Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Đặc điểm thích nghi tự vệ ở lưỡng cư pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.41 KB, 5 trang )

Đặc điểm thích nghi tự vệ ở lưỡng
cư (Amphibia)

- Lưỡng cư có nhiều kẻ thù trong
động vật Có xương từ cá đến thú và
động vật Không xương sống (nhện
độc, bò cạp, rết ...). Sự tự vệ của
chúng thường có tính chất thụ động,
chúng chạy trốn kẻ thù và tìm nơi ẩn
nấp.Ví dụ cóc bùn khi gặp nguy hiểm
dùng chân sau đào một cái lỗ trong
vài phút rồi trốn dưới đó.

- Nhiều loài có màu sắc mang tính
chất tự vệ rõ rệt. Nhái bám sống trên
thân cây có màu vàng đất hay màu
nâu (hót cổ). Các loài bám trên lá cây
thường có màu xanh (chàng hiu).
Nhái bám nhỏ (Philautus) dễ lẫn
trong đám địa y. Nhiều loài ếch có vết
đen trên thân làm ngụy trang những
bộ phận chủ yếu của con vật. (mắt,
đùi, ống chân...). Cóc thường dễ lẫn
với đám đất. Nhiều loài lưỡng cư có
thể thay đổi màu sắc cho phù hợp với
môi trường (ếch, nhái, chàng hiu...).
Một số loài lưỡng cư khác có màu sắc
sặc sỡ, có tính chất báo hiệu, mặt
bụng của cá cóc Tam Ðảo có màu da
cam, cóc tía (Bombina) khi gặp nguy
hiểm, chúng cong lưng, nằm ngửa để


lộ phần da dưới bụng có màu sắc sặc
sỡ để kẻ thù phải sợ.
- Một số loài lưỡng cư có khả năng
giả chết. Cóc tía, nhái bầu khi gặp
nguy hiểm thì nắm ngửa, nhắm mắt và
nín thở.
- Một số loài lưỡng cư không đuôi
phình thân thật lớn để dọa kẻ thù,
miệng mở to để dọa nạt. Thân phồng
lớn cũng giúp con vật ẩn chật trong
khe hốc khó bị lôi ra ngoài (ểnh ương,
cóc, nhái..).
- Một số loài lưỡng cư cỡ lớn khi bị
tấn công đã tìm cách cắn lại
(Amphiuma), có loài phát ra tiếng kêu.
Vũ khi tự vệ lợi hại nhất của lưỡng cư
là các tuyến da tiết ra chất độc. Một
số tuyến độc rõ ràng phân tán hay tập
trung thành các khối tuyến để bảo vệ
các nơi trọng yếu của cơ thể như ở
đầu. Thông thường chất độc kích
thích màng nhầy của miệng kẻ thù
làm cho chúng không dám tấn công
liên tiếp. Chất độc của cóc tiêm vào
chim thú sẽ làm ngừng hô hấp và liệt
cơ. Nọc của cóc Bufo marima làm
chết chó khi cắn phải con vật. Ðặc
biệt ếch độc Nam Mỹ có nhựa rất
độc, các thợ săn Colombia dùng để
tẩm tên, có thể giết chết khỉ lớn hoặc

báo.
Hoàng Vân


×