Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Trồng thử nghiệm một số dòng vô tính keo lai KL2 KL20 KLTA3 BV10 BV16 BV32 BV71 BV73 BV75 và keo tai tượng trên một số loại đất chính ở hàm yên tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

HOÀNG MINH ĐỨC

TRỒNG THỬ NGHIỆM MỘT SỐ DỊNG VƠ TÍNH KEO LAI
(KL2, KL20, KLTA3, BV10, BV16, BV32, BV71, BV73, BV75)
VÀ KEO TAI TƯỢNG TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐẤT CHÍNH
Ở HÀM YÊN, TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

HOÀNG MINH ĐỨC

TRỒNG THỬ NGHIỆM MỘT SỐ DỊNG VƠ TÍNH KEO LAI
(KL2, KL20, KLTA3, BV10, BV16, BV32, BV71, BV73, BV75)
VÀ KEO TAI TƯỢNG TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐẤT CHÍNH


Ở HÀM YÊN, TUYÊN QUANG

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60620201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TRỌNG BÌNH
TS. VŨ THẾ HỒNG

Hà Nội, 2013


i

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành luận văn, tác giả xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh - Phú Thọ,
Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm Hàm Yên - Tuyên Quang, cán bộ công
nhân viên Viện nghiên cứu, Trung tâm Hàm n, cán bộ phịng Nơng nghiệp
huyện Hàm n, cán bộ Trạm khí tượng thủy văn Hàm Yên đã tạo điều kiện,
giúp đỡ tơi trong q trình thu thấp số liệu.
Tác giả xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: Nguyễn Trọng Bình, Vũ Thế
Hồng đã giành thời gian quý báu tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong quá
trình làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn những nhận xét và hướng dẫn, góp ý quý báu
của thầy Vũ Tiến Hinh, thầy Vũ Nhâm và đồng nghiệp trong quá trình hoàn
thành luận văn.
Do thời gian và năng lực hạn chế, dù đã có nhiều cố gắng song luận văn

khơng tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp, xây
dựng của các thầy cơ giáo, các nhà khoa học và đồng nghiệp.
Hà Nội, tháng 11 năm 2013
Tác giả

Hoàng Minh Đức


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v
Danh mục các bảng … ……..…………………………………….………......vi
Danh mục các hình…….. ………………………………………………........vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học.............................................................................................. 3
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 4
1.2.1. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng rừng trồng .......................................... 4
1.2.2. Phát hiện và nghiên cứu cây Keo lai ....................................................... 6
1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 7
1.3.1. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng rừng trồng .......................................... 7
1.3.2. Phát hiện và nghiên cứu cây Keo lai ....................................................... 9
1.4. Phân loại đất trên thế giới ........................................................................ 12
1.5. Phân loại đất ở Việt Nam ......................................................................... 13
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 18
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 18
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 18
2.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 18
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
2.4.1. Nghiên cứu một số thơng tin về đất trồng thí nghiệm tại Hàm n –
Tuyên Quang ................................................................................................... 19
2.4.2. Đánh giá sinh trưởng của rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng tại hai
địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 19
2.4.3. Ảnh hưởng của điều kiện đất đai khác nhau đến sinh trưởng của các
dòng Keo lai, Keo tai tượng và đề xuất…………………………...........……19
2.4.4. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại của Keo lai và Keo tai tượng tại khu
vực nghiên cứu ................................................................................................ 19
2.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 19


iii

2.5.1. Quan điểm nghiên cứu .......................................................................... 19
2.5.2. Phương pháp cụ thể ................................................................................ 19
Chương 3. TÌNH HÌNH CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU..................... 26
3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 26
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 26
3.1.2. Địa hình địa thế ..................................................................................... 26
3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng ............................................................................. 27
3.1.4. Khí hậu thuỷ văn ................................................................................... 28
3.1.5. Tình hình tài nguyên và thảm thực vật ................................................. 28
3.2. Tình hình kinh tế xã hội ........................................................................... 30
3.2.1. Dân số .................................................................................................... 30
3.2.2. Kinh tế xã hội ........................................................................................ 30

3.3. Lịch sử rừng trồng Keo lai ở Trung tâm NC&TN cây NLG Hàm Yên. ......... 32
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 34
4.1. Một số thông tin về đất trồng thí nghiệm tại Hàm Yên, Tuyên Quang. .. 34
4.1.1. Điều tra trong phẫu diện đất chính ........................................................ 34
4.1.2. Phân tích một số chỉ tiêu hố tính của đất ............................................ 35
4.2. Đánh giá sinh trưởng các dòng Keo lai, Keo tai tượng trên đất xám feralit
vàng đỏ (X3) ở Hàm Yên - Tuyên Quang....................................................... 37
4.2.1. Sinh trưởng chiều cao các dòng Keo lai, Keo tai tượng sau trồng 3
tháng trên đất xám feralit vàng đỏ (X3) .......................................................... 38
4.2.2. Sinh trưởng đường kính gốc các dịng Keo lai, Keo tai tượng sau trồng
6 tháng trên đất xám feralit vàng đỏ (X3) ....................................................... 39
4.2.3. Sinh trưởng chiều cao các dòng Keo lai, Keo tai tượng sau trồng 6
tháng trên đất xám feralit vàng đỏ (X3) .......................................................... 40
4.2.4. Chỉ số thể tích thân cây các dịng Keo lai, Keo tai tượng sau trồng 6
tháng trên đất xám feralit vàng đỏ (X3) .......................................................... 41
4.2.5. Sinh trưởng đường kính, chiều cao, đường kính tán các dịng Keo lai,
Keo tai tượng sau trồng 13 tháng trên đất xám feralit vàng đỏ (X3) .............. 42
4.2.6. Tỷ lệ sống, thể tích bình qn, cấp sinh trưởng các dòng Keo lai, Keo
tai tượng sau trồng 13 tháng trên đất xám feralit vàng đỏ (X3)...................... 44
4.3. Đánh giá sinh trưởng các dịng Keo lai vơ tính, Keo tai tượng trên đất
xám feralit đỏ vàng (XF3) ở Hàm Yên, Tuyên Quang ................................... 47


iv

4.3.1. Sinh trưởng chiều cao các dịng vơ tính Keo lai, Keo tai tượng sau trồng
3 tháng trên đất xám feralit đỏ vàng (XF3) ..................................................... 47
4.3.2. Sinh trưởng đường kính gốc các dịng vơ tính Keo lai, Keo tai tượng
sau trồng 6 tháng trên đất xám feralit đỏ vàng (XF3) ..................................... 48
4.3.3. Sinh trưởng chiều cao các dịng vơ tính Keo lai, Keo tai tượng sau trồng

6 tháng trên đất xám feralit đỏ vàng (XF3) ..................................................... 49
4.3.4. Chỉ số thể tích thân cây các dịng vơ tính Keo lai, Keo tai tượng sau
trồng 6 tháng trên đất xám feralit đỏ vàng (XF3) ........................................... 50
4.3.5. Sinh trưởng đường kính, chiều cao, đường kính tán các dịng vơ tính
Keo lai, Keo tai tượng sau trồng 13 tháng trên đất xám feralit đỏ vàng (XF3)51
4.3.6. Tỷ lệ sống, thể tích bình qn, cấp sinh trưởng các dòng Keo lai, Keo
tai tượng sau trồng 13 tháng trên đất xám feralit đỏ vàng (XF3) ................... 53
4.4. Ảnh hưởng của điều kiện đất khác nhau đến sinh trưởng của Keo lai và
Keo tai tượng và đề xuất ................................................................................. 55
4.4.1. Tăng trưởng chiều cao tại hai điểm thí nghiệm đất vàng đỏ (X3) và đất
đỏ vàng (XF3) ................................................................................................. 55
4.4.2. Chênh lệch chiều cao vút ngọn cây trồng trên đất vàng đỏ (X3) và đất
đỏ vàng (XF3) sau 3 tháng tuổi ....................................................................... 57
4.4.3. Chênh lệch chiều cao, đường kính cây trồng trên đất vàng đỏ (X3) và
đỏ vàng (XF3) sau 6 tháng tuổi ....................................................................... 58
4.4.4. Chênh lệch thể tích thân cây trồng trên đất vàng đỏ (X3) và đất đỏ vàng
(XF3) sau trồng 6 tháng tuổi ........................................................................... 59
4.4.5. Chênh lệch đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn, đường kính tán cây
trồng trên đất vàng đỏ (X3) và đỏ vàng (XF3) sau trồng 13 tháng tuổi ................... 60
4.4.6. Chênh lệch thể tích thân cây trồng trên đất vàng đỏ (X3) và đất đỏ vàng
(XF3) sau trồng 13 tháng tuổi ......................................................................... 61
4.5. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại của Keo lai và Keo tai tượng trên hai địa
điểm nghiên cứu .............................................................................................. 63
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CNV

Cơng nhân viên

D00

Đường kính gốc

D1.3

Đường kính đo tại vị trí cách mặt đất 1,3 m

DT

Đường kính tán

ĐVT

Đơn vị tính

FAO


Food and Agriculture Organization of the United Nations

HVN

Chiều cao vút ngọn cây keo

IV
NLG
Nht

Chỉ số thể tích thân cây
Nguyên liệu giấy
Tổng số cây hiện tại

NXB

Nhà xuất bản

Qld

Queensland

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences

S%

Hệ số biến động


TLS

Tỷ lệ sống

TTBB
Trung tâm
NC&TN cây
NLG
TB
TPCG
VĐTQH

Trung tâm bắc bộ
Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm cây nguyên liệu giấy
Trung bình
Thành phần cơ giới
Viện điều tra quy hoạch

Vc

Thể tích thân cây (m3)

X5

Đất xám phát triển trên đá Sa thạch, đá cát

X3

Đất xám feralit vàng đỏ phát triển trên đá biến chất hạt mịn


XF3

Đất xám feralit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

3.1

Hiện trạng sử dụng đất qua rà soát năm 2009 của Trung tâm

29

NC&TN cây NLG Hàm n.
4.1

Thơng tin cơ bản trong phẫu diện chính

34

4.2


Kết quả phân tích hố tính của đất

35

4.3

Kết quả phân tích lý, hố tính của đất

36

4.4

Sinh trưởng chiều cao sau trồng 3 tháng trên đất xám feralit

38

vàng đỏ (X3)
4.5

Sinh trưởng đường kính gốc sau trồng 6 tháng trên đất xám

39

feralit vàng đỏ (X3)
4.6

Sinh trưởng chiều cao sau trồng 6 tháng trên đất xám feralit

40


vàng đỏ (X3)
4.7

Chỉ số thể tích thân cây sau trồng 6 tháng trên đất xám feralit

41

vàng đỏ (X3)
4.8

Sinh trưởng đường kính, chiều cao vút ngọn, đường kính tán sau

42

trồng 13 tháng tuổi trên đất xám feralit vàng đỏ ( X3)
4.9

Tỷ lệ sống, thể tích bình qn, cấp sinh trưởng sau trồng 13

44

tháng tuổi trên đất xám feralit vàng đỏ (X3)
4.10 Sinh trưởng chiều cao sau trồng 3 tháng trên đất đỏ vàng (XF3)

47

4.11 Sinh trưởng đường kính gốc sau trồng 6 tháng trên đất đỏ vàng (XF3)

48


4.12 Sinh trưởng chiều cao sau trồng 6 tháng trên đất đỏ vàng (XF3)

49

4.13 Chỉ số thể tích thân cây sau trồng 6 tháng trên đất đỏ vàng (XF3)

50

4.14 Sinh trưởng đường kính D1.3, chiều cao vút ngọn, đường kính

51

tán sau trồng 13 tháng tuổi trên đất đỏ vàng (XF3)
4.15 Tỷ lệ sống, thể tích bình qn, cấp sinh trưởng sau trồng 13
tháng tuổi trên đất xám feralit đỏ vàng (XF3)

53


vii

4.16 Tăng trưởng chiều cao 3 tháng và 6 tháng tuổi tại hai điểm thí

56

nghiệm đất vàng đỏ (X3) và đất đỏ vàng (XF3).
4.17 Chênh lệch chiều cao sau 3 tháng tuổi tại hai điểm thí nghiệm

57


4.18 Chênh lệch chiều cao, đường kính gốc sau 6 tháng tuổi tại hai

58

điểm thí nghiệm đất vàng đỏ (X3) và đất đỏ vàng (XF3)
4.19 Chênh lệch đường kính, chiều cao, đường kính tán sau trồng 13

60

tháng tuổi trên đất vàng đỏ (X3) và đỏ vàng (XF3)

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

4.1

Biểu đồ Chênh lệch thể tích thân cây trên đất vàng đỏ (X3) và

59

đỏ vàng (XF3)
4.2

Biểu đồ chênh lệch thể tích thân cây trên đất vàng đỏ (X3) và
đỏ vàng (XF3)


62


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc quy hoạch, phân chia nơi
trồng rừng, nhằm quản lý và sử dụng đất hiệu quả trên một đơn vị diện tích.
Phân chia nơi trồng rừng cịn có ý nghĩa là chọn loại cây trồng đáp ứng được
mục đích kinh doanh, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt đồng thời đảm bảo
được mơi trường sinh thái, tác dụng phịng hộ ngày một bền vững.
Năm 2006 - 2009, phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây
chủ yếu ở các vùng trọng điểm như tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái,
Phú Thọ và Vĩnh Phúc [6] cũng đã được Viện Khoa học Việt Nam thực hiện.
Nhưng để áp dụng đúng phân hạng đất trồng rừng thì các đơn vị trồng rừng
phải nắm chắc được đơn vị mình có những loại đất nào, độ dày tầng đất ở đó
ra sao, thành phần khống chất trong đất thừa thiếu loại gì...v.v để từ đó lựa
chọn giống cây trồng và bón phân phù hợp.
Trong trồng rừng nguyên liệu giấy hiện nay, giống cây chủ yếu vẫn là
các loại Bạch đàn dòng PN2, PN14, U6; Keo lai BV10, BV16, BV32 và Keo
tai tượng ươm từ hạt. Năng suất của các giống này thường phụ thuộc vào điều
kiện khí hậu, lập địa nơi trồng. Qua khảo nghiệm nhiều chu kỳ kinh doanh các
nhà quản lý đã hoạch định được vùng nào trồng bạch đàn và vùng nào trồng
keo cho hiệu quả hơn. Tuy nhiên, năng suất chưa đồng đều, nơi thì sản lượng
40 - 60 m3/ha/7 năm, nơi thì sản lượng 70 - 100 m3/ha/7 năm. Ngoài vấn đề
quản lý bảo vệ rừng phải kể đến một số nguyên nhân dẫn đến chênh lệch năng
suất như sau:
Nguyên nhân thứ nhất, do một số giống tiến bộ mới, năng suất cao
chưa được khảo nghiệm trên diện rộng để phát triển cho trồng rừng (ví dụ
Bạch đàn CT3, CTIV, Keo lai BV71, BV73, BV75, KL2, KL20, KLTA3... ).



2

Ngun nhân thứ hai, do bố trí giống cịn dựa vào thăm dò, những năm
2004 bỏ Keo lai trồng Keo tai tượng để tránh đổ gãy, từ năm 2011 một số nơi
năng suất Keo lai lớn hơn Keo tai tượng thì lại quay lại trồng Keo lai. Việc xác
định, phân chia, đánh giá lập địa chi tiết để bố trí cây giống phù hợp ở từng đơn
vị, công ty chưa được chặt chẽ v.v... Hoặc còn thiếu vốn đầu tư cho nghiên cứu
này.
Keo lai (Acacia hybrids) đang được sử dụng trong sản xuất hiện nay là
những giống đã được cải thiện, đồng thời là lồi cây có khả năng sinh trưởng
nhanh trong số các loài cây mọc nhanh. Hơn nữa, Keo lai khơng chỉ là giống có
ưu thế sinh trưởng nhanh, gỗ có nhiều cơng dụng mà cịn có giá trị về nhiều mặt
như cải tạo đất, cải thiện môi trường sinh thái.
Tuy nhiên, giống đã được cải thiện là một trong những yếu tố quan trọng để
nâng cao sản xuất và chất lượng rừng trồng chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ.
Có giống tốt nhưng điều kiện lập địa khơng thích hợp hoặc khơng được áp dụng
các biện pháp kỹ thuật thâm canh thì chưa chắc đã đạt được năng suất như mong
đợi. Vì thế, việc thực hiện đề tài: “Trồng thử nghiệm một số dịng vơ tính Keo
lai (KL2, KL20, KLTA3, BV10, BV16, BV32, BV71, BV73, BV75) và Keo
tai tượng trên một số loại đất chính ở Hàm Yên, Tuyên Quang” là cần thiết
và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học

Trong trồng rừng với quy mô lớn chúng ta thường phải lựa chọn được
loại đất phù hợp với cây giống để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy
nhiên, hiện nay các cơ sở trồng rừng đất đai đã được quy hoạch ổn định thì
thay vào việc lựa chọn đất là phải chọn giống cây phù hợp trên đất đó, nói
cách khác là phải mang các giống cây đến nơi đó để thử nghiệm, đánh giá
chọn ra giống đạt được mục tiêu như mong muốn.
Đối với các Công ty lâm nghiệp trồng rừng nguyên liệu giấy thuộc
Tổng Công ty giấy Việt Nam hiện nay chủ yếu trồng hai loài cây Keo và Bạch
đàn [23]. Năng suất thường không đồng đều, có đơn vị sản lượng bình qn
đạt 70 - 80 - 100 m3/ha/7 năm nhưng cũng có đơn vị chỉ đạt 40 - 60 m3/ha/7
năm. Một trong các nguyên nhân làm cho năng suất khơng cao đó là chưa xác
định được trên lơ đất này nên trồng giống gì? Bạch đàn, Keo lai hay Keo tai
tượng. Cụ thể hơn là nếu trồng Keo lai thì dịng nào ít bị sâu bệnh, dịng nào
năng suất cao hơn, thay vào đó các Công ty cũng đã tự trồng giống này, giống
kia, vào những năm 1992 đã ồ ạt trồng Keo lai sau vài năm một số nơi cây bị
đổ gãy quá nhiều thì lại quay lại trồng Keo tai tượng. Song bên cạnh đó có lơ
Keo lai mặc dù bị đổ gãy nhưng năng suất vẫn hơn Keo tai tượng, vậy là vài
ba năm trở lại đây đa số lại trồng Keo lai.
Thực tế cho thấy việc nghiên cứu, quy hoạch “đất nào cây ấy” chưa rõ
ràng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ về kinh tế do kéo dài hàng chục năm. Các
nước phát triển họ nghiên cứu rất kỹ về đất đai thổ nhưỡng, đặc tính sinh lý
học và phát triển của cây trước khi trồng rừng nên năng suất rừng họ đạt gấp
đôi, gấp ba lần chúng ta.


4

Để phát triển bền vững về đất đai, năng suất ổn định, việc cần thiết là
chúng ta cần có những nghiên cứu cơ bản cho trồng rừng kinh doanh [22].
Đối với từng vùng sinh thái đã được xác định, thì việc tiếp theo trước tiên là

xác định rõ các đơn vị trồng rừng có những loại đất gì, ở đâu, độ dày tầng đất,
tính chất lý hố tính, thối hố ở mức độ nào, thiếu chất gì... Sau đó có các
biện pháp lâm sinh, chọn giống phù hợp. Tất nhiên nền kinh tế chúng ta cịn
khó khăn, đầu tư cho nghiên cứu cơ bản đối với lâm nghiệp là cả một q
trình lâu dài và vốn đầu tư khơng nhỏ, nhưng đối với kinh doanh nguyên liệu
giấy cần có kế hoạch từng bước thực hiện, giải quyết từng phần và hồn thiện
trong tương lai thì năng suất rừng của chúng ta sẽ được ổn định, kinh tế phát
triển cao hơn.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng rừng trồng
Sinh trưởng của cây rừng và lâm phần chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi đặc
tính di truyền của cây rừng, sự tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường,
đất đai và những biện pháp tác động [5]. Vì vậy, cần có những nghiên cứu
thực nghiệm để xác định được chính xác khả năng sinh trưởng của cây rừng
và lầm phần. Thơng qua đó đánh giá được những ưu điểm của lồi cây nghiên
cứu, có những chọn lựa phù hợp với lồi cây đó.
Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng rừng trồng được Vilmorin tiến hành
lần đầu tiên vào năm 1982 tại Pháp. Đó là những khảo nghiệm và nghiên cứu
đánh giá sinh trưởng lồi Thơng Châu Âu (Pinus silvestris) tại Les Barres. Tại
Thụy Điển, trong các năm từ 1929 đến 1936, nhà di truyền học chọn giống
cây rừng Langlet đã tiến hành khảo nghiệm, đánh giá và so sánh sinh trưởng
của các xuất xứ khác nhau của lồi Thơng Châu Âu. Năm 1932, ở Indonesia
đã có nghiên cứu so sánh sinh trưởng của các xuất xứ khác nhau của loài Tếch
(Tectona grandis).


5

Cuối những năm 1950, công tác trồng rừng được chú ý phát triển, đặc
biệt là rừng trồng công nghiệp. Điều đó đã đặt ra yêu cầu lớn về giống cây

rừng. Hàng loạt các hoạt động nghiên cứu khảo nghiệm, đánh giá sinh trưởng
các loài cây trồng được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó phải kể
đến việc trồng khảo nghiệm, nghiên cứu so sánh sinh trưởng các xuất xứ của
Thông caribê (Pinus caribaea) đã được xây dựng ở Fiji vào năm 1955. Những
so sánh về đánh giá Thông ba lá (Pinus kesiya), Thông nhựa (Pinus merkusii)
và một số lồi Thơng nhiệt đới khác cũng được xây dựng vào thời kỳ này.
Tại Philipin, những năm 1980 đã tiến hành trồng khảo nghiệm và nghiên
cứu về khả năng sinh trưởng của một số loài keo như Keo tai tượng, Keo đa
thân. Năm 1993 tiếp tục có những nghiên cứu đánh giá sinh trưởng của các
loài Keo tai tượng, Keo lá tràm [19].
Tại Malayxia, những năm 1990 cũng có những nghiên cứu đánh giá sinh
trưởng của Keo tai tượng và Keo lá tràm phục vụ cho việc chọn lựa loài cây
trồng rừng. Đến năm 1997 tiếp tục có những khảo nghiệm với một số lồi keo
khác trong đó có Keo lá liềm [19].
Tại Trung Quốc, Keo đen (A. Mearnsii) cũng được gây trồng rộng rãi để
sản xuất tanin từ vỏ và mục tiêu của chương trình chọn giống là làm tăng
năng suất từ vỏ. Chương trình trồng khảo nghiệm giống Keo đen được chú
trọng và thực hiện trong những năm 1980 [19].
Tại Inđônêsia, những năm 1990 tiến hành khảo nghiệm Keo tai tượng để
lựa chọn giống tốt xây dựng vườn giống. Đây là một hướng đi đơn giản, ít tốn
kém và có hiệu quả tốt [20].
Trong q trình nghiên cứu đánh giá sinh trưởng của rừng trồng, hầu hết
các nghiên cứu đều dựa vào quá trình sinh trưởng của các nhân tố đường kính,
chiều cao và thể tích thân cây. Mối quan hệ giữa sinh trưởng đường kính với
sinh trưởng chiều cao thường chỉ được quan tâm trong nghiên cứu quy luật


6

sinh trưởng cây rừng. Trong các nghiên cứu này, hầu hết các tác giả đều

khẳng định giữa chiều cao và đường kính có tương quan từ chặt đến rất chặt
và được mơ phỏng theo các hàm tốn cụ thể.
1.2.2. Phát hiện và nghiên cứu cây Keo lai
Keo lai là tên gọi tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng
(Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), giống lai này được
Messrs Herburn và Shim phát hiện lần đầu tiên vào năm 1972 trong số những
cây Keo tai tượng được trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah
của Malaysia. Đến tháng 7 năm 1978, sau khi xem xét các mẫu tiêu bản tại
phòng tiêu bản thực vật ở Queensland (Australia) được gửi đến từ tháng 1
năm 1977 Pedgley đã xác nhận đó là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và
Keo lá tràm [11].
Keo lai tự nhiên cũng được phát hiện ở Papua New Guinea (Turnbull,
1986, Griffin, 1988) [24], ở Malaysia và Thái Lan (Kijkar, 1992). Ngoài ra, từ
năm 1992 ở Indonesia đã bắt đầu có thí nghiệm trồng Keo lai từ nuôi cấy mô
phân sinh cùng Keo tai tượng và Keo lá tràm (Umbol et al, 1993) [6].
Keo lai cịn được tìm thấy ở vườn ươm Keo tai tượng (lấy giống từ
Malaysia) tại Trạm nghiên cứu Jon - Pu của Viện nghiên cứu lâm nghiệp Đài
Loan (Kiang Tao et al, 1989) và khu trồng Keo tai tượng tại Quảng Châu Trung Quốc [6].
Keo lai tự nhiên có thể xuất hiện với tỷ lệ 3 - 4 cây/ha, hoặc với tỷ lệ 1
Keo lai : 500 Keo tai tượng. Còn trong vườn ươm Keo lá tràm (trong trường
hợp này Keo lá tràm làm mẹ), tỷ lệ Keo lai có thể xuất hiện là 6,8 - 10,3 %, cá
biệt có thể đến 22,5 % (Gan and Sim Boon Liang, 1991) [26].
Trong giai đoạn vườn ươm cây Keo lai hình thành lá giả (phyllode)
sớm hơn Keo tai tượng và muộn hơn Keo lá tràm (Rufelds, 1988) [27]. Phân
tích Peroxydase isozym của Keo lai và hai loài bố mẹ cho thấy Keo lai thể


7

hiện tính trung gian giữa hai lồi keo bố mẹ (Kiang Tao et al, 1989). Theo

thông báo của Tham vào năm 1976 thì cây lai thường cao hơn cả hai lồi bố
mẹ, song vẫn giữ hình dáng kém của Keo lá tràm [19].
Đánh giá Keo lai tại Sabah một cách tổng hợp Pinso và Nasi vào năm
1991, thấy cây lai có ưu thế lai và ưu thế lai này có thể chịu sự ảnh hưởng của
cả yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa tạo nên. Họ cũng thấy sinh trưởng của
cây Keo lai tự nhiên đời F1 tốt hơn xuất xứ Sabah của Keo tai tượng, song
kém hơn xuất xứ ngoại lai như Oriomo River (Papua New Guinea) hoặc
Claudie River (Queesland, Australia), còn sinh trưởng của những cây đời F 2
trở đi thì rất khơng đồng đều với trị số trung bìmh cịn kém hơn cả Keo tai
tượng, mặc dù một số cây xuất sắc có khá hơn [28].
Khi đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của cây Keo lai Pinso và Nasi
năm 1991 thấy rằng độ thẳng thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân,
vv... ở cây Keo lai đều tốt hơn hai loài keo bố mẹ và cho rằng Keo lai rất phù
hợp cho trồng rừng thương mại. Cây Keo lai cịn có ưu điểm là có đỉnh ngọn
sinh trưởng tốt, thân cây đơn trục và tỉa cành tự nhiên tốt Pinyopusarerk
(1990) [28].
Keo lai đã được nghiên cứu nhân giống bằng hom (Griffin, 1988) hoặc
nuôi cấy mô phân sinh bằng môi trường cơ bản Murashige và Skooge (MS)
có thêm 6 - Benzyl amino purine (BAP) 0,5 mg/l và cho ra rễ trong phòng ở
hoặc nền cát sông 100 % với khả năng ra rễ đến 70 % (Darus, 1991) sau một
năm cây mơ có thể cao 1,09 m [25].
1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.3.1. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng rừng trồng
Ở nước ta, nghiên cứu đánh giá sinh trưởng rừng trồng đã được nhiều
tác giả thực hiện và đã đưa ra được những kết luận có ý nghĩa quan trọng
phục vụ cho việc lựa chọn loài cây trồng hợp lý.


8


Nghiên cứu khảo nghiệm đánh giá sinh trưởng loài cây trồng rừng ở
Việt Nam được bắt đầu từ những năm 1930 do các nhà lâm nghiệp người
Pháp thực hiện. Các loài cây được quan tâm nghiên cứu là Lim xanh
(Erythrophloeum fordii), Long não (Cinnamomun camphora), Bạch đàn trắng
(Eucalyptus camaldulensis).
Những công trình nghiên cứu do các nhà lâm nghiệp Việt Nam thực
hiện tuy cịn ít so với thế giới nhưng đã thực hiện được cho khá nhiều loài cây
trồng rừng chủ yếu ở nước ta.
Những năm 1980, Nguyễn Hoàng Nghĩa đã có những khảo nghiệm và
đánh giá sinh trưởng của các loài keo. Tác giả đã kết luận các loài Keo tai
tượng, Keo lá tràm và A.crassicarpa là có triển vọng gây trồng ở nước ta [19],
[17]. Lê Đình Khả và cộng sự đã tiến hành khảo nghiệm và cho thấy triển
vọng gây trồng Keo vùng cao và Keo đen tại Việt Nam [12].
Cũng trong những năm 1980, nhiều nghiên cứu đánh giá sinh trưởng
một số loài bạch đàn được thực hiện. Trần Hậu Huệ tiến hành khảo sát đánh
giá sinh trưởng các loài E.urophylla, E.camaldulensis, E.tereticornis tại lâm
trường nguyên liệu giấy Trị An - Đồng Nai cho kết quả: Loài E.camaldulensis
sinh trưởng có triển vọng nhất, ít sâu bệnh. Tiếp đến là E.tereticornis, lồi
E.urophylla có tỷ lệ sống thấp (chỉ đạt 58,6 %) và có sinh trưởng kém ở đây
[5]. Huỳnh Đức Nhân đã tiến hành nghiên cứu đánh giá sinh trưởng của loài
Bạch đàn urophylla tại trung tâm nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp Phù
Ninh - Phú Thọ (nay là Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy) [15], [16]. Kết
quả cho thấy loài này trồng trong vùng nguyên liệu giấy tỏ ra là thích hợp, cây
mọc nhanh, hình dáng cân đối. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Phạm Văn Chiến
(2002) đã nghiên cứu và tuyển chọn được một số dòng bạch đàn kháng bệnh ở
Đông Nam Bộ [18].


9


Lê Đình Khả, Hồng Quốc Lâm, Nguyễn Việt Cường (2002) [13], đã
tiến hành nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và tiềm năng bột giấy của
một số dòng Bạch đàn lai trên một số điều kiện lập địa khác nhau. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các dòng Bạch đàn lai có sinh trưởng nhanh hơn rõ rệt so
với các lồi bố mẹ. Chúng có tỷ trọng gỗ và khối lượng gỗ cao hơn bố mẹ
được tham gia lai trong lai giống. Một số giống lai có hàm lượng xenlulo và
hiệu suất bột giấy cao hơn các loài bố mẹ. Điều đó thấy rằng ưu thế lai của
các dịng Bạch đàn lai về cả sinh trưởng, chất lượng và tiềm năng bột giấy.
Nguyễn Việt Cường, Phạm Đức Tuấn (2006) [4], nghiên cứu khả năng
phát triển một số giống Tràm ở các tỉnh miền Bắc và tiềm năng bột giấy của
gỗ Tràm, đã nhận định cây Tràm có biên độ sinh thái rất rộng về khí hậu và
đất đai.
Như vậy, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu đánh giá sinh trưởng
của rừng trồng. Các cơng trình đã nghiên cứu rất đa dạng về loài cây, thực
hiện trên nhiều vùng sinh thái khác nhau. Kết quả đã xác định được khá nhiều
loài cây trồng rừng chủ yếu trên các vùng sinh thái chính ở nước ta, góp phần
cải thiện giống cây rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội đối với ngành lâm
nghiệp.
1.3.2. Phát hiện và nghiên cứu cây Keo lai
Các loài keo từ hạt được đưa vào nước ta từ những năm 1960, trong đó
có Keo tai tượng xuất xứ Cadwell tỏ ra khá phù hợp ở các tỉnh thuộc Trung
tâm Bắc Bộ, được người dân gây trồng chủ yếu vào những năm 2002 - 2010.
Ở Việt Nam giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm (Acacia
mangium x Acacia auriculiformis) được phát hiện từ năm 1991-1992. Những
cây lai này (gọi tắt là Keo lai) được phát hiện ở các vùng như Tân Tạo, Sông
Mây, Trị An, Trảng Bom ở Đơng Nam Bộ và Ba Vì (Hà Tây), Phú Thọ, Hồ
Bình, Tun Quang, vv... ở Bắc Bộ (Lê Đình Khả, 1999) [11]. Nghiên cứu


10


giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm của Lê Đình Khả,
Nguyễn Đình Hải, Phạm Văn Tuấn, Trần Cự (1993, 1995) [8], [14]. Kết quả
thấy rằng Keo lai là một dạng lai tự nhiên giữa Keo tai tượng với Keo lá tràm,
có tỷ trọng gỗ và nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa Keo tai tượng và
Keo lá tràm. Giai đoạn 4 năm tuổi, cây hom của Keo lai đời F 1 có thể tích gấp
1,6 - 2 lần Keo tai tượng và 3 - 4 lần Keo lá tràm. Tốc độ sinh trưởng của cây
hom Keo lai đời F1 nhanh hơn cây hạt và cây hom của những xuất xứ sinh
trưởng nhanh nhất trong các loài keo bố mẹ và chúng vẫn được duy trì ở giai
đoạn 4 năm tuổi và tiếp tục sinh trưởng nhanh sau một số năm. Có sự khác
biệt rõ rệt về tốc độ sinh trưởng, chất lượng thân cây và tỷ trọng của gỗ giữa
các dòng Keo lai được khảo nghiệm. Từ khảo nghiệm dịng vơ tính đã chọn
được một số dịng Keo lai có thể tích thân cây cao nhất, chất lượng thân cây
tốt nhất và có tỷ trọng của gỗ tương đối cao.
Trong báo cáo khảo nghiệm giống Keo lai ở một số vùng sinh thái
chính ở nước ta của Lê Đình Khả, Nguyễn Văn Thảo, Phạm Văn Tuấn,
Nguyễn Đình Hải, Phí Hồng Hải, Hồ Quang Vinh (1999) [9], v.v... qua theo
dõi sau 2- 3 năm khảo nghiệm kết quả là Keo lai có thể sống ở tất cả các nơi
khảo nghiệm. Những nơi có điều kiện đất đai tương đối tốt, đất có độ phì cao
thì Keo lai sinh trưởng khá hơn song ở tất cả các nơi khảo nghiệm Keo lai đều
có sinh trưởng nhanh gấp 1,5 - 3 lần các loài keo bố mẹ. Những nơi Keo lai
sinh trưởng nhanh là Hàm Yên (Tuyên Quang), Bình Thanh (Hịa Bình), Phú
Lương (Thái Ngun), Đơng Hà (Quảng Trị), Long Thành (Đồng Nai), v.v...,
trong 3 năm đầu Keo lai có thể đạt năng suất 19 -27 m3/ha/năm.
Nghiên cứu về tiền năng bột giấy cây Keo lai của Lê Đình Khả, Lê
Quang Phúc (1999) [10], cho thấy Keo lai có tỷ trọng trung gian giữa Keo lá
tràm và Keo tai tượng có khối lượng gỗ gấp 3 - 4 lần hai lồi keo bố mẹ. Các
dịng Keo lai được chọn có tỷ trọng gỗ và có tính co rút của gỗ khác nhau.



11

Trong đó các dịng BV32, BV33 có tỷ trọng gỗ cao nhất, cịn dịng BV16 có
gỗ khơng bị nứt khi phơi khơ [10]. Một số dịng Keo lai được chọn có hàm
lượng xenlulo cao hơn hai lồi keo bố mẹ và Bạch đàn Canam, ở giai đoạn 5
năm tuổi dòng BV33 có hàm lượng xenlulo cao nhất, tiếp đó là các dịng
BV10 và BV5. Đặc biệt dịng BV10 có hàm lượng xenlulo cao vừa có hàm
lượng lignin thấp nhất, ở mức dùng kiềm 20 % và 22 % dòng BV10 là dịng
có hiệu xuất bột giấy cao nhất, tiếp theo là các dòng BV5, BV16 và BV29.
Giấy được sản xuất từ các dịng Keo lai được chọn có độ dài và độ chịu gấp
cao hơn rõ rệt so với hai loài keo bố mẹ và bạch đàn. Độ trắng và hiệu suất
tẩy trắng của các dòng Keo lai về cơ bản giống hai loài keo bố mẹ và của
Bạch đàn trắng Caman (E.camaldulensis). Với các tính chất ưu việt trên, Keo
lai là giống mới có triển vọng gây trồng trên diện rộng để sản xuất bột giấy và
cịn có tác dụng cải tạo đất (Lê Đình Khả, Lê Quang Phúc, 1999) [10].
Những năm sau, một số dòng Keo lai như BV10, BV16, BV32 được
Viện khoa học lâm nghiệp chọn và khảo nghiệm, công nhận giống tiến bộ
khoa học kỹ thuật từ sau năm 1999, sau hơn 10 năm, Viện khoa học lâm
nghiệp chọn tạo thêm được một số dòng mới, trong đó phải kể đến là các
dịng BV71, BV73, BV74 và BV75.
Bên cạnh đó, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy cũng đã chọn tạo,
cơng nhận được dịng keo lai KL2, KL20, KLTA3 là giống tiến bộ kỹ thuật,
cho năng suất cao [23].
Nhìn chung cây keo sinh trưởng và phát triển nhanh, đồng thời lại có
khả năng cải tạo đất cao. Với những ưu điểm trên, cây keo đã nhanh chóng trở
thành cây trồng rừng chủ lực cho ngành lâm nghiệp, đặc biệt là cho trồng
rừng sản xuất nguyên liệu giấy và cho trồng rừng đa mục đích: Phịng hộ, cải
tạo đất, gỗ trong đóng đồ, xây dựng.



12

Mặc dù vậy, số lượng các dịng Keo lai vơ tính được chọn có năng suất
cao được cơng nhận là giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật cho đến nay
vẫn chưa nhiều, tính đa dạng di truyền cịn hẹp và việc khảo nghiệm các dòng
Keo lai đã được chọn trước đây chưa đủ rộng để xác định phạm vi thích ứng
của các dịng cho từng vùng cụ thể. Vì vậy, việc xây dựng các khảo nghiệm
dịng vơ tính có tính chất tổng hợp trên một số lập địa, để chọn ra những dịng
Keo lai mới có năng suất cao và chất lượng tốt, thích hợp cho một số vùng
sinh thái, làm nguồn vật liệu giống cho trồng rừng sản xuất ở nước ta là rất
cần thiết.
1.4. Phân loại đất trên thế giới
Phân loại đất là đặt tên cho đất và sắp xếp thứ tự tên đất theo hệ
thống phân vị thành bảng phân loại đất. Đối tượng của phân loại đất là đất
trong tự nhiên (còn gọi là lớp phủ thổ nhưỡng).
Các phương pháp phân loại đất chính: Từ khi Thổ nhưỡng học ra đời
đến nay, trên thế giới đã hình thành nhiều phương pháp phân loại đất khác
nhau, nổi bật là 3 phương pháp chính sau:
- Phân loại đất theo phát sinh (còn gọi là trường phái phân loại đất
của Nga): Phương pháp này dựa vào điều kiện hình thành, quá trình hình
thành được thể hiện rõ ở hình thái đất để phân loại đất, phương pháp chủ
yếu mang nặng tính định tính.
- Phân loại đất của Hoa Kỳ - Soil Taxonomy: Cơ sở của phương pháp
là dựa vào q trình hình thành và những tính chất hiện tại của đất. Các tính
chất đất được định lượng theo hệ thống tiêu chuẩn chặt chẽ đồng thời là căn
cứ để phân loại đất, nên phương pháp phân loại đất của Hoa Kỳ là phân loại
đất theo định lượng.
- Phân loại đất của FAO - UNESCO: Cũng dựa trên cơ sở đánh giá
định lượng tính chất đất để tiến hành phân loại đất thống nhất toàn thế giới.



13

Như vậy phân loại đất đã phát triển liên tục và ngày càng hoàn chỉnh
hơn. Để phân loại đất, cần thực hiện các nội dung điều tra nghiên cứu: Điều
kiện hình thành đất (yếu tố hình thành đất) và quá trình hình thành, biến đổi
diễn ra trong đất. Các tính chất: Hình thái, lý tính, hóa tính, sinh tính. Đặt tên
đất và xây dựng bảng phân loại đất.
Phân loại đất trên thế giới gắn liền với sự phát triển của thổ nhưỡng
học và ngành khoa học đất. Tình trạng khác nhau trong nghiên cứu phân loại
đất theo các trường phái khác nhau đã gây nhiều khó khăn cho việc đánh giá
nguồn tài nguyên đất thế giới. Cùng loại đất nhưng lại có các tên gọi khác
nhau do cách phân loại khác nhau vì thế cần có sự thống nhất trên thế giới
trong việc nghiên cứu phân loại đất là việc làm rất cần thiết. Từ những
năm 60 của thế kỷ trước đã thành lập hai trung tâm nghiên cứu phân loại
đất.
Trung tâm Soil Taxonomy do Bộ nông nghiệp Mỹ chủ trì, tại đây các
nhà khoa học đã nghiên cứu phân loại đất dựa trên cơ sở định lượng các tính
chất hiện tại của đất, xây dựng hệ thống phân loại Soil Taxonomy với hệ
thống thuật ngữ riêng [29].
Ngoài ra, để bổ sung cho phân loại đất của FAO - UNESCO hội khoa
học đất quốc tế và chương trình mơi trường liên hiệp quốc đã hỗ trợ phát
triển cơ sở tham chiếu phân loại đất quốc tế (IRB) và sau đó là cơ sở tham
chiếu tài nguyên đất thế giới (WRB). Cơ sở tham chiếu tài nguyên đất thế
giới (WRB) bổ sung thêm các kiến thức sâu rộng cho bảng sửa đổi năm
1988 của FAO - UNESCO [29].
1.5. Phân loại đất ở Việt Nam
Công tác nghiên cứu phân loại đất Việt Nam cũng gắn liền với sự phát
triển thổ nhưỡng học của nước ta. Các phương pháp phân loại đất trên thế
giới đều được sử dụng ở nước ta nhưng chậm hơn. Sau khi giải phóng



14

miền Nam, nước nhà thống nhất, do yêu cầu của sự phát triển đất nước,
công tác nghiên cứu phân loại đất và xây dựng bản đồ đất được thực hiện và
phát triển sâu rộng. Năm 1976, ban biên tập bản đồ đất Việt Nam đã công bố
bảng phân loại đất của nước Việt Nam thống nhất dùng cho bản đồ đất tỷ lệ
1/1.000.000.
Theo bảng phân loại của Hội Khoa học Đất Việt Nam thì đá mẹ được
kí hiệu là các chữ: A (macma axít), k (macma bazo và trung tính), q (đá cát và
biến chất hạt thô), s (đá phiến thạch sét), j (đá biến chất hạt mịn), p (trên phù
sa cổ).
Theo chú thích bản đồ đất Việt Nam tỉ lệ 1/1.000.000 thì: Ký hiệu số 1
(đá macma bazo và trung tính), 2 (đá vơi), 3 (đá biến chất), 4 (đá axít), 5 (đá
cát), 6 (phù sa cổ).
Đất xám kí hiệu (X), Acrisols (Ac): Diện tích: 19.970.642 ha. Phân bố
rộng khắp trung du và vùng núi phía Bắc. Có tầng B tích sét, dung tích hấp
thụ: 24 me/100 g sét, độ no bazo 50 %, tối thiểu là một phần của tầng B trong
lớp đất 0 - 120 cm, không có tầng E, nằm đột ngột ngay trên tầng có tính thấm
chậm. Trên bản đồ đất 1/1 triệu được chia thành các đơn vị:
+ Đất xám bạc màu: (X), Haplic Acrisols (ACh).
+ Đất xám có tầng loang lổ (Xl), Plinthite Ac, (ACp).
+ Đất xám glây (Xg), Gleyic Ac, (ACg).
+ Đất xám ferralite (XF), Ferralic Ac, (ACf).
+ Đất xàm mùn trên núi (Xh), Humic Ac, (ACu).
 Đất xám bạc màu (không có trong khu vực Hàm Yên): Chủ yếu phát
triển trên phù sa cổ, đá macma axit và đá cát, tập trung ở Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên và Trung Du Bắc bộ. TPCG nhẹ, dung trọng 1,3 - 1,5 tỷ trọng 2,65 2,70 độ xốp 43 - 45 %, độ ẩm đồng ruộng 27 - 31 % độ ẩm cây héo 5 - 7 %,
nước hữu hiệu 22 - 24 % độ thấm lớp đất mặt 68 mm/giờ, lớp dưới 25



15

mm/giờ. Phản ứng đất chua đến rất chua (pHKCl 3 - 4,5), nghèo cation kiềm
trao đổi (Ca + Mg < 2 me/100 g đất), độ no bazo và dung tích hấp thụ thấp,
hàm lượng mùn tầng đất mặt nghèo đến rất nghèo (0,5 - 1,5 %), C/N < 10, các
chất dễ tiêu nghèo, thường bị khơ hạn và xói mịn mạnh, địa hình thường
thoải dốc, thốt nước, TPCG nhẹ, dễ canh tác.
 Đất xám có tầng loang lổ (chưa phát hiện, nếu có thì rất ít): Diện tích
221.360 ha, phân bố ở trung du Bắc Bộ, độ dốc thường < 150, chủ yếu là
thạch anh, TPCG nhẹ đến trung bình, dung trọng 1,4 - 1,6, độ xốp < 40 %, độ
ẩm bão hòa 28 - 31 %, độ ẩm cây héo 11 - 13 %, thường có tầng kết von đá
ong ở độ sâu 50 cm, pHKCl 3 - 4,5, mùn nghèo < 1 %, độ no bazo và dung tích
hấp phụ thấp, nghèo chất dễ tiêu.
 Đất xám feralite (XF), rất phổ biến: Diện tích 14.789.505 ha, có 5 đơn
vị phụ:
 Đất xám feralit trên phiến thạch sét (XFs) 6.876.430 ha
 Đất xám feralit trên macma axit (XFa) 4.646.474 ha
 Đất xám feralit trên đá cát và biến chất hạt thô (XFq) 2.651.337 ha
 Đất xám feralit trên phù sa cổ (XFp) 455.402 ha
Bảng phân loại đất này được thực hiện theo phương pháp phân loại
phát sinh là căn cứ để xây dựng các bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn cho các
địa phương trong cả nước.
Như vậy, công tác nghiên cứu phân loại đất và xây dựng bản đồ đất
của Việt Nam liên tục phát triển. Các nhà khoa học đất Việt Nam đã rất linh
hoạt và sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu phân loại
đất của thế giới vào điều kiện cụ thể Việt Nam. Phân loại đất Việt Nam, xây
dựng bản đồ đất quốc gia và các địa phương góp phần quan trọng cho sự
nghiệp phát triển kinh tế của nước ta.

Trong lâm nghiệp còn xây dựng biểu cấp đất cho một số rừng trồng


16

như rừng Bồ đề, Thông ba lá, Thông mã vĩ v.v... Bản chất của cấp đất cũng
thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố lập địa với sinh trưởng rừng trồng
thông qua chỉ số chiều cao của lâm phần (H bình quân hoặc H cây trội: H
dominant) ứng với cấp tuổi nhất định. Dựa vào sự biến động chiều cao lâm
phần hoặc chiều cao các cây trội ở các cấp tuổi trong các điều kiện hoàn
cảnh khác nhau mà phân chia thành các cấp đất khác nhau. Thông thường
một biểu cấp đất gồm từ 5 tới 8 cấp, dựa vào biểu cấp đất ta có thể xác
định một lâm phần nào đó ở một cấp tuổi nhất định sẽ thuộc cấp đất nào
trên cơ sở xác định các nhân tố về chiều cao của lâm phần hoặc chiều cao
cây trội (thường đo 10 % số cây lớn nhất lâm phần). Điều đó phản ánh lâm
phần xem xét sinh trưởng trong điều kiện lập địa tốt hay xấu.
Nguyễn Trọng Bình (2003), (2004), (2005), [1], [2], [3], đã tiến hành
lập biểu sinh trưởng và sản lượng, biểu cấp đất và thể tích, biểu sản phẩm tạm
thời cho rừng Keo lai trồng thuần loài ở một số vùng trong cả nước. Kết quả
cho thấy, tại các cấp đất Keo lai đều có tăng trưởng bình quân đạt cực đại ở
tuổi 7 và 8, so với bố mẹ, Keo lai có tăng trưởng bình quân cao hơn từ 1,2 - 2
lần.
Phân hạng đất, lập bản đồ GIS phân cấp mức độ thích hợp cấp vĩ mô
cho việc trồng rừng Keo tai tượng ở vùng Trung tâm tỷ lệ 1:250.000 cũng đã
được Nguyễn Văn Thắng, Ngơ Đình Quế (Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và
Môi trường rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) thực hiện từ năm
2006 - 2009. Đề tài đã chỉ ra: “Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh trưởng
của Keo tai tượng ở cấp độ vi mô là độ dày tầng đất, dung trọng, pH KCl, mùn
và P dễ tiêu, trong đó 3 yếu tố quan trọng nhất có thể coi đây là những yếu tố
giới hạn với năng suất của rừng. Bảng phân hạng đất cấp vi mô mà đề tài đưa

ra được tổng hợp dựa trên những kết quả đánh giá thực tế tại các cơ sở trồng
rừng và tổng hợp, xử lý phân tích bằng chương trình thống kê SPSS nên có cơ


×