Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.92 KB, 14 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN A: MỞ ĐẦU. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TAØI: Bác Hồ nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công hoïc taäp cuûa caùc chaùu”. Trong thời đại ngày nay, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cần phải có con người mới, phát triển toàn diện tài và đức.Vì vậy, ngành giáo dục và đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo con người mới.Với vai trò ấy, là một giáo viên cần phát huy hết năng lực sẵn có của mình là để dẫn dắt thế hệ trẻ từng bước đi lên và bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cho các em.Người giáo viên phải thấy được nhiệm vụ của mình là đào tạo nên những con người có ích cho xã hội, là người mà xã hội giao trọng trách vì tương lai và sự phát triển của đất nước. Vì thế, trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỉ qua.Đổi mới phương pháp dạy học Hoá Học ở trường THCS dựa trên cơ sở quan niệm tích cực hoá hoạt động của học sinh và lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học.Đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra do yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục và cần được tiến hành đồng bộ với đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh. Chủ nghĩa duy vật lịch sử xem tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội.Hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, nhằm đào tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng, có thể xem tính tích cực như là một điều kiện, đồng thời là một kết quả của sự phát triển nhân cách trẻ trong quá trình giáo dục. Ở trường THCS, những sự đổi mới đó thực hiện chủ yếu thông qua việc dạy các môn học, trong đó có môn Hoá Học.Việc đổi mới cần được thực hiện trên cả ba mặt: Nội dung dạy học, phương pháp dạy học và phương tiện dạy học.Muốn thực hiện được việc đổi mới đó cần phải huy động nhiều lực lượng khác nhau của xã hội. Đối với giáo viên thì điều quan trọng nhất là đổi mới phương pháp dạy học, vì giáo viên là người trực tiếp tác động đến học sinh và sử dụng những phương tiện mà xã hội cung cấp cho nhà trường để thực hiện mục tiêu dạy học. Phương pháp dạy học mới làm thay đổi vai trò của giáo viên và học sinh, học sinh được dặt ở vị trí trung tâm, bản thân học sinh phải tích cực, tự giác hoạt động để xây dựng và chiếm lĩnh kiến thức.Học sinh chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức các vấn đề mới.Giáo viên trở thành người tổ chức hoạt động giúp đỡ học sinh, tạo hứng thú cho học sinh khi học tập. Xuất phát từ thực tế giảng dạy ở trường, yêu cầu của xã hội và đặc biệt là chương trình thay sách giáo khoa ở các khối lớp, nên việc tìm biện pháp để nâng cao hiệu quả các tiết dạy môn Hoá Học lớp 9 là cần thiết.Mặc dù các em đã được rèn luyện tính tích cực này ngay từ lớp dưới, trong đó môn Hoá Học là môn mới và tương đối khó với học sinh lớp 9.Vì vậy, việc tìm ra biện pháp phát huy học sinh học tập tích cực là điều hết sức cần thiết.Đó là.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> lí do tôi chọn đề tài “Những biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong một tiết giảng dạy Hoá Học 9”. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 9A3 trường THCS Hảo Đước. - Giải pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập ở môn Hoá Học 9. + Nghiên cứu thực trạng học tập theo hướng tích cực của học sinh. + Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. + Từ thực trạng đó, đề ra những biện pháp giúp học sinh hoạt động tích cực trong dạy học Hoá Học. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đề tài này cần nghiên cứu nhiều vấn đề, nhưng do thời gian nghiên cứu hạn chế nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu những biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong một tiết dạy học Hoá Học ở lớp 9A3 trường THCS Hảo Đước trong học kì I năm học 2008 – 2009. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: * Nghiên cứu tài liệu: Tôi tìm đọc các loại tài liệu có liên quan đến vấn đề: Phương pháp giảng dạy Hoá Học trong trường phổ thông, lí luận dạy học Hoá Học đại cương, thiết kế bài giảng Hoá Học 9, ……….. * Ñieàu tra: - Dự giờ đồng nghiệp để học hỏi thêm những kinh nghiệm trong việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh. - Thực nghiệm: qua thực tế giảng dạy tôi thấy được những thiếu sót cần khắc phục. - Đàm thoại: trao đổi với đồng nghiệp để rút ra được những kinh nghiệm giúp học sinh học tập tích cực hơn. - Kiểm tra: Khi học sinh trình bày kết quả giúp ta nắm được mức độ tiếp thu kiến thức của từng học sinh. - Đối chiếu: qua thực tiễn giảng dạy đối chiếu với tài liệu đã nghiên cứu. * Giaû thuyeát khoa hoïc: - Tìm hiểu thực trạng, thống kê kết quả từ những tiết dạy lí thuyết(bài mới) có kết quả cao để rút ra những phương pháp hay nhằm phát huy tối đa tính tích cực của học sinh trong caùc tieát daïy. - Trên cơ sở những số liệu, tư liệu đã thu thập tìm hiểu được đem nghiên cứu, phân tích, chọn lọc những phương pháp tích cực hay nhất để áp dụng vào các tiết học. - Tổ chức hoạt động theo nhóm nhỏ có tác dụng truyền đạt và trao đổi thông tin giữa các thành viên thông qua quá trình học tập.Đây là cách tiếp cận để dạy học tích cực. - Trong giờ học cần tạo nhu cầu hứng thú kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh, để phát triển tư duy học sinh, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không ỷ lại vào một vài người có hiểu biết và năng động hơn tạo không khí thi đua với các thành viên trong lớp.Kết quả của mỗi học sinh sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> PHAÀN B: NOÄI DUNG. I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 1. Các văn bản chỉ đạo của trung ương, địa phương: - Nghị quyết trung ương 4 khoá VII đã xác định phải “khuyến khích tự học”, phải “áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. - Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII tiếp tục khẳng định phải “đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học , tự nghiên cứu cho học sinh”. - Căn cứ vào nghị quyết 40/2000/QH 10 của quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và các chuyên đề của SGD – PGD đào tạo về cải tiến phương pháp dạy học ở trường phổ thông. 2. Caùc quan nieäm khaùc veà giaùo duïc: - Thuật ngữ dạy học vốn được dùng để phản ánh hoạt động của người dạy.Đối tượng của hoạt động này là người học.Người học vùa là đối tượng của hoạt động dạy, vùa là chủ thể của hoạt động học.Nếu người học không chủ động học, không có cách học tốt thì việc dạy khó mà đạt kết quả mong muốn.Bởi vậy phương pháp dạy học bao gồm cả cách thức dạy của giáo viên và cách thức học của học sinh.Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy, học sinh là chủ thể của hoạt động học.Hai chủ thể phải hợp tác với nhau mới tạo ra hiệu quả của quá trình dạy học.Trong quan hệ hợp tác ấy, giáo viên giữ vai trò chủ đạo vì dạy học là một quá trình có mục đích, có kế hoạch, được tiến hành dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của giáo viên; còn học sinh có vai trò chủ động vì trong lao động học tập, người học phải tự cải tiến chính mình, không ai làm thay cho mình được. - Đổi mới phương pháp dạy học Hoá Học ở trường THCS dựa trên cơ sở quan niệm tích cực hoá hoạt động của học sinh và lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học.Đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra do yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo dục, đổi mới nội dung giáo dục và cần được tiến hành đồng bộ với đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Một trong những điểm mới của mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung hơn nữa tới việc hình thành năng lực: năng lực nhận thức, năng lực hành động, năng lực thích ứng cho học sinhnhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung, môn Hoá Học nói riêng.Duy trì thói quen học tập tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học Hoá cũng như các môn học tự nhiên khác.Đổi mới phương pháp dạy học là con đường ngắn nhất để đạt mục tiêu đào tạo.Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong đó có sự thay đổi vai trò của giáo viên.Giáo viên chuyển vai trò truyền thụ sang vai trò tổ chức thực hiện, hướng dẫn.Với học sinh, chuyển vai trò thu nhận thông tin sang vai trò tích cực tìm kiếm thông tin.Muốn như vậy, người giáo viên phải có hai bước: chuẩn bị và tổ chức thực hiện. - Trong thực tế giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa lớp 9 cũng như yêu cầu về đổi mới phương pháp, thì vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh rất quan trọng trong việc dạy.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> và học.Việc sử dụng có hiệu quả các phương pháp giảng dạy trên được xem là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng của các giờ dạy. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Thực tiễn vấn đề nghiên cứu: a. Thực trạng về việc sử dụng các biện pháp giảng dạy để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 ở môn Hoá Học 9: - Nhà trường được trang bị bộ thí nghiệm thực hành Hoá 9, bộ tranh Hoá Học 9, bộ thí nghiệm biểu diễn của giáo viên, bảng phụ để phục vụ giảng dạy. - Với đồ dùng dạy học khá đầy đủ là điều kiện giúp cho giáo viên lên lớp chủ động được thời gian tổ chức các hoạt động của thầy và trò làm cho tiết học đạt chất lượng cao. - Tuỳ theo điều kiện, yêu cầu của từng bài học, giáo viên có thể áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy cho phù hợp. b. Bieän phaùp giaûi quyeát: - Giáo dục học sinh bảo quản tốt đồ dùng dạy học hiện có.Có kế hoạch bổ sung đồ dùng dạy học thường xuyên để kịp thời phục vụ giảng dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong tình hình mới của đất nước. - Bản thân giáo viên không ngừng học tập ở các thầy cô, các bạn đồng nghiệp, tham khảo nhiều loại sách đặc biệt là sách về phương pháp dạy học Hoá Học để từ đó tìm ra phương pháp thích hợp trong giảng dạy ở mỗi bài. - Kết hợp với học sinh để làm phong phú thêm đồ dùng phục vụ giảng dạy và qua đó phát huy được sự sáng tạo, tò mò học hỏi của các em qua một số mô hình hay hiện tượng hoá học đơn giản trong thực tế. - Củng cố và nâng cao nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học qua việc tổ chức tập huấn và sinh hoạt chuyên môn, xây dựng giờ dạy mẫu, chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm thường kì hàng tháng. - Người giáo viên phải hiểu được vai trò của dạy học trong một tiết là phải sử dụng phương pháp gì và sử dụng chúng như thế nào để có hiệu quả và làm thế nào để học sinh cảm thấy dễ chịu, không khí trong lớp học nhẹ nhàng. 2. Sự cần thiết của đề tài: - Qua thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh chưa khả quan, chưa phát huy hết tính tích cực tự giác chủ động sáng tạo của học sinh. - Vì vậy, việc tìm ra giải pháp giúp học sinh học tập tích cực là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.Bởi vì, phát huy được tính tích cực học tập của học sinh tốt sẽ làm tăng không khí học tập.Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh cho phép các em suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới, bằng cách nói ra những điều đang suy nghĩ, qua đó ý kiến của mỗi thành viên được đánh giá và công nhận, giúp các em hình thành và phát triển tính tích cực học tập.Đây là kĩ năng quan trọng của người lao động tương lai.Trong biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh, tính cách và năng lực mỗi cá nhân được bộc lộ, được uốn nắn, phát triển tình bạn và ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tương trợ, ý thức cộng đồng và phát triển tư duy..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Dạy học theo phương pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh giúp giáo viên thu nhận những kinh nghiệm, đồng thời phát huy tính tích cực, sự sáng tạo của học sinh. III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ: 1. Vấn đề đặt ra: Việc dạy học theo hướng tích cực môn Hoá Học được thực hiện suốt bậc THCS nói chung và môn Hoá 9 nói riệng.Do phạm vi đề tài tôi nghiên cứu những phương pháp dạy học cô baûn sau: + Tích cực hoá hoạt động nhận thức, tích cực một cách chủ động trong quá trình phát hiện, tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. + Sự chủ động trong học tập thể hiện ở chỗ học sinh tự giác tham gia vào các hoạt động học tập, tự giác giải quyết các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. + Đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học hiện có mà thay vào đó các phương pháp mới hiện đại. 2. Giải pháp chứng minh vấn đề được giải quyết: a. Phaùt trieån tö duy hoïc sinh: Tạo nhu cầu hứng thú kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh.Để làm được việc đó trong dạy học, người thầy cần tạo tình huống có vấn đề như sau: * Tình huoáng phaùt trieån Ví dụ: Cho vào 2 ống nghiệm chứa dd HCl một mẫu Cu và Zn. - Học sinh quan sát hiện tượng và nhận xét: Oáng nghiệm cho mẫu Zn có sủi bọt khí, còn oáng cho maãu Cu khoâng suûi boït khí - Giáo viên hỏi: Tại sao Cu không phản ứng với dd HCl? Còn Zn thì có? - Học sinh phải tư duy, suy nghĩ vấn đề: Vì Zn đứng trước Hiđro, còn Cu đứng sau Hiđro trong dãy hoạt động hoá học của kim loại. * Tình huống ngạc nhiên bất ngờ Ví dụ: Trong bài “Dãy hoạt động hoá học của kim loại”, giáo viên làm thí nghiệm biểu diễn: Cho mẩu Na vào chậu nước có nhỏ vài giọt phênolphtalêin.Học sinh quan sát hiện tượng và sẽ ngac nhiên khi trong chậu nước chuyển sang màu hồng, còn mẫu Na chạy xoay tròn trong chậu, đồng thời phát lửa và tiếng kêu tách tách. b. Tuỳ vào đối tượng, trình độ học sinh chọn nội dung cho phù hợp: Trong chương trình và sách giáo khoa hiện nay đã đưa vào một logic trình bày kiến thức phù hợp với trình độ chung của đa số học sinh cả nước.Nhưng đối với người giáo viên phải sáng tạo chứ không nhắc đi nhắc lại như lối dạy học, giảng dạy cũ: thầy đọc trò nghe; mà phải dạy bằng hành động thông qua hoạt động, học sinh được làm việc nhiều hơn trong tieát daïy. c. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hiện các thao tác tư duy những hành động nhận thức phổ biến trong học tập Hoá Học: Giáo viên tổ chức cho học sinh học tập sao cho từng giai đoạn xuất hiện những tình huoáng, maø moãi tình huoáng xuaát hieän thao taùc tö duy..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Giáo viên phân tích câu trả lời của học sinh, chỉ ra những chổ sai, chưa chính xác và hướng dẫn sửa sai. Giáo viên đặt ra những câu hỏi định hướng học sinh thao tác tư duy. Ví dụ: Trong bài “Dãy hoạt động hoá học của kim loại”, giáo viên làm thí nghiệm biểu diễn: Cho mẩu Na vào chậu nước có nhỏ vài giọt phênolphtalêin.Giáo viên đặt câu hỏi: thí nghiệm trên cho ta biết gì về độ hoạt động hoá học của Na? Vị trí của Na trong bảng tuần hoàn? (đây laø caâu hoûi baét buoäc hoïc sinh phaûi suy nghó). d. Rèn luyện ngôn ngữ Hoá Học cho học sinh: Như chúng ta biết ngôn ngữ là hình thức biểu hiện của tư duy.Ngôn ngữ phong phú là hình thức biểu hiện của tư duy mới dễ dàng thuận lợi. Ví dụ: Ngay phản ứng giữa axit và bazơ, ta giới thiệu cho học sinh biết đây là phản ứng trung hoà và phân tích, giới thiệu cho học sinh khái niệm về phản ứng trung hoà.Có thể mở rộng thêm vài ví dụ khác, rồi cho học sinh nhận xét đâu là phản ứng trung hoà để khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh. e. Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong tiết dạy: Phân công cụ thể, công khai công việc, quy định số lượng mỗi nhóm và thời gian, xây dựng nếp trình bày kết quả thảo luận, nhóm trưởng điều khiển các thành viên của nhóm làm vieäc. Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện hoạt động nhóm: bảng phụ, nam châm, viết lông, phiếu học tập cá nhân, dụng cụ thực hành thí nghiệm. Giáo viên theo dõi khi học sinh tiến hành thảo luận, giáo viên quan sát theo dõi từng tổ một, giúp đỡ các nhóm có nhiều học sinh yếu, nhắc nhở về thời gian. Giáo viên cần xây dựng thái độ mạnh dạn thảo luận nêu ý kiến từ trong nhóm. Giaùo vieân sau khi nghe moãi nhoùm trình baøy, yeâu caàu nhoùm khaùc boå sung, ñieàu chænh, giáo viên nhận xét khẳng định đúng sai, tuyên dương nhóm trả lời đúng. Giáo viên cần chú ý không nên lạm dụng hoạt động nhóm quá nhiều trong một tiết học, do hoạt động nhóm chiếm nhiều thời gian sẽ gây cho học sinh sự nhàm chán, không hứng thú trong học tập. Ví dụ: Ở bài: Một số axit quan trọng. Trong phần axit clohđric, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận về các tính chất hoá học của HCl và viết các phương trình phản ứng minh hoạ: * Phaân coâng caùc nhoùm thaûo luaän: + Nhóm 1,2: nêu tính chất hoá học của HCl + Nhóm 3,4: viết các phương trình phản ứng minh hoạ cho từng tính chất hoá học của HCl g. Đổi mới cách soạn giáo án: Soạn giáo án theo đúng quy định của sở giáo dục và đào tạo. Giáo án phải thể hiện rõ hoạt động của thầy và trò, trong đó chủ yếu là hoạt động của học sinh.Các hoạt động này theo một trình tự hợp lí, các thao tác phải cụ thể, được diễn đạt rõ ràng.Giáo án còn thể hiện sự chuẩn bị cụ thể của giáo viên và học sinh về thiết bị trong tieát daïy. * Giáo án minh hoạ:.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tieát PPCT: 23 Baøi 17 Ngaøy daïy: …………………………………. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI. 1. MUÏC TIEÂU: a. Kiến thức : - Học sinh biết dãy hoạt động hóa học của kim loại. - Hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại. b. Kó naêng: - Biết cách tiến hành nghiên cứu một số thí nghiệm đơn giản, rút ra kim loại hoạt động hóa học mạnh, yếu, cách sắp xếp theo từng cặp cách sắp xếp của dãy. - Viết được các PTHH . c. Thái độ: - Giáo dục học sinh tìm hiểu về ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại. 2. CHUAÅN BÒ: a. Giaùo vieân: Na, Fe, Cu, Ag, dd CuSO4, FeSO4, AgNO3, HCl, H2O, phenolphtalein. OÁng nghieäm, giaù oáng nghieäm, coác thuûy tinh, keïp goã b. Học sinh: Vở bài tập, SGK. 3. PHÖÔNG PHAÙP DAÏY HOÏC: Vấn đáp, hợp tác nhóm nhỏ, thí nghiệm, trực quan. 4. TIEÁN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS 4.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra (Sẽ lồng vào trong giảng bài mới). 4.3. Giảng bài mới: * Hoạt động 1: Mức hoạt động hóa học của các kim loại khác nhau được thể hiện như thế nào? Có thể dự đoán được phản ứng của kim loại với các chất khác hay không? Để biết được các vấn đề trên và chứng minh bằng các PTHH. Tìm hiểu bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NOÄI DUNG BAØI HOÏC * Hoạt động 2: Dãy hoạt động hoá học I . Dãy hoạt động hoá học của kim loại được của kim loại. xây dựng như thế nào? Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, thí nghiệm, trực quan. 1/ Thí nghieäm 1: GV: Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1/ SGK. - Thí nghieäm: SGK / 52. HS: Làm thí nghiệm theo nhóm dưới sự - Hiện tượng: hướng dẫn của GV: (1): Có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh + Cho ñinh saét vaøo dd CuSO4. saét. + Cho dây đồng vào dd FeSO4 (H 2.6) (2): Không có hiện tượng gì xảy ra. HS: Quan sát, nêu hiện tượng. - PTHH: HS: Rút ra nhận xét: Sắt đẩy đồng ra khỏi Fe(r) + CuSO4(dd) FeSO4(dd) + Cu(r) dd muối đồng. Traéng xaùm Luïc nhaït Đỏ GV: Yeâu caàu HS vieát PTHH..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> HS: Vieát PTHH GV: Vậy Fe hoạt động hóa học mạnh hay yeáu hôn Cu vaø saép xeáp nhö theá naøo? HS: Fe hoạt động hóa học mạnh hơn Cu nên Fe sắp xếp trước Cu. GV: Laøm thí nghieäm bieåu dieãn yeâu caàu HS quan sát và nêu hiện tượng: + Cho mẫu dây Đồng vào ống nghiệm (1) chứa dd AgNO3 + Cho maãu daây Baïc vaøo oáng nghieäm (2) chứa dd CuSO4 HS: Nêu hiện tượng HS: Ruùt ra nhaän xeùt vaø vieát PTHH GV: Đồng hoạt động hóa học mạnh hay yeáu hôn Ag vaø saép xeáp nhö theá naøo? HS: Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag nên Cu sắp xếp trước Ag. GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. + OÁng nghieäm (1) cho ñinh saét vaøo dd HCl. + OÁng nghieäm (2) cho Cu vaøo dd HCl. HS: Laøm thí nghieäm theo nhoùm. Đại diện nhóm nêu hiện tượng: Đại diện nhóm viết PTHH: HS: Lớp nhận xét, sửa sai (nếu có) GV: Vậy Sắt đẩy được Hidro ra khỏi dd naøo? HS: Sắt đẩy được Hidro ra khỏi dd axit GV: Đồng có đẩy được Hidro ra khỏi dd axit khoâng? HS: Đồng không đẩy được Hidro ra khỏi dd muoái. GV: Vậy Sắt và Đồng, kim loại nào đứng trước, kim loại nào đứng sau Hidro? HS: Saép xeáp: Fe, H, Cu. GV: Laøm thí nghieäm bieåu dieãn Cho maãu Na vaø ñinh saét vaøo coác (1) vaø (2) riêng biệt đựng nước cất có thêm vài gioït phenolphtalein. (Hình 2.9) HS: Quan saùt traïng thaùi, maøu saéc cuûa maãu. * Nhận xét: Fe hoạt động hóa học mạnh hôn Cu 2. Thí nghieäm 2: - Thí nghieäm: SGK / 52 - Hiện tượng: + OÁng nghieäm (1) : Chaát raén maøu xaùm bám vào dây Đồng. + Ống nghiệm (2) không có hiện tượng gì. - PTHH: Cu(r) + 2AgNO3(dd) Cu(NO3)2(dd) + 2Ag(r) Đỏ Không màu Xanh lam Xaùm. * Nhận xét: Cu hoạt động hóa học mạnh hôn Ag 3. Thí nghieäm 3: - Thí nghieäm: SGK / 53 - Hiện tượng: + OÁng nghieäm (1) coù nhieàu boït khí + Ống nghiệm (2) không có hiện tượng gì. - PTHH: Fe(r) + 2HCl(dd) FeCl2(dd) + H2(k) Luïc nhaït. * Nhận xét: Fe hoạt động hoá học mạnh hơn H, H hoạt động hoá học mạnh hơn Cu. 4/ Thí nghieäm 4: - Thí nghieäm: SGK / 53 (H 2.9) - Hiện tượng: + Cốc (1) Na nóng chảy, dd màu đỏ. + Cốc (2) không có hiện tượng gì. - PTHH: 2Na(r) + 2H2O(l) 2NaOH(dd) + H2(k).
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Na, đinh sắt trước và sau phản ứng Hiện tượng. GV: Yeâu caàu HS nhaän xeùt, vieát PTHH HS: Lớp nhận xét. Viết PTHH: GV: Vậy Na hoạt động mạnh hay yếu hơn * Kết luận: Na hoạt động hóa học mạnh hơn Fe. Fe? HS: Na hoạt động mạnh hơn Fe. * Dãy hoạt động hóa học của kim loại: GV: Na và Fe kim loại nào xếp trước? K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au. HS: Na xếp trước Fe. GV: Goïi 1 HS neâu keát luaän. GV: Từ các thí nghiệm trên GV hình thành II. Dãy họat động hóa học của kim loại có ý dãy hoạt động hóa học của kim loại. (Sử nghĩa như thế nào? dụng bảng phụ đã ghi sẵn) 1/ Mức hoạt động hóa học của kim loại * Hoạt động 3: Ý nghĩa dãy họat động giảm dần từ trái sang phải hóa học của kim loại 2/ Kim loại đứng trước Mg phản ứng với Phương pháp: Vấn đáp GV: Sử dụng bảng phụ ghi ý nghĩa dãy nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giaûi phoùng khí H2 hoạt động hóa học của kim loại. 3/ Kim loại đứng trước H phản ứng với một GV: Các kim loại được sắp xếp như thế nào soá dd axit vaø giaûi phoùng khí H2 trong dãy hoạt động hóa học? 4/ Kim loại đứng trước (Trừ Na, K, …) đẩy HS: Sắp xếp giảm dần từ trái sang phải GV: Kim loại ở vị trí nào tác dụng với nước kim loại đứng sau ra khỏi dd muối. ở nhiệt độ thường? HS: Là kim loại đứng trước Mg. GV: Kim loại ở vị trí nào phản ứng với dd axit giaûi phoùng khí H2? HS: Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học. GV: Kim loại ở vị trí nào đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dd muối? HS: Các kim loại đứng trước (Trừ Na, K…) đẩy kim loại đứng sau khỏi dd muối? 4.4. Cuûng coá vaø luyeän taäp: - GV hệ thống lại kiến thức của bài học - GV cho HS làm bài tập 1 ở sgk 1/ Baøi taäp 3/ 54 SGK. a. Cu + 2H2SO4(ñn) ⃗ t o CuSO4 + SO2 + 2H2O b. Mg + 2HCl MgCl2 + H2 c. MgS + 2HCl MgCl2 + H2S d. MgO + 2HCl MgCl2 + H2O.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> e. MgSO4 + BaCl2 MgCl2 + BaSO4 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Hoïc thuoäc baøi. - Laøm baøi taäp: 2, 4 / 54SGK. - Xem trước bài “Nhôm”. Chú ý các PTHH về tính chất hoá học của nhôm. V. RUÙT KINH NGHIEÄM: 3. Keát quaû so saùnh: Qua quá trình giảng dạy trên cơ sở vừa trình bày, bản thân tôi thấy rất có hiệu quả, học sinh rất có hứng thú trong học tập khi đưa các em vào tình huống vừa nêu trên, đòi hỏi các em phải tích cực học tập.Cụ thể lớp 9 A3 từ đầu năm học đến cuối học kì I vừa qua đã đạt keát quaû nhö sau: Gioûi. Thời gian. TSHS. Đầu naêm HKI. Khaù. Trung bình. Yeáu. Đạt yêu cầu. SL. %. SL. %. SL. %. SL. %. SL. %. 38. 0. 0%. 5. 13,2%. 27. 71,1%. 6. 15,7%. 32. 84,3%. 38. 0. 0%. 9. 23,7%. 27. 71,1%. 2. 5,2%. 36. 94,8%. Sau khi áp dụng những giải pháp trên ở lớp 9 A3, tỉ lệ học sinh không tích cực học tập là 5,2% và học sinh phát huy tính tích cực là 94,8%.(Khi chưa áp dụng giải pháp: tỉ lệ học sinh không tích cực học tập là 15,7%% và học sinh phát huy tính tích cực là 84,3%).. PHAÀN C: KEÁT LUAÄN. 1. Baøi hoïc kinh nghieäm: - Tổ chức dạy học Hoá Học theo hình thức phát huy tính tích cực học tập của học sinh là một trong những hình thức phát huy tốt tính tích cực của học sinh. - Thông qua biện pháp phát huy tính tích cực học tập , học sinh có cơ hội trao đổi, chia sẽ vốn hiểu biết kinh nghiệm của mình.Đồng thời thu nhận kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. - Đề tài này có thể áp dụng được hầu hết các tiết dạy môn Hoá cho học sinh khối 9, với đề tài này đòi hỏi giáo viên phải công phu trong giai đoạn chuẩn bị, có sự đầu tư về thời gian, kinh phí và công sức.Sự thành công chủ yếu của việc sử dụng các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh phụ thuộc vào: + Yeáu toá chuû quan cuûa giaùo vieân: yù chí, nhieät tình vaø baûn lónh cuûa giaùo vieân. + Chủ trương quyết tâm và sự hỗ trợ của lãnh đạo nhà trường(động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi)..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Sau khi áp dụng đề tài này, tôi nhận thấy kết quả đạt được ở học sinh có tiến bộ rõ rệt.Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh yếu chưa phát huy được vai trò trong thảo luận nhóm, cần phải thực hiện nhuần nhuyễn hơn nữa ở các tiết học sau để đạt kết quả khả quan hơn.Giáo viên chưa sử dụng nhiều câu hỏi mở, vì thường dùng câu hỏi khó, đòi hỏi học sinh tư duy ở mức độ cao mất nhiều thời gian. 2. Hướng phổ biến áp dụng đề tài: Trên cơ sở lí luận và qua thực tiễn giảng dạy khi áp dụng những biện pháp trên đem lại kết quả khả quan giúp học sinh trở nên tích cực, năng động và có khả năng hợp tác trong công việc và cuộc sống sau này.Nên tôi thấy cần thiết áp dụng những biện pháp này để kết quả học tập đạt hiệu quả cao, do đó cần nhân rộng phổ biến cho các bạn đồng nghiệp ở trường và có thể áp dụng ở các trường lân cận trong huyện. 3. Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài: Qua nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Những biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong một tiết giảng dạy môn Hoá Học 9” ở lớp 9 A3, tôi đã rút ra được phương pháp giảng dạy nhằm phát huy hiệu quả tính tích cực của học sinh.Tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc cần phải sửa chữa.Qua đó tôi sẽ giữ lại những phương pháp hay để làm tiền đề cho suoát quaù trình giaûng daïy sau naøy. Trong thời gian nghiên cứu với sự nỗ lực của bản thân, qua thực tế giảng dạy tôi rút ra được những phương pháp trên.Tuy nhiên tôi thấy mình còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm thực tế cũng như lí luận chưa sâu sắc nên chưa đạt hết những nhiệm vụ đề ra.Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và các cấp lảnh đạo để được hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả hơn trong thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Trong thời gian tới tôi sẽ nghiên cứu tiếp về việc sử dụng các câu hỏi mở trong biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh, để khuyến khích học sinh yếu nêu câu hỏi vaø yù kieán thaéc maéc.. Hảo Đước, ngày 5/3/1009 Người thực hiện. Nguyeãn Duy Laâm.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> TAØI LIEÄU THAM KHAÛO. 1. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS( Tài liệu tham khảo naêm 2002). 2. Phương pháp giảng dạy Hoá Học trong nhà trường phổ thông . 3. Lý luận dạy học Hoá Học đại cương. 4. Sách giáo khoa Hoá Học 9.Nhà xuất bản giáo dục của Lê Xuân Trọng – Nguyễn Cương – Đỗ Tất Hiển. 5. Sách giáo viên Hoá Học 9. 6. Thiết kế bài giảng Hoá Học 9.Nhà xuất bản Hà Nội..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> MUÏC LUÏC. PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài ………………………………………………………………………………………………….. trang 1 II. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………………………….. trang 2 III. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………………………………………………. trang 2 IV. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………………….. trang 2 PHAÀN B: NOÄI DUNG I. Cơ sở lí luận ………………………………………………………………………………………………………….. trang 3 II. Cơ sở thực tiển ……………………………………………………………………………………………………… trang 4 III. Nội dung vấn đề ………………………………………………………………………………………………… trang 5 PHAÀN C: KEÁT LUAÄN 1. Baøi hoïc kinh nghieäm ………………………………………………………………………………………… trang 11 2. Hướng phổ biến áp dụng đề tài ……………………………………………………………………. trang 11 3. Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài ………………………………………………………………. trang 11.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC. 1/ Cấp trường: ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Xeáp loại: ....................................................................................................................................................... 2/ Caáp huyeän (PGD). ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Xeáp loại: .................................................................................................................................................. 3/ Caáp ngaønh (SGD). ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Xếp loại:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(15)</span>