Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Sáu bước để trở thành nhà quản lý quyết đoán pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.8 KB, 6 trang )

Sáu bước để trở thành nhà quản lý quyết đoán

Có nhiều ý kiến cho rằng làm lãnh đạo là khả năng bẩm sinh; khả năng đó
không thể rèn luyện hay học hỏi mà có được. Thật ra, thuật lãnh đạo tùy thuộc
vào sự kết hợp nhiều nhân tố...

Phẩm chất cá nhân của người lãnh đạo rất quan trọng. Có những loại người thường
thành công trong vai trò lãnh đạo hơn một số người khác. Tuy nhiên, người ta có
thể học kỹ năng lãnh đạo và có thể phát triển những phẩm chất cá nhân cần thiết
để trở thành một người lãnh đạo giỏi.
Tính quyết đoán là một trong những chiếc chìa khóa mở cánh cửa thành công
trong vai trò lãnh đạo, kết hợp với sự nhạy bén và sự hiểu biết thấu đáo về các khả
năng giải quyết vấn đề.

Bước 1: Hiểu rõ các kiểu lãnh đạo

Có nhiều kiểu lãnh đạo khác nhau. Ví dụ, có ba anh chàng chăn cừu. Người thứ
nhất mở cửa trại, bước ra rồi cho đàn cừu theo sau. Đây là làm theo kiểu lãnh đạo
đi đầu. Người thứ hai thì đứng ở cuối đàn cừu, đẩy hoặc dẫn dắt chúng ra. Kiểu
này được gọi là lãnh đạo hỗ trợ. Người thứ ba thì đi từ đầu xuống cuối bầy và
thỉnh thoảng lại chen vào giữa đàn cừu. Anh ta theo kiểu lãnh đạo tương tác. Biết
cách áp dụng các kiểu lãnh đạo khác nhau sẽ giúp bạn phản ứng hiệu quả trong
nhiều tình huống.

Lại có quan niệm khác cho rằng có bốn kiểu lãnh đạo: chỉ huy, theo quy trình,
sáng tạo và tạo điều kiện (sơ đồ). Mỗi kiểu có liên quan đến tính cách riêng.

Mỗi kiểu lãnh đạo thích hợp cho một hoàn cảnh đặc thù nào đó. Một người lãnh
đạo theo kiểu cấu trúc thường thành công ở những nơi xem quy trình là quan
trọng. Kiểu lãnh đạo thoải mái hoặc tạo điều kiện có thể thích hợp trong việc quản
lý một nhóm người có chuyên môn. Những ông sếp theo kiểu thống trị có thể tốt


cho những tổ chức đang cần phải thay đổi thực sự. Một người lãnh đạo theo kiểu
trực giác mạnh luôn có thể đối phó với mọi tình huống trong tầm ngắn hạn.

Có thể học các kiểu quản lý khác - thêm một chút kiểu thống trị, trực giác hay cấu
trúc - khi bạn trở nên tự tin và có kinh nghiệm trong công việc lãnh đạo. Cố gắng
làm theo kiểu mà bạn thích cho đến khi nào thoải mái mở rộng ra các kiểu khác.

Lời khuyên vàng: Nếu cấp trên đặt vấn đề về kỹ năng lãnh đạo của bạn, còn
người lao động thuộc quyền quản lý của bạn tỏ ra thiếu động lực hoặc kém năng
suất thì chìa khóa để thay đổi tình hình là: hãy bớt nghĩ về việc bạn đang làm gì và
dành nhiều thời gian lên kế hoạch xem nên làm như thế nào.

Bước 2: Học lý thuyết lãnh đạo

Các khóa học thuật lãnh đạo của các trường quản trị kinh doanh thường cung cấp
các nguyên tắc nền tảng tổ chức doanh nghiệp. Hãy chọn khóa học thích hợp với
bạn. Các chủ đề từ lý thuyết kinh doanh đến kế hoạch chiến lược, nhận thức rủi ro.
Cũng nên học về ứng xử trong tổ chức, marketing, phân tích thị trường và đánh
giá đối thủ cạnh tranh.

Có cảm thức công việc tốt và kiến thức quản trị kinh doanh qua đào tạo kỹ càng
không chỉ đem lại cho bạn sự tự tin mà còn giúp bạn khiến người khác phải kính
trọng.

Lời khuyên vàng: Nếu bạn đang ở vị trí quản lý cấp trung, một khi đã học lý
thuyết lãnh đạo, bạn cần tìm ra cơ hội để vận dụng vào thực tế. Hãy nói với cấp
trên rằng bạn sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm nhiều hơn. Hãy thể hiện sự sẵn sàng
bằng cách đề xuất làm lãnh đạo một dự án cụ thể nào đó hoặc nhận trách nhiệm ở
một lĩnh vực mới, nơi bạn có thể kiểm tra kỹ năng lãnh đạo của mình.


Bước 3: Tự nhận thức bản thân

Bạn nhận thức càng rõ về bản thân thì nhận thức đó càng đem lại hiệu quả.

Tự nhận thức bản thân nghĩa là hiểu mình và biết mình, đó là:

- Bạn là gì?

- Sở thích của bạn là gì?

- Mục tiêu của bạn là gì?

- Nhận thức của người khác về bạn và mục tiêu của bạn ra sao?

- Bạn có động lực như thế nào để đạt mục tiêu?


Bước 4: Học hỏi từ kinh nghiệm của người khác

Có câu “tri thức là sức mạnh”. Hiển nhiên, một trình độ hiểu biết tốt hơn sẽ cho
bạn một lợi thế so với đồng nghiệp, khiến bạn trở nên thích hợp với vị trí lãnh đạo
hơn. Do vậy, bạn phải luôn tìm cơ hội học hỏi cái hay của người khác. Một trong
những cơ hội rõ ràng mà bạn có thể tranh thủ lợi thế từ đó nếu có thể là:

- Tham gia tập huấn: sẽ có ích trong những tình huống thể hiện được sự cách biệt
trong ứng xử, kỹ năng hay sự tự tin.

- Các chương trình đào tạo: bất luận trong hay ngoài tổ chức của bạn, các chương
trình đào tạo có thể cho bạn một hiểu biết thấu đáo về năng lực của bạn cũng như
mở rộng các khả năng cho bạn.


- Làm việc theo hệ thống: thể hiện cho cấp trên thấy rằng bạn khâm phục hoặc
chia sẻ tuyệt đối kinh nghiệm của mình với người khác, sẽ giúp bạn được thừa
nhận các tố chất cần phải có ở người lãnh đạo nhiều hơn.

Bước 5: Mở rộng kinh nghiệm cá nhân

Có nhiều chiến thuật mà bạn có thể khai thác để làm cho kiến thức, sự tự tin và
khả năng lãnh đạo của bạn tăng lên.

- “Đòi” giao thêm việc. Là những việc mở thêm những đường chân trời cho bạn
mà không có hậu quả xấu nếu thất bại. Cách này đặc biệt tốt cho những người
thích học hỏi qua công việc.

- Thuyên chuyển sang lĩnh vực lân cận. Bạn có thể phát triển kỹ năng lãnh đạo rõ
rệt hơn bằng cách làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau trong tổ chức. Như vậy,
bạn sẽ được biết rõ hơn về cách thức hoạt động của công ty.

- Tranh đua với những người ngang cấp ở các công ty khác. Bằng cách thu thập
thông tin và lời tư vấn từ những người làm việc cho các tổ chức khác, bạn có thể
lợi dụng được kinh nghiệm của người khác và đánh giá sự tiến bộ của bạn.

- Làm công việc ngoài lĩnh vực thuận tay. Bạn không thể học hỏi nếu luôn cố thủ
bên trong vành đai an toàn với những gì bạn đã biết. Hãy nhận lãnh một dự án nào
làm bạn sợ hãi, dự án có tính thử thách bạn, và cung cấp những kinh nghiệm mới.

Bước 6: Áp dụng các kỹ năng lãnh đạo

Những cơ hội thăng tiến thường bất ngờ đến với chúng ta. Nếu bạn làm theo
những bước sau và chuẩn bị mình một cách thích hợp, bạn sẽ ở vào vị trí tốt để tận

dụng được cơ hội.

- Trong hầu hết trường hợp, cách đặt cược hay nhất là phân tích tình thế. Quyết
định công ty cần gì và làm thế nào để bạn xuất sắc đạt được điều đó.

- Một số vị trí lãnh đạo cần đóng vai trò trung gian giữa hai nhóm - nhóm muốn
kết quả (ví dụ, ban quản lý điều hành) và nhóm sẽ làm ra kết quả đó. Trong trường
hợp này, bạn cần thiết lập những kênh truyền đạt tốt với cả hai nhóm.

- Cố gắng chọn được những ê-kíp làm việc có sự cân bằng tốt đẹp giữa nhà quản
lý giỏi với các thành viên giàu năng lực và trung thành. Điều cốt tử là chọn ê-kíp
làm việc dựa vào sự kết hợp những tài năng cần thiết chứ không phải dựa vào
quan hệ bạn bè hay phe cánh.

×