Các kiểu sinh sản
1.Sinh sản vô tính
Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản từ một
tế bào hoặc một nhóm tế bào mẹ chỉ
qua nguyên phân để tạo ra các cơ
thể con. Kiểu sinh sản này giữ nguyên
các đặc tính di truyền của cá thể mẹ ban
đầu ở cơ thể con. Nguyên phân là cơ sở
của sự tăng trưởng ở các sinh vật đa bào
và sinh sản vô tính ở các sinh vật nói
chung. Sinh sản vô tính có ở cả sinh vật
đơn bội và lưỡng bội, là cơ chế ổn định
bộ gen qua nhiều thế hệ. Sự tăng số
lượng tế bào của sinh vật đa bào nhờ
nguyên phân. Ở người hợp tử sau nhiều
lần nguyên phân hình thành nên cơ thể
gồm nhiều tỉ tế bào. Nhờ đó, trừ tế bào
sinh dục các tế bào của cơ thể đều có bộ
NST như nhau, tương ứng có lượng
thông tin di truyền giống nhau.
Sinh sản vô tính được ứng dụng rộng rãi
trong nhân giống và nuôi cấy mô tế bào
thực vật và động vật.
2. Sinh sản hữu tính
Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản trong
đó có sự kết hợp các tế bào sinh dục của
2 cá thể khác nhau. Sinh sản hữu tính tạo
sự đa dạng di truyền làm nguồn nguyên
liệu cho tiến hóa. Một trong những xu
hướng tiến hóa của sinh giới là sinh sản
hữu tính. Sự đa dạng của các kiểu sinh
sản hữu tính thể hiện một phần ở các kiểu
xác định giới tính. Sự tiến hóa tạo ra
nhiều cơ chế để duy trì sự đa dạng.
* Hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính
Theo sự phân hóa tế bào, có 3 hướng tiến
hóa:
+ Hình thái các giao tử: theo hình thái
giao tử, sinh vật tiến hóa từ chỗ giao tử
đực và giao tử cái đều có hình thái và
chức năng giống nhau (đẳng giao) đến
chỗ khác nhau: giao tử đực nhỏ có khả
năng di động, giao tử cái lớn chứa các
chất dinh dưỡng (dị giao và noãn giao)
+ Theo sự phân hóa của các tế bào
trong cơ thể: từ chỗ tế bào nào trong cơ
thể cũng có khả năng làm nhiệm vụ
sinh sản đến chỗ phân hóa thành tế
bào sinh sục và tế bào sinh dưỡng.
+ Phân hóa giới tính: ở đa số thực vật
và động vật bậc thấp, cơ quan sinh dục
đực, cái ở ngay trên một cơ thể, gọi là
sinh vật lưỡng tính. Ở một số thực vật và
động vật bậc cao, mỗi cơ thể chỉ mang
một cơ quan sinh dục (hoặc đực hoặc cái)
gọi là sinh vật đơn tính.
Theo hình thức thụ tinh
Ở các động vật bậc thấp đặc biệt là động
vật thủy sinh, tinh trùng được thụ tinh
với trứng ở ngoài môi trường nên hiệu
quả thụ tinh thấp. Hình thức thụ tinh
này được gọi là thụ tinh ngoài. Ví
dụ: ruột túi, cá ... chúng phóng tinh
vào nước để thụ tinh, lưỡng cư (ếch nhái)
con đực rưới tinh trùng lên trứng của con
cái. Hình thức thụ tinh cao hơn là thụ
tinh trong. Phần lớn cấc loài ở cạn, con
đực đưa tinh trùng vào ống sinh dục cái
nhờ cơ quan giao cấu, nhờ vậy hiệu suất
thụ tinh cao hơn.
Theo hình thức bảo vệ trứng
Các loài động vật bậc thấp đẻ trứng ở
nước và ít có khả năng bảo vệ trứng như
cá, lưỡng cư. Các loài bò sát như rắn đẻ
trứng có vỏ để bảo vệ bào thai. Các loài
chim có bản năng bảo vệ trứng tốt hơn,
làm tổ, đẻ trứng,
ấp trứng và chăm sóc chim non. Các loài
có vú, trứng không đẻ ra ngoài, bào thai
phát triển trong tử cung mẹ, phôi thai
được bảo vệ chu đáo chống những tác hại
của ngoại cảnh, sau khi đẻ, con được mẹ
cho bú tới khi có khả năng tự kiếm ăn.
3. Các hình thức sinh sản đặc biệt
- Lưỡng tính sinh
Phần lớn các loài thực vật và những động
vật lưỡng tính, trên một cơ thể có cả cơ
quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục
cái. Quá trình thụ tinh, thụ phấn có thể là
tự thụ tinh, tự thụ phấn hay thụ tinh, thụ
phấn chéo. Ví dụ sán dây, trong ruột
người bị mắc sán dây chỉ có một con sán.
Cơ thể sán dây có nhiều đốt, mỗi đốt có
cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh
dục cái. Các đốt ở gần đầu, cơ quan sinh
dục đực phát triển mạnh, các đốt ở cuối