Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Thac Prenn Tho mong huu tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Thác Prenn Thơ mộng hữu tình!</b>



<b>Cái tên Prenn gợi nhớ đến một thời xa xăm vào khoảng thế kỷ XV - XVII, khi vùng núi rừng nơi đây còn là ranh</b>
<b>giới chiến trường của các cuộc chiến tranh xâm lăng và bảo vệ lãnh thổ. Prenn gốc tiếng Chăm có nghĩa là</b>
<b>"vùng xâm chiếm", cịn các tộc dân bản địa như Lat, Chil, Sré lại gọi kẻ xâm lăng là "người Prenn". Để vào thác,</b>
<b>du khách phải qua một chiếc cầu ngắn bắc ngang dòng suối đã được kè chắn bằng bêtơng nhằm tránh bị xói</b>
<b>lở.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Du khách có thể men theo các con đường dẫn đến vườn thú, vườn lan hay thư thả dạo gót hoa viên ngắm nhìn những
bơng hoa khoe sắc, những căn chòi xinh xinh trên ngọn cây hoặc đung đưa cùng cầu treo bắc ngang dòng suối nhỏ. Ở
một góc độ khác, vườn đá Thái Dương với sự sắp xếp đầy ngẫu hứng tạo được một bất ngờ thú vị. Đặc biệt với hệ
thống cáp treo, du khách có thể ngang qua dịng thác trong cảm giác phiêu bồng, tưởng như đang đi vào cõi thần tiên...
Toàn cảnh thác Prenn


Từ năm 1998 đến nay, Prenn được đầu tư mạnh nên đang là điểm thu hút khách. Trong khn viên thác có cầu treo
dân tộc, có hồ ni cá sấu, có một ít thú như gấu ngựa, cá sấu, thuyền chèo cao su. Từ Tết năm 2003, nơi đây có thêm
đền thờ Âu Lạc (dựa theo truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ) ở phía trên đồi cao để khách tham quan, dâng
hương. Cáp treo trên thác Prenn Chèo thuyền dưới chân thác Prenn.


Ngoài ra thác Prenn cịn có một món đặc sản nổi tiếng là món cháo cá lóc. Cá được róc bỏ xương, ăn với mù tạt (món
ăn truyền thống của người Nhật Bản) tạo cho du khách một cảm giác khó quên. Nằm cách trung tâm thành phố khoảng
10km, cạnh quốc lộ 20 - dưới chân đèo Prenn, ngay cửa ngõ vào thành phố hoa – Đà Lạt. Đây là một trong những thác
nước đẹp và quyến rũ bậc nhất Nam Tây Nguyên.


Theo truyền thuyết mà các già làng kể lại thì thác có tên gọi trên là xuất phát từ tiếng K’Ho đầu tiên có tên gọi Prềnh –
có nghĩa là Cà đắng, sau người dân đọc trại thành Prenn. Bằng chứng là ngày nay, ở khu vực thượng nguồn của thác,
dọc hai bên bờ suối vẫn còn rất nhiều cây Cà đắng mọc hoang. Loại cà này có trái nhỏ và trịn như cà pháo nhưng vỏ
xanh và có điểm nhiều chấm trắng, khi chín có màu vàng. Ngày xưa người dân tộc đem chế biến và ăn có vị đắng rất
ngon. Cịn theo các nhà dân tộc học thì tên của thác nước này, lại xuất phát từ tiếng Chăm. Prenn có nghĩa là vùng lấn
chiếm. Tên gọi này xuất phát từ cuộc chiến tranh khá dai dẳng của các bộ tộc người thiểu số sống trên vùng đất này để
chống lại những lần “Tây tiến” của người Chăm ở Panduranga (Ninh Thuận) vào thế kỷ 17, và người dân địa phương


lấy tên này đặt tên cho thác nước hùng vĩ quanh năm nước chảy tạo sương trắng bảng lảng cả một vùng và từ đó thác
có tên gọi Prenn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Đường lên đền thờ Âu Lạc được xây dựng bằng bê tông theo dạng bậc tam cấp. Biểu tượng Lạc Long Quân và mẹ Âu
Cơ được tạc ngay trước đền Thượng (đền trung và đền hạ sắp xây dựng), còn biểu tượng 100 quả trứng là 100 hịn đá
cuội (có hịn nặng trên một tấn) được vận chuyển từ Ninh Thuận về dùng xe cẩu đưa lên đền một cách cẩn trọng và khá
cơng phu. Có thể nói thác Prenn là điểm nhấn đầu tiên của du khách trên bước đường khám phá thiên nhiên hoang dã
Đà Lạt.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×