Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tài liệu Nhà Hồ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.25 KB, 12 trang )

Nhà Hồ
Nhà Hồ (chữ Hán: 胡朝 (Hồ Triều)) là triều đại phong kiến trong lịch sử
Việt Nam, bắt đầu khi Hồ Quý Ly lên ngôi năm 1400 sau khi giành được
quyền lực từ tay nhà Trần và chấm dứt khi Hồ Hán Thương bị quân Minh
bắt vào năm 1407 – tổng cộng là 7 năm. Quốc hiệu Đại Việt đã đổi thành
Đại Ngu năm 1400.
Thành lập
Nhà Hồ do Hồ Quý Ly, một đại quý tộc và đại thần nhà Trần thành lập.
Từ năm 1371, Hồ Quý Ly, khi đó mang họ Lê, được tham gia triều chính
nhà Trần, được vua Trần Dụ Tông cho làm Trưởng cục Chi hậu. Sau, vua
Trần Nghệ Tông đưa ông lên làm Khu mật đại sứ, lại gả em gái là công
chúa Huy Ninh.
Nhà Trần, sau biến cố Dương Nhật Lễ, cái chết của Trần Duệ Tông và sự
cướp phá của Chiêm Thành, ngày càng suy sụp. Thời hậu kỳ nhà Trần,
mọi việc chính sự do thượng hoàng Trần Nghệ Tông quyết định. Trần
Nghệ Tông lại rất trọng dụng Hồ Quý Ly nên khi về già thường ủy thác
mọi việc cho Quý Ly quyết định. Dần dần binh quyền của Quý Ly ngày
một lớn, Nghệ Tông tuổi cao sức yếu cũng không kìm chế nổi.
Năm 1395 Trần Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly được phong làm Phụ chính
Thái sư nhiếp chính, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn
quyền hành trong nước.
Sau khi bức vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hóa và giết hàng
loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm Canh Thìn 1400,
Hồ Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy
quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ.
Kinh tế-xã hội
Đầu phượng bằng gốm dùng để trang trí mái cung điện thời Hồ.
Tiền giấy được phát hành lần đầu tiên năm 1396 dưới thời vua Trần
Thuận Tông, tuy nhiên người quyết định khi đó có lẽ là Hồ Quý Ly. Sau
này, trong thời đại của mình, nhà Hồ đã có một số cải cách về hành chính,
kinh tế, xã hội như: làm sổ hộ tịch, hạn chế gia nô, lập kho dự trữ thóc


gạo, định lại quan chế và hình luật, thuế và tô ruộng, di dân khẩn hoang,
lập cơ quan chăm sóc y tế v.v Tuy nhiên, các cải cách của nhà Hồ hầu
như không giành được thành công, do những thủ đoạn mà Hồ Quý Ly đã
làm để lên ngôi khiến dân chúng xa lánh nhà Hồ.
Hành chính
Dưới triều Hồ Hán Thương, năm 1401 đã cho làm sổ hộ tịch trong cả
nước, lập phép hạn chế gia nô. Năm 1403, di dân không có ruộng đến
Thăng Hoa (vùng đất mới thu được sau khi Chiêm Thành dâng nộp năm
1402, gồm 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa tức là đất các huyện Thăng
Bình, Tam Kỳ, Quế Sơn, Duy Xuyên thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay,
huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ thuộc tỉnh
Quảng Ngãi ngày nay). Cùng năm đặt Quảng tế (cơ quan coi về mặt y tế).
Luật pháp
Cuối năm 1401, định quan chế và hình luật nhà nước Đại Ngu. Sử sách
không nói rõ là nhà Hồ đã sửa đổi như thế nào so với thời trước của nhà
Trần.
Kinh tế
Gạch lát nền trang trí hoa sen thời Hồ.
Gạch trang trí rồng thời Hồ.
Việc đổi tiền được Hồ Quý Ly khởi xướng thực hiện từ trước khi nhà Hồ
được chính thức thành lập (1400). Năm 1396, tháng 4, Hồ Quý Ly khi đó
nắm toàn quyền điều hành nhà Trần bắt đầu phát tiền giấy Thông bảo hội
sao. Cứ 1 quan tiền đồng đổi lấy 1 quan 2 tiền giấy. Cấm tuyệt tiền đồng,
không được chứa lén, tiêu vụng, tất cả thu hết về kho Ngao Trì ở kinh
thành và trị sở các xứ. Kẻ nào vi phạm cũng bị trị tội như làm tiền giả.
Thể thức tiền giấy: tờ 10 đồng vẽ rồng, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ 1 tiền
vẽ mây, tờ 2 tiền vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 5 tiền vẽ phượng, tờ 1
quan vẽ rồng. Kẻ làm tiền giả bị tội chết, ruộng đất, tài sản tịch thu.
Về việc này, nhiều sử gia có những đánh giá rất khác nhau. Có người cho
rằng Hồ Quý Ly cần thu đồng để đúc vũ khí. Cũng có người đánh giá cao

cải cách tiền giấy của Hồ Quý Ly tuy rằng nó đã thất bại. Sau này, Hồ
Nguyên Trừng là một chuyên gia rất giỏi trong đúc súng thần công.
Năm 1400, đánh thuế thuyền buôn, định 3 mức thượng, trung, hạ. Mức
thượng đánh thuế mỗi thuyền 5 quan, mức trung 4 quan, mức hạ 3 quan.
Năm 1402 định lại các lệ thuế và tô ruộng. Trước đây, mỗi mẫu thu 3
thăng thóc, nay thu 5 thăng. Bãi dâu, trước thu mỗi mẫu 9 quan hoặc 7
quan tiền, nay thu hạng thượng đẳng mỗi mẫu 5 quan tiền giấy, hạng
trung đẳng mỗi mẫu 4 quan tiền giấy, hạng hạ đẳng 3 quan tiền giấy. Tiền
nộp hằng năm của đinh nam trước thu 3 quan, nay chiếu theo số ruộng,
người nào chỉ có 5 sào ruộng thì thu 5 tiền giấy; từ 6 sào đến 1 mẫu thì
thu 1 quan; 1,1 mẫu đến 2 mẫu thu 2 quan; từ 2,1 mẫu đến 2,5 mẫu thu 2
quan 6 tiền; từ 2,6 mẫu trở lên thu 3 quan. Đinh nam không có ruộng hay
trẻ mồ côi, đàn bà góa thì dẫu có ruộng cũng không thu
[1]
.
Như vậy, có thể thấy việc đánh thuế của nhà Hồ có sự phân biệt, phân
loại rõ ràng hơn so với trước đây.
Năm 1401, lập kho thường bình dự trữ thóc để ổn định kinh tế.
Năm 1403, ban hành cân, thước, thưng, đấu, định giá tiền giấy, cho dân
mua bán với nhau.
Ngoại giao
Quan hệ của nhà Hồ với nhà Minh ở Trung Quốc và Chiêm Thành lúc
bấy giờ khá phức tạp. Nhà Minh sau khi thống nhất Trung Quốc năm
1368 bắt đầu có ý định nhòm ngó xuống phương nam. Trên mặt trận này,
nhà Hồ đã phải nhún nhường hết mức, thậm chí năm 1405 đã phải cắt 59
thôn ở Lộc Châu (tỉnh Lạng Sơn ngày nay) để mong tránh được họa binh
đao nhưng cuối cùng cũng không tránh khỏi họa xâm lăng của nhà Minh
năm 1406.
Đối với Chiêm Thành, quan hệ vẫn là giữa nước lớn (Đại Ngu) và nước
nhỏ (Chiêm Thành). Trong suốt thời kỳ đầu (1400-1403) nhà Hồ liên tục

đem quân tấn công Chiêm Thành và đã mở mang được lãnh thổ tới tận
tỉnh Quảng Ngãi ngày nay.
Việc thi cử
Đầu hổ bằng gốm dùng để trang trí trong thời nhà Hồ.
Từ cuối thời Trần (1396), Hồ Quý Ly đã thay đổi chế độ thi cử nhân, bỏ
cách thi ám tả cổ văn chuyển sang tứ trường văn thể.
Năm 1404, Hồ Hán Thương định thể thức thi chọn nhân tài: Cứ tháng 8
năm trước thi Hương, ai đỗ thì được miễn tuyển bổ; lại tháng 8 năm sau
thi Hội, ai đỗ thì thi bổ thái học sinh. Rồi năm sau nữa lại bắt đầu thi
hương như hai năm trước. Phép thi phỏng theo lối văn tự ba trường của
nhà Nguyên nhưng chia làm 4 kỳ, lại có kỳ thi viết chữ và thi toán, thành
ra 5 kỳ. Quan nhân, người làm trò, kẻ phạm tội đều không được dự thi
[2]
.
Tháng 8 năm 1400, Hồ Quý Ly mở khoa thi thái học sinh. Lấy đỗ Lưu
Thúc Kiệm, Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Hoàng Hiến,

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×