Nhà Trần
Tổ chức quân đội
Quân chủ lực nhà Trần gồm cấm quân và quân các lộ. Quân các lộ ở đồng
bằng gọi là chính binh, ở miền núi gọi là phiên binh. Cấm quân được gọi
là quân túc vệ.
Các đơn vị quân đội được gọi là quân. Đứng đầu mỗi quân là một đại
tướng quân. Mỗi quân có 30 đô, chỉ huy mỗi đô có chánh phó đại đội.
Mỗi đô có 5 ngũ, đứng đầu mỗi ngũ là đầu ngũ.
Cấm quân là lực lượng nòng cốt trong chiến tranh chống ngoại xâm, có
thể được điều động đi các lộ để tác chiến.
Nhằm có lực lượng đông đảo cần thiết khi chống xâm lược, nhà Trần kế
tục chính sách ngụ binh ư nông (giữ quân lính ở nhà nông) của nhà Lý,
vừa đảm bảo số quân cần thiết phòng khi có chiến tranh xảy tới. Quân
cấm vệ và các lộ có khoảng 10 vạn người
[2]
.
Hành chính
Đền nhà Trần (Nam Định)
Đời nhà Trần, Việt Nam chia ra làm 12 lộ, Đại Việt sử ký toàn thư
(ĐVSKTT) chép như sau:
Nhâm Dần, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 11 1242: Mùa xuân,
tháng 2, chia nước làm 12 lộ. Đặt chức an phủ, trấn phủ, có 2 viên
chánh, phó để cai trị. Các xã, sách thì đặt chức đại tư xã, tiểu tư xã.
Từ ngũ phẩm trở lên là đại tư xã, từ lục phẩm trở xuống là tiểu tư
xã. Có người làm kiêm cả 2-4 xã, cùng xã chính, xã sử, xã giám gọi
là xã quan.
Mỗi lộ đều có quyền dân tịch để kiểm soát dân số trong lộ. Dân chúng
trong nước được chia ra làm 3 hạng: hạng tiểu hoàng nam (từ 18 tuổi đến
20 tuổi), hạng đại hoàng nam (từ 20 tuổi đến 60 tuổi) và hạng lão (trên 60
tuổi). Lúc đầu chỉ có những người trong hoàng tộc mới được giữ các chức
quan nhưng từ đời vua Anh Tông, những người tài đức cũng được tuyển
dụng vào giữ các chức vụ quan trọng này. Sách Khâm định Việt sử Thông
giám Cương mục, phần chính biên, có ghi lại 12 lộ như sau: Thiên
Trường, Long Hưng, Quốc Oai, Bắc Giang, Hải Đông, Trường Yên, Kiến
Xương, Hồng Khoái, Thanh Hoá, Hoàng Giang, Diễn Châu.
Luật pháp
Vua Thái Tông cho sửa lại luật pháp rất nghiêm minh. Đại Việt sử ký
toàn thư có chép lại như sau:
Canh Dần, Kiến Trung năm thứ 5 1230: Mùa xuân, tháng 3, khảo
xét các luật lệ của triều trước, soạn thành Quốc triều thống chế và
sửa đổi hình luật lễ nghi, gồm 20 quyển.
Định bị đồ có mức độ khác nhau:
• Loại bị đồ làm Cảo điền hoành thì thích vào mặt 6 chữ, cho ở
Cảo xã (nay là xã Nhật Cảo), cày ruộng côn, mỗi người 3
mẫu, mỗi năm phải nộp 300 thăng thóc.
• Loại bị đồ làm Lao thành binh thì thích vào cổ 4 chữ, bắt dọn
cỏ ở Phượng Thành, thành Thăng Long, lệ vào quân Tứ
sương.
Đặt ty bình bạc là cơ quan hành chính và tư pháp ở kinh đô Thăng Long
lúc đó với chức quan kinh doãn, chuyên xét đoán việc kiện tụng ở kinh
thành. Năm 1265 đổi thành Đại an phủ sứ, sau lại đổi thành Kinh sư đại
doãn.
Kinh tế
Về mặt nông nghiệp: để tránh nạn ngập lụt, vua Thái Tông sai đắp đê hai
bên bờ sông và cử quan đặc trách trông coi việc đê gọi là hà đê sứ. Mỗi
năm sau vụ mùa, triều đình còn ra lệnh cho quân sĩ đắp đê hay đào lạch,
hào, giúp đỡ dân chúng. Đại Việt sử ký toàn thư có chép:
Tân Mão, Kiến Trung năm thứ 7, 1231: Mùa xuân, tháng giêng, sai
nội minh tự Nguyễn Bang Cốc (hoạn quan) chỉ huy binh lính phủ
mình đào vét kênh Trầm và kênh Hào (là tên hai con kênh, thuộc
huyện Ngọc Sơn (nay là Tĩnh Gia), tỉnh Thanh Hóa) từ phủ Thanh
Hóa đến địa giới phía nam Diễn Châu.
Triều đình cũng cho phép các vương, hầu có quyền chiêu tập những
người nghèo khó, lưu lạc đi khai khẩn đất hoang để mở mang thêm ruộng
nương.
Về mặt thuế má: Có 2 loại thuế là thuế thân và thuế điền. Thuế thân được
đóng bằng tiền và ít nhiều tuỳ theo số ruộng có. Ai có dưới một mẫu
ruộng thì được miễn thuế. Thuế điền thì đóng bằng thóc. Ngoài ra còn có
thuế trầu cau, rau quả, tôm cá v.v. Về mặt tiền tệ, để tiện việc tiêu dùng -
vàng, bạc được đúc thành phân, lượng và có hiệu của nhà vua.
Giáo dục, thi cử
Đời nhà Trần, văn học rất được mở mang, Nho học cũng phát triển hơn so
với thời Lý.
Ngoài Quốc Tử Giám có tại kinh đô từ đời nhà Lý, nhà Trần cho lập thêm
Quốc Học Viện để giảng Tứ Thư và Ngũ Kinh. Tại các lộ cũng cho mở
trường học để dạy cho dân chúng.
Trước kia dưới triều nhà Lý, có mở những khoa thi tam trường để lấy cử
nhân, nhưng các khoa thi chỉ được mở ra khi nào triều đình cần người tài
giỏi ra giúp nước chứ chưa có mở định kỳ. Năm 1232, vua Trần Thái
Tông cho mở khoa thi thái học sinh để lấy tiến sĩ theo định kỳ cứ 7 năm
thì có một kỳ thi. Năm 1247, nhà vua lại cho đặt ra khảo thi tam khôi để
lấy trạng nguyên, bảng nhãn và thám hoa. Lê Văn Hưu là người đầu tiên
đậu bảng nhãn.
Trong 175 năm tồn tại, nhà Trần đã tổ chức 14 khoa thi (10 khoa chính
thức và 4 khoa phụ), lấy 283 người đỗ
[3]
. Có 2 khoa thi 1256 và 1266 lấy
2 trạng nguyên là Kinh trạng nguyên và Trại trạng nguyên nên tổng số có
12 người đỗ đầu trong các kỳ thi.
Tôn giáo
Về Phật giáo, vào đầu đời nhà Trần thì Phật giáo còn thịnh. Các nhà vua
đều sùng đạo cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng để phụng thờ khắp nơi.
ĐVSKTT chép lại Thượng hoàng xuống chiếu rằng trong nước hễ chổ
nào có đình trạm đều phải đắp tượng phật để thờ.
Vua Nhân Tông còn sai sứ sang Trung Hoa để thỉnh kinh về truyền bá
đạo Phật, và ông chính là ông tổ đầu tiên của thiền phái Trúc Lâm. Nhưng
cuối đời Trần, Phật giáo bị pha thêm các hình thức mê tín bùa chú cho
nên ngày càng suy vi. Về Lão giáo thì cũng được nhân dân ngưỡng mộ.
Do đó, nhà Trần cũng cho mở những khảo thi tam giáo như đời nhà Lý.
Văn hóa nghệ thuật
Đời nhà Trần đã đào tạo được khá nhiều học giả nổi tiếng như Lê Văn
Hưu soạn bộ Đại Việt Sử Ký và đây là bộ sử đầu tiên của Việt Nam. Mạc
Đĩnh Chi nổi tiếng là một ông trạng rất mực thanh liêm, đức độ và có tài
ứng đối đã làm cho vua quan nhà Nguyên phải kính phục. Chu Văn An là
một bậc cao hiền nêu gương thanh khiết, cương trực. Các vua Thái Tông,
Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông đều là những người giỏi
văn chương và có soạn Ngự tập và danh tướng Trần Quốc Tuấn có làm
những tác phẩm giá trị như Hịch tướng sĩ.
Hàn Thuyên tức Nguyễn Thuyên có công làm thơ bằng chữ Nôm và đặt ra
luật thơ Nôm. Vì thế đã có nhiều học giả, văn nhân đã theo gương của
Hàn Thuyên mà làm những bài thơ Nôm rất giá trị. ĐVSKTT chép:
Bấy giờ (năm 1282) có cá sấu đến sông Lô. Vua sai hình bộ thượng
thư Nguyễn Thuyên làm bài văn ném xuống sông, cá sấu bỏ đi. Vua
cho việc này giống như việc của Hàn Dũ, bèn ban gọi là Hàn
Thuyên. Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc ngữ. Thơ phú nước ta
dùng nhiều quốc ngữ, thực bắt đầu từ đấy.
Nghệ thuật điêu khắc thời Trần được đánh giá là có bước tiến bộ, tinh xảo
hơn so với thời Lý, trong đó có một số phù điêu khắc hình nhạc công biểu
diễn mang phong cách Chiêm Thành. Cách trang trí hoa dựa trên nghệ
thuật dân dụng
[4]
.
Âm nhạc Đại Việt thời Trần chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, Chiêm Thành và
Trung Quốc
[5]
. Một số nhạc công bị bắt từ Chiêm Thành và Trung Quốc
trong các cuộc chiến đã truyền nghề ca hát cho dân Đại Việt, càng ngày
càng phổ biến.