Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bé nên ăn những món gì? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.41 KB, 5 trang )

Bé nên ăn những món gì?
Trái cây giúp bé bổ sung thêm các vi tamin bị thiếu hụt
trong các món Tết giàu năng lượng


Không phải món ăn nào trong ngày Tết cũng ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe của bé mà cũng có những món
rất tốt. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý chọn lọc để có thể
mang đến cho con những món có lợi nhất , không làm
bé béo phì thêm hay thiếu dinh dưỡng mà vẫn đủ năng
lượng để vui chơi.

Các loại bánh: như bánh bông lan, bánh kem…, bánh
được làm bằng chất bột có bổ sung đường ngọt hoặc bơ,
dầu béo, kẹp nhân kem hay chocolate... là những thành
phần có thể sinh năng lượng thuộc nhóm bột đường giúp bé
mau hấp thu và tiêu hóa. Có thể cho trẻ ăn bánh nhưng chỉ
nên cho ăn sau bữa ăn chính hay phụ để tránh tình trạng bé
bị no ngang trước bữa ăn. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn các
loại bánh không quá ngọt, ít béo để làm bé không ngấy.
Luôn để mắt theo dõi và hạn chế từng món cho bé dùng, vì
nếu ăn quá nhiều cũng không ổn cho bé.

Trái cây, các loại sinh tố hoặc nước ép trái cây (như cà
chua, lê, dưa hấu, táo…): Ngày Tết bạn thường tỏ ra lơ là
với lịch ăn uống của con, rất qua loa đại khái, vì thế món
trái cây dường như bị bỏ quên. Nhưng bạn có biết, Tết là
thời điểm có nhiều món béo, ngấy, trái cây rất cần thiết cho
bé? Đây là nguồn cung cấp nước, chất xơ để cân đối khẩu
phần ăn vốn rất nhiều năng lượng, chất béo và đạm trong
những ngày Tết mà cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin


quan trọng cho con người.

Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của trẻ chỉ
nên cho bé ăn những loại trái cây còn tươi, sạch, không dập
nát, không có những vết thâm hay úng bên trong dù bên
ngoài vỏ còn tươi đẹp. Những loại trái cây như cam, bưởi,
quýt… rất tốt cho những ngày Tết vì nó có chứa nhiều
nước, chất xơ, giàu vitamin C, lớp vỏ dày giúp bảo quản
lâu và thuận tiện khi đi ra ngoài.

Sữa và sữa chua: Trong các loại thực phẩm trữ sẵn nơi tủ
lạnh cho những ngày Tết, sửa chua là món mà bạn không
thể quên. Sữa chua giúp trẻ tiêu hóa tốt, làm giảm các triệu
chứng đầy hơi, táo bón, tiêu chảy. Có thể ăn 1-2 lần một
ngày.

Uống nhiều nước: Giúp bé hấp thu, tiêu hóa và chuyển
hóa tốt các chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc cần loại
ra khỏi cơ thể, đặc biệt trong thời tiết Tết nắng nóng trẻ vui
chơi nhiều thường mất nhiều mồ hôi.

Tăng cường các loại rau củ: Như cải bó xôi, bắp cải, rau
muống, cà rốt, súp lơ, cải xoong. Ngoài tác dụng đa dạng
hóa thực phẩm giúp bé ăn ngon miệng mà còn có vai trò bổ
sung chất xơ, nhiều vitamin cần thiết cho bé. Có thể bé sẽ
"chê" vì các món khác trên bàn ăn của gia đình đa dạng,
hấp dẫn hơn. Vì vậy bạn cần dùng mẹo để giúp bé ăn rau.
Có thể làm món súp rau khai vị, salad trộn sốt
mayonnaise...


Tết đang đến gần, không khí mua sắm Tết đã bắt đầu nhộn
nhịp. Để có những ngày Tết vui vẻ và đảm bảo sau Tết trẻ
vẫn đủ sức khỏe để tiếp tục học hành, những bữa ăn ngày
Tết cần được quan tâm. Muốn cho tình trạng dinh dưỡng và
sức khỏe trẻ phát triển theo chiều hướng tốt lên mặc dù có
nhiều xáo trộn về món ăn, giờ ăn, nơi ăn… bạn cần chú ý
ngay từ khâu mua và dự trữ thực phẩm, tổ chức ăn uống…
sao cho phù hợp nhất với gia đình và con trẻ, tránh cho trẻ
không bị “quá tải” bởi thức ăn ngày Tết.

×