Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.85 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Đây là bài đầu tiên trong ký sự nhiều kỳ "Hành trình đơng tây vùng Việt Bắc" của tác giả Lâm Văn Sơn, sau chuyến
khảo sát kéo dài suốt 13 ngày đêm ròng rã, vượt hơn 1.200 cây số theo cung đường từ Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang
sang Lào Cai và điểm đến cuối cùng là Sapa thuộc vùng Tây Bắc.
Đó là một hành
trình rất đáng nhớ,
một tuyến đường
đẹp như tranh vẽ,
một hành trình
thưởng ngoạn thiên
nhiên kỳ thú, với
cảm giác bồng
bềnh nghiêng ngả
thường xuyên làm
chúng tôi như quen
đi kể cả khi nằm
nghỉ trên giường,
và cả khi đã về nhà.
Con đường bộ từ Hà Nội đi Bắc Kạn chỉ là những triền đồi thoai thoải xen lẫn với đồng bằng nên chúng tôi di chuyển
khá nhanh. Hai bên đường người dân tộc Tày làm rẫy, ruộng. Thỉnh thoảng gặp vài lò đúc rèn dao, rựa, lưỡi cày... cùng
các dụng cụ đi rừng, phát rẫy và cày bừa.
Khoảng trăm cây số, chúng tôi dừng lại để ăn trưa. Bữa cơm tuy đơn giản nhưng đã bắt đầu có hương vị núi rừng. Món
rau su su tươi luộc chấm với nước mắm vùng cao, món thịt heo bản xào với lá chanh chiên. Rượu ngô, rượu ong
rừng… ôi tuyệt làm sao cái cảm giác gần gũi với thiên nhiên, trút bỏ những cơng việc nặng nề, mệt mỏi thường ngày.
Lịng vịng, quanh co mãi rồi chúng tôi cũng đến nơi. Thị trấn Chợ Rã buổi chiều êm ả. Phố xá yên ắng. Nhà cửa ở đây
đa số là nhỏ chen nhau sát mặt lộ. Tuy vậy nhưng nhìn kỹ thì cũng có rất nhiều dịch vụ café, may quần áo, gội đầu, các
quày bán hàng tiêu dùng, cửa hàng quần áo nhỏ nhưng khang trang.
Cửa sổ phịng tơi mở trơng ra sườn đồi nương rẫy trồng hoa màu và xa xa là con đường quanh co cặp sát chân núi của
một bản làng nào đó. Cảnh chiều về thật bình n, nhẹ nhàng.
Tiếng chim sẻ ríu rít khiến cho khách lạ muốn ngủ nướng cũng phải bật dậy. Có lẽ vì người ở thành phố lâu rồi mới
được nghe tiếng chim kêu. Buổi sáng ở đây lại còn đẹp hơn cảnh chiều hơm qua. Khơng khí tinh khiết. Vài phụ nữ ra
vườn cắt rau, hái quả để mang ra chợ bán. Cái chợ vùng quê cách thị trấn không xa. Qua con sông là tới, cũng đầy rẫy
thịt lợn, gà vịt, kể cả thịt chó. Rau củ tươi xanh mượt.
Phải đi thêm 12 cây số nữa chúng tôi mới đến hồ Ba Bể. Hồ trong xanh trơng mát rượi. Vì là ngày thường nên khách du
lịch khá vắng vẻ. Chúng tôi dùng thuyền máy để ra hồ. Muốn đi hết ba hồ phải mất ít nhất là hai ngày, vì có rất nhiều
điểm tham quan trong khu vực hồ. Cảnh non xanh nước biếc làm du khách dù khó tính mấy cũng phải suýt xoa. Hồ Ba
Bể lại gắn liền với dòng sơng Năng. Đi trên hồ thật khó phân biệt chỗ nào là hồ, chỗ nào là sông.
Chúng tôi lên bờ, vào thăm một bản của người Tày, rồi tiếp tục tham quan thác Đầu Đẳng và con đường dẫn qua thủy
điện Na Hang. Thác Đầu Đẳng nằm trên dịng sơng Năng, về phía tây bắc của hồ thứ ba, là ranh giới hai tỉnh Bắc Kạn
và Tuyên Quang. Con thác nằm giữa hai dãy núi đá vôi, là nơi con sông Năng bị các khối đá lớn nhỏ chặn lại tạo nên
những dòng thác kéo dài khoảng 2km, đẹp ngoạn mục giữa cảnh núi rừng nguyên sinh.
Thác Đầu Đẳng trên sông Năng. Ảnh: Lâm Văn Sơn
Du khách ngoại quốc chèo thuyền kayak
Bữa ăn trưa ở bản làng cũng khá thú vị với món cá suối hấp. Đọt su su ngọt ngào xào với thịt heo rừng, gà ‘đồi’ chiên.
Khách quốc tế cũng thường đến đây. Họ cũng đi thuyền máy như chúng tơi, nhưng nhiều nhóm lại thuê thuyền kayak
và tự tay chèo dù chặng đường khá xa. Những du khách phương Tây rất thích đi bộ xuyên qua bản làng, nương rẫy và
leo trèo, lội qua suối thác.
Chơi hồ Ba Bể mà chúng tơi cịn được đưa đến thăm "ao Tiên", nơi mà người địa phương kể rằng do cảnh quan ở đây
quá đẹp, nằm giữa núi rừng yên tĩnh, vắng vẻ nên các tiên nữ thường giáng trần tắm suối, tắm ao. Ven hồ Ba Bể cịn
có một vùng cỏ bằng phẳng rất rộng, nơi mà người dân địa phương thường tổ chức giao lưu các dân tộc hàng năm từ
Do cảnh quan đẹp, yên tĩnh nên khu vực này có dịch vụ homestay, cho khách du lịch nghỉ lại trong nhà dân chúng. Có
rất nhiều nhà làm dịch vụ này. Đa số các nhà dân đều được xây dựng bằng gỗ, có lầu dành cho du khách nghỉ ngơi.