Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

dong vat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.9 KB, 42 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TAM NÔNG TRƯỜNG MẦM NON PHÚ ĐỨC ☼☼☼.  Năm học: 2009 – 2010.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ Chủ đề: ĐỘNG VẬT Thực hiện: 5 tuần ( Từ ngày 18/01 đến19/ 03/2010). I.MỤC TIÊU: 1. Phát triển thể chất: - Trẻ có khả năng thực hiện vận động cơ thể. - Biết mô tả,mô phỏng một số hoạt động của con vật. - Phát triển các cơ lớn qua các bài tập vận động,các trò hơi vận động. - Dinh dưỡng: Nhận biết và làm quen một số thực phẩm từ động vật và các món,cách chế biến. - Có ý thức ăn uống hợp lý,vệ sinh. 2. Phát triển nhận thức: - Trẻ biết được đặc điểm nổi bật và lợi ích của một số con vật nuôi trong gia đình,sống trong rừng,dưới nước,một số loại chim,côn trùng,… - Biết được mối quan hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống của chúng. - Biết chăm sóc và bảo vệ các con vật gần gũi. - Biết đếm số lượng các con vật trong phạm vi 5. - Biết so sánh các con vật to nhỏ. - Nhận biết hình dạng,kích thước. - Biết đặc điểm về ngày 8/3. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Trẻ biết một số từ chỉ tên gọi con vật,tiếng kêu,… - Sử dụng câu từ phù hợp khi trò chuyện về một số con vật. - Mạnh dạn sử dụng một số từ mới để diển đạt qua kể chuyện,đọc thơ,...về chủ đề động vật,ngày 8/3. - Biết giao tiếp trong vai chơi của mình. 4. Phát triển tình cảm cảm – kĩ năng xã hội: - Biết yêu thương các con vật gần gũi. - Có thái độ bảo vệ chăm sóc các con vật. - Có thái độ yêu thích các con vật có ích. - Biết thể hiện vai các nhân vật và vai chơi của mình. 5. Phát triển thẩm mỹ: - Có kĩ năng tạo ra các con vật từ các nguyên vật liệu khác nhau. - Vẽ,nặn,xé dán một số con vật gần gũi. - Xé dán hoa tặng cô..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Biết hát và kết hợp vận động nhún nhảy làm động tác theo các bài hát về Chủ đề Động vật,ngày 8/3.. II. CHUẨN BỊ: - Tranh ảnh về một số con vật nuôi trong gia đìng,sống dưới nước,sống trong rừng,một số loài chim,côn trùng. - Một số con vật bằng bông,mũ,nhựa,… - Tranh lô tô về một số con vật trên. - Tranh về ngày 8/3. - Nhờ phụ huynh tìm cho một số vật liệu như chai mũ, hộp thuốc lá,hộp giấy để trẻ làm một số con vật.. III. MẠNG NỘI DUNG 1. 2. 3. 4. 5. -. LÀM QUEN MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH: Tên gọi. Các bộ phận,hình dạng,màu sắc. Tiếng kêu,thức ăn. Nơi sống,lợi ích. Cách chăm sóc. BÉ TÌM HIỂU MỘT SỐ LOẠI CÔN TRÙNG. Tên gọi. Các bộ phận,hình dạng,màu sắc. Tiếng kêu,thức ăn. Nơi sống,lợi ích. BÉ TÌM HIỂU MỘT SỐ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC: Tên gọi. Các bộ phận,hình dạng,màu sắc. Thức ăn. Nơi sống,lợi ích. BÉ TÌM HIỂU MỘT SỐ LOẠI CHIM. Tên gọi. Các bộ phận,hình dạng,màu sắc. Tiếng kêu,thức ăn. Nơi sống,lợi ích. Cách bảo vệ chúng. BÉ TÌM HIỂU VỀ NGÀY 8/3. Tên gọi. Các hoạt đông trong ngày 8/3..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 6. -. Ý nghĩa ngày 8/3. BÉ TÌM HIỂU MỘT SỐ CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG: Tên gọi. Các bộ phận,hình dạng,màu sắc. Tiếng kêu,thức ăn. Nơi sống,lợi ích. Cách bảo vệ chúng.. IV. MẠNG HOẠT ĐỘNG: 1. Phát triển thể chất: - Vận động: Bò dích dắt,bật xa – ném túi cát,bò thấp chui qua cổng,ném xa bằng một tay,trườn theo hướng thẳng. - Trò chơi vận động: Mèo bắt chuột,đàn chuột con,cho thỏ ăn,kéo co,… - Rèn luyện các giác quan cho trẻ. - Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. 2. Phát triển nhận thức: - Đếm số lượng các con vật trong phạm vi 5. - Nhận biết,phân biệt hình dạng,màu sắc một số con vật. - Nhận biết to nhỏ. * Đàm thoại thảo luận về: - Làm quen một số con vật nuôi trong gia đình. - Tìm hiểu một số loại côn trùng. - Tìm hiểu một số con vật sống dưới nước. - Tìm hiểu một số loại chim. - Tìm hiểu về ngày 8/3. - Tìm hiểu một số con vật sống trong rừng. - Phân loại con vật theo nơi sống. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Nghe ,đọc thơ,kể chuyện về chủ đề động vật. - Đàm thoại,trò chuyện về các các con vật. - Kể chuyện theo tranh vẽ về chủ đề động vật. - Nghe ,đọc thơ,kể chuyện về ngày 8/3. 4. Phát triển TC – KNXH: - Chơi đóng vai: Chế biến thức ăn,… - Trò chơi xây dựng: Xây dựng sở thú,xây dựng mô hình ao cá,….

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Vận động,đóng vai nhân vật,tô màu các con vật yêu thích,… 5. Phát triển thẩm mỹ: * Tạo hình: - Vẽ,nặn,xé,dán,..đàn gà con,đàn ong,cá,…hoa tặng mẹ. * Âm nhạc: - Hát các bài hát về chủ đề động vật,ngày 8/3. - Vận động nhẹ nhàng phù hợp với nhịp điệu bài hát.. V. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG: Tuần 1: Từ ngày 18/01 đến 22/ 01 Chủ đề : LÀM QUEN MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH HOẠT ĐỘNG. ĐT - TC TDS TCCL HOẠT ĐỘNG HỌC. HĐVC. Thứ 2 Ngày18/ 01. Thứ 3 Ngày 19/ 01. Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Ngày 20/ 01 Ngày 21/ 01 Ngày 22/ 01. - Nhắc trẻ chào ba,mẹ. Cất đồ dùng nơi qui định. - Trò chuyện với trẻ về một số con vật nuôi trong gia đình. - HH 1; TV 1; C 1; BL 1; - Mèo bắt chuột. * PTTC: Cún con đi thi (Bò dích dắt). * PTNT: Làm quen một số con vật nuôi trong gia đình.. *PT TC– *PTNN: KNXH: Thơ: Đàn Vẽ đàn gà gà con. con.. - Xây dựng: Trại chăn nuôi. - Tạo hình: Nặn một số con vật nuôi. - Thư viện: Xem tranh ảnh kể chuyện. *PTTM: Hát: Gà trống,mèo con và cún con. VĐ: minh hoạ bài hát. TC: Nhge tiếng hát tìm đồ vật. NH: Chú mèo con..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> HĐDC. - Chơi dung dăng dung dẻ.. LĐVS. - Rửa tay – lau tay.. NÊU GƯƠNG. CUỐI BUÔI. 1. Khi có khách biết chào hỏi. 2. Không nói chuyện giờ học. 3. Không đánh bạn.. - Trả trẻ. Hoạt động: ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết được một số con vật nuôi ở gia đình. - Trẻ biết kể một số con vật nuôi ở nhà của trẻ. - Trẻ biết yêu quý và chăm sóc các con vật nuôi ở gia đình mình. II. CHUẨN BỊ: - Tranh ảnh về một số con vật như: Mèo,gà,vịt,chó,trâu,bò. - Đồ dùng đồ chơi theo chủ điểm,lớp học sạch sẽ. III. TIẾN HÀNH: 1. HĐ1:Đón trẻ: - Cô đón trẻ vào lớp,gợi ý để trẻ quan sát sự thay dổi của lớp và chơi dồ chơi của lớp. 2. HĐ2:Trò chuyện: - Cô trò chuyện với trẻ về tranh ảnh một số con vật nuôi. - Tranh này vẽ gì? Đây là con gì ? Còn có con gì nữa? - Con mèo gồm có những bộ phận nào? - Đầu có gì? Mình có gì? Có mấy chân? - Con mèo kêu ra sao? Mèo ăn gì? - Tự cho trẻ quan sát đàm thoại về con chó,con gà,vịt,... - Ở nhà bạn có nuôi những con vật nào? - Cô tóm ý trẻ và giải thích cho trẻ hiểu. - GD Trẻ biết yêu quý con vật nuôi ở gia đình mình và chăm sóc các con vật nuôi..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Hoạt động học: HH 1; TV 1; C 1; BL 1; B 1 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết vận động theo yêu cầu của cô. - Trẻ tập đều các động tác thể dục theo cô. - Trẻ biết tập thể dục sáng giúp cơ thể khoẻ mạnh không bị bệnh. II. CHUẨN BỊ: - Dây lát cho trẻ tập thể dục. - Sân sạch sẽ thoáng mát. III. TIẾN HÀNH: 1. Khởi động: - Cho trẻ xếp 3 hàng dọc chuyển vòng tròn kết hợp các kiểu đi của chân,chạy nhanh,chậm theo hiệu lệnh của cô 1 đến 2 vòng kết thúc.Sau đó cho trẻ về 3 hàng ngang dãn đều tập thể dục. 2. Trọng động: * Cho trẻ tập các động tác thể dục: - HH 1: Gà gáy. - TV1 : Hai tay đưa ra trước lên cao - C 1 : Ngồi xuống đứng lên liên tục. - BL1: Đứng quay thân sang bên. - B1 : Bật tại chổ. 3. Hồi tỉnh: - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 đến 2 vòng kết thúc.. Hoạt động học: MÈO BẮT CHUỘT ( Thực hiện theo tài liệu TUYỂN TẬP TRÒ CHƠI THEO CHỦ ĐỀ trang 21).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Hoạt động học: HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết chọn thùng đồ chơi và chơi được thùng đồ chơi đó. - Trẻ biết phân vai nhau khi chơi. - Chơi xong trẻ biết cất ĐDĐC đúng nơi qui định. II. CHUẨN BỊ: - Góc tạo hình: nặn một số con vật nuôi. - (CB: Đất nặn,bảng con,dĩa mũ,bàn ghế,thẻ góc,băng giấy). - Góc xây dựng: Xây trại chăn nuôi. - ( CB: Khối gỗ,cây xanh,chậu hoa,hàng rào,một số con vật,thùng giấy,khối bitis,thẻ gốc,băng giấy.) - Góc thư viện: Xem tranh ảnh kể chuyện. - ( CB: Tranh ảnh về chủ đề động vật.) III. TIẾN HÀNH: 1. Quan sát- đàm thoại về ĐDĐC: - Cho trẻ quan sát từng thùng đồ chơi hỏi: - Trong thùng đồ chơi này có những gì? - Với những thùng ĐDĐC này chủ đề ĐỘNG VẬT con sẽ chơi được gì? - Cách chơi như thế nào? - Tương tự cô cho trẻ quan sát 2 thùng đồ chơi còn lại và đàm thoại như trên. - Ở đây cô có mấy thùng đồ chơi? - Để chơi được 3 thùng đồ chơi này lớp ta chia ra làm mấy nhóm. - Khi vào nhóm chơi các con làm gì? - Chơi xong con làm gì? - Cô giáo dục trẻ khi vào nhóm chơi không giành đồ chơi của bạn,chơi xong cất ĐDĐC dúng nơi qui định. 2. Trẻ chơi góc: - Cô quan sát,động viên trẻ chơi và nhập vai chơi cùng trẻ nếu cần thiết. 3. Nhận xét: - Cô đến từng góc gơi ý trẻ đặt tên góc. - Cô nhận xét kết thúc..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hoạt động học: TRÒ CHƠI “DUNG DĂNG DUNG DẺ” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết chơi trò chơi. - Trẻ hiểu luật chơi. - Trẻ tham gia chơi cùng bạn. II. CHUẨN BỊ: - Dạy trẻ thuộc bài đồng dao “Dung dăng dung dẻ”. - Sân bãi sạch sẽ thoáng mát. III. TIẾN HÀNH: 1. HĐ1: - Cô gọi trẻ lại giới thiệu trò chơi “Dung dăng dung dẻ” - Cô giải thích cách chơi và luật chơi. - Giáo dục trẻ tham gia chơi cùng bạn,chơi xong biết rửa tay sạch sẽ. 2. 2. HĐ2: - Cô cho trẻ chơi cô quan sát động viên trẻ chơi.. Hoạt động học: RỬA TAY – LAU TAY I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết rửa tay – lau tay để tay sạch sẽ. - Cháu biết cách rửa tay – lau tay và làm đúng, gọn gàng,sạch sẽ. - Biết khi tay dơ rửa tay – lau tay. II. CHUẨN BỊ: - Cô giáo chuẩn bị 1 xô nước sạch,một xô đựng nước bẩn,1 ca múc nước. - Cô và trẻ đều có khăn. - Cho trẻ ngồi chữ u theo tổ. III. TIẾN HÀNH: (Thực hiện theo tài liệu bài soạn GIÁO DỤC VỆ SINH trang 02).

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Hoạt động học: NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ thuộc 3 tiêu chuẩn bé ngoan. - Trẻ biết nhận xét mình,nhận xét bạn. - Trẻ có lỗi biết nhận lỗi và hứa sẽ cố gắng. II. CHUẨN BỊ: - Bảng bé ngoan,cờ đủ cho trẻ cắm. - Cho trẻ ngồi hình chữ u theo tổ. III. TIẾN HÀNH: 1. HĐ1: Ba tiêu chuẩn bé ngoan: - Cô cho trẻ nhắc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan. - Có khách đến biết cháo hỏi. - Không nói chuyện giờ học. - Không đánh bạn. 2. HĐ2: Nhận xét: - Trẻ tự nhận xét mình,nhận xét bạn. - Cô nhận xét. 3. HĐ3: Cắm cờ: - Cô cho từng trẻ cắm. ------------------------------------------------Thứ 2 ngày 18 tháng 01 năm 2010 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Hoạt động học: CÚN CON ĐI THI (Bò dích dắt) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết bò theo đường dích dắt. - Khi bò trẻ không để chạm vào các vật cản. - Giáo dục trẻ có tính tự tin,mạnh dạn khi bò. II. CHUẨN BỊ: - Sân tập rộng rãi sạch sẽ. III. TIẾN HÀNH: 1. HĐ1:Khởi động:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Cho trẻ hát “ Gà trống,mèo con và cún con” đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi của chân theo cô 1 đến 2 vòng.Sau đó cho trẻ về 3 hàng ngang dãn đều. 2. Trọng động: * Bài tập phát triển chung: - HH 1: Gà gáy - TV1: Hai tay đưa ra trước lên cao. - C1 : Ngồi xổm đứng lên liên tục. - BL1: Đứng quay người sang hai bên. - B1 : Bật tại chổ. *Vận động cơ bản: Cún con đi thi (Bò dích dắt)i. - Cô làm mẩu lần 1 cho trẻ xem. - Cô làm mẩu lần 2 kết hợp giải thích ( Khi bò cô phối hợp tay này chân kia,khi bò cô không để chạm vào các vật cản,nếu chạm vào vật ngã đè mình sẽ bị thương.Khi bò xong đi vòng về đứng cuối hàng). - Cô mời 1 đến 2 trẻ khá lên thực hiện cô trẻ cùng nhận xét. - Lần lượt cho cả lớp thực hiện,chú ý sửa sai cho trẻ,động viên trẻ thực hiện. - Chia lớp thành 2 tổ thi đua bò. *Trò chơi vận động: Chim bay, cò bay. - Cô giải thích cách chơi và cho trẻ chơi. 3. Hồi tỉnh: - Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng 1 đến 2 vòng kết thúc. Thứ 3 ngày 19 tháng 01 năm 2010 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Hoạt động học: LÀM QUEN MỘT SỐ CON VẬT NUÔI Ở GIA. ĐÌNH (con gà – con vịt) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết tên gọi,cấu tạo,đặc điểm,lợi ích,tiếng kêu,thức ăn của con gà, con vịt. - Trẻ biết một số con vật nuôi trong gia đình. - Trẻ biết yêu thương chăm sóc các con vật nuôi ở gi đình. II. CHUẨN BỊ: - Mô hình,tranh ảnh con gà,con vịt. - Tranh lô tô con gà con vịt,bảng tạo hình. III. TIẾN HÀNH: 1. Hoạt động 1: Gợi mở - vào bài:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Cô đọc câu đố: “Con gì quang quác Cục tác cục ta Đẻ trứng tròn xoe Gọi người đến lấy”. (Gà mái) - Con gà này được nuôi ở đâu? - Ở nhà con có nuôi con này không? - Các bạn ơi nhà của bạn Lan có nuôi rất nhiều con vật,để biết kĩ về con gà và một số con vật nuôi cô cùng các bạn đến nhà bạn Lan xem nhé. 2. Hoạt động 2: :Quan sát – đàm thoại: * Cho trẻ quan sát con gà mái. - Đây là con gì? Lông gà có màu gì? Con gà có những bộ phận nào? - Đầu gồm có gì? Mình gồm có gì? Có mấy chân? - Tiếng kêu của nó như thế nào? Gà ăn gì? - Gà nuôi ở đâu? Nuôi để làm gì? - Tương tự cho trẻ quan sát đàm thoại về gà trống. - Ngoài con gà nhà bạn Lan còn có nuôi con gì nữa? * Cô cho trẻ quan sát con vịt. - Đây là con gì? Lông vịt có màu gì? - Con vịt gồm có bộ phận nào? Đầu gồm có gì? - Mình gồm có gì? Có mấy chân? Chân có gì? - Con vịt bơi được là nhờ có gì? - Tiếng kêu của nó như thế nào? Vịt ăn gì? - Vịt nuôi ở đâu? Nuôi để làm gì? - Ngoài con gà ,con vịt con còn biết con gì nuôi ở gia đình nữa? - Cô tóm ý trẻ và giáo dục trẻ chăm sóc con vật nuôi nhưng không được tiếp xúc gấn dể bị bệnh cúm H5N1. 3. Hoạt động 2: Cho trẻ nhận biết con gà-con vịt. - Cho trẻ chia ra làm 2 tổ chơi thả con vật vào đúng chuồng. - Cô giải thích cách chơi và cho trẻ chơi. - Cô nhận xét nhóm chơi. 4. Hoạt động 3: Trò chơi: - Cho trẻ chơi trò chơi “Về đúng chuồng” - Cô giải thích cách chơi và cho trẻ chơi. Thứ 4 ngày 20 tháng 01 năm 2010.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TC – KNXH. Hoạt động học:. VẼ DÀN GÀ CON. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết vẽ đàn gà con và tô màu. - Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình đối với đàn gà con. - Trẻ biết yêu quý và chăm sóc đàn gà con. II. CHUẨN BỊ: - Mô hình đàn gà con,tranh mẩu. - Giấy A4,màu sáp,bàn,ghế. III. TIẾN HÀNH: 1.HĐ1: Quan sát trò chuyện về mô hình: - Hát “Con gà trống” - Cho trẻ quan sát mô hình dàn gà con. - Đây là gì? Ngoài đàn gà con còn có con gì nữa? - Có mấy con gà con? (trẻ đếm) - Đàn gà con đang làm gì? (đang ăn,…) - Gà trống,gà mái đang làm gì? Ai cho gà ăn? - Ở nhà các con có nuôi gà không?Con sẽ làm gì để chăm sóc gà? - Các bạn có yêu thương các chú gà không? - Nếu yêu thương thì các con sẽ làm gì cho những chú gà này? (cho gà uống nước,ăn,..) - Cô cho trẻ biết gà con còn nhỏ chưa tự tìm thức ăn cho mình được vì vậy các con phải quan tâm chăm sóc cho gà ăn,uống. - Cô cũng rất yêu quý gà con nên cô đã vẽ các chú gà con nuôi ở nhà cô cho các bạn cùng xem. Để xem các bạn có thích không nhe. 2.HĐ2: cho trẻ xem mẩu: - Đây là gì? Có mấy con gà con? - Con gà gồm có bộ phận nào? - Đầu,mình có dạng hình gì? Lông có màu gì? Mắt có màu gì? - Các con gà đang làm gì? - Ngoài vẽ gà con còn vẽ gì nữa? - Cô tóm ý trẻ và giải thích hình ảnh trong tranh cho trẻ hiểu. - Thế ở nhà các bạn có nuôi gà con không?.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Các bạn có yêu thương các chú gà con không? Để cho gà con mau lớn con làm gì? Cô GD trẻ chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình,sau khi tiếp xúc phải rửa tay để phòng bệnh cúm H5N1. - Cô muốn xem những chú gà nhà các bạn nhưng mà cô không thể đến từng nhà các bạn để xem vậy thì làm sao bậy giờ? (trả lời tự do) - Cô hướng trẻ vẽ đàn gà con. 3.HĐ3: Cô gợi ý trẻ vẽ: - Cô gợi ý cách vẽ để trẻ vẽ sáng tạo. - Nếu con vẽ con gà con con sẽ vẽ gì trước? - Vẽ đàn gà thì có một con hay nhiều con? - Vẽ xong con làm gì? 4.HĐ3: trẻ thực hiện: - Cô cho trẻ về vẽ. - Cô quan sát động viên trẻ vẽ. - Cô nhận xét,cho trẻ cùng cô gấp tranh vừa vẽ thành một tập tranh để vào góc thư viện. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ 5 ngày 21 tháng 01 năm 2010 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ. Hoạt động học:. Thơ “ ĐÀN GÀ CON”. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ đọc được theo cô bài thơ “ Đàn gà con” - Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp bài thơ và đọc diễn cảm. - Trẻ biết yêu quý và chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. II. CHUẨN BỊ: - Mô hình đàn gà (Gà trống,gà mái,10 chú gà con,ổ trứng,cây chuối,hoa,cỏ,…),mũ đội gà trống,gà mái,gà con. - Tranh vẽ đàn gà con cho trẻ tô màu,bút màu,bàn ghế. III. TIẾN HÀNH: 1. HĐ1: Đọc thơ:.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Cô đọc lần 1: Đọc diển cảm. - Cô đọc lần 2: Kết hợp mô hình. - Cô tóm ý nội dung bài thơ và giải nghĩa từ khó: “Ấp ủ,tí hn,bé xíu,sáng ngời” - Cho cả lớp đọc theo cô,nhóm,cá nhân. 2. HĐ2: Câu hỏi đàm thoại: - Cô cháu mình vừa đọc bài thơ gì? - Cho trẻ đồng thanh từ “Đàn gà con” - Trong bài thơ có mấy quả trứng? - Được ai ấp ủ? Mười quả trứng nở thàng mấy chú gà con? - Cái gì thành mỏ thành chân? - Cái mỏ nó như thế nào? Cái chân nó như thế nào? - Lông của nó như thế nào? - Mắt của nó như thế nào? - Trong bài thơ nói bạn như thế nào với các chú gà? - Giáo dục trẻ phải biết yêu quý ,chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. 3. HĐ3: Trò chơi: - Cho trẻ chơi đọc thơ theo yêu cầu của cô. - Cô chia trẻ ra 3 tổ đội 3 loại mũ (tổ đội mũ gà mái,tổ đội gà trống,tổ đội gà con) - Khi cô giơ mũ nào thì tổ đội mũ cùng mũ cô giơ sẽ đọc thơ. - Cho trẻ tô màu đàn gà con. - Cô giải thích cách tô và cho trẻ tô. - Cô nhận xét kết thúc. Thứ 6 ngày 22 tháng 01 năm 2010 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẴM MỸ Hoạt động học: Ca hát : Gà trống,mèo con và cún con Vận động : Múa minh hoạ Trò chơi : Nghe tiếng hát tìm đồ vật Nghe hát : Chú mèo con I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ thuộc bài hát “ Gà trống,mèo con và cún con” - Trẻ vận động được theo cô đến hết bài hát..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Trẻ biết gà trống,chó,mèo là con vật có ích và biết chăm sóc chúng. II. CHUẨN BỊ: - Rối chó,mèo,gà trống,sân khấu rối. - Nhạc cụ: mũ chó,mèo,gà trống. III. TIẾN HÀNH: 1. HĐ1: Gợi mở vào bài: - Diễn rối. - Các bạn vừa xem gì? Có các con vật nào? - Gà trống làm gì? Nhờ có gà trống mà bạn mèo biết gì? - Ban đêm bạn mèo làm gì mà ngày mèo đi ngủ? - Bạn cún thì làm gì? Để cho ai ngủ ngon. - Thế các con vật đó có ích không? - Ở nhà con có nuôi các con vật đó không? - Các con làm gì để chăm sóc chúng? - Cô GD trẻ chăm sóc các con vật nuôi ở gia đình. - Cô chuyển tiếp giới thiệu bài hát “Gà trống,mèo con và cún con” 2. HĐ2: Dạy hát: - Cô hát trẻ nghe bài “Gà trống,mèo con và cún con”,tên tác giả. - Cho cả lớp hát theo cô với nhiều hình thức. - Cho bạn trai,gái,nhóm,cá nhân. * Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát: - Con vừa hát bài hát gì? Của tác giả nào? - Trong bài hát nói về con vật nào?Gà trống làm gì? - Mèo con làm gì? Cún con làm gì? - Nhờ có các con vật này mà con người như thế nào? - Cô GD trẻ yêu thương chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. 3. HĐ3: Vận động: - Cô vừa hát vừa vận động minh hoạ bài hát cho trẻ xem. - Cô vừa hát vừa vận động và giải thích. - Cho cả lớp,nhóm vừa hát vừa vận động theo cô. 4. HĐ4: Trò chơi: - Cho trẻ chơi trò chơi “Nghe tiếng hát tìm đồ vật” - Cô giải thích cách chơi và cho trẻ chơi. 5. HĐ5: Nghe hát: - Cô hát trẻ nghe bài “Chú mèo con” - Cô hát trẻ nghe 2 lần kết hợp động tác minh họa..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> \. Hoạt động: NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết được từ 4 đến 5 cờ là ngoan. - Trẻ biết nhận xét mình và các bạn. - Trẻ chưa có phiếu bé ngoan hứa tuần sau sẽ cố gắng. III.TIẾN HÀNH: - Bảng bé ngoan,phiếu bé ngoan. - Cho trẻ ngồi hình chử u. II. CHUẨN BỊ: 1. HĐ1: Nhận xét: - Trẻ tự nhận xét mình bằng cách đếm số cờ của mình. - Trẻ cùng nhận xét các bạn. - Cô nhận xét. 2. HĐ2: Nhận phiếu bé ngoan: - Cô cho từng trẻ nhận phiếu bé ngoan..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Tuần 2: Từ ngày 25/02 đến 29/02 Chủ đề nhánh: BÉ TÌM HIỂU MỘT SỐ LOẠI CÔN TRÙNG HOẠT ĐỘNG ĐT TC. Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Ngày 25/ 01 Ngày 26/01 Ngày 27/ 01 Ngày 28/ 01 Ngày 29/01 - Nhắc trẻ chào cô, ba, mẹ và cất đồ dùng đúng nơi qui định. - - Trò chuyện với trẻ về một số loại côn trùng.. TDS TCCL HOẠT ĐỘNG HỌC. HĐVC. HĐDC. LĐVS NÊU GƯƠN G CUỐI BUÔI. - HH2; TV 2; C 2; BL 2; B 2 - Đàn chuột con. * PTNT: *PT TC– *PTNN: *PTTM: Bé tìm hiểu KNXH: Thơ: Ong và CH: Chị ong nâu. một số loại Vẽ đàn bướm. VĐ: Con bướm côn trùng. ong. vàng. TC: Có bao nhiêu bạn hát. NH: Hoa thơm bướm lượn. - Phân vai: Chế biến thức ăn. - Thư viện: Xem tranh ảnh kể chuyện. - Xây dựng: Xây dựng sở thú.. * PTTC: Bật xa.. - Chơi xỉa cá mè. - Đi giày hoặc đi guốc. 1. Không đánh bạn 2. Biết giơ tay phát biểu khi cô cần. 3. Không xã rác trong lớp học. - Trả trẻ.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Hoạt động học: ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết được một số con côn trùng: ong,bướm,ruồi,muỗi,… - Trẻ biết kể một số con con côn trùng. - Trẻ biết bảo vệ côn trùng có ích. II. CHUẨN BỊ: - Tranh ảnh về một số con côn trùng như: Ong,bướm,ruồi,muỗi,… - Đồ dùng đồ chơi theo chủ điểm,lớp học sạch sẽ. III. TIẾN HÀNH: 1. HĐ1:Đón trẻ: - Cô đón trẻ vào lớp,gợi ý để trẻ quan sát sự thay dổi của lớp và chơi dồ chơi của lớp. 2. HĐ2:Trò chuyện: - Cô trò chuyện với trẻ về tranh ảnh một số con côn trùng. - Tranh này vẽ gì? Đây là con gì ? Còn có con gì nữa? - Con ong đang làm gì? gồm có những bộ phận nào? - Đầu có gì? Mình có gì? Ong bay được nhờ có gì? - Cô tóm ý trẻ và giải thích cho trẻ hiểu. - Tương tự cho trẻ quan sát đàm thoại về con bướm. - Các bạn còn biết có những con côn trùng nào nữa? - Cô tóm ý trẻ và giải thích cho trẻ hiểu. - GD Trẻ biết yêu quý con côn trùng có ích,không được bắt bướm có phấn gây bệnh,băt ong sẽ bị chích,….

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Hoạt động học: HH 2; TV 2; C 2; BL 2; B2 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết vận động theo yêu cầu của cô. - Trẻ tập đều các động tác thể dục theo cô. - Trẻ biết tập thể dục sáng giúp cơ thể khoẻ mạnh không bị bệnh. II. CHUẨN BỊ: - Dây lát đủ cho trẻ tập thể dục. - Sân sạch sẽ thoáng mát. III. TIẾN HÀNH: 1. Khởi động: - Cho trẻ xếp 3 hàng dọc chuyển vòng tròn kết hợp các kiểu đi của chân,chạy nhanh,chậm theo hiệu lệnh của cô 1 đến 2 vòng kết thúc.Sau đó cho trẻ về 3 hàng ngang dãn đều tập thể dục. 2. Trọng động: * Cho trẻ tập các động tác thể dục: - HH 2: Thổi nơ. - TV2 : Hai tay đưa ngang gập khuỷu tay. - C 2 : Đứng khuỵu chân sang bên. - BL2: Đứng quay thân sang bên. - B2 : Bật tách khép chân. 3. Hồi tỉnh: - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 đến 2 vòng kết thúc.. Hoạt động học: ĐÀN CHUỘT CON ( Thực hiện theo tài liệu TUYỂN TẬP TRÒ CHƠI THEO CHỦ ĐỀ trang 39).

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Tên hoạt động: HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết chọn thùng đồ chơi và chơi được thùng đồ chơi đó. - Trẻ biết phân vai nhau khi chơi. - Chơi xong trẻ biết cất ĐDĐC đúng nơi qui định. II. CHUẨN BỊ: - Góc phân vai: Chế biến thức ăn. - (CB: Rau muống,bọc nilon,dây thung,kéo,rổ,bàn ghế). - Góc xây dựng: Xây dựng sở thú. - ( CB: Khối gỗ,cây xanh,con thú bằng mũ,thùng giấy,chậu hoa,hàng rào,thẻ gốc,băng giấy.) - Góc thư viện: Xem tranh ảnh kể chuyện. - ( CB: Tranh ảnh về chủ đề động vật,bàn ghế,thẻ góc,dây đeo.) III. TIẾN HÀNH: 1. Quan sát- đàm thoại về ĐDĐC: - Cho trẻ quan sát từng thùng đồ chơi hỏi: - Trong thùng đồ chơi này có những gì? - Với những thùng ĐDĐC này chủ đề ĐỘNG VẬT con sẽ chơi được gì? - Cách chơi như thế nào? - Tương tự cô cho trẻ quan sát 2 thùng đồ chơi còn lại và đàm thoại như trên. - Ở đây cô có mấy thùng đồ chơi? - Để chơi được 3 thùng đồ chơi này lớp ta chia ra làm mấy nhóm. - Khi vào nhóm chơi các con làm gì? - Chơi xong con làm gì? - Cô giáo dục trẻ khi vào nhóm chơi không giành đồ chơi của bạn,chơi xong cất ĐDĐC dúng nơi qui định. 2. Trẻ chơi góc: - Cô quan sát,động viên trẻ chơi và nhập vai chơi cùng trẻ nếu cần thiết. 3. Nhận xét: - Cô đến từng góc gơi ý trẻ đặt tên góc. - Cô nhận xét kết thúc..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Hoạt động: TRÒ CHƠI “XĨA CÁ MÈ” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết chơi trò chơi. - Trẻ hiểu luật chơi. - Trẻ tham gia chơi cùng bạn. II. CHUẨN BỊ: - Sân bãi sạch sẽ thoáng mát. III. TIẾN HÀNH: 1. HĐ1: - Cô gọi trẻ lại giới thiệu trò chơi “Xĩa cá mè” - Cô giải thích cách chơi và luật chơi. - Giáo dục trẻ tham gia chơi cùng bạn,chơi xong biết rửa tay sạch sẽ. 2. HĐ2: - Cô cho trẻ chơi cô quan sát động viên trẻ chơi.. Hoạt động học: ĐI GIÀY HOẶC ĐI GUỐC I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết đi giày hoặc đi guốc để giữ chân sạch sẽ,ấm về mùa đông. - Cháu biết cách đi giày đi guốc và làm đúng, gọn gàng,sạch sẽ. - Biết giữ gìn giày guốc. II. CHUẨN BỊ: - Cô giáo có giày và guốc. - Dặn trẻ mang giày hoạc guốc. - Cho trẻ ngồi chữ u theo tổ. III. TIẾN HÀNH: (Thực hiện theo tài liệu bài soạn GIÁO DỤC VỆ SINH trang 08,09).

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Hoạt động học: NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ thuộc 3 tiêu chuẩn bé ngoan. - Trẻ biết nhận xét mình,nhận xét bạn. - Trẻ có lỗi biết nhận lỗi và hứa sẽ cố gắng. II. CHUẨN BỊ: - Bảng bé ngoan,cờ đủ cho trẻ cắm. - Cho trẻ ngồi hình chữ u theo tổ. III. TIẾN HÀNH: 1.HĐ1: Ba tiêu chuẩn bé ngoan: - Cô cho trẻ nhắc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan. - Không đánh bạn. - Biết giơ tay phát biểu khi cô cần. - Không xã rác trong lớp học. 2.HĐ2: Nhận xét: - Trẻ tự nhận xét mình,nhận xét bạn. - Cô nhận xét. 3. HĐ3: Cắm cờ: - Cô cho từng trẻ cắm..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Thứ 2 ngày 25 tháng 01 năm 2010 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Hoạt động học: BẬT XA I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết bật xa. - Trẻ biết bật chum 2 chân và rơi xuống bằng mũi bàn chân. - Giáo dục trẻ có tính tự tin,mạnh dạn khi bật. II. CHUẨN BỊ: - Kẻ vạch chuẩn,túi cát,2 sọt. - Sân tập rộng rãi sạch sẽ. III. TIẾN HÀNH: 1. Khởi động: - Cho trẻ xếp 3 hàng dọc chuyển vòng tròn kết hợp các kiểu đi của chân,chạy theo hiệu lệnh của cô 2 đến 2 vòng.Sau đó cho trẻ về 3 hàng ngang dãn đều. 2. Trọng động: * Bài tập phát triển chung: - HH 2: Thổi nơ. - TV2 : Hai tay đưa ngang gập khuỷu tay. - C 2 : Đứng khuỵu chân sang bên. - BL2: Đứng quay thân sang bên. - B2 : Bật tách khép chân. *Vận động cơ bản: Bật xa. - Cô làm mẩu lần 1 cho trẻ xem. - Cô làm mẩu lần 2 kết hợp giải thích ( Khi bật cô đứng dưới vạch chuẩn,2 chân chụm lại,2 tay giơ phía sau kết hợp nhúng chân sau đó giơ tay lên cao và bật mạnh qua và rơi xuống bằng mũi bàn chân bật xong về đứng cuối hàng.) - Cô mời 1 đến 2 trẻ khá lên bật cô trẻ cùng nhận xét. - Lần lượt cho cả lớp thực hiện,chú ý sửa sai cho trẻ,động viên trẻ thực hiện. - Chia lớp thành 2 tổ thi đua bật. *Trò chơi vận động: Ném xa.. - Cô giải thích cách chơi và cho trẻ chơi. - Cho trẻ thi đua ném. 3. Hồi tỉnh: - Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng 1 đến 2 vòng kết thúc..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Thứ 3 ngày 26 tháng 01 năm 2010 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Hoạt động học: BÉ TÌM HIỂU CON ONG,CON MUỖI I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết một số loại côn trùng: ong,muỗi - Trẻ biết tên gọi,cấu tạo,đặc điểm,lợi ích,nơi sống của con ong,con muỗi. - Trẻ biết lợi ích của con ong,và cách phòng tranh muỗi đốt. II. CHUẨN BỊ: - Hình ảnh một số loại côn trùng: ong,muỗi,máy laptop. - Tranh lô tô con ong,bướm,bảng tạo hình.Tranh vẽ một số côn trùng cho trẻ tô màu,bút màu,bàn,ghế. III. TIẾN HÀNH: 1.Hoạt động 1: Gợi mở - vào bài: - Cô và trẻ hát: “ Con bướm vàng” - Bài hát nói về con gì? Bướm gì? - Con bướm đang làm gì? - Các bạn có thấy con bướm chưa? - Các bạn nhìn xem cô có hình con gì nhé. 2.Hoạt động 2: :Quan sát – đàm thoại: * Cho trẻ quan sát con bướm. - Đây là con gì? Cho cả lớp đồng thanh. - Con bướm có những bộ phận nào? - Phần đầu gồm có gì? (râu,mắt) - Phần mình gồm có gì? (cánh,chân)Bướm bay bằng gì? - Bướm có mấy cánh? Cánh màu gì? - Các bạn thường thấy bướm ở đâu? Bướm ăn gì để sống? - Cô tóm ý và giái thích cho trẻ biết con bườm hút nhụy hoa này sang nhụy hoa khác để giúp hoa kết trái.Nhưng không được bắt bướm vì trên cách có nhiều phấn gây bệnh. - Cô đọc câu đố: Con gì khi ta ngủ Nếu không mắc màn che Quang người kêu vo ve Châm vào người hút máu..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Cho trẻ xem hình con muỗi. - Đây là con gì? Cho cả lớp đồng thanh. - Con muỗi gồm có những bộ phận nào? - Phần đầu gồm có gì? Kim để làm gì? - Phần mình gồm có gì? Muỗi bay bằng gì? - Muỗi sống ở đâu? Muỗi cần gì để sống? - Muỗi có lợi hay có hại đối với con người? - Cô tóm ý và giái thích cho trẻ biết con muỗi là côn trùng có hại,phòng tráng bằng cách ngủ mùng,… - Cô cho trẻ biết bướm,muỗi thuộc nhóm côn trùng. - Ngoài con bướm,muỗi con còn biết con gì thuộc nhóm côn trùng nữa? - Cô tóm ý trẻ và giáo dục trẻ bảo vệ cô trùng có ích và phòng tránh côn trùng có hại. 3.Hoạt động 2: Cho trẻ nhận biết con bướm - con muỗi. - Cho trẻ chia ra làm 2 tổ chơi “tạo nhóm côn trùng” - Cô giải thích cách chơi và cho trẻ chơi. - Cô nhận xét nhóm chơi. 4.Hoạt động 3: Trò chơi: - Cho trẻ chơi trò chơi “Về đúng đàn” - Cô giải thích cách chơi và cho trẻ chơi. - Cho trẻ tô màu côn trùng theo yêu cầu của cô. - Cô nhận xét kết thúc. Thứ 4 ngày 27 tháng 01 năm 2010 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TC - KNXH. Hoạt động học: VẼ ĐÀN ONG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ sử dụng kĩ năng tạo hình để vẽ côn trùng mà trẻ yêu thích. - Trẻ thể hiện tìn cảm của mình đối với côn trùng mà mình vừa vẽ xong. - Trẻ biết yêu quý côn trùng có ích. II. CHUẨN BỊ: - Máy laptop,hình ảnh về đàn ong. Tranh vẽ đàn ong. - Giấy A4,màu sáp,bàn,ghế,nơi trưng bày sản phẩm. III. TIẾN HÀNH: 1.HĐ1: Gợi mở vào bài:.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Hát “Chị ong nâu” - Trong bài hát nói về con gì? - Chị ong bay đi đâu? Để làm gì? - Thế các bạn có yêu thích con ong không? Vì sao? - Để bảo vệ loài ong con sẽ làm gì? - Cô giáo dục trẻ quan tâm đến loài ong vì ong cho ta mật ngọt để uống,không để mọi người bắt,đốt loài ong. 2.HĐ2: Quan sát đàm thoại: * Cho trẻ xem hình trên máy. - Đây là gì? Đàn ong này có mấy con? - Đàn ong đang làm gì? Để làm gì? * Cho trẻ xem tranh vẽ. - Tranh vẽ gì? - Đàn ong này cánh có màu gì? Ngoài vẽ ong còn vẽ gì nữa? - Đàn ong đang làm gì? ở đâu? - Các con có yêu thích dàn ong không? Vì sao? - Cô GD trẻ. 3.HĐ3: Gợi ý: - Cô cho con vẽ con sẽ vẽ gì? - Vì sao con vẽ côn trùng đó? - Con vẽ như thế nào? - Vẽ đàn ong đang làm gì? 4.HĐ3: trẻ thực hiện: - Cô cho trẻ về thực hiện vẽ. - Cô quan sát động viên trẻ vẽ. 5.HĐ3Nhận xét sản phẩm: - Trẻ tự giới thiệu về con côn trùng mà mình vừa vẽ được. - Cô nhận xét giáo dục cho trẻ mang ong về tổ để ong làm mật.. Thứ 5 ngày 28 tháng 01 năm 2010 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ. Hoạt động học: Thơ “ ONG VÀ BƯỚM”.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ thuộc bài thơ “ Ong và bướm” - Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp và nhịp điệu bài thơ. - Trẻ biết siêng năng vâng lời cha mẹ. II. CHUẨN BỊ: - Mũ ong và bướm,áo cánh bướm,áo cánh ong đóng vai. - Mô hình múa rối về bài thơ,15 bông hoa. - Hình ảnh con ong,con bướm,con chuồn chuồn. III. TIẾN HÀNH: 1.HĐ1: Gợi mở vào bài: - Cô trẻ hát “ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa…….bay vừa thì râm.” - Nảy giờ các bạn vừa làm gì? - Chuồn chuồn thuộc nhóm gì? - Con hãy kể một số côn trùng mà con biết? - Chơi “Trời tối,trời sáng” - Cho trẻ xem 2 bạn đóng vai. - Cô hỏi lại vừa xem gì? Cô giới thiệu nội dung bài thơ, 2.HĐ1: Đọc thơ: - Cô đọc lần 1: Đọc diển cảm. - Cô đọc lần 2: Kết hợp con rối. - Cô tóm ý nội dung bài thơ và giải nghĩa từ khó - Từ khó “ Lượn”, “Chơi rong” - Cho trẻ đọc theo cô từ khó. - Cho cả lớp đọc theo cô,nhóm,cá nhân. 3.HĐ2: Câu hỏi đàm thoại: - Cô cháu mình vừa đọc bài thơ có nhân vật nào? - Bướm đang làm gì? Gặp ai? - Bướm nói gì? - Ong trả lời như thế nào? - Giáo dục trẻ : Qua bài thơ các bạn thích nhân vật nào? Tại sao? - Nếu các bạn là bướm các bạn sẽ làm gì? - Co giới thiệu tên bài thơ,tên tác giả. 4.HĐ3: Trò chơi: - Cho trẻ chơi đọc thơ theo tổ đội mũ. - Cho trẻ về 3 tổ cô giải thích cách chơi và cho trẻ chơi. - Cô nhận xét kết thúc..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Thứ 6 ngày 29 tháng 01 năm 2010 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẴM MỸ Hoạt động học: Chị ong nâu Vận động : Con bướm vàng Trò chơi : Có bao nhiêu bạn hát Nghe hát : Hoa thơm bướm lượn I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ hát được theo cô bài hát “ chị ong nâu” - Trẻ vận động được theo cô đến hết bài hát con bướm vàng. - Trẻ biết yêu quý và bảo vệ côn trùng có ích. II. CHUẨN BỊ: - Tranh vẽ minh họa nội dung bài hát.Mũ chóp. - Nhạc cụ: Nơ múa. III. TIẾN HÀNH: 1. HĐ1: Quan sát – đàm thoại về tranh vẽ: - Tranh này vẽ gì? - Đàn ong đang làm gì? Tìm mật để làm gì? - Ong là côn trùng có lợi hay có hại? - Con còn biết côn trùng nào có lợi nữa? - GD trẻ biết yêu quý và bảo vệ côn trùng có ích. - Cô giới thiệu nội dung bài hát và tên bài hát “Ong và bướm”,tên tác giả. 2. HĐ2: Dạy hát: - Cô hát trẻ nghe bài “Ong và bướm” - Cho cả lớp hát theo cô với nhiều hình thức. - Cho bạn trai,gái,nhóm,cá nhân. * Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát: - Con vừa hát bài hát gì? Của tác giả nào?.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> -. Trong bài hát nói đàn ong bay đi đâu? Tìm mật để làm gì? Để có mật ong các con phải bảo vệ ai? Con sẽ làm gì? Cô giáo dục trẻ không đốt ong để ong tìm mật cho mình. 3. HĐ3: Vận động: - Cô vừa hát “Con bườm vàng”vừa vận động theo nội dung bài hát cho trẻ xem. - Cô vừa hát vừa vận động và giải thích. - Cho cả lớp,nhóm vừa hát vừa vận động theo cô. 4. HĐ4: Trò chơi: - Cho trẻ chơi trò chơi “Có bao nhiêu bạn hát” - Cô giải thích cách chơi và cho trẻ chơi. 5. HĐ5: Nghe hát: - Cô hát trẻ nghe bài “Hoa thơm bườm lượn” - Cô hát trẻ nghe 2 lần kết hợp động tác minh họa.. Hoạt động: NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết được từ 4 đến 5 cờ là ngoan. - Trẻ biết nhận xét mình và các bạn. - Trẻ chưa có phiếu bé ngoan hứa tuần sau sẽ cố gắng. III.TIẾN HÀNH: - Bảng bé ngoan,phiếu bé ngoan. - Cho trẻ ngồi hình chử u. II. CHUẨN BỊ: 1.HĐ1: Nhận xét: - Trẻ tự nhận xét mình bằng cách đếm số cờ của mình. - Trẻ cùng nhận xét các bạn. - Cô nhận xét. 2.HĐ2: Nhận phiếu bé ngoan: - Cô cho từng trẻ nhận phiếu bé ngoan..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Tuần 3 Từ ngày 22/02 đến 26/02 Chủ đề nhánh: BÉ TÌM HIỂU MỘT SỐ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC HOẠT ĐỘNG ĐT TC. -. TDS TCCL HOẠT ĐỘNG HỌC. Thứ 2 Ngày 22/ 02. Thứ 3 Ngày 23/02. Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Ngày 24/ 02 Ngày 25/ 02 Ngày 26/02 - Nhắc trẻ chào cô, ba, mẹ và cất đồ dùng đúng nơi qui định. - Trò chuyện với trẻ về một số con vật sống dưới nước. - HH1; TV 1; C 2; BL 2; B 3 - Bắt bướm.. * PTTC: Thuỷ cung có gì?(Bò thấp chui qua cổng). * PTNT: Bé tìm hiểu một số con vật sống dưới nước.. *PT TC– *PTNN: KNXH: Thơ: Rong Cắt dán và cá. đàn cá.. HĐVC. - Phân vai: Chế biến thức ăn. - Thiên nhiên: chơi với lục bình,nước. - Xây dựng: Xây mô hình ao cá.. HĐDC. - Chơi xỉa cá mè.. LĐVS NÊU GƯƠN G. - Mặc áo vá cởi áo. 1. Đi học đúng giờ. 2. Biết giơ tay phát biểu khi cô cần. 3. Không xã rác trong lớp học.. *PTTM: CH: Cá vàng bơi. VĐ: Vỗ tay theo nhịp. TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật. NH: Tôm,cá,cua thi tài..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> CUỐI BUÔI. - Trả trẻ. Hoạt động: ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết được một số con vật sống dưới nước. - Trẻ biết kể một số con vật vật sống dưới nước. - Trẻ biết yêu quý con vật vật sống dưới nước. II. CHUẨN BỊ: - Tranh ảnh về một số con vật như: cá,tôm,cua,… - Đồ dùng đồ chơi theo chủ điểm,lớp học sạch sẽ. III. TIẾN HÀNH: 1. HĐ1:Đón trẻ: - Cô đón trẻ vào lớp,gợi ý để trẻ quan sát sự thay đổi của lớp và chơi dồ chơi của lớp. 2. HĐ2:Trò chuyện: - Cô trò chuyện với trẻ về tranh ảnh một số con vật sống dưới nước. - Tranh này vẽ gì? Đây là con gì ? Còn có con gì nữa? - Con cá có những bộ phận nào? - Đầu có gì? Mình có gì? - Cá bơi được nhờ có gì? Cá ăn gì? - Tương tự cho trẻ quan sát,đàm thoại các con vật: tôm,cua,… - Ngoài ra con còn biết con vật nào sống dưới nước nữa? - Cô tóm ý trẻ và giải thích cho trẻ hiểu. - GD trẻ biết yêu quý con vật nuôi sống dưới nước..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Hoạt động học: HH 1; TV 1; C 2 BL 2 B 2 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết vận động theo yêu cầu của cô. - Trẻ tập đều các động tác thể dục theo cô. - Trẻ biết tập thể dục sáng giúp cơ thể khoẻ mạnh không bị bệnh. II. CHUẨN BỊ: - Dây lát cho trẻ tập thể dục. - Sân sạch sẽ thoáng mát. III. TIẾN HÀNH: 1. Khởi động: - Cho trẻ xếp 3 hàng dọc chuyển vòng tròn kết hợp các kiểu đi của chân,chạy nhanh,chậm theo hiệu lệnh của cô 1 đến 2 vòng kết thúc.Sau đó cho trẻ về 3 hàng ngang dãn đều tập thể dục. 2. Trọng động: * Cho trẻ tập các động tác thể dục: - HH 1: Gà gáy. - TV1 : Hai tay đưa ra trước lên cao - C 2 : Đứng khuỵu chân sang bên. - BL2: Đứng quay thân sang bên. - B2 : Bật tách khép chân. 3. Hồi tỉnh: - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 đến 2 vòng kết thúc.. Hoạt động học: BẮT BƯỚM ( Thực hiện theo tài liệu TUYỂN TẬP TRÒ CHƠI THEO CHỦ ĐỀ trang 59).

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Hoạt động học: HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết chọn thùng đồ chơi và chơi được thùng đồ chơi đó. - Trẻ biết phân vai nhau khi chơi. - Chơi xong trẻ biết cất ĐDĐC đúng nơi qui định. II. CHUẨN BỊ: - Góc phân vai: Chế biến thức ăn cho cá. - (CB: Rau muống,rổ,kéo,bọc nilon,bàn,ghế,băng giấy,thẻ góc). - Góc xây dựng: Xây mô hình ao cá. - ( CB: Khối gỗ,cây xanh,chậu hoa,hàng rào,cá,tôm,cua bằng mũ ,khối bitis thẻ góc,băng giấy). - Góc thiên nhiên: Chơi với lục bình,nước. - ( CB: Thau lớn,ca múc nước,lục bình,xô nước,thẻ góc,băng giấy.) III. TIẾN HÀNH: 1. Quan sát- đàm thoại về ĐDĐC: - Cho trẻ quan sát từng thùng đồ chơi hỏi: - Trong thùng đồ chơi này có những gì? - Với những thùng ĐDĐC này chủ đề ĐỘNG VẬT con sẽ chơi được gì? - Cách chơi như thế nào? - Tương tự cô cho trẻ quan sát 2 thùng đồ chơi còn lại và đàm thoại như trên. - Ở đây cô có mấy thùng đồ chơi? - Để chơi được 3 thùng đồ chơi này lớp ta chia ra làm mấy nhóm. - Khi vào nhóm chơi các con làm gì? - Chơi xong con làm gì? - Cô giáo dục trẻ khi vào nhóm chơi không giành đồ chơi của bạn,chơi xong cất ĐDĐC dúng nơi qui định. 2. Trẻ chơi góc: - Cô quan sát,động viên trẻ chơi và nhập vai chơi cùng trẻ nếu cần thiết. 3. Nhận xét: - Cô đến từng góc gơi ý trẻ đặt tên góc. - Cô nhận xét kết thúc..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Hoạt động học: TRÒ CHƠI “XỈA CÁ MÈ” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết chơi trò chơi. - Trẻ hiểu luật chơi. - Trẻ tham gia chơi cùng bạn. II. CHUẨN BỊ: - Dạy trẻ thuộc bài đồng dao “Xỉa cá mè”. - Sân bãi sạch sẽ thoáng mát. III. TIẾN HÀNH: 1.HĐ1: - Cô gọi trẻ lại giới thiệu trò chơi “Xỉa cá mè” - Cô giải thích cách chơi và luật chơi. - Giáo dục trẻ tham gia chơi cùng bạn,chơi xong biết rửa tay sạch sẽ. 2.HĐ2: - Cô cho trẻ chơi cô quan sát động viên trẻ chơi.. Hoạt động học: MẶC ÁO VÀ CỞI ÁO I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết mặc áo và cởi áo. - Cháu biết mặc áo và cởi áo và làm đúng như cô hướng dẫn. - Biết khi áo đứt nút nhờ người lớn khâu hộ. II. CHUẨN BỊ: - Cô giáo chuẩn bị 1 cái áo để làm mẩu. - Cô dặn trẻ mặc áo có nút cài. - Cho trẻ ngồi chữ u theo tổ. III. TIẾN HÀNH: (Thực hiện theo tài liệu bài soạn GIÁO DỤC VỆ SINH trang 06,07).

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Hoạt động học: NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ thuộc 3 tiêu chuẩn bé ngoan. - Trẻ biết nhận xét mình,nhận xét bạn. - Trẻ có lỗi biết nhận lỗi và hứa sẽ cố gắng. II. CHUẨN BỊ: - Bảng bé ngoan,cờ đủ cho trẻ cắm. - Cho trẻ ngồi hình chữ u theo tổ. III. TIẾN HÀNH: 1. HĐ1: Ba tiêu chuẩn bé ngoan: - Cô cho trẻ nhắc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan. - Đi học đúng giờ. - Biết giơ tay phát biểu khi cô cần. - Không sã rác trong lớp. 2. HĐ2: Nhận xét: - Trẻ tự nhận xét mình,nhận xét bạn. - Cô nhận xét. 3. HĐ3: Cắm cờ: - Cô cho từng trẻ cắm. Thứ 2 ngày 22háng 02năm 2010 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Hoạt động học: THUỶ CUNG CÓ GÌ !(Bò thấp chui qua cổng) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết bò bằng cẳng tay cẳng chân. - Khi bò trẻ không để chạm vào cổng và ống (ống dài 1,2 x 0,6). - Giáo dục trẻ có tính tự tin,mạnh dạn khi bò. II. CHUẨN BỊ: - Cổng và ống dài (1,2 x 0,6)..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Sân tập rộng rãi sạch sẽ. III. TIẾN HÀNH: 1. HĐ1:Khởi động: - Cho trẻ hát “ Cá vàng bơi” đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi của chân theo cô 1 đến 2 vòng.Sau đó cho trẻ về 3 hàng ngang dãn đều. 2. Trọng động: * Bài tập phát triển chung: - HH 1: Gà gáy - TV1: Hai tay đưa ra trước lên cao. - C 2 : Đứng khuỵu chân sang bên. - BL2: Đứng quay thân sang bên. - B2 : Bật tách khép chân. *Vận động cơ bản:Thủy cung có gì! (Bò thấp chui qua cổng). - Cô làm mẩu lần 1 cho trẻ xem. - Cô làm mẩu lần 2 kết hợp giải thích ( Khi bò cô phối hợp tay này chân kia,khi bò cô không để chạm vào ống nếu không kiếng bị vở,khi bò vào các bạn quan sát xem bên trong thủy cung có gì nhé!.Khi bò xong đứng nơi cô qui địng chờ các bạn bò qua). - Cô mời 1 đến 2 trẻ khá lên thực hiện cô trẻ cùng nhận xét. - Lần lượt cho cả lớp thực hiện,chú ý sửa sai cho trẻ,động viên trẻ thực hiện. - Chia lớp thành 2 tổ thi đua bò. *Trò chơi vận động: Ai nhanh hơn. - Chia lớp ra làm 2 đội thi đua bỏ bóng vào ô các chú cá heo xem đội nào bỏ bóng nhanh hơn thời gian một bài hát sẽ thắng. 3. Hồi tỉnh: - Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng 1 đến 2 vòng kết thúc.. Thứ 3 ngày 23 tháng 02 năm 2010 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Hoạt động học: BÉ TÌM HIỂU MỘT SỐ LOẠI CÁ (cá lóc,cá trê) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> - Trẻ biết tên gọi,cấu tạo,đặc điểm,nơi sống,thức ăn của cá lóc,cá trê. - Trẻ nhận biết được một vài loại cá gần gũi. - Trẻ biết bảo vệ môi trường sạch sẽ,không đánh bắt cá nhỏ. II. CHUẨN BỊ: - Bể cá với một vài loại cá: cá lóc,cá rô,cá trê. - Tranh lô tô cá lóc,cá rô,cá trê,tranh vẽ cho trẻ tô màu. III. TIẾN HÀNH: 1. Hoạt động 1: Gợi mở - vào bài: Cô đọc câu đố: “Nhỡ nhơ bơi lội lượn vòng Đuôi mềm như vải lụa hồng xoè ra” (Con cá vàng) - Con cá vàng sống ở đâu? Cá vàng nuôi để làm gì? - Ngoài cá vàng ra con còn biết cá gì nữa? - Các bạn ơi nhà của bạn Mai có ao nuôi cá,để biết kĩ về một số loại cá cô cùng các bạn đến nhà bạn Mai xem nhé. 2. Hoạt động 2: :Quan sát – đàm thoại: * Cho trẻ quan sát con cá lóc. - Đây là con gì? Cá lóc đang làm gì? (Bơi,lặn ,đớp mồi,ngoi lên mặt nước, …) Con cá lóc có màu gì? - Đầu gồm có gì? Mình gồm có gì? Trên mình có gì? - Đuôi dùng để làm gì? Cá lóc ăn gì? - Cá sống ở đâu? - Cô gợi ý để trẻ nhận ra một số đặc điểm như: thở,bơi,… * Tương tự cho trẻ quan sát đàm thoại về cá trê. - Cô tóm ý và GD trẻ bảo vệ môi trường sạch sẽ,không đánh bắt cá nhỏ. 3. Hoạt động 2: Cho trẻ nhận biết cá lóc,cá trê. - Cho trẻ chia ra làm 2 tổ chơi thả con vật vào đúng ao. - Cô giải thích cách chơi và cho trẻ chơi. - Cô nhận xét nhóm chơi. 4. Hoạt động 3: Trò chơi: - Cho trẻ chơi trò chơi “Về đúng ao” - Cô giải thích cách chơi và cho trẻ chơi. - Chơi lần 2 đổi thẻ cho nhau. - Cô nhận xét kết thúc..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Thứ 4 ngày 24 tháng 02 năm 2010 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TC – KNXH. Hoạt động học:. TÔ MÀU ĐÀN CÁ. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết tô màu đàn cá. - Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình đối với đàn cá mà mình vừa tô màu được. - Trẻ biết yêu quý và bảo vệ loài cá. II. CHUẨN BỊ: - Bể chứa đàn cá vàng. - Tranh vẽ đàn cá. III. TIẾN HÀNH: 1.HĐ1: Quan sát trò chuyện về bể cá: - Hát “Cá vàng bơi” - Cho trẻ quan sát mô hình bể cá. - Đây là con gì? Nó đang làm gì? Cá có màu gì? - Cô gợi ý để trẻ quan sát và giáo dục trẻ quan tâm đến loài cá,không đánh bắt cá nhỏ. 2.HĐ2: cho trẻ xem mẩu: - Đây là gì? Tranh vẽ đàn cá đang làm gì? - Đàn cá có màu gì? - Có mấy con cá? Ngoài đàn cá còn có gì nữa? - Thế các bạn có yêu thương các chú cá không? Các con sẽ làm gì để bảo vệ đàn cá? - Cô tóm ý và giáo dục trẻ yêu thương,bảo vệ đàn cá,không đánh bắt cá con. - Các bạn có thích có tranh đàn cá giống cô không? 3.HĐ3: Cô gợi ý trẻ cắt dán: - Con thích tô màu đàn cá màu gì? - Con tô như thế nào? - Khi tô con phải tô như thế nào? - Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm của mình. 4.HĐ3: trẻ thực hiện: - Cô cho trẻ về tô màu..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Cô quan sát động viên trẻ tô màu. - Cô cho trẻ giới thiệu sản phẩm của mình. - Cô nhận xét,cho trẻ cùng đem vào góc thư viện. Thứ 5 ngày 25 tháng 02 năm 2010 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ. Hoạt động học:. Thơ “ RONG VÀ CÁ”. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ đọc được theo cô bài thơ “Rong và cá” - Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp bài thơ và đọc diễn cảm. - Trẻ biết yêu quý và bảo vệ loài cá. II. CHUẨN BỊ: - Mô hình ao cá,rong. Tranh vẽ minh hoạ nội dung bài thơ. - Giấy A4,bút màu,bàn ghế. III. TIẾN HÀNH: 1.HĐ1: Gợi mở vào bài: - Cô trẻ hát bài “Cá vàng bơi” - Trong bài hát nói về gì? Cá vàng sống ở đâu? - Cá bơi được nhờ có gì? - Cô và trẻ làm động tác cá bơi đếnxem tranh. - Tranh này vẽ gì? Còn vẽ gì nữa? - Rong và cá là 2 người bạn thân….. - Cô chuyển tiếp giới thiệu nội dung bài thơ “Rong và cá” 2.HĐ1: Đọc thơ: - Cô đọc lần 1: Đọc diển cảm. - Cô đọc lần 2: Kết hợp mô hình ao cá. - Cô tóm ý nội dung bài thơ và giải nghĩa từ khó : Đàn cá,tơ nhuộm,nước trong,uốn lượn,lụa hồngcá nhỏ,văn công”. - Cho trẻ đọc theo cô từ khó. - Cho cả lớp đọc theo cô,nhóm,cá nhân. 3.HĐ2: Câu hỏi đàm thoại: - Cô cháu mình vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? - Cho trẻ đồng thanh từ “Rong và cá” - Tác giả ví cô rong xanh đẹp như thế nào?Rong và cá sống ở đâu? - Trong bài thơ nói rong và cá như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> - Cá và rong có tách rời nhau được không? Vì sao? - Giáo dục trẻ phải biết yêu quý ,chăm sóc,bảo vệ loài cá. 4.HĐ3: Trò chơi: - Cho trẻ chơi đọc thơ theo yêu cầu của cô. - Cô giải thích cách chơi và cho trẻ chơi. - Cho trẻ vẽ đàn cá. - Cô nhận xét kết thúc. Thứ 6 ngày 26 tháng 02 năm 2010 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẴM MỸ Hoạt động học: Ca hát : Cá vàng bơi Vận động : Vỗ tay theo nhịp Trò chơi : Nghe tiếng hát tìm đồ vật Nghe hát : Tôm,cá,cua thi tài I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ thuộc bài hát “Cá vàng bơi” - Trẻ vỗ tay theo nhịp theo cô đến hết bài hát. - Trẻ biết cá vàng có màu sắc đẹp để cho mọi người ngắm,trẻ biết yêu quý và bảo vệ loài cá. II. CHUẨN BỊ: - Mô hình ao cá vàng. - Nhạc cụ: trống lắc,phácg tre. III. TIẾN HÀNH: 1.HĐ1: Gợi mở vào bài: - Cô và trẻ đọc thơ “Con cá vàng”. - Cá vàng sống ở đâu? - Người ta nuôi cá vàng để làm gì? - Cá vàng bơi như thế nào? Muốn biết cá vàng bơi như thế nào cô mời các bạn đến xem đàn cá vàng bơi nhé. - Cho trẻ xem đàn cá vàng bơi và đàm thoại với trẻ về đàn cá. - Cô GD và chuyển tiếp giới thiệu bài hát “Cá vàng bơi” 2.HĐ2: Dạy hát: - Cô hát trẻ nghe bài “Cá vàng bơi”,tên tác giả. - Cho cả lớp hát theo cô với nhiều hình thức. - Cho bạn trai,gái,nhóm,cá nhân. * Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát: - Con vừa hát bài hát gì? Của tác giả nào? - Trong bài hát nói cá vàng bơi như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> - Cá vàng bắt bọ gậy để là gì? - Nhờ có cá vàng mà trong nước không có bọ,lăng quăng,giúp nước sạch trong và không có muỗi gây bệnh cho người. - Cô GD trẻ yêu thương chăm sóc ,bảo vệ cá. 3.HĐ3: Vận động: - Cô vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp bài hát cho trẻ xem. - Cô vừa hát vừa vỗ tay vừa giải thích. - Cho cả lớp,nhóm vừa hát vừa vỗ tay theo cô. 4.HĐ4: Trò chơi: - Cho trẻ chơi trò chơi “Nghe tiếng hát tìm đồ vật” - Cô giải thích cách chơi và cho trẻ chơi. 5.HĐ5: Nghe hát: - Cô hát trẻ nghe bài “Tôm,cá,cua thi tài” - Cô hát trẻ nghe 2 lần kết hợp động tác minh họa.. Hoạt động: NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết được từ 4 đến 5 cờ là ngoan. - Trẻ biết nhận xét mình và các bạn. - Trẻ chưa có phiếu bé ngoan hứa tuần sau sẽ cố gắng. III.TIẾN HÀNH: - Bảng bé ngoan,phiếu bé ngoan. - Cho trẻ ngồi hình chử u. II. CHUẨN BỊ: 1. HĐ1: Nhận xét: - Trẻ tự nhận xét mình bằng cách đếm số cờ của mình. - Trẻ cùng nhận xét các bạn. - Cô nhận xét. 2. HĐ2: Nhận phiếu bé ngoan: - Cô cho từng trẻ nhận phiếu bé ngoan..

<span class='text_page_counter'>(43)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×