Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Khi nhà đầu tư căng thẳng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.91 KB, 5 trang )

Khi nhà đầu tư căng thẳng


Ảnh minh hoạ
Sự căng thẳng quá mức có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe tâm thần. Giá
vàng, USD, chứng khoán, nhà đất, lạm phát và rất nhiều nhu cầu của cuộc sống
luôn tạo nên áp lực trên con người.
Có những người trong trạng thái rối loạn cảm xúc thay vì đi sắm đồ vô tội
vạ (như chạy theo thời trang)... thì họ chạy theo trào lưu mua chứng khoán. Khi
trên sàn giao dịch khớp lệnh, họ "sướng quá” không ngủ được. Ngược lại khi thị
trường sụt giảm, những người có bệnh thực thể như tim mạch, trong tình trạng
phập phồng lo lắng, stress rất dễ bị đột quỵ.

Ở người mất số tiền quá lớn trong thời gian ngắn, tùy trạng thái phản ứng,
có người bị loạn thần phản ứng stress cấp, dễ lo âu và trầm cảm với các dấu hiệu:
chán nản, buồn, mệt mỏi, giảm sự tập trung chú ý, chán ăn, sụt cân, tâm trạng luôn
lo lắng, bất an... Nặng hơn thì rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực, dẫn tới nguy cơ tự
sát mà trong thực tế gần đây đã xảy ra vài trường hợp.

Nén trong lòng

Điều gì sẽ xảy ra khi trước đây nó tạo cho người ta có ảo tưởng trở thành tỉ
phú trong một đêm, và bây giờ cũng chỉ một đêm đưa người ta xuống hố tuyệt
vọng? Đó là một trạng thái khủng khiếp mà người ta không ngờ được (trừ những
người có bề dày kinh nghiệm và sẵn sàng chấp nhận cuộc chơi).

Có người rơi vào trạng thái bàng hoàng, ngơ ngác. Có người lên cơn hoảng
loạn, la hét, khóc lóc, rầu rĩ, không chú ý đến xung quanh và bản thân, có ý nghĩ
bế tắc, tìm đến cái chết. Kèm theo là những xung đột cá nhân nảy sinh: vợ chồng
xung đột, mâu thuẫn với nhân viên trong cơ quan, bỏ bê việc chăm sóc các thành
viên trong gia đình...



Tâm lý của người chơi chứng khoán là khi "được" thì khoe nhưng khi thua
lỗ thì không muốn ai biết, thậm chí cả với người thân, nên sự buồn chán càng dồn
nén trong lòng.

Các dạng tâm thần thường gặp sau "lướt sóng" là: trầm cảm, rối loạn stress
cấp, rối loạn lo âu và hậu quả là dễ có nguy cơ tự tử cao. Mặt khác, ở những bệnh
nhân có những bệnh thực thể sẵn có như huyết áp, dạ dày, đái tháo đường,
cholesterol cao... sẽ tái phát và tăng cao. Đó là hậu quả từ những cơn stress luôn
dao động bởi các yếu tố như chứng khoán, nhà đất, giá vàng...

Tăng sức chịu đựng

Nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh này nhớ đến các bệnh viện tâm thần, các
trung tâm tư vấn tâm lý, BS chuyên khoa tâm thần để được tư vấn. Lưu ý là trong
việc chữa trị thì vai trò của người thân cực kỳ quan trọng vì hơn ai hết họ cần sự
động viên, chia sẻ của những người thân trong gia đình.

Người thầy thuốc tâm thần không can thiệp sâu vào việc làm ăn, kinh
doanh của họ mà đưa ra những phương cách, khuyến cáo để người bệnh chống lại
khi gặp những tình huống đó. Nhớ làm việc đúng giờ giấc, ăn uống điều độ.

Sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng, kể cả thuốc an
thần. Giải pháp tốt nhất là thư giãn, thở sâu, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, đi bộ trung
bình 1 giờ/ngày vào sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ.

Điều cần thiết là vệ sinh tâm thần tốt, rèn nhân cách để tăng sức chịu đựng,
sức đề kháng trước các tác động, phản ứng không có lợi cho sức khỏe tâm thần.



×