Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Cấu tạo vỏ da bò sát (Reptilia) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.52 KB, 7 trang )


Cấu tạo vỏ da bò sát
(Reptilia)


1. Cấu tạo
- Biểu bì phát triển hơn lưỡng cư,
có tầng ngoài hóa sừng dày và luôn
luôn được thay thế (hiện tượng lột
xác theo chu kỳ). Tầng ngoài hóa
sừng tạo thành vảy sừng, xếp kề bên
nhau hoặc tỳ lên nhau như ngói lợp,
chỉ có phần gốc liền với nhau.
Vảy rùa và cá sấu phát triển riêng biệt
và ghép bên nhau thành bộ giáp cứng.
Số vảy và vị trí của các vảy ở đầu và
thân của bò sát hình như không đổi
trong quá trình lớn lên của bò sát. Các
nhà phân loại đã căn cứ vào đặc điểm
này để xây dựng các tiêu chuẩn định
loại bò sát.
- Lớp bì cũng phát triển hơn và có
nhiều tế bào sắc tố hơn Lưỡng cư nên
màu sắc sặc sỡ. Một số loài bò sát
lớn như cá sấu, kỳ đà, trăn... lớp
bì khá dày nên thường được khai
thác, thuộc da để làm vật dụng bằng
da. Lớp bì ở bò sát có nhiều tế bào sắc
tố hơn ở lưỡng cư, làm cho nhiều loài
thằn lằn và rắn có màu sặc sỡ. Nhiều
loài bò sát có thể thay đổi màu cho


phù hợp với điều kiện môi trường. Cơ
chế sinh lý điều hòa màu sắc có lẽ do
sự phối hợp kích thích tố tuyến não
thuỳ (mấu não dưới) làm giảm sắc tố
và kích thích tố phần tuỷ của tuyến
trên thận làm có sắc tố. Da của bò sát
không có chức năng hô hấp, chức
năng chính là ngăn cản sự thoát hơi
nước qua bề mặt cơ thể và cách nhiệt.
Ngoài ra còn tham gia bảo vệ khỏi tác
động cơ học, lý học, hóa học (hình
19.1).

Cấu tạo vỏ da của bò sát (theo
Hickman)
1. Lớp biểu bì; 2. Lớp bì; 3. Khớp nối
linh động; 4. Sắc tố melanin; 5.
Xương bì; 6. Vảy
Ở thằn lằn và rắn lớp vảy sừng được
tróc ra theo chu kỳ gọi là hiện tượng
lột xác và được thay thế bằng các lớp
tế bào biểu bì ở bên dưới. Sự lột xác
để giúp bò sát tăng trưởng. Khi lột
xác, thằn lằn tự làm bong ra từng
mảng vảy sừng giống như người ta xé
và vứt bỏ từng mảnh áo cũ. Ở rắn
trước khi lột xác lớp tế bào biểu bì ở
dưới phát triển nhanh và biệt hóa
thành tế bào sừng, dần dần thay thế
cho lớp vảy sừng bên ngoài bị tróc ra.

Số lần lột xác phụ thuộc vào hoàn
cảnh sống (nhiệt độ, độ ẩm ...), biến
động thức ăn và tình trạng sinh lý của
chúng. Hiện tượng lột xác được tiến
hành dưới tác dụng của kích thích tố
giáp trạng và tuyến não thuỳ. Rắn non
có số lần lột xác nhiều hơn rắn trưởng
thành, rắn nhịn ăn lột xác nhiều hơn
rắn được ăn no, rắn bệnh không hoặc
ít lột xác. Trăn nuôi còn non một năm
lột xác từ 10 - 14 lần, còn trăn lớn lột
xác từ 4 - 7 lần. Ở rùa và cá sấu không
có hiện tượng lột xác, lớp biểu bì ở
ngoài của tầng sừng phát triển dầy lên
tạo thành những vảy chồng chất lên
nhau, do đó trên các tấm vảy sừng của
mai và yếm rùa có những vòng đồng
tâm để nới rộng kích thước cơ thể
chúng. Số vòng này tương ứng với sự
phát triển năm của rùa và nhờ đó căn
cứ các vòng này để xác định tuổi rùa.
2. Sản phẩm của da
- Tuyến da kèm phát triển, chỉ có ở
một số loài như tuyến dọc hàm dưới ở
cá sấu, tuyến lỗ huyệt của cá sấu và
rắn, tuyến đùi của thằn lằn, tuyến xạ
tiết chất thơm hấp dẫn hay tự vệ...

×