Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tài liệu Mẫu người quân tử - con người toàn thiện trong “Luận ngữ” của Khổng Tử pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.68 KB, 15 trang )

Mẫu người quân tử - con người toàn thiện trong
“Luận ngữ” của Khổng Tử

Bốn tác phẩm kinh điển nổi tiếng của Nho giáo mà bất kỳ người nào nghiên
cứu học thuyết này cũng đều biết đến là Đại học, Trung Dung, Luận Ngữ,
Mạnh Tử, được nhà triết học nổi tiếng đời Tống là Chu Hy (1130 - 1200)
sắp xếp, kế thừa cách chú giải của các nhà tư tưởng Tống Nho đi trước, cũng
như chú giải của chính ông thành bộ sách có tên chung là Tứ thư tập chú,
trong đó Luận ngữ được xem là một trong những tác phẩm khởi đầu quan
trọng cho một nền Nho học Trung Hoa do Khổng Tử sáng lập. Đây là cuốn
sách đề cập đến các vấn đề của triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức... Có
thể nói, những tinh tuý được rút ra từ những vấn đề đó nhằm mục đích xây
dựng con người toàn thiện, toàn mỹ cho một xã hội phong kiến lý tưởng theo
học thuyết của Không Tử.

Trong bài viết này, từ bình diện triết học, chúng tôi muốn làm rõ mẫu người
quân tử - con người toàn thiện trong Luận ngữ của Khổng Tử.

Để làm rõ mẫu người quân tử - con người toàn thiện trong học thuyết Khổng
Tử, chúng ta cần phải lý giải tại sao ông lại chọn đối tượng quan tâm trong
học thuyết của mình là con người và các quan hệ của con người. Song, trong
khuôn khổ của một bài viết, chúng tôi không thể thực hiện được điều đó mà
chỉ muốn nói rằng, bất kỳ ai khi nghiên cứu học thuyết của Khổng Tử cũng
đều thống nhất ở điểm cho rằng, đứng trước một xã hội đang phải hứng chịu
sự suy thoái về đạo đức của con người (cái mà Trời phú cho con người khi
con người xuất hiện và được đặt nó vào vị trí trung tâm của Vũ trụ), xác định
đối tượng quan tâm của mình ở trần thế, Khổng Tử muốn làm cho con người
thấy được chính bản thân mình, thấy được sự băng hoại về bản tính đạo đức
(tính bản thiện) vốn giống nhau khi nó mới được sinh ra nhưng cũng ngay
lập tức bị phân hoá, đồng thời dạy cho con người biết cái căn bản nhất của
nó là Nhân tính. Chính vì vậy mà ông không đề cập, hay nói đúng hơn là cố


ý tránh đề cập đến những vẫn đề sống - chết, mà chỉ chú ý đến bậc trí giả, đó
là người biết "chuyên vào việc nghĩa để giúp dân, kính trọng quỷ thần nhưng
tránh xa" (Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi - Luận ngữ, VI, 20).
Khổng Tử cũng không thích nói về những điều kỳ diệu, về sự hiện diện của
thần thánh. Điều này chúng ta có thể biết được qua cuộc đối thoại giữa Quý
Lộ và Khổng Tử. Quý Lộ hỏi về việc thờ quỷ thần, Khổng Tử nói rằng:
"Thờ người còn chưa nổi, làm sao thờ được ma?". Thưa: Dám hỏi về sự
chết. Khổng Tử nói: "Sống còn chưa biết rõ, làm sao biết được sự chết?"
(Quý Lộ vấn sự quỷ thần. Tử viết: "Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ”?
Viết: "Cảm vẫn tử”.Viết: " Vị tri sinh, yên tri tử”? Luận ngữ, XI, 11). Tuy
nhiên, để giữ gìn trật tự xã hội nói riêng, Vũ trụ nói chung, Khổng Tử không
phủ nhận sự tồn tại của quỷ thần. ông kêu gọi phải kính tổ tiên và biết trọng
quỷ thần: "Tế tổ tiên coi như tổ tiên đang có mặt, tế thần coi như thần đang
có mặt" (Tế như tại, tế thần như thần tại - Luận ngữ, III, 12).

Qua đó, chúng ta thấy, Khổng Tử hạn chế nhiệm vụ của mình ở việc phục vụ
mọi người, quan tâm đến công việc quốc gia, nhưng ông vẫn cho rằng, cuộc
sống của mọi người, của dân tộc lại phụ thuộc vào đường lối lãnh đạo đúng
đắn hay sai lầm của thiên tử và hệ thống quan lại. Đường lối đó là Đạo Khác
với quan niệm của Lão Tử - "Đạo khả đạo, phi thường đạo", đạo mà Khổng
Tử đưa ra là đạo của thế giới hiện tượng, là cái cần được nắm bắt để áp dụng
vào việc trị nước. Đạo đó có nhiệm vụ uốn nắn những người có nhận thức
sai lầm, "cong vậy" thành ngay thẳng. Khi con người trở nên chân thành,
ngay thẳng thì mọi quan hệ đều trở nên tất đẹp, bởi vì bản thân con người là
linh hồn, là trung tâm của vạn vật trong trời đất.

Vậy ai là người có thể thực hiện sứ mệnh nói trên trong lịch sử tư tưởng
Trung Hoa ? Trước hết, chúng ta đọc được trong Đạo đức kinh của Lão Tử:
"Đạo lớn... nuôi dưỡng vạn vật mà không làm chủ vạn vật. Nó vĩnh viễn là
"không", vô vi, cho nên có thể bảo nó là ẩn vi (vô hình), muôn vật quy về nó

mà nó không làm chủ, cho nên có thể bảo nó là lớn. Vì cho tới cùng, nó
không tự nhận nó là lớn cho nên mới hoàn thành được cái vĩ đại của nó" .
Người nắm được đạo cao và có đức cả là Thánh nhân (Đạo nhân). Đó là
người "biết hoà thì gọi là bất biến (thường), biết bất biến thì gọi là sáng".
Còn Khổng Tử thì lại thấy mẫu người (Đức cả) đó là người nắm được đạo
Trung, họ thật hiếm trong dân chúng thời bấy giờ: "Trung dung quả là một
đức tính, rất mực tất đẹp? Đã lâu dân chúng không theo nổi" (Trung dung
chi đức dã, kỳ chí dĩ hồ! Dân tiễn cữu hĩ - Luận ngữ, VI, 27).

Trong Kinh Dịch đã có khái niệm con người toàn thiện hay thiện nhân. Đó là
người biết theo đạo trung chính, biết giá trị của hạng cao sĩ. Thế nhưng,
Dịch không bỏ qua mẫu người đối lập với con người hoàn thiện như hai thế
lực tự nhiên âm và dương. Đó là sự đối lập giữa quân tử và tiểu nhân.
Nguyễn Hiến Lê đã nhận định một cách đúng đắn rằng, "Dịch muốn đào tạo
hạng người quân tử, khuyến khích tiểu nhân cải tà quy chính (quẻ Bác):
"Dịch vị quân tử mưu” là nghĩa vậy, cho nên tôi cho đạo Dịch là ‘đạo của
người quân tử". Nếu ngay từ đầu, tiểu nhân và quân tử là hai hạng người đối
lập nhau và sự đối lập đó là hoàn toàn mang tính tự nhiên thì làm thế nào để
tiểu nhân cải tà quy chính được? Khổng Tử là người đã khắc phục vấn đề đó
bằng cách vượt khỏi lập luận của Dịch về sự hình thành hai thế lực đối lập.
Nhìn thẳng vào cuộc sống xã hội hiện thực, ông đã khẳng định rằng, "Bản
tính người ta gần giống nhau, thói quen khiến xa nhau (Tính tương cận dã,
tập tương viễn dã - Luận ngữ, XII, 2). Nghĩa là, nếu "giáo đục" con người,
có thể uốn nắn đạo đức của họ, tẩy đi những tham dục nảy sinh trong cuộc
sống của họ, đưa họ về với bản tính (thiện) ban đầu và nâng cao phẩm hạnh
của họ bằng "ngũ thường”. Tuy nhiên, với kẻ tiểu nhân thì sự "giáo dục" đó
chỉ có hiệu quả khi phát hiện kịp thời sự suy thoái đạo đức "bởi thói quen"
của nó và khi sự suy thoái đó chưa đến mức tột cùng của sự hèn hạ. Khổng
Tử nói rằng: "Chỉ có hạng thượng trí và hạng trí ngu là không thay đổi (tính
tình)" (Duy thượng trí dữ hạ trí ngu bất di Luận ngữ, XVII, 3). Hạng thượng

trí ở đây chi thánh nhân, đó là những người nắm được quy luật của trời đất
(Cửu trù) để làm ra các phép tắc dạy người. Bậc thấp hơn là quân tử, tức là
người giữ đúng phép tắc trong hành xử của mình. Bậc cuối cùng trong sự
phân hạng người là tiểu nhân, tức là những kẻ mà trong cuộc sống, bất chấp
mọi giá trị đạo đức, sẵn sàng làm bất cử điều gì, miễn là có lợi cho họ.

Mọi điều hay lẽ phải trong phép ứng xử đạo đức đã được các thánh nhân đời
xưa vạch ra. Khổng Tử chỉ là người thuật lại và mong muốn học thuyết của
mình có người thực hiện. Người đó chính là bậc quân tử, hay còn gọi là con
người toàn thiện. Chữ "quân" trong cụm từ “quân tử” thường dùng để chỉ
người đàn ông đạo đức, người toàn thiện hoặc "siêu nhân". Ngoài ra, chữ
"quân" đó còn đùng để chỉ các bậc quân vương. Ngạn ngữ Trung Hoa có
câu: “Quân tử động khẩu, tiểu nhân động thủ”, tức là: "Quân tử dùng lời,
tiểu nhân dùng tay".

Mâu thuẫn giữa hai mặt trái ngược nhau của con người đã có từ lâu. Song,
đối với Khổng Tử, nó trở nên cực kỳ quan trọng và cấp bách. Lúc nào ông
cũng dành sự quan tâm của mình xung quanh vấn đề con người, xem sự xa
rời bản tính (Trời sinh) ban đầu như là nguyên nhân dẫn đến sự đảo lộn trật
tự thế giới và đó chính là sự xa rời Đạo. Giữ mình theo Đạo, người quân tử
bao giờ cũng tỏ ra thư thái như đạt được sự giải thoát khỏi những ràng buộc,
cám dỗ của đời thường - cái vốn làm mọi người xa nhau. Khổng Tử nói:
"Người quân tử thư thái mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà
không thư thái " (Quân tử thái nhi bất kiêu, tiểu nhân kiêu nhi bất thái - Luận
ngữ, XIII, 26). Tuy nhiên, sự thư thái đó chỉ là tương đối, bởi người quân tử
bao giờ cũng thấy rõ trách nhiệm của mình trước xã hội, giống như Bồ Tát
trong đạo Phật. Khi “làm sạch" mình, làm trong sạch từ bên trong, người
quân tử đồng thời làm sạch cái không gian quanh mình, làm cho môi trường
sống khỏi bị ô nhiễm bởi những thói đời hèn hạ, giải thoát cho mình đồng

×