Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Có thể chữa bệnh mù mắt? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.37 KB, 5 trang )

Có thể chữa bệnh mù mắt?

Phương pháp đem trở lại thị giác cho người khiếm thị hiện còn trong giai
đoạn ban đầu

Con mắt nhân tạo- “bionic eye” có thể là chìa khóa để đem trở lại thị giác
cho những người mù vì bệnh di truyền, các chuyên gia tin như thế.
Một toán chuyên gia tại bệnh viện mắt Moorfields ở London đã chữa trị cho
các bệnh nhân đầu tiên trong khuôn khổ của một cuộc nghiên cứu lâm sàng để tìm
ra một phương pháp trị liệu.
Con mắt nhân tạo này, được gắn liền vào một máy thu hình đặt trên một đôi
mắt kính, đã được công ty Second Sight của Mỹ sáng chế.
Công ty này nói rằng kỹ thuật này có khả năng phục hồi thị giác ở mức độ
căn bản, tuy nhiên các chuyên gia nói rằng kỹ thuật vẫn còn ở giai đoạn đầu.
Cuộc thử nghiệm này có chủ đích giúp những người bị mùa lòa vì bệnh
retinitis pigmentosa, một nhóm các bệnh mắt di truyền ảnh hưởng đến võng mạc.
Bệnh này trầm trọng hơn theo năm tháng, thông thường được chẩn đoán
ngay từ tuổi thơ.
Ước lượng có từ 20.000 đến 25.000 bị bệnh này tại Anh quốc.
Hiện nay, không biết trị pháp này có giúp gì được cho hai bệnh nhân, cả hai
đều là đàn ông trong độ tuổi 50, để nhìn thấy trở lại hay không, tuy nhiên, nếu có
thành công đi chăng nữa thì dường như chỉ giúp cho thấy một hình thức ánh sáng
nào đó và họ thỉ thấy lờ mờ mà thôi.
Nhưng các bác sĩ tỏ ra lạc quan, như Lyndon da Cruz, bác sĩ đã thực hiện
cuộc giải phẫu mắt hồi tuần qua.
Ông nói phương pháp trị liệu này rất “khích lệ”, và “các bộ phận đã được
cài lắp thành công và hai bệnh nhân hiện đang hồi phục”.
Con mắt bionic

Mắt bionic, được biết dưới tên gọi là Argus II, hoạt động qua máy thu hình.
Các tín hiệu sau đó được truyền đi vô tuyến đến một bộ phận điện tử cực mỏng và


các cực nhận tín hiệu được cài trong con mắt và gắn với võng mạc.
Các cực nhận tín hiệu sau đó sẽ kích thích các giây thần kinh còn lại trong
võng mạc và tín hiệu sẽ được chuyễn lên bộ óc.
David Head, giám đốc hội Retinitis Pigmentosa tại Anh nói: “Hiện nay
không có phương pháp trị liệu cho các bệnh nhân và mọi hy vọng đều đặt vào
công cuộc nghiên cứu phương pháp trị liệu bằng tế bào mầm”.

×