Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mía của nông hộ tại huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN NGỌC THÁI

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
MÍA CỦA NƠNG HỘ TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP,
TỈNH HẬU GIANG
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN HÀ

Đồng Nai, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào khác. /.
Ngày 27 tháng 5 năm 2014

NGUYỄN NGỌC THÁI



ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành biế t ơn!
Thầ y giáo TS. Nguyễn Văn Hà đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ, hỗ trợ tôi
trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này;
Ban lãnh đạo Trường Đại học Lâm Nghiệp, quý Thầ y Cô đã giảng da ̣y và
hướng dẫn tôi trong hai năm ho ̣c vừa qua;
Bà con nơng dân, phịng Nơng nghiệp, phịng thóng kê huyện Phụng Hiệp,
tỉnh Hậu Giang và các đơn vi ̣ có liên quan đã giúp đỡ và cung cấp những thông
tin cần thiết, đóng góp ý kiế n và ta ̣o mo ̣i điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ị cho tôi hoàn thành
luâ ̣n văn;
Ban lañ h đa ̣o Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ, anh chi ̣ em
đồ ng nghiê ̣p đã ta ̣o điề u kiê ̣n và giúp đỡ tôi trong suố t khóa ho ̣c và hoàn thành
chương trình;
Gia đình đã động viên, ln ln ủng hộ và giúp đỡ để tơi vững bước trong
suốt q trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp;
Các anh, chi,̣ em và các ba ̣n ho ̣c viên lớp cao ho ̣c kinh tế Nông nghiệp K.20D
đã đô ̣ng viên giúp đỡ tôi trong suố t khóa ho ̣c./.
Chân thành cảm ơn!
NGUYỄN NGỌC THÁI


iii

MỤC LỤC
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. vi
DANH SÁCH BẢNG ..............................................................................................vii
DANH SÁCH HÌNH - BIỂU ĐỒ ............................................................................ ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 2
a) Mục tiêu tổng quát ..................................................................................2
b) Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2
3. Kiểm định giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu ............................................................ 2
a) Kiểm định giả thuyết..............................................................................2
b) Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: ........................................................... 3
a) Đối tượng nghiên cứu ............................................................................3
b) Phạm vi nghiên cứu ................................................................................3
5. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................ 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA NÔNG HỘ ............................................................................ 5
1.1. Cơ sơ lý luận về nông hộ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông hộ......... 5
1.1.1. Nông hộ và đặc trưng của nông hộ ...................................................5
1.1.2. Các quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế ..................................7
1.1.3. Một số loại hiệu quả kinh tế cơ bản ................................................10
1.1.4. Các chỉ tiêu đo lường về kết quả, hiệu quả kinh tế .........................12
1.2. Cây mía đường và một số nghiên cứu phát triển cây mía đường ...................... 14
1.2.1. Cây mía đường ................................................................................14
1.2.2. Nghiên cứu phát triển cây mía đường tại ĐBSCL ..........................16
1.2.3. Quy trình kỹ thuật canh tác mía ......................................................17
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 20
2.1. Tổng quan về điều kiên tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội ............................. 20


iv

2.1.1. Tỉnh Hậu Giang ...............................................................................20
2.1.2. Huyện Phụng Hiệp ..........................................................................28

2.2. Thị trường tiêu thụ mía .......................................................................................... 28
2.2.1. Thị trường trong nước .....................................................................28
2.2.2. Thị trường thế giới ..........................................................................29
2.3. Tình hình sản xuất mía........................................................................................... 32
2.3.1. Tình hình sản xuất tiêu thụ mía của tỉnh Hậu Giang ......................32
2.3.2. Tình hình sản xuất mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp: ................33
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 34
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu. ............................................34
2.4.2. Phương pháp phân tích: ..................................................................35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 39
3.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ mía của nơng hộ................................................ 39
3.1.1. Đặc điểm cơ bản của hộ trồng mía .................................................39
3.1.2. Kỹ thuật sản xuất.............................................................................44
3.1.3. Nguồn vốn sản xuất mía ................................................................48
3.1.4. Năng suất, sản lượng, giá bán và thu nhập của hộ trồng mía .........49
3.1.5. Tiêu thụ sản phẩm ...........................................................................50
3.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh mía ở huyện Phụng Hiệp ................................... 52
3.2.1. Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất mía .............................52
3.2.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh mía ..................................................54
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận mơ hình trồng mía nơng hộ
................................................................................................................................................... 55
3.4. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ mía ........................................ 59
3.4.1. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất mía ......................................59
3.4.2. Thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ mía .......................................60
3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mía cho nông hộ ................ 61
3.5.1. Cơ sở đề ra giải pháp ......................................................................61
3.5.1.1. Điểm mạnh ...................................................................................64
3.5.1.2. Điểm yếu ......................................................................................65



v

3.5.1.3. Cơ hội ...........................................................................................65
3.5.1.4. Thách thức ....................................................................................67
3.5.2. Một số giải pháp nhằ m nâng cao hiệu quả sản xuấ t kinh doanh mía
của nơng hộ ........................................................................................................68
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................................... 71
1. Kết luận: ..................................................................................................................... 71
2. Kiến nghị ................................................................................................................... 72
a) Đối với hộ sản xuất ..............................................................................72
b) Đối với nhà khoa học ............................................................................72
c) Đối với cơng ty mía đường ...................................................................72
d) Đối với cơ quan Nhà nước ....................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 74
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 75
PHỤ LỤC : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA
TRÊN PHẦN MỀM PSS 16 ................................................................................... 77
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NƠNG HỘ TRỒNG MÍA .............................. 88


vi

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Tiếng Anh

ĐBSCL


Tiếng Việt
-

Đồng bằng sông Cửu Long

CPLĐGĐ

Chi phí lao động gia đình

TN

Thu nhập

CP

Chi phí

LN

Lợi nhuận

CPCH

Chi phí cơ hội

DT

Doanh thu

ĐVT


Đơn vị tính

GTVT

Giao thơng vận tải

CCS

Chữ đường

SWOT

S: Strengths,

Điểm mạnh,

W: Weaknesses,

Điểm yếu,

O: Opportunities,

Cơ hội,

T: Threat.

Thách thức.



vii

DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2005 – 2013

27

2.2

Đặc điểm lao động Hậu Giang thời kỳ 2005 – 2013

29

2.3

Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội huyện Phụng Hiệp thời kỳ 2005 – 2013

32

2.4


Cung – cầu đường qua các niên vụ

34

2.5

Số hộ điều tra theo từng xã

40

2.6

Mơ hình phân tích ma trận SWOT

41

3.1

Tuổi chủ hộ trồng mía

42

3.2

Kinh nghiệm sản xuất mía của chủ hộ

43

3.3


Trình độ học vấn của chủ hộ

43

3.4

Nhân khẩu của nơng hộ trồng mía

44

3.5

Lao động của nơng hộ trồng mía

44

3.6

Diện tích trồng mía của nơng hộ

45

3.7

Lý do trồng mía của nơng hộ

45

3.8


Thời vụ sản xuất mía của nơng hộ

47

3.9

Lý do sử dụng giống mía của nơng hộ

47

3.10

Sử dụng phân bón của nơng hộ trong canh tác mía

48

3.11

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông hộ

49

3.12

Tập huấn kỹ thuật đối với hộ trồng mía

51

3.13


Nguồn vốn sản xuất mía của nơng hộ

51

3.14

Năng suất và sản lượng mía của nơng hộ

51

3.15

Giá bán mía của nơng hộ

52

3.16

Thu nhập từ sản xuất mía của nơng hộ

52

3.17

Khách hàng thu mua mía

53

3.18


Hình thức thanh tốn

54

3.19

Người quyết định giá bán

54

3.20

Nguồn thơng tin giá bán sản phẩm

55

3.21

Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất mía của nơng hộ

55


viii

3.22

Hiệu quả sản xuất kinh doanh mía của nơng hộ

56


3.23

Kết quả phân tích hồi quy của các biến độc độc lập ảnh hưởng đến

58

lợi nhuận
3.24

Phân tích SWOT

63


ix

DANH SÁCH HÌNH - BIỂU ĐỒ

Hình

Tên hình

Trang

2.1

Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang

22


2.2

Bản đồ hành chính huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

31

2.3

Diện tích, năng suất và sản lượng mía tỉnh Hậu Giang

37

2.4

Diện tích, năng suất và sản lượng mía huyện Phụng Hiệp

39

3.1

Đánh giá của nơng hộ trồng mía về mức hỗ trợ của Cơng ty mía đường

49

3.2

Đánh giá của nơng hộ trồng mía về mức hỗ trợ của Nhà nước

50


3.3

Cơ cấu chi phí sản xuất trung bình của mơ hình trồng mía nơng hộ

56


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lợi thế cạnh tranh và hiệu quả sản xuất là vấn đề quyết định đến sự phát triển
của ngành sản xuất mía đường của Việt Nam nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng
trong bối cảnh ngành đường Việt Nam có sức cạnh tranh thấp so với các nước trong
khu vực và trên thế giới.
Là một trong những tỉnh có diện tích trồng mía lớn nhất ở Đồng bằng sơng
Cửu Long (ĐBSCL), từ năm 2004 đến nay Hậu Giang được quan tâm đầu tư cơ sở
hạ tầng, chuyển giao khoa học kỹ thuật của Nhà nước, đầu tư lao động và thâm canh
của nông dân cùng sự phối hợp của các cơng ty mía đường trên địa bàn tỉnh nên
diện tích mía của tỉnh vẫn giữ vững 13.000 – 15.000 ha và năng suất mía hàng năm
của huyện trung bình đạt ở mức 100 tấn/ha
Thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ.TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính
phủ về Chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hóa. Các năm qua, các
cơng ty mía đường trong tỉnh đã ký hợp đồng tiêu thụ 70-80% diện tích trồng mía.
So với cơng suất của 03 nhà máy đường là 8.500 tấn mía/ngày, thì sản lượng
mía nguyên liệu các nhà máy cần 1,7 triệu tấn mía cây/năm. Niên vụ 2012 với sản
lượng mía 1.199.439 tấn của tỉnh chỉ đáp ứng khoảng 71% công suất của 3 nhà máy
đường.
Tuy nhiên, tình hình sản xuất mía đường của huyện vẫn cịn nhiều khó khăn

như: vùng ngun liệu chưa được hỗ trợ đầu tư đúng mức, sự gắn kết lợi ích giữa
doanh nghiệp và nơng dân chưa chặt chẽ, việc thu mua mía vẫn qua tác nhân thương
lái định giá, hợp tác trong trồng và tiêu thụ mía của nông dân chưa chặt chẽ... đã
làm hạn chế đến thu nhập của nơng hộ trồng mía và hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các nhà máy đường.
Thuế nhập khẩu đường theo cam kết của Việt nam khi gia nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO và thuế nhập khẩu ưu đãi CEPT/AFTA trong khối ASEAN
giảm còn (0 – 5%) là thách thức cho ngành mía đường trong giai đoạn Việt Nam hội
nhập ngày càng sâu rộng với thế giới sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt…


2

Để duy trì và đảm bảo vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy đường thì
người trồng mía phải có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác. Nên việc
đánh giá đúng thực trạng, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mía
của nơng hộ, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía của
người trồng mía là vấn đề mang tính hết sức cấp thiết đối với ngành mía đường nói
chung và nơng dân huyện Phụng Hiệp nói riêng. Đó là lý do, đề tài: “Đánh giá
hiệu quả sản xuất kinh doanh mía của nơng hộ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang” được lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a) Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu mơ hình sản xuất kinh doanh mía của nơng hộ tại huyện Phụng
Hiệp tỉnh Hậu Giang để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản x́ t kinh doanh mía của
nơng hộ trên địa bàn.
b) Mục tiêu cụ thể
Đề tài thực hiê ̣n nhằm giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp;

- Nghiên cứu thực trạng sản xuất của nơng hộ trồng mía tại vùng nghiên cứu;
- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh của người trồng mía;
- Đề xuất một số giải pháp nhằ m nâng cao hiệu quả sản xuấ t kinh doanh mía
của nơng hộ.
3. Kiểm định giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu
a) Kiểm định giả thuyết
Kiểm định phương trình hồi qui: Y = β0 + β1X1 + β 2X2 +…+ βkXk
Đặt giả thuyết:
H0: βi = 0, tức là các biến độc lập (chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí lao
động, năng suất, giá bán…) khơng ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (lợi nhuận).


3

H1: βi ≠ 0, tức là các biến độc lập (chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí lao
động, năng suất, giá bán…) ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (lợi nhuận).
Cơ sở để kiểm định (kiểm định với độ tin cậy 95% tương ứng với mức ý nghĩa
= 1 – 0,95 = 0,05 = 5%).
Bác bỏ giả thiết H0 khi: Sig.F < α.
Chấp nhận giả thiết H0 khi: Sig.F ≥ α.
b) Câu hỏi nghiên cứu
1) Mơ hình trồng mía của nơng hộ ở huyện Phụng Hiệp hiện nay có những
thuận lợi và khó khăn gì?
2) Nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của mơ hình trồng trồng mía nông hộ
ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang?
3) Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mơ hình trồng
mía tại nơng hộ?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
a) Đối tượng nghiên cứu

Các nơng hộ sản xuất mía tại 6 xã, thị trấn gồm: Hiệp Hưng, Hịa Mỹ, Phương
Bình, Phụng hiệp, Cây Dương, Búng Tàu. Tổng số quan sát mẫu được chọn 110
quan sát mẫu.
b) Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian và kinh phí nên đề tài chỉ giới hạn đánh giá những
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh mía của nơng hộ như: diện tích
trồng mía, tuổi chủ hộ, số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn; phân tích những mặt
mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất mía của nơng hộ và giải pháp nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mía cho nơng hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang. Do giới hạn phạm vi nghiên cứu nên các kết luận và nhận xét chủ yếu dựa trên
kết quả điều tra cỡ mẫu này.
- Giới hạn không gian nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài tại 6 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phụng
Hiệp là nơi có diện tích trồng mía chủ yếu của huyện Phụng Hiệp


4

- Giới hạn thời gian nghiên cứu
Đề tài sử dụng những thông tin và số liệu thống kê được công bố từ năm
2011 đến 2013 và bộ số liệu sơ cấp được thực hiện thu thập từ các nông hộ sản xuất
mía và tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
Thời gian tiến hành thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp làm luận văn được tiến
hành từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 01 năm 2014.
5. Ý nghĩa của đề tài
Việt Nam được xem là nước có giá đường cao nhất thế giới (trừ Trung Quốc)
tuy nhiên không phải người trồng mía ở Việt Nam có lợi thế và thu nhập cao, giàu
có. Mà họ ln ln gặp nhiều khó khăn, lỗ lã khi trồng mía “vấn nạn được mùa
mất giá, được giá mất mùa” là thường xuyên xảy ra. Trên thực tế, thời gian qua

chúng ta đã có chiến lược phát triển cây mía và sản xuất đường, nhưng thực trạng
tại sao lại không mang lại lợi ích cho người trồng mía và người tiêu dùng? Đây là
câu hỏi đặt ra cho các nhà khoa học và quản lý cũng như người trồng mía phải đi
tìm lời giải. xuất phát từ thực tế bài toán của ngành mía đường Việt Nam, trong
phạm vi luận văn thạc sỹ với chuyên ngành được đào tạo nên việc lựa chọn đề tài
nghiên cứu ” Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mía của nơng hộ tại huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tế.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho công tác hoạch định chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội nói chung và định hướng phát triển mơ hình trồng mía nói
riêng trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang và định hướng phát triển
ngành mía đường nói chung trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.


5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA NÔNG HỘ
1.1. Cơ sơ lý luận về nông hộ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông hộ
1.1.1. Nông hộ và đặc trưng của nơng hộ
- Nơng hộ là Hộ nơng dân hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông,
lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết
tộc sống chung một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động
sản xuất nơng nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên
trong hộ. Họ lấy sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp là hoạt động chính. Hộ nơng dân
có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Hiện nay, ở Việt Nam hộ nông dân
vẫn là chủ thể kinh tế chủ yếu trong nơng nghiệp, nơng thơn.
Hộ nơng dân có các đặc trưng:
+ Sản xuất của hộ nông dân dựa trên công cụ sản xuất thủ cơng, trình
độ canh tác lạc hậu, trình độ khai thác tự nhiên thấp.
+ Hộ nơng dân có sự gắn bó của các thành viên cùng huyết thống, về

quan hệ hơn nhân, có lịch sử và truyền thống lâu đời.
+ Hộ nơng dân cịn là đơn vị tái tạo nguồn lao động. Sự tái tạo gồm việc
sinh, nuôi dưỡng và giáo dục con cái, truyền nghề, đào tạo nghề.
- Lao động: Là số người tham gia vào các hoạt động trong các mơ hình sản
xuất, thể hiện theo ngày cơng lao động (8 giờ/ngày).
+ Lao động gia đình: Là nguồn nhân lực được các thành viên trong mô hình
sản xuất, thể hiện bằng ngày cơng.
+ Lao động th: Chỉ lao động (nam hoặc nữ) làm thuê trong mô hình thể hiện
theo ngày cơng và được trả cơng bằng tiền mặt.
- Đất đai: Đặc trưng nổi bậc của các nơng hộ ở nước ta hiện nay là có qui mơ
canh tác nhỏ bé. Qui mơ đất canh tác bình quân của một nông hộ ở miền Bắc là
0,48 hecta, Duyên hải miền Trung là 0,40 hecta đến 0,60 hecta và ở Đồng bằng
sông Cửu Long là 0,60 hecta đến 1,00 hecta. Điều đáng quan tâm là qui mô đất
canh tác của nơng hộ có xu hướng giảm dần do tác động của các nhân tố: số dân


6

nơng thơn tăng lên; q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố, với việc phát triển
ngành giao thơng, thương mại, dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp khác đã lấy
đi đất nông nghiệp.
Về sở hữu đất đai: Nông hộ khơng có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyền
sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế và quyền thế chấp sử dụng đất đai.
- Tài nguyên của nông hộ: là những nguồn lực mà nơng hộ có để sử
dụng vào việc sản xuất nơng nghiệp của mình như: đất đai, lao động, tài
chính, kỹ thuật.
- Độc canh: Là hiện tượng mà người nông dân chỉ trồng một loại cây trồng
trên một mảnh đất. Độc canh thường gây rủi ro về dịch bệnh, thiên tai, có khi
người nơng dân phải làm chỉ vì ép buộc để tự ni sống mình trong lúc thiếu vốn,
thiếu tư liệu sản xuất, gia đình đơng người ăn, ít người làm.

- Nguồn vốn sản xuất trong nông nghiệp:
Vốn trong nông nghiệp được xem như một yếu tố đầu vào có thể nâng cao
được chất lượng và sản lượng cho sản phẩm nông nghiệp. Vốn trong nơng nghiệp
bao gồm tất cả các máy móc thiết bị được sử dụng trong quá trình sản xuất. Hơn
nữa, vốn trong nơng nghiệp cịn được thể hiện thơng qua sản phẩm của những hoạt
động sản xuất nông nghiệp trước đó mà liên quan đến hoạt động sản xuất nơng
nghiệp hiện tại. Nhìn chung, vốn trong nơng nghiệp được sử dụng kết hợp với các
yếu tố đầu vào khác như nhân lực, đất đai, năng lượng để hoạt động sản xuất nông
nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp cụ thể nào đó.
- Phân tích hoạt động sản xuất nơng nghiệp:
Mang nhiều tính chất khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều đối
tượng cũng như các phương pháp phân tích. Phân tích hoạt động sản xuất nơng
nghiệp là q trình nghiên cứu, đánh giá tồn bộ q trình và kết quả hoạt động sản
xuất, nhằm làm rõ số lượng, chất lượng các sản phẩm của từng loại cây trồng, vật
nuôi và các nguồn tiềm năng cần tiếp tục được khai thác. Trên cơ sở đó, đề ra các
chiến lược, mục tiêu và các giải pháp thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Phân tích
hoạt động sản xuất nơng nghiệp là công cụ để phát hiện khả năng tiềm tàng trong
hoạt động nông nghiệp và là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong nông nghiệp.


7

Phân tích hoạt động sản xuất nơng nghiệp giúp nhà quản trị nhìn nhận đúng đắn về
khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong sản xuất, là cơ sở quan trọng để
ra quyết định sản xuất và phòng ngừa những rủi ro. Đề tài sẽ tập trung phân tích
thực trạng sản xuất kinh doanh mía của nơng hộ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp,
tỉnh Hậu Giang, thể hiện kết quả và hiệu quả trồng mía của những nơng hộ cũng
như phát hiện những khả năng còn tiếp tục được khai thác để phát triển mơ hình.
- Khoa học - công nghệ kỹ thuật
Các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp phải dựa vào những tiến

bộ về sinh vật học và sinh thái học, lấy công nghệ sinh học và sinh thái học làm
trung tâm. Các tiến bộ khoa học - công nghệ khác như thủy lợi hố, cơ giới hóa,
phải đáp ứng nhu cầu tiến bộ khoa học - công nghệ sinh học và sinh thái học.
Việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học - cơng nghệ trong nơng
nghiệp mang tính vùng, tính địa phương cao. Sự khác biệt giữa các vùng nông
nghiệp địi hỏi phải khảo nghiệm, phải địa phương hóa các tiến bộ khoa học - công
nghệ trước khi triển khai áp dụng đại trà. Sự phát triển từng mặt, từng bộ phận của
lực lượng sản xuất là sự biểu hiện có tính vật chất kỹ thuật của tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong nông nghiệp. Nếu như từng tiến bộ khoa học - công nghệ riêng lẻ chỉ
tác động đến sự phát triển từng mặt, từng yếu tố của lực lượng sản xuất, thì ngược
lại, sự phát triển của ngành nông nghiệp lại dựa trên sự phát triển đồng bộ của các
yếu tố cấu thành cơ sở vật chất kỹ thuật của bản thân nơng nghiệp. Điều này có
nghĩa là, cần có sự vận dụng tổng hợp các tiến bộ khoa học - công nghệ riêng lẻ để
đảm bảo sự phát triển ổn định và vững chắc của nông nghiệp.
1.1.2. Các quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế
Với bất cứ ngành sản xuất vật chất nào, sản phẩm hàng hoá dịch vụ được tạo
ra là kết quả của sự phối hợp các yếu tố đầu vào với trình độ công nghệ, kỹ thuật sản
xuất nhất định (David Colman, 1994). Tuy vậy khi bắt tay vào thực tế sản xuất, con
người có nhiều cách phối hợp các yếu tố đầu vào với những công nghệ sản xuất khác.
Khi phân tích hiệu quả kinh tế mà mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh thu được
khơng thể tách rời phân tích rủi ro. Với mỗi câu hỏi đặt ra cho nhà sản xuất là sản
xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào? Thì câu hỏi sản xuất như thế


8

nào hay bằng cách nào chính là trình độ sản xuất, trình độ kỹ thật cơng nghê ̣.
Việc lựa chọn để ứng dụng kỹ thuật công nghệ phụ thuộc vào điều kiện trình
độ sản xuất và khả năng tài chính để tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất và đồng thời hạn
chế được rủi ro ở mức thấp nhất. Nền kinh tế chịu sự chi phối bởi quy luật nguồn lực

khan hiếm, trong khi đó nhu cầu của xã hội về hàng hoá dịch vụ ngày càng tăng và
đa dạng. Do vậy, đòi hỏi xã hội phải lựa chọn, từng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải
lựa chọn, sao cho với một lượng nguồn lực nhất định, phải tạo ra được khối lượng
hàng hoá và dịch vụ cao nhất. Đây là mục tiêu của xã hội và của mỗi đơn vị sản xuất
kinh doanh (David Begg, Stanley Fischer, Rudger Dornbush, 1995).
Trong mọi hình thái kinh tế xã hội, vấn đề hiệu quả kinh tế luôn là một phạm
trù kinh tế tồn tại khách quan. Nó xuất phát từ mục đích của sản xuất và sự phát
triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Hiệu quả kinh tế được bắt nguồn từ sự thoả
mãn ngày càng tăng các nhu cầu vật chất và tinh thần của tất cả các thành viên
trong xã hội cũng như khả năng khách quan của sự lựa chọn trên cơ sở trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất và sự giới hạn của nguồn lực. Quá trình tái sản xuất vật
chất, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra là kết qủa của sự phối hợp các yếu
tố đầu vào theo công nghệ, kỹ thuật sản xuất nhất định (Mai Ngọc Cường và tập
thể tác giả, 1996).
Khi bắt tay vào sản xuất, nhà sản xuất có nhiều cách phối hợp các yếu tố đầu
vào với các công nghệ khác nhau. C.Mác nói rằng “Xã hội này khác xã hội khác
khơng phải sản xuất ra cái gì mà sản xuất ra cái đó bằng cách nào”(Mai Ngọc
Cường và tập thể tác giả, 1996). Thực tế cho thấy sự khác nhau đó chính là trình
độ sản xuất, trình độ kỹ thuật cơng nghệ ... Tuy vậy, để ứng dụng kỹ thuật công
nghệ hiện đại hay không lại phụ thuộc vào nhiều điều kiện trong đó quan trọng là
khả năng nguồn tài chính ra sao?
Các nhà kinh tế học đã chứng minh rằng nền kinh tế chịu sự chi phối bởi quy
luật khan hiếm nguồn lực, trong điều kiện nhu cầu của toàn xã hội về hàng hoá và
dịch vụ ngày càng tăng lên đa dạng. Vì vậy, bắt buộc xã hội phải lựa chọn, từng cơ
sở sản xuất, kinh doanh phải lựa chọn, sao cho sử dụng một nguồn lực nhất định,
phải tạo ra đươ ̣c khối lượng hàng hoá và dịch vụ cao tối đa nhất. Đó là một trong


9


những mục tiêu quan trọng của xã hội và từng cơ sở sản xuất, kinh doanh (David
Colman, 1994).
Nói cách khác trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận cho mình các cơ sở sản
xuất, kinh doanh ở một mức độ sản xuất nhất định phải tính tốn làm sao để có chi
phí vật chất và chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất. Có như vậy
thì lợi nhuận của nhà sản xuất cũng như lợi ích của người lao động và toàn xã hội
mới được nâng lên, nguồn lực được tiết kiệm. Từ đó, cho thấy hiệu quả kinh tế cần
được coi trọng hàng đầu khi bắt tay vào sản xuất, hiệu quả kinh tế là sử dụng hợp lí
và tiết kiệm nguồn lực (Phạm Thị Mỹ Dung, 1992).
Để đánh giá kết quả sản xuất sau một thời gian nhất định ta có thước đo về
mặt số lượng và giá trị sản phẩm sản xuất ra có thoả mãn nhu cầu hay khơng, và
đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất tức là xem xét tới chất lượng q trình sản xuất
đó. Hiệu quả có nhiều loại như hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kinh
tế, hiệu quả sản xuất, hiệu quả xã hội ... tuy vậy hiệu quả kinh tế là trọng tâm nhất.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng các hoạt
động kinh tế. Vì vậy nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế là nâng cao hiệu quả
kinh tế. Hiệu quả kinh tế là thước đo, một chỉ tiêu chất lượng, phản ánh trình độ tổ
chức sản xuất, trình độ lựa chọn, sử dụng, quản lý và khả năng kết hợp các yếu tố
đầu vào của sản xuất của từng cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như tồn bộ nền kinh
tế. Có thể nói hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt chất
lượng hiệu quả kinh tế và phản ánh lợi ích chung của tồn xã hội, là đặc trưng của
mọi nền sản xuất xã hội (David Begg, Stanley Fischer, Rudger Dornbush, 1995).
Theo quy luật mối liên hệ phổ biến và sự vận động phát triển thì mọi hiệu quả
kinh tế của các thành viên trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau và có tác động
đến hiệu quả kinh tế của tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Với nền kinh tế nước ta là nền
kinh tế nhiều thành phần, phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy các thành phần kinh tế này có quan
hệ với nhau, tác động đến nhau, bổ sung cho nhau đồng thời phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi
thành phần kinh tế tồn tại trong xã hội ở các thời kỳ khác nhau luôn có mục tiêu và
u cầu riêng của mình, tuy nhiên vấn đề hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu



10

để các thành phần kinh tế này có thể tồn tại và phát triển đi lên. Song, hiệu quả kinh
tế không đơn thuần là một phạm trù kinh tế chỉ đề cập đến kinh tế tài chính mà nó
cịn gắn liền với ý nghĩa xã hội (Mai Ngọc Cường và tập thể tác giả, 1996).
Cơ sở của sự phát tiển xã hội chính là sự tăng lên khơng ngừng của lực lượng
vật chất và phát triển kinh tế có hiệu quả tăng khả năng tích luỹ và tiêu dùng, tạo
điều khơng ngừng nâng cao trình độ văn hố, khoa học, chăm sóc sức khoẻ cộng
đồng, bảo vệ mơi trường sinh thái, an ninh quốc gia…(Bùi Thanh Hà, 2005). Khi
xác định phân tích hiệu quả kinh tế phải tính tới các vấn đề xã hội phức tạp. Chính
vì vậy, việc giải bài toán xác định, đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế là vấn đề hết
sức khó khăn và đơi lúc mang tính chất tương đối như giải pháp về tổ chức kinh tế
và chính sách kinh tế trong phạm vi tồn bộ nền kinh tế …
Do đó, trong q trình sản xuất của con người khơng chỉ đơn thuần quan tâm
đến hiệu quả kinh tế mà đòi hỏi phải xem xét đánh giá một cách tích cực và hiệu
quả xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái tự nhiên xung quanh.
Tóm lại, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế vốn có trong mọi hình thái
kinh tế xã hội, nó phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh của
con người. Hiệu quả kinh tế là trong quá trình sản xuất kinh doanh phải biết tiết
kiệm và sử dụng tối đa tiềm năng của nguồn lực, tiết kiệm chi phí, đồng thời phải
thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, hàng hoá dịch
vụ cho xã hội. Tuy vậy, kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng cái cần tìm là lợi
nhuận. Nhưng, để đạt được mục đích tối đa hố lợi nhuận và khơng ngừng phát
triển tồn tại lâu dài thì mọi doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề hiệu quả kinh
tế, phải tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế.
1.1.3. Một số loại hiệu quả kinh tế cơ bản
Hiệu quả được nhắc đến nhiều trong cuộc sống, nó được hiểu trên nhiều góc
độ và lĩnh vực khác nhau. Khi nói đến hiệu quả thấy rằng hoạt động đó đạt kết quả

tốt, tiết kiệm nguồn lực, được nhiều người chấp nhận (Nguyễn Phúc Thọ, 2004).
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của hoạt
động sản xuất, kinh doanh. Nó phản ánh sản lượng sản phẩm hàng hố và dịch vụ
sản xuất ra nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường, với chi phí nguồn lực bỏ ra thấp


11

và đạt được mục tiêu sống còn của cơ sở sản xuất, kinh doanh là lợi nhuận và tối đa
hoá lợi nhuận.
- Hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện mọi
mục tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong quan hệ với chi phí
để có được những kết quả đó. Hiệu quả kinh tế biểu thị mối tương quan giữa các
kết quả đạt được tổng hợp ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội, với chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó. Do vậy, hiệu quả kinh tế - xã hội phản ánh một cách tổng quát
dưới góc độ xã hội.
- Hiệu quả xã hội biểu thị mối tương quan giữa kết quả sản xuất với các lợi
ích xã hội do sản xuất mang lại. Cùng với sự cơng bằng trong xã hội, nó kích thích
phát triển sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Nhờ phát triển sản xuất mà xã hội ngày
càng nâng cao được mức sống của người lao động cả về mặt vật chất và tinh thần,
đồng thời tỷ lệ thất nghiệp giảm, các mối quan hệ xã hội được cải thiện, mơi trường
sống, điều kiện làm việc, trình độ xã hội cũng đều được nâng lên.
- Hiệu quả phát triển phản ánh sự phát triển của các tế bào kinh tế, các cơ
sở sản xuất, kinh doanh, các khu vực, vùng kinh tế trong tổng thể nền kinh tế. Sự
phát triển này là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như: đời sống vật chất, đời
sống tinh thần, trình độ dân trí, mơi trường sống v.v.. Do kết quả phát triển sản
xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế mang lại.
Khi xem xét các loại hiệu quả cho thấy hiệu quả kinh tế luôn là trọng tâm và
quyết định nhất. Và hiệu quả kinh tế chỉ được nhìn nhận đánh giá một cách toàn
diện đầy đủ nhất khi có sự kết hợp hài hồ với hiệu quả xã hội, hiệu quả của việc

bảo vệ, giữ gìn mơi trường sinh thái trong lành bền vững và hiệu quả phát triển.
Nhìn nhận hiệu quả trên các khía cạnh là đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
hiệu quả cịn có thể chia thành hai loại: hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế
ngành, hiệu quả kinh tế vùng, hiệu quả kinh tế theo qui mô và hệu quả kinh tế của
từng biện pháp kỹ thuật. Phân loại hiệu quả và hiệu quả kinh tế một cách tương
đối giúp người nghiên cứu thuận tiện trong việc tính tốn, phân tích đánh giá hiệu
quả kinh tế. Tuy nhiên, thực tiễn các loại hiệu quả không tồn tại một cách riêng
biệt mà nó có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mặc dù vậy, trong điều kiện môi trường


12

ln bị tác động và biến đổi thì kết quả không phải lúc nào cũng là tốt đẹp theo
chiều thuận, đơi khi sự tác động từ lợi ích bộ phận ảnh hưởng xấu tới kết quả
chung, lợi ích trước mắt thu được lại ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài. Vì vậy, địi hỏi
nhà nghiên cứu khi nhận xét, đánh giá và các biện pháp đưa ra phải qua cân nhắc
và tính tốn thật kỹ mọi sự cố, mọi tình huống có thể xảy ra để khắc phục và hạn
chế một cách tốt nhất các tác động (tiêu cực) chi phối.
1.1.4. Các chỉ tiêu đo lường về kết quả, hiệu quả kinh tế
1.1.4.1. Các chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất và chi phí
Kết quả sản xuất là một khái niệm dùng để chỉ kết quả thu được sau những
đầu tư về vật chất, lao động cũng như tinh thần vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết quả sản xuất cho thấy khái qt được tình hình chi phí, giá trị sản lượng, cũng
như lợi nhuận, thu nhập sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Các chỉ tiêu về kết quả sản xuấ t và chi phí sản xuấ t như sau:
- Tổng giá trị sản lượng: tổng giá trị sản lượng làm ra trong năm, xác định
bằng tổng các tích số giữa số lượng sản phẩm (kể cả số lượng sản phẩm dùng tiêu
thụ cho gia đình) và giá của từng loại sản phẩm.
- Chi phí: chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình
kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một

kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của
nông hộ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận.
Chi trồng mía gồm các chi phí sau: Chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí
thuốc bảo vệ thực vật, chi phí nhiên liệu, chi phí lao động quy ra tiền và các khoản
chi phí khác.
Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác
Trong đó:
Chi phí lao động bao gồm các khâu: trồng, chăm sóc và thu hoạch.
+ Chi phí lao động = Chi phí lao động gia đình + Chi phí lao động th.
Chi phí lao động th = số ngày cơng x số tiền cơng trả /ngày.
Tương tự, tính chi phí lao động gia đình được quy ra tính như lao động
th, giá tiền lao động gia đình bằng với giá tiền lao động thuê.


13

+ Chi phí vật chất bao gồm: chi phí phân bón + chi phí thuốc bảo vệ
thực vật + nhiên liệu
- Tổng Doanh thu: là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, tức
là tổng số tiền mà nơng hộ nhận được khi bán mía.
Tổng Doanh thu = Giá bán * Tổng sản lượng
- Thu nhập: để đánh giá kết quả một cách đầy đủ ta phải sử dụng chỉ tiêu lợi
nhuận, nhưng đối với nông hộ việc xác định chỉ tiêu này khó có thể chính xác vì lao
động gia đình cùng một lúc làm nhiều việc và việc ghi chép trong các nông hộ
không chi tiết. Trong chừng mực nhất định chúng ta sử dụng thu nhập là tổng doanh
thu trừ đi chi phí bằng tiền.
- Lợi nhuận: là số tiền mà nông hộ nhận được khi bán mía đã trừ đi các
khoản chi phí
Lợi nhuận = Tổng Doanh thu - Tổng chi phí
Có 2 loại lợi nhuận: Lợi nhuận chưa tính chi phí cơ hội và lợi nhuận có

tính chi phí cơ hội
1.1.4.2. Đo lường hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù được xác định qua việc so sánh kết quả đạt
được và chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ quản lý và mức độ sử
dụng các nguồn lực doanh nghiệp hay ngành sản xuất. Hiệu quả kinh tế càng cao,
sản phẩm xã hội càng nhiều và mức sống người dân càng được nâng cao.
Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp là hiệu quả tổng hợp các hao phí lao
động và số lao động vật hóa để sản xuất ra các sản phẩm nơng nghiệp. Khi xác định
hiệu quả sản xuất nông nghiệp phải tính đến việc sử dụng đất đai, các nguồn lực dự
trữ về vật chất về lao động trong nông nghiệp, tức là phải tính đến các tiềm năng
trong sản xuất nông nghiệp.
Hiệu quả kinh tế đối với sản xuất nông hộ: trong sản xuất nông nghiệp, kinh
tế nông hộ là một bộ phận của kinh tế nông nghiệp. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nông
hộ nhằm đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của các nông hộ so với khoản chi phí
mà họ đã bỏ ra để đầu tư cho sản xuất. Hiệu quả kinh tế nông hộ là việc sử dụng đầy đủ
hợp lý các yếu tố đất đai, lao động, vốn nhằm mang lại thu nhập cao cho nông hộ.


14

Hiệu quả = kết quả /chi phí đầu tư sản xuất
Kết quả và hiệu quả kinh tế là hai phạm trù kinh tế khác nhau, nhưng có quan
hệ mật thiết với nhau. Đây là mối liên hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt lượng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả thể hiện khối lượng, qui mô của một sản
phẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tuỳ thuộc vào từng trường hợp.
Hiệu quả là đại lượng được dùng để đánh giá kết quả đó được tạo ra như thế
nào? chi phí bao nhiêu? mức chi phí cho 1 đơn vị kết quả có chấp nhận được
không? Song, hiệu quả và kết quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội, đặc điểm của từng ngành sản xuất, qui trình cơng nghệ, thị
trườg. Do đó, khi đánh giá hiệu quả cần phải xem xét tới các yếu tố đó để có kết

luận cho phù hợp.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của nơng hộ trồng mía, trong đề tài sử dụng một
số chỉ tiêu sau:
+ Doanh thu/Chi phí: cho biết một đồng chi phí mà người trồng mía bỏ ra
đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu.
+ Lợi nhuận / Doanh thu: cho biết trong một đồng doanh thu mà nơng hộ có
được thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận trong đó.
+ Lợi nhuận / Chi phí: cho biết một đồng chi phí mà chủ đầu tư bỏ ra
sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.2. Cây mía đường và một số nghiên cứu phát triển cây mía đường
1.2.1. Cây mía đường
Theo Wikipedia: Mía là tên gọi chung của một số lồi trong chi Mía (Saccharum),
bên cạnh các lồi lau, lách. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm, thuộc tông
Andropogoneae của họ Hòa thảo (Poaceae), bản địa khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm,
chúng có thân to mập, chia đốt, chứa nhiều đường, cao từ 2-6 m. Tất cả các dạng mía
đường được trồng ngày nay đều là các dạng lai ghép nội chi phức tạp. Chúng được trồng
để thu hoạch nhằm sản xuất đường.
Giá trị kinh tế của cây mía đường : Mía là cây cơng nghiệp lấy đường quan trọng
của ngành công nghiệp đường. Đường là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa


15

ăn hàng ngày của nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng
của nhiều ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo…
Về mặt kinh tế chúng ta nhận thấy trong thân mía chứa khoảng 80-90% nước
dịch, trong dịch đó chứa khoảng 16-18% đường. Vào thời kì mía chín già người ta
thu hoạch mía rồi đem ép lấy nước. Từ nước dịch mía được chế lọc và cơ đặc thành
đường. Có hai phương pháp chế biến bằng thủ cơng thì có các dạng đường đen, mật,
đường hoa mai. Nếu chế biến qua các nhà máy sau khi lọc và bằng phương pháp ly

tâm, sẽ được các loại đường kết tinh, tinh khiết.
Ngồi sản phẩm chính là đường những phụ phẩm chính của cây mía bao gồm:
- Bã mía chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép. Trong bã mía chứa trung
bình 49% là nước, 48% là xơ (trong đó chứa 45-55% cellulose) 2,5% là chất hồ tan
(đường). Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm bột giấy, ép thành
ván dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi
tổng hợp. Trong tương lai khi mà rừng ngày càng giảm nguồn nguyên liệu làm bột
giấy, làm sợi từ cây rừng giảm đi thì mía là nguyên liệu quan trọng để thay thế.
- Mật gỉ chiếm 3-5% trọng lượng đem ép. Thành phần mật gỉ trung bình chứa
20% nước, đường saccaro 35%, đường khử 20%, tro 15%, protein 5%, sáp 1%, bột
4% trọng lượng riêng. Từ mật gỉ cho lên men chưng cất rượu rum, sản xuất men các
loại. Một tấn mật gỉ cho một tấn men khô hoặc các loại axit axetic, hoặc có thể sản
xuất được 300 lít tinh dầu và 3800 l rượu. , mộtTừ một tấn mía tốt người ta có thể
sản xuất ra 35-50 lít cồn 96 ha với kỹ thuật sản xuất hiện đại của thế kỷ 21 có thể
sản xuất 7000-8000 lít cồn để làm nhiên liệu. Vì vậy khi mà nguồn nhiên liệu lỏng
ngày càng cạn kiệt thì người ta đã nghĩ đến việc thay thế năng lượng của thế kỷ 21
là lấy từ mía.
- Bùn lọc chiếm 1,5-3% trọng lượng mía đem ép. Đây là sản phẩm cặn bã còn
lại sau khi chế biến đường. Trong bùn lọc chứa 0,5% N, 3% Protein thô và một
lượng lớn chất hữu cơ. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xêrin làm
sơn, xi đánh giầy, vv…Sau khi lấy sáp bùn lọc dùng làm phân bón rất tốt.
Theo ước tính giá trị các sản phẩm phụ phẩm còn cao hơn 2-3 lần sản phẩm
chính là đường.


×