Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Hiệu quả kinh tế trồng dứa của hộ nông dân trên địa bàn thị xã tam điệp tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.15 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

NGUYỄN THỊ HOÀI

HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG DỨA CỦA HỘ NÔNG DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

NGUYỄN THỊ HOÀI

HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG DỨA CỦA HỘ NÔNG DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH

Chun ngành: Kinh tế nơng nghiệp
Mã Số: 60620115



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ VĂN HẢI

Hà Nội, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho
phép sử dụng và chưa từng cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Ninh Bình, tháng 4 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Hoài


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này, tơi đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến: Tập thể các thầy, cô giáo
Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Khoa Sau đại học Trường Đại học Lâm
nghiệp, Viện nghiên cứu rau quả đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Để hoàn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc
tới TS. Ngô Văn Hải - Người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều
trong thời gian thực hiện cơng trình nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân thị xã Tam Điệp,
các phòng ban chức năng, các đội trưởng đội sản xuất và bà con nông dân trồng dứa
trên các phường Nam Sơn, Tây Sơn và xã Quang Sơn đã cung cấp số liệu, tư liệu
khách quan.
Tôi xin trân trọng cảm ơn những người thân trong gia đình đã giúp đỡ tơi lúc
khó khăn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi về thời gian, tinh thần, vật chất để
cho tôi được học tập, nghiên cứu hồn thành luận văn này.
Ninh Bình, tháng 4 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Hoài


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ...........................................................................................v
Danh mục các bảng ................................................................................................... vi
Danh mục các hình ................................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG
DỨA ............................................................................................................................3

1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................3
1.1.1. Các khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá và phân loại hiệu quả kinh tế ...................3
1.1.2. Các khái niệm cơ bản về kinh tế nông hộ .........................................................8
1.1.3. Các cơng thức tính hiệu quả kinh tế ..................................................................9
1.1.4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong trồng dứa .....................................................11
1.2. Tình hình trồng dứa trong nước và trên thế giới ................................................22
1.2.1. Tình hình trồng dứa tại một số nước trên thế giới ..........................................22
1.2.2. Tình hình trồng dứa tại Việt Nam ...................................................................24
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................30
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của thị xã Tam Điệp. ................30
2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu và địa hình ......................................................30
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................................33
2.1.3. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội và tình hình sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn
thị xã Tam Điệp .........................................................................................................34
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................42
2.2.1. Phương pháp thu thập tư liệu ..........................................................................42


iv

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................43
2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài .........................................44
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................46
3.1. Thực trạng hiệu quả kinh tế trồng dứa của hộ nơng dân ....................................46
3.1.1. Tình hình chung về trồng dứa của thị xã Tam Điệp .......................................46
3.1.2. Tình hình chung của hộ nghiên cứu ...............................................................50
3.1.3. Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế trồng dứa của hộ nông dân trên địa bàn
thị xã ..........................................................................................................................69
3.2. Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trồng dứa của hộ nông dân

trên địa bàn thị xã Tam Điệp .....................................................................................70
3.2.1. Giải pháp hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân ..........................................................70
3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách .......................................................................72
3.2.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ trồng dứa .........................................................73
3.2.4. Giải pháp giữ gìn và phát triển thương hiệu dứa Đồng Giao ..........................74
3.2.5. Một số giải pháp nhằm tăng cường quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
dứa nguyên liệu .........................................................................................................76
3.2.6. Phát triển trồng dứa trên cơ sở phát huy thế mạnh của vùng. .........................78
3.2.7. Phát triển trồng dứa trong điều kiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước
và cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng thôn .............................................................78
3.2.8. Giải pháp phát triển cây dứa đi đôi với bảo vệ môi trường (Phát triển bền
vững) .........................................................................................................................79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Tên viế t tắ t

1

HQKT

2


CTCP thực phẩm
XNK Đồng Giao

Tên viế t đầ y đủ
Hiệu quả kinh tế
Công ty cổ phần thực phẩm xuất nhập khẩu Đồng Giao

3

KCN

Khu công nghiệp

4

THCS

Trung học cơ sở

5

THPT

Trung học phổ thông

6

UBND


Ủy ban nhân dân

7

BVTV

Bảo vệ thực vật

8

HTX

Hợp tác xã

9

ĐB

Đồng bằng

10

DH

Duyên hải

11

TN-MT


Tài nguyên-môi trường


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT

Trang

1.1

Khuyến cáo xử lý ra hoa cho dứa

18

1.2

Sản xuất dứa tại một số nước trên thế giới giai đoạn 2010 – 2012

23

1.3

Tình hình sản xuất dứa tại Việt Nam giai đoạn 2010-2012

25


2.1

Bảng phân tích biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng trên
địa bàn thị xã tam điệp

32

2.2

Cơ cấu sử dụng đất thị xã tam điệp giai đoạn 2010-2012

33

3.1

Diện tích cây ăn quả-cây lâu năm

47

3.2

Năng suất, sản lượng trồng dứa giai đoạn 2007 – 2012

48

3.3

Tình hình sản xuất dứa của nhóm hộ nghiên cứu

52


3.4

Giá bán dứa quả của các hộ nông dân

54

3.5

Bảng tổng hợp chi phí trồng dứa của nhóm hộ nghiên cứu

55

3.6

Chi phí cho 1ha dứa

58

3.7

Chi phí trồng dứa của hộ

59

3.8

Kết quả trồng dứa của hộ nghiên cứu

60


3.9

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trồng dứa

62

3.10 So sánh hiệu quả kinh tế cây dứa với cây chè trên địa bàn
3.11

Kết quả mơ hình hồi quy phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến sản
lượng dứa

64
66


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

STT

Trang

2.1

Bản đồ hành chính Thị xã Tam Điệp


28

2.2

Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2012 của thị xã

32

Tam Điệp
3.1

Đồ thị diện tích cây ăn quả-cây lâu năm

45

3.2

Đồ thị tổng sản lượng dứa giai đoạn 2007 – 2012

47

3.3

Đồ thị sản lượng dứa Queen và dứa Cayenne giai đoạn 2007 –

47

2012
3.5


Đồ thị giá bán dứa của hộ nơng dân

52

3.6

Biểu đồ cơ cấu về chi phí bình qn cho 1ha dứa

57

3.7

Biểu đồ chi phí trồng dứa của hộ

58


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị xã Tam Điệp thuộc tỉnh Ninh Bình có các dải đồi đất đỏ thoai thoải thấp
với đặc điểm đặc trưng này rất phù hợp với việc trồng các cây ăn quả như dứa,
nhãn, vải, đu đủ v.v… Từ cuối những năm sáu mươi của thế kỷ XX cây dứa đã được
qui hoạch trồng tập trung ở địa bàn này và là cây cơng nghiệp hàng hóa chính của địa
phương. Vùng trồng dứa ngày càng được thâm canh và đầu tư khoa học công nghệ để
tạo nguồn nguyên liệu chủ lực cho Công ty chế biến thực phẩm Đồng Giao.
Tầng đất Feralit đỏ, vàng ở địa bàn thị xã Tam Điệp rất thích hợp trồng các
loại cây cơng nghiệp và cây ăn quả; Phát triển cây dứa đã dần làm thay đổi cuộc
sống của các hộ nông dân nơi đây. Trồng dứa đã giúp cho người dân có thu nhập

thường xuyên và khá ổn định. Bên cạnh đó, cây dứa cịn có giá trị cao trong việc
phịng chống xói mịn trên đất dốc.
Trong tương lai cây dứa là cây hàng hóa chủ lực trong kinh tế hộ nông dân ở
thị xã Tam Điệp. Tuy nhiên, vấn đề trồng dứa của hộ nông dân vẫn còn tồn tại
nhiều bất cập như dứa bị sâu bệnh, dứa chín tập trung, xử lý dứa chín muộn hiệu
quả khơng cao, xuất hiện tình trạng tranh mua tranh bán, phá vỡ hợp đồng tiêu
thụ,…. Do đó, việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong trồng dứa đối với hộ nông dân
là rất quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững đồng thời tìm ra
những giải pháp nâng cao giá trị kinh tế của cây dứa cũng như tăng thu nhập của
người dân Tam Điệp. Từ u cầu thực tiễn đó, tơi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Hiệu quả kinh tế trồng dứa của hộ nông dân trên địa bàn thị xã Tam Điệp,
tỉnh Ninh Bình.”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu hiệu quả kinh tế trồng dứa của hộ nông dân, đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế đối với trồng dứa của hộ nông dân trên địa
bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.


2

2.2. Mục tiêu cụ thể
(1). Góp phần hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế
trong sản xuất nông nghiệp;
(2). Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế và những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả
kinh tế trong trồng dứa trên địa bàn nghiên cứu;
(3). Đề xuất được các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trồng dứa của
hộ nông dân trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Hiệu quả kinh tế trồng dứa của các hộ nông dân
ở thị xã Tam Điệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
(1). Phạm vi về nội dung: Hiệu quả kinh tế trong trồng dứa của hộ nông dân;
(2). Phạm vi về không gian: Địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình;
(3). Phạm vi về thời gian: Số liệu thu thập trong 3 năm (2010 – 2012).
4. Nội dung nghiên cứu
(1). Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trồng dứa;
(2). Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trồng dứa của hộ
nông dân trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình;
(3). Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong trồng dứa của
hộ nông dân ở thị xã Tam Điệp.


3

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG DỨA
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá và phân loại hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Hiệu quả kinh tế và phân loại hiệu quả kinh tế
a. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền
kinh tế sản xuất hàng hóa. Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa
chọn các phương án hành động. Hiệu quả được xem xét dưới nhiều giác độ và quan
điểm khác nhau: Hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị xã hội, hiệu
quả trực tiếp, hiệu quả gián tiếp, hiệu quả tương đối và hiệu quả tuyệt đối...Ngày
nay, khi đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án phát triển, nhất là những dự án đầu
tư phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, địi hỏi phải xem xét hiệu quả kinh tế trên
nhiều phương diện.

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của
con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao
hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội xuất phát từ
những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng. Yêu cầu của công tác quản
lý kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế làm xuất hiện
phạm trù hiệu quả kinh tế. Xuất phát từ giác độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh
tế đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
+ Quan điểm thứ nhất: Trước đây, người ta coi hiệu quả kinh tế là kết quả đạt
được trong hoạt động kinh tế. Ngày nay, quan điểm này khơng cịn phù hợp, bởi vì
nếu cùng một kết quả xuất nhưng hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này
chúng có cùng một hiệu quả.
+ Quan điểm thứ hai: Hiệu quả đạt được xác định bằng nhịp độ tăng trưởng
sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân, hiệu quả sẽ cao khi các nhịp độ tăng của
các chỉ tiêu đó cao. Nhưng chi phí hoặc nguồn lực được sử dụng tăng nhanh vì sao?


4

Hơn nữa, điều kiện sản xuất năm hiện tại khác với năm trước, yếu tố bên trong và
bên ngoài của nền kinh tế có những ảnh hưởng cũng khác nhau. Do đó, quan điểm
này chưa được thoả đáng.
+ Quan điểm thứ ba: Hiệu quả là mức độ hữu ích của sản phẩm được sản
xuất ra, tức là giá trị sử dụng chứ không phải là giá trị.
+ Quan điểm thứ tư: Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi
phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức độ tăng khối lượng kết quả hữu ích
của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích
của xã hội, của nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể
tăng sản lượng một loại hàng hố mà khơng cắt sản lượng một loại hàng hố nào
khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường khả năng giới hạn sản xuất của

nó. Giới hạn khả năng sản xuất được đặc trưng bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc
dân tiềm năng (Potential Gross National Produst) là tổng sản phẩm quốc dân cao
nhất có thể đạt được, đó là mức sản lượng tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
Tỷ lệ giữa tổng sản phẩm quốc dân thực tế với tổng sản phẩm quốc dân tiềm năng là
chỉ tiêu hiệu quả. Chỉ tiêu chênh lệch tuyệt đối giữa sản lượng tiềm năng và sản
lượng thực tế là phần sản lượng tiềm năng mà xã hội khơng sử dụng được phần lãng
phí. Tuy nhiên, khái niệm tiềm năng phụ thuộc vào lao động tiềm năng là lao động
ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Sản lượng tiềm năng cũng phải ứng với một tỷ lệ
huy động tài sản cố định nào đó thì mới hợp lý.
Như vậy, có rất nhiều quan điểm về hiệu quả do đó việc xác định khái niệm
hiệu quả cần xuất phát từ quan điểm triết học Mác xít và những luận điểm của lý
thuyết hệ thống để có cách nhìn nhận và đánh giá đúng đắn.
- Một là: Theo quan điểm triết học Mác xít thì bản chất của hiệu quả kinh tế
là sự thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình độ sử dụng
nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng, quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có
tầm quan trọng đặc biệt, tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động
của con người đều tuân theo quy luật này, nó quy định động lực phát triển của lực
lượng sản xuất tạo điều kiện phát triển phát minh xã hội và nâng cao đời sống của
con người qua mọi thời đại.


5

- Hai là: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là
một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người
với con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm trong nó
các q trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội. Việc bảo
tồn và tiếp tục đời sống xã hội đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người
là những yếu tố khách quan phản ánh mối liên hệ nhất định của con người đối với
mơi trường bên ngồi, đó là q trình trao đổi vật chất, năng lượng giữa sản xuất xã

hội và môi trường.
- Ba là: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng
mà là mục tiêu phương tiện xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch, hiệu
quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu ra và đầu vào, là lợi ích lớn nhất thu được
với một chi phí nhất định hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ nhất. Trong
phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng
kinh tế kỹ thuật xác định bằng các tỷ lệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào của hệ thống
sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực và việc tạo ra lợi ích nhằm đạt
được mục tiêu kinh tế - xã hội.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu: HQKT chính là phạm trù phản ánh mặt chất
lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản
xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh để tối đa hoá lợi nhuận.
Để hiểu rõ phạm trù HQKT chúng ta cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai
phạm trù kết quả và hiệu quả:
Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình kinh
doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Như vậy kết quả có thể biểu
hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Các đơn vị hiện vật cụ thể được sử
dụng tùy thuộc vào đặc trưng sản phẩm mà quá trình kinh doanh tạo ra, nó có thể là
tấn, tạ, kg, m2, m3, lít… các đơn vị giá trị có thể đồng, triệu đồng, ngoại tệ…
Trong khi đó hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực
sản xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất không thể đo lường bằng các đơn


6

vị hiện vật và đơn vị giá trị mà nó mang tính tương đối. Ta có thể tính tốn trình độ
lợi dụng nguồn lực bằng số tương đối: Tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực.
b. Phân loại hiệu quả kinh tế.
Hoạt động sản xuất của nền kinh tế - xã hội được diễn ra ở các phạm vi khác

nhau, đối tượng tham gia vào các quá trình sản xuất và các yếu tố sản xuất càng
khác nhau thì nội dung nghiên cứu HQKT càng khác nhau. Do đó, để nghiên cứu
HQKT đúng cần phân loại HQKT.
Có thể phân loại HQKT theo các tiêu chí sau:
* Phân loại theo phạm vi và đối tượng xem xét. HQKT được phân theo các
khía cạnh sau:
- HQKT quốc dân: là HQKT tính chung cho tồn bộ nền sản xuất xã hội của
một quốc gia.
- HQKT ngành: là HQKT tính riêng cho từng ngành sản xuất vật chất nhất
định như công nghiệp, nơng nghiệp...
- HQKT theo lãnh thổ: Tính riêng cho từng vùng, từng địa phương.
- HQKT của từng quy mô tổ chức sản xuất – kinh doanh: Doanh nghiệp nhà
nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình...
- HQKT từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố đầu vào sản xuất.
* Phân loại hiệu quả theo bản chất, mục tiêu:
- HQKT phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt kinh tế
và chi phí bỏ ra, nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động kinh tế mang lại.
- Hiệu quả xã hội: phản ánh mối tương quan giữa kết quả của các lợi ích về
mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội: phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng hợp
về mặt kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó như bảo vệ mơi
trường, lợi ích cơng cộng...
- Hiệu quả phát triển và bền vững: là hiệu quả kinh tế - xã hội có được do tác
động hợp lý để tạo ra nhịp độ tăng trưởng tốt nhất và bảo đảm những lợi ích kinh tếxã hội lâu dài.


7

* Nếu căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất các nguồn lực và hướng tác
động vào sản xuất thì chia HQKT thành:

- Hiệu quả sử dụng đất đai.
- Hiệu quả sử dụng lao động.
- Hiệu quả sử dụng các yếu tố tài nguyên như năng lượng, vốn...
- Hiệu quả việc áp dụng khoa học – kỹ thuật như hiệu quả làm đất, hiệu quả
bón phân...
1.1.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, có liên quan trực tiếp
đến nền sản xuất hàng hoá và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác. Hiệu
quả kinh tế được biểu hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra. Một giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả kinh tế cao
là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư.
Từ khái niệm chung đó cần xác định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, đây là
một vấn đề phức tạp và còn nhiều ý kiến chưa được thống nhất. Tuy nhiên, đa số
các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả
kinh tế là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu
hao các tài nguyên.
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quả
kinh tế trong những điều kiện cụ thể mà ở một giai đoạn nhất định. Việc nâng cao
hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời kỳ, còn tiêu
chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng theo tiêu chuẩn đã
lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế-xã hội khác nhau thì tiêu
chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau.
Đối với tồn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng thỏa
mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất sản xuất ra,
trong nền kinh tế thị trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá thành thấp để tăng
khả năng cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế thì tiêu
chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa tính trên chi phí hoặc công
lao động bỏ ra.



8

Đối với hộ nơng dân trồng dứa thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải
đứng trên góc độ hạch tốn kinh tế, tính tốn các chi phí, các yếu tố đầu vào, đồng
thời tính tốn được đầu ra từ đó. Xác định mối tương quan kết quả giữa đầu vào bỏ
ra và kết quả đạt được và đó chính là lợi nhuận.
1.1.2. Các khái niệm cơ bản về kinh tế nông hộ
Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển chuyên ngành
kinh tế, người ta định nghĩa về “hộ” như sau: “Hộ” là tất cả những người sống
chung trong một ngôi nhà và nhóm người đó có cùng chung huyết tộc và người làm
công, người cùng ăn chung. Thống kê Liên Hợp Quốc cũng có khái niệm về “Hộ”
gồm những người sống chung dưới một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chung và
cùng có chung một ngân quỹ.
Giáo sư Mc Gê (1989) - Đại học tổng hợp Colombia (Canada) cho rằng:
“Hộ” là một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc khơng cùng chung huyết
tộc ở trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm.
Nhóm các học giả lý thuyết phát triển cho rằng: “Hộ là một hệ thống các
nguồn lực tạo thành một nhóm các chế độ kinh tế riêng nhưng lại có mối quan hệ
chặt chẽ và phục vụ hệ thống kinh tế lớn hơn”.
Nhóm “hệ thống thế giới” (các đại biểu Wallerstan (1982), Wood (1981,1982),
Smith (1985), Martin và BellHel (1987) cho rằng: “Hộ là một nhóm người có cùng
chung sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh. Hộ là một đơn vị kinh tế
giống như các công ty, xí nghiệp khác”.
Giáo sư Frank Ellis Trường Đại học tổng hợp Cambridge (1988) đưa ra một
số định nghĩa về nông dân, nông hộ. Theo ông cấc đặc điểm đặc trưng của đơn vị
kinh tế mà chúng phân biệt gia đình nơng dân với những người làm kinh tế khác
trong một nền kinh tế thị trường là:
+ Thứ nhất, đất đai: Người nơng dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn
hẳn các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống
của gia đình nơng dân trước những thiên tai.

+ Thứ hai, lao động: Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc


9

tính kinh tế nổi bật của người nơng dân. Người “lao động gia đình” là cơ sở của các
nơng trại, là yếu tố phân biệt chúng với các xí nghiệp tư bản.
+ Thứ ba, tiền vốn và sự tiêu dùng: Người ta cho rằng: “người nông dân làm
công việc của gia đình chứ khơng phải làm cơng việc kinh doanh thuần túy” (Woly,
1966) nó khác với đặc điểm chủ yếu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm chủ
vốn đầu tư vào tích lũy cũng như khái niệm hoàn vốn đầu tư dưới dạng lợi nhuận.
Từ những đặc trưng trên có thể xem kinh tế hộ gia đình nơng dân là một cơ
sở kinh tế có đất đai, các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ
yếu sức lao động của gia đình để sản xuất và thường là nằm trong một hệ thống
kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu được đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị
trường có xu hướng hoạt động với mức độ khơng hồn hảo cao.
Tóm lại trong nền kinh tế hộ gia đình nơng dân được quan niệm trên các khía
cạnh: Hộ gia đình nơng dân (nơng hộ) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh
tế; các nguồn lực (đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động…) được góp
thành vốn chung, cùng chung một ngân sách; cùng chung sống dưới một mái nhà,
ăn chung, mọi người đều hưởng phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý
kiến chung của các thành viên là người lớn trong hộ gia đình.
1.1.3. Các cơng thức tính hiệu quả kinh tế
Phương pháp xác định HQKT bắt nguồn từ bản chất HQKT, đó là mối tương
quan so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, hay nó
là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào. Mối tương quan đó cần so sánh
cả về giá trị tuyệt đối và tương đối giữa hai đại lượng. Có thể biểu hiện chỉ tiêu hiệu
quả bằng 4 công thức sau:
* Cơng thức 1:
H=Q-C

Trong đó

H: HQKT
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí bỏ ra


10

Chỉ tiêu này thường được tính cho một đơn vị chi phí bỏ ra như tổng chi phí,
chi phí trung gian, chi phí lao động…chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả càng cao. Tuy
nhiên ở cách tính này quy mơ sản xuất lớn hay nhỏ chưa được tính đến, khơng so
sánh được HQKT của các đơn vị sản xuất có quy mô khác nhau. Hơn nữa chỉ tiêu
này chỉ cho biết quy mô của HQ chứ không chỉ rõ được mức độ HQKT, do đó chưa
giúp cho các nhà sản xuất có những tác động cụ thể đến các yếu tố đầu vào để giảm
chi phí nguồn lực, nâng cao HQKT.
* Công thức 2: H = Q/C hoặc ngược lại H = C/Q
Khi so sánh hiệu quả thì việc sử dụng số tương đối là cần thiết bởi nó nói lên
mặt chất lượng của hiện tượng. Cách tính này có ưu điểm là phản ánh được mức độ
sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực mang lại kết quả là bao
nhiêu. Vì vậy, nó giúp cho việc đánh giá HQKT của các đơn vị sản xuất một cách rõ
nét. Tuy nhiên, Cách tính này cũng có nhược điểm là chưa thể hiện được quy mơ
HQKT vì trên thực tế những quy mơ khác nhau nhưng lại có hiệu suất sử dụng vốn
như nhau.
Trong thực tế khi đánh giá HQKT người ta thường kết hợp giữa công thức 1
và công thức 2 để chúng bổ sung cho nhau, qua đó sẽ đánh giá được HQKT một
cách sâu sắc và tồn diện.
* Cơng thức 3: H = ∆Q - ∆C
Trong đó


H: HQKT tăng thêm
∆Q: Kết quả tăng thêm
∆C: Chi phí tăng thêm

Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Công thức này thể hiện rõ mức
độ hiệu quả của đầu tư thêm và nó được dùng kết hợp với cơng thức 4 để phản ánh
tồn diện HQKT hơn.
* Công thức 4: H = ∆Q/∆C Hoặc ngược lại H =∆C/∆Q
Công thức này thể hiện rõ HQKT của việc đầu tư thêm hay tăng thêm chi
phí, nó thường được sử dụng để xác định HQKT theo chiều sâu hoặc của việc áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tỷ suất này giúp cho các nhà sản xuất xác định


11

được điểm tối đa hóa lợi nhuận để đưa ra những quyết định sản xuất tối ưu nhất.
Tuy nhiên, chỉ tiêu này chưa phân tích được tác động, ảnh hưởng của các yếu tố
tự nhiên như đất đai, khí hậu…
Trong thực tế sản xuất khi đánh giá HQKT ta thường kết hợp các công thức
lại với nhau để chúng bổ sung cho nhau. Như vậy, việc đánh giá HQKT sẽ chính
xác và tồn diện hơn. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà ta lựa chọn chỉ tiêu cho
phù hợp với điều kiện của sản xuất.
1.1.4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong trồng dứa
1.1.4.1. Đặc điểm sinh học của cây dứa.
Một số nhóm giống dứa trồng chủ yếu hiện nay bao gồm:
Nhóm Cayen: Ở nước ta, dứa Cayen được trồng rải rác ở Lạng Sơn, Quảng
Ninh, Ninh Bình, Nghệ An, Lâm Đồng... dứa Cayen có đặc điểm lá màu sẫm,
khơng có gai trừ một vài cái ở đầu lá, lá có thể đạt chiều cao trên 100 cm và chiều
rộng 6 cm. Hoa có màu xanh nhạt đến hơi đỏ, quả to (1,8-3,6 kg), hình trụ, hơi thót
ở đầu quả. Khi chín có màu vàng xanh đến màu đỏ da cam; thịt quả màu vàng ngà,

nhiều nước, ngọt thanh, hàm lượng đường và acid cao. Giống có năng suất cao, chất
lượng phù hợp với công nghiệp chế biến, tuy nhiên, giống này có số lượng chồi trên
cây ít.
Dứa Cayen có vỏ quả mỏng, nhiều nước nên rất dễ bị dập nát trong q trình
vận chuyển. Ngồi ra, do hệ số nhân giống tự nhiên thấp nên dễ gây ra hiện tượng
thiếu hụt chồi giống trong việc mở rộng diện tích.
- Nhóm Queen: Ở nước ta, có các giống Hoa Phú Thọ, Na Hoa, khóm Kiên
Giang, khóm Long An,...
So với Cayen, dứa Queen sinh trưởng kém hơn, lá hẹp và cứng, hai bên mép
lá rất nhiều gai, các đầu gai cong lại; mặt trong của lá có 3 đường vân trắng hình
răng cưa rất đặc trưng; hoa màu xanh hồng, quả nhỏ (0,5-1,0 kg) nằm trên một
cuống ngắn. Khi chín quả có màu vàng, các mắt nhơ cao, hố mắt sâu, vỏ dày; thịt
quả màu vàng, giòn, thơm và lõi quả nhỏ, thích hợp với ăn tươi. Ở một số giống
như Hoa Phú Thọ, khóm Kiên Giang,… có số lượng chồi thân rất nhiều. Vì vậy,


12

trong quá trình canh tác cần phải chú trọng biện pháp đánh tỉa chồi.
Dứa Queen thích hợp với điều kiện khơng cần cây che bóng, nếu trồng trong
bóng, cây sinh trưởng khá tốt nhưng lá hẹp lại, dài ra, màu lá thẫm và bóng, chồi
ngọn phát triển nhưng quả nhỏ. Ở nước ta, dứa Queen ra hoa tự nhiên và chín sớm
hơn các nhóm dứa khác.
- Nhóm Spanish: Ở nước ta, đây là dạng được trồng sớm nhất, có nhiều ở
Lạng Sơn, Bắc Giang, Lào Cai, Phú Thọ với nhiều giống đại diện như dứa nếp, dứa
Tam Dương, dứa Than Uyên... Lá dứa Spanish dài, mềm, mép lá hơi cong về phía
lưng, hoa có màu đỏ nhạt. Các loại chồi, đặc biệt là chồi ngọn và chồi cuống rất
phát triển, ảnh hưởng đến khối lượng quả. Khi chín, quả có màu đỏ da cam, vỏ dày,
mắt dẹt và sâu, thịt quả nhiều xơ, lõi quả rắn, khối lượng quả từ 0,9-1,4 kg và tuỳ
thuộc vào việc có đánh bỏ chồi ngọn hay khơng.

Dứa Spanish ưa bóng nên thường được trồng dưới tán những cây to như lim,
trám. Ở nước ta, nhóm giống dứa này ra hoa tự nhiên và chín muộn nhất.
- Nhóm Abacaxi: các giống dứa thuộc nhóm này khơng thích hợp cho chế
biến đồ hộp nhưng dùng để ăn tươi rất tốt. Quả có dạng hình nón, nặng trung bình
1,4 kg; vỏ quả màu vàng, thịt quả màu vàng nhạt, mềm, hương thơm; lõi quả nhỏ
đến rất nhỏ; lá khơng có gai.
- Nhóm Maipure: giống như các nhóm Spanish và Queen, nhóm dứa
Maipure có thể dùng để đóng hộp và ăn tươi. Quả có dạng hình trụ đến hình trứng,
nặng từ 0,8-2,5 kg; vỏ và thịt quả màu vàng đến vàng sậm; lõi quả nhỏ đến trung
bình. So với Cayen, phần thịt quả nhiều nước, mềm và ngọt hơn nhưng có nhiều xơ;
lá khơng có gai.
1.1.4.2. Quy trình trồng và chăm sóc dứa
a. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
- Về nhiệt độ: Dứa là loại cây ăn quả nhiệt đới thích nhiệt độ cao, nhiệt độ
thích hợp cho sinh trưởng là 28-320C, nhiệt độ giới hạn là 15-400C. Trồng dứa kinh
tế nhất là ở những vùng có giới hạn nhiệt độ bình quân năm 24-270C.
- Về nước: Lượng mưa hàng năm và phân bố mưa qua các tháng là 2 yếu tố
rất quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển của cây dứa.


13

- Về độ ẩm, thốt hơi nước và gió: Đây là các yếu tố khí hậu này liên quan
mật thiết với nhau, sự thốt hơi nước mặt đất có liên quan tới độ ẩm khơng khí và
cường độ gió; độ ẩm khơng khí lại phụ thuộc chặt chẽ với nhiệt độ và chế độ mưa.
Cây dứa có thể sử dụng độ ẩm khơng khí dưới dạng sương mù hay dạng hơi; lượng
nước do độ ẩm khơng khí mang đến cung cấp cho cây dứa càng lớn nếu độ ẩm
khơng khí càng lớn.
- Về ánh sáng: Dứa là loại cây có nguồn gốc ở rừng nhiệt đới, lượng chiếu
sáng thích hợp làm tăng năng suất và cải thiện phẩm chất, hương vị quả, thiếu ánh

sáng làm cây sinh trưởng kém, quả nhỏ, khả năng ra quả thấp. Với giống dứa Cayen,
nếu lượng ánh sáng giảm 20% thì sản lượng giảm 10%, ngồi ra, cịn ảnh hưởng đến
dung dịch quả và hàm lượng acid Malic trong quả.
- Về đất đai: Dứa là loại cây có bộ rễ phát triển yếu, 90% số lượng rễ tập
trung ở lớp đất mặt (0-30 cm) và cách gốc 40 cm. Do vậy, yêu cầu đất phải tơi xốp,
thống, có kết cấu hạt, khơng có nước đọng trong mùa mưa. Tính thốt nước của đất
chi phối động thái nước trong đất là yếu tố rất quan trọng liên quan tới sinh trưởng
của dứa ở vùng nhiệt đới. Hiện nay, ở Việt Nam, dứa được trồng trên nhiều loại đất:
đỏ bazan, đá vôi, đất đỏ vàng, vàng đỏ trên phiến thạch,… ở các tỉnh miền Bắc và đất
phèn ở đồng bằng sông Cửu Long, đất xám trên đất miền đông Nam Bộ.
Về độ pH, các giống dứa khác nhau có yêu cầu khác nhau, tuy nhiên, trong
khoảng 4,0 – 7,5 cây dứa vẫn có thể sinh trưởng, phát triển bình thường.
b. Thiết kế lơ trồng
- Chuẩn bị đất trồng
+ Làm đất: Đối với các vùng đất bằng phẳng, tiến hành làm đất toàn diện,
đảm bảo cày sâu 25 - 30 cm, bừa nhiều lần đảm bảo đất nhỏ và tơi xốp; ở các vùng
đất tương đối dốc có thể cày bừa toàn diện hoặc làm đất cục bộ, chỉ cày trên các
hàng, luống dự định trồng.
Thời vụ làm đất phụ thuộc vào thời vụ trồng mới, thường tiến hành trước lúc
trồng một thời gian ngắn để đất không bị khơ, tránh bị xói mịn, thuận tiện cho thao
tác trồng và cây con sớm hồi phục.


14

Vùng đất mới khai hoang, nên tiến hành cày vỡ vào cuối mùa thu hoặc trong
mùa đông, kết hợp với việc chặt bỏ cây to, cây già và nhặt rễ, diệt mầm cỏ dại để
đến năm sau cày bừa lại và trồng mới.
Đối với những vườn dứa trồng lại chu kỳ hai, nơi có điều kiện có thể sử dụng
máy phay băm thân lá, bón 500 - 700 kg vơi bột/ha và cày lấp thân dứa cho hoai

mục; nơi không có điều kiện sử dụng máy, dùng cuốc răng cào thân lá phơi khô tại
ruộng, tập trung thành đống to rồi tiến hành đốt.
Để tạo điều kiện thoát nước tốt, hạn chế bệnh thối nõn gây hại dứa, tiến hành
lên luống khi trồng.
+ Bón lót: Đối với đất có hàm lượng mùn thấp dưới 1%, cần bón lót 15 - 20
tấn phân hữu cơ cho 1ha trước khi trồng; đối với đất trồng có hàm lượng mùn cao,
bón lót 10 tấn phân chuồng/ha (hoặc bón thay thế bằng 2 - 3 tấn phân vi sinh/ha) và
một nửa lượng lân bón của cả chu kỳ sinh trưởng của cây.
Bón lót tiến hành sau khi làm đất hoàn thiện và ngay trước khi trồng.
- Chọn và xử lý chồi giống
Có thể sử dụng 3 loại chồi chính phát sinh từ cây mẹ để làm thực liệu trồng mới.
Cần chú ý một số điểm sau đây:
+ Chồi ngọn: thường cho quả to, đồng đều, chất lượng tốt nhưng có thời gian
từ khi trồng đến khi ra quả dài, chồi dễ bị thối trong q trình vận chuyển do có
nhiều lá non chứa nhiều nước.
+ Chồi cuống: Kích thước nhỏ nên phải qua một thời gian chăm sóc ở vườn
ươm để chồi đạt đến một kích thước nhất định mới đem trồng ra vườn sản xuất.
+ Chồi nách ( hay còn gọi là chồi thân): Loại chồi này phát sinh ra từ nách lá
là loại thực liệu trồng chủ yếu, chịu được vận chuyển và cất giữ trong một thời gian
khá dài. Chồi này có ưu điểm khoẻ, chóng ra hoa kết quả. Nhóm Queen và Spanish
có nhiều chồi phát sinh trên một cây mẹ, diện tích trồng dứa Queen ở Đồng bằng
sơng Cửu Long rất lớn nên thực liệu để trồng mới không đến nỗi khó khăn. Riêng
đối với dứa Cayen do số chồi nách trên cành mẹ rất ít, diện tích trồng dứa Cayen ở
nước ta cịn hẹp vì vậy việc muốn mở rộng diện tích trồng giống dứa này gặp một
khó khăn rất lớn là thiếu cây con giống.


15

Trước khi trồng phải tiến hành phân loại chồi. Các loại chồi khác nhau cần

được trồng riêng ở các khu vực khác nhau. Trong cùng một loại chồi phải tiếp tục
phân loại chồi to nhỏ khác nhau và phải được trồng ở các ruộng khác nhau. Sự phân
loại này có ý nghĩa quan trọng không những để tiện việc chăm sóc mà cịn tạo ra
các vườn dứa đồng đều, dễ dàng xử lý ra hoa trái vụ.
Xử lý chồi giống: Chồi dứa sau khi đã chọn lọc, phân loại, tiến hành bóc bẹ
lá ở phần gốc để lộ ra 3- 4 vịng mắt, bó lại thành từng bó( 15- 20 chồi một bó), sau
đó xử lý bằng thuốc hố học để trừ nấm bệnh ở gốc thân và trừ rệp sáp truyền bệnh
héo rũ. Thuốc diệt nấm thường dùng là: Aliette nồng độ 0,3%. Thuốc diệt rệp sáp
thường dùng là: Lidafor 9, Sevidol 26 hoặc Mocap 20 đều có hiệu quả tốt. Pha sẵn
thuốc trong một chậu to hoặc đào hố lót ni lơng ngay trên ruộng, nhúng ngập phần
gốc (cả bó) vào dung dịch thuốc trong 1- 3 phút, sau đó lấy ra và để sấp cả bó
xuống.
Trong trường hợp chồi xử lý chưa trồng ngay phải xếp dựng ngược các bó
chồi thành từng đám dưới bóng cây to hoặc làm mái che tránh nắng. Nếu để lâu
ngày, thỉnh thoảng vẩy nước giữ ẩm để bộ rễ khỏi bị khô héo.
- Mật độ trồng và cách trồng
Tuỳ theo điều kiện cụ thể, bố trí mật độ dứa trong khoảng 5 - 6 vạn chồi trên
1 ha với khoảng cách gợi ý và cách tính như sau:
Cây cách cây trên

Khoảng cách 2

Khoảng cách 2

Mật độ (M)

hàng (c)

hàng đơn (b).


hàng sông (a).

( Vạn cây/ ha)

(cm)

(cm)

(cm)

30

30

80

6.0

35

30

80

5.5

40

30


80

5.0

Trên hàng có thể bố trí trồng theo kiểu ơ vng, hình chữ nhật hay nanh sấu.
Cách trồng: Trồng theo hàng đã vạch sẵn, dùng dầm hoặc cuốc nhỏ để trồng,
nên đặt cây ở dộ sâu thích hợp ( khoảng 5 cm ). Giữ chồi thẳng đứng, nén đất xung
quanh cho chặt gốc. Không nên trồng quá sâu đễ gây thối nõn chồi. Để giữ ẩm,


16

giảm bốc hơi nước, chống cỏ dại có thể dùng màng phủ ni lông để che trên mặt
luống và chọc thủng lỗ ni lông theo mật độ khoảng cách đã tính tốn.
Sau trồng khoảng 1 tháng cần đi kiểm tra và trồng dặm lại chỗ cây bị chết để đảm
bảo mật độ trồng và năng suất vườn dứa về sau.
- Làm cỏ
Khi cây còn nhỏ, phải thường xuyên làm xáo cỏ cho vườn dứa để tránh cỏ
lấn át dứa; khi cây dứa đã lớn, thường xuyên nhổ các các bụi cỏ tốt cạnh tranh sinh
trưởng với dứa.
Có thể sử dụng thuốc trừ cỏ Diuron với lượng 2 - 3 kg/ha và lượng nước
phun 2.000 - 3.000 lít, dung dịch thuốc được phun trải đều trên bề mặt đất vào thời
điểm trước và sau khi trồng dứa.
Trong trường hợp trồng dứa khơng có che phủ nilon, sau khi trồng mới có thể
trồng xen các cây họ đậu như lạc, đậu tương hoặc đậu xanh vào giữa hai hàng kép.
- Bón phân
Các dạng phân được sử dụng :
+ Đạm: nên sử dụng dưới dạng phân urê.
+ Lân: thông thường dùng super lân, đặc biệt đối với những vùng đồi cao
đất chua hay trên đất thấp nhiễm phèn nên dùng phân lân Văn Điển.

+ Kali: có thể dùng phân K2SO4, KNO3 (tốt nhất), khơng nên bón phân Kali
Clorua.
Liều lượng phân bón: Liều lượng phân bón thay đổi tùy theo độ phì và đặc tính
của đất. Vùng đất cát cần được bón nhiều phân hơn đất đỏ ba-zan và đất phù sa, vùng đất
chua phèn ở đồng bằng sông Cửu Long cần nhiều lân hơn các vùng khác…Tuy nhiên,
theo tiến sĩ Teisson có thể bón 4 g phân NPK 8-4-20 / cây/vụ, tương đương với 6 g urê
+ 10g super lân + 20g sun-phát ka li /cây/vụ.
Nguyên tắc bón phân:
+ Khi bón lót trước khi trồng phải đảm bảo phân được rãi đều trên mặt đất.
+ Lượng phân bón cịn lại phải được chia làm 5-6 lần bón.
+ Bón phân thẳng vào nách lá già của từng cây.


×