên Mộc TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG Lớp : 3………………………………. Họ & tên : ………………………………. Họ và tên người coi kiểm tra. KIỂM TRA GIỮA HKII, NH : 2011–2012 Môn : KIỂM TRA ĐỌC – Thời gian : 30 phút (Không kể thời gian giao và giải thích đề) Chữ ký người coi kiểm tra. MÃ SỐ. ………………………………... …………………………………. Họ, tên và chữ ký người chấm bài kiểm tra. Điểm từng phần Đọc tiếng. Đọc hiểu. Điểm ĐỌC. MÃ SỐ. ………………………………..... ………………………………...... - Học sinh đọc thầm bài tập đọc dưới đây - Dựa vào nội dung bài tập đọc, học sinh suy nghĩ, chọn và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi. Bài đọc : Đối đáp với vua Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần. Cao Bá Quát, khi ấy là một cậu bé, muốn nhìn rõ mắt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, hốt hoảng xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi. Cậu bé bị dẫn đến trước mặt nhà vua. Cậu tự xưng là học trò mới ở quê ra chơi nên không biết gì. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau : Nước trong leo lẻo cá đớp cá. Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn : Trời nắng chang chang người trói người. Vế đối vừa cứng cỏi vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé. (Theo. QUỐC CHẤN).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Học sinh không được viết vào đây. Vì đây là phách, sẽ rọc đi khi chấm bài.. Khoanh vào chữ cái trước y trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi. 1/ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ? A. Ở Huế B. Ở Hồ Tây C. Cả hai ý trên đều đúng. 2/ Cao Bá Quát đã làm gì để được nhìn thấy vua ? A. Cậu cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. B. Khi bị quân lính bắt trói. Cậu la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ để vua chú ý. C. Cả hai ý trên đều đúng. 3/ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ? A. Vì vua thấy cậu xưng là học trò nên muốn thử tài. B. Vì vua rất giỏi thơ văn. C. Vì vua rất quý mến cậu bé. 4/ Qua câu đối, em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào ? A. Lém lỉnh, cứng đầu B. Nhanh trí, thông minh. C. Gan dạ, dũng cảm. 5/ Từ ngữ nào chỉ người hoạt động nghệ thuật ? A. Diễn viên B. Sân khấu C. Điện ảnh Phòng GD&ĐT huyện Xuyên Mộc. TRƯỜNG T.H KIM ĐỒNG. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II, NĂM HỌC : 2011-2012. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG LỚP 3 -. Hình thức : GV kiểm tra cá nhân từng HS về kĩ năng đọc thành tiếng, kết hợp với kiểm tra nghe, nói qua phần trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài. Thời gian kiểm tra từng học sinh : 02 phút/ học sinh ; sau khi bốc thăm bài, HS được xem lại nội dung bài đọc trong khoảng thời gian 2 – 3 phút..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Tốc độ đọc : 65 tiếng/ phút - GV đánh giá theo thang điểm 6 * Đánh giá, cho điểm học sinh theo thang điểm 6 - Đọc đúng tiếng, đúng từ : 3 điểm. (Đọc sai dưới 2 tiếng : 2,5 điểm ; đọc sai từ 2 đến 3 tiếng : 2 điểm ; đọc sai từ 4 đến 5 tiếng : 1,5 điểm ; đọc sai từ 6 đến 7 tiếng : 1,0 điểm ; đọc sai từ 8 đến 9 tiếng : 0,5 điểm ; đọc sai trên 9 tiếng : 0điểm) - Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt, nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu) : 1 điểm (Không ngắt hơi đúng từ 2 đến 3 dấu câu : 0,5 điểm ; không ngắt, nghỉ hơi đúng ở 4 dấu câu trở lên : 0điểm) - Tốc độ đọc (Theo yêu cầu cụ thể của từng bài) : 1 điểm. - Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu (có liên quan đến nội dung đã đọc) : 1 điểm * CÁC BÀI ĐỌC VÀ NỘI DUNG CÂU HỎI : Bài : Ở lại chiến khu (SGK.TV3/ 2 – Trang 13) - HS đọc đoạn : “Trung đoàn trưởng ……… tụi Việt gian” (138 chữ) - Thời gian đọc : Trên 2 phút (Từ 2,5 đến 3 phút : 0,5 điểm ; trên 3 phút, phải đánh vần khá lâu : 0đ) ? Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà? (Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu ăn đói, sống chết với chiến khu , không muốn bỏ chiến khu về ở chung với tụi Tây, tụi việt gian.) Bài : Ông tổ nghề thêu (SGK.TV3/2 – Trang 22+23) - HS đọc đoạn : “Hồi còn nhỏ……..và một vò nước” (126 chữ) - Thời gian đọc : 2 phút (Trên 2 phút đến 3 phút : 0,5 điểm ; trên 3 phút, phải đánh vần khá lâu : 0đ ? Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ? (…học cả khi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà nghèo, cậu bắt đom đóm bó vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách) ? Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào ? (….Ông đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan vị quan to trong triều) Bài : Ông tổ nghề thêu (SGK.TV3/2 – Trang 22+23) - HS đọc đoạn : “Bụng đói ………tiễn về nước” (123 chữ) - Thời gian đọc : 2 phút (Trên 2 phút đến 3 phút : 0,5 điểm ; trên 3 phút, phải đánh vần khá lâu : 0đ ? Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian ? (…ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng) ? Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự ? (ông nhìn những con dơi xoè cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, bèn bắt chước chúng, ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự). Bài : Hội đua voi ở Tây Nguyên (SGK.TV3/2 – Trang 61) - HS đọc đoạn : “Trường đua voi ………………về trúng đích” (134 chữ) - Thời gian đọc : 2 phút (Trên 2 phút đến 3 phút : 0,5 điểm ; trên 3 phút, phải đánh vần khá lâu : 0đ ? Những chi tiết nào tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua ? (Voi đua từng tốp 10 con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Hai chàng trai điều khiển ngồi trên lưng voi. Họ ăn mặc đẹp, dáng vẻ rất bình tĩnh vì họ vốn là những người phi ngựa giỏi nhất) ? Cuộc đua voi diễn ra như thế nào ? (Chiêng trống vừa nổi lên, cả mười con voi lao đầu, hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. Những chàng man-gát gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích) Bài : Tiếng đàn (SGK.TV3/ 2 – Trang 54+55) - HS đọc đoạn : “Thuỷ nhận cây đàn …….vũng nước mưa” (130 chữ) - Thời gian đọc : 2 phút (Trên 2phút đến 3 phút : 0,5 điểm ; trên 3 phút, phải đánh vần khá lâu : 0đ) ? Thuỷ đã làm gì để chuẩn bị vào phòng thi ? (Thuỷ nhận đàn, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc.) ? Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì ? (Thuỷ rất cố gắng, tập trung vào việc thể hiện bản nhạc – vầng trán tái đi. Thuỷ rung động với bản nhạc – gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.) Bài : Rước đèn ông sao (SGK.TV3/ 2 – Trang 71).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> -. HS đọc đoạn : “Chiều rồi đêm xuống ……. ……..Tùng tùng tùng, dinh dinh !...” (130 chữ) Thời gian đọc : 2 phút (Trên 2phút đến 3 phút : 0,5 điểm ; trên 3 phút, phải đánh vần khá lâu : 0đ) ? Chiếc đèn ông sao của bạn Hà có gì đẹp ? (cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con). ? Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui ? (Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời cái đèn. Hai bạn thay nhau cầm đèn, có lúc cầm chung đèn, reo “tùng tùng tùngm dinh dinh !”).. THĂM BÀI ĐỌC 3. Bài : Ở lại chiến khu (SGK.TV3/ 2 – Trang 13) - HS đọc đoạn : “Trung đoàn trưởng ……… tụi Việt gian” (138 chữ).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> -. Bài : Ông tổ nghề thêu (SGK.TV3/2 – Trang 22+23) HS đọc đoạn : “Hồi còn nhỏ……..và một vò nước” (126 chữ). -. -. Bài : Ông tổ nghề thêu (SGK.TV3/2 – Trang 22+23) HS đọc đoạn : “Bụng đói ………tiễn về nước” (123 chữ). Bài : Hội đua voi ở Tây Nguyên (SGK.TV3/2 – Trang 61) HS đọc đoạn : “Trường đua voi ………………về trúng đích” (134 chữ). Bài : Tiếng đàn (SGK.TV3/ 2 – Trang 54+55) - HS đọc đoạn : “Thuỷ nhận cây đàn …….vũng nước mưa” (130 chữ). -. Bài : Rước đèn ông sao (SGK.TV3/ 2 – Trang 71) HS đọc đoạn : “Chiều rồi đêm xuống ……. ……..Tùng tùng tùng, dinh dinh !...” (130 chữ). Phòng GD & ĐT huyện Xuyên Mộc TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG. Thứ ………..ngày …….tháng 3 năm 2012. Lớp : 3……………………………….. KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II, NH : 2011–2012 Môn : TOÁN – Thời gian : 40 phút Họ & tên : ………………………………. (Không kể thời gian giao và giải thích đề) Họ và tên người coi kiểm tra. Chữ ký người coi kiểm tra. MÃ SỐ.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> ………………………………... …………………………………. Họ, tên và chữ ký người chấm bài kiểm tra. ĐIỂM. MÃ SỐ. …………………………………. …………………………………. Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm (1đ) a) 1984 ; 1985 ; …………… ; …………….; 1988 ; ……………. b) 4420 ; 4430 ; 4440 ; ………... ; ………..; 4470 ; ………..; …………… c) 9000 ; 9100 ; 9200 ; …………. ; ……….. ; 9500 ; ………….; ………… d) 3000 ; 4000 ; 5000 ; …………. ; ………..; 8000 ; …………; ………… Bài 2 : Đặt tính rồi tính (2đ). 7915 + 1346 ................... 9996 – 6669 ..................... 2005 x 3 ................ 2035 : 5 .................. ................... ..................... ................ .................. ................... ..................... ................ .................. ................... ..................... ................ .................. Bài 3 (1đ) : Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn : 4208 ; 4802 ; 4280 ; 4082 ........................................................................................................................... Bài 4 :. SỐ. ? (1đ). 6m 3cm = ……………cm. 4m 4dm = ………….cm. 2m 14cm = ……………cm. 1m 6dm = …………cm. Học sinh không được viết vào đây. Vì đây là phách, sẽ rọc đi khi chấm bài..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bài 5 : Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (2đ) a) Số liền sau của số 5 739 là : A. 5729. B. 5749. C. 5740. D. 5738. b) Số lớn nhất trong các số 4375 ; 4735 ; 4537 ; 4753 là : A. 4375. B. 4735. C. 4537. D. 4753. c) Số bé nhất trong các số 6091 ; 6190 ; 6901 ; 6019 là : A. 6091. B. 6190. C. 6901. D. 6019. d) Ngày 30 tháng 8 là chủ nhật thì ngày 2 tháng 9 cùng năm đó là ngày nào ? A. Thứ hai. B. Thứ ba. C. Thứ tư. D. Thứ năm. Bài 6 : Muốn lát nền 6 căn phòng như nhau cần 3930 viên gạch. Hỏi muốn lát nền 9 căn phòng như thế cần bao nhiêu viên gạch ? (1,5đ) ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 1. Bài 7 : Một cửa hàng có 4048kg gạo, cửa hàng đã bán 4 số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo ? (1,5đ) ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

×