Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

TAY SON THUONG DAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.11 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại do ba anh em Quang Trung-Nguyễn Huệ lãnh</b>
<b>đạo bùng nổ năm 1771. Vùng rừng núi An Khê của tỉnh Gia Lai ngày nay trở</b>
<b>thành căn cứ địa đầu tiên, được coi là “an tồn khu” của cuộc khởi nghĩa.</b>
<b>Chính từ căn cứ Tây Sơn Thượng đạo ở An Khê, đại quân đã tràn xuống đồng</b>
<b>bằng làm nên những chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử. </b>


Tây Sơn Thượng đạo là vùng cao nguyên An Khê. Đây là một cao ngun bằng phẳng
với độ cao trung bình 400 mét, có sơng Ba chảy qua. Cao ngun An Khê phía tây giáp
với cao nguyên Kon Tum - Plei-cu qua đèo Mang Giang và phía đơng thơng với vùng
đồng bằng qua đèo An Khê. Có thể coi vùng này như một bậc thang quan trọng giữa
đồng bằng và Tây Nguyên. Vị trí và địa hình ấy tạo cho Tây Sơn Thượng đạo trở thành
một địa bàn chiến lược lợi hại trong tấn cơng cũng như phịng thủ. Ngay từ đầu, nhân
dân An Khê gồm cả người dân tộc thiểu số và người Kinh đã nhất tề hưởng ứng cuộc
khởi nghĩa Tây Sơn, góp người, góp sức, góp của xây dựng căn cứ. Đất An Khê còn là
nơi tụ nghĩa những người nghèo khổ, những người bất bình, ốn ghét chế độ chúa
Nguyễn, những người mang nghĩa khí cứu dân giúp nước… tìm về đây tập hợp lực
lượng, mưu đồ sự nghiệp lớn.


Trên căn cứ Tây Sơn Thượng đạo, hiện nay
còn lưu lại nhiều di tích có giá trị phản ánh
việc tổ chức căn cứ địa, những hoạt động
của nghĩa quân và sự tham gia, ủng hộ của
nhân dân.


Tại thôn An Lũy, xã Phú An Cư, cịn di tích
một đồn lũy. Đó là chỉ huy sở của nghĩa
quân mà sử sách thường gọi là “chỗ khởi
binh của Tây Sơn” hay “trại Tây Sơn”. Phía
trên đèo An Khê, cịn di tích một khu vực
đóng qn của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ
với núi ơng Bình (một tên khác của Nguyễn


Huệ), núi ơng Nhạc, chiến lũy và Gị Kho.
Núi ông Bình cao 814 mét, là ngọn núi cao
nhất trên đèo An Khê và là một điểm cao lợi hại, khống chế con đường giao thông
huyết mạch qua đèo. Núi ông Nhạc thấp hơn và nằm chệch về phía tây nam của núi
ơng Bình. Gị Kho là một khu đất cao, tương đối bằng phẳng, rộng khoảng một mẫu,
nay thuộc xóm Ké, xã Song An. Gị Kho nằm dưới chân núi ơng Bình, ơng Nhạc và phía
trong chiến lũy. Tương truyền đó là kho binh lương của Tây Sơn.


Ở phía nam huyện An Khê, vùng Bà Giang thuộc xã Bắc Giang, có một hồ thả cá xây
bằng đá ong mang tên “hồ ơng Nhạc”. Gần đấy có một đập nước lớn gọi là “sa khổng
lồ”, nhân dân địa phương quen nói “sa khổng lồ, hồ ơng Nhạc”.


Năm 1773, từ đất “đứng chân” vững chắc ở miền núi rừng hiểm yếu, nghĩa quân bắt
đầu đánh xuống vùng hạ đạo, phát triển xuống đồng bằng, mở ra một bước phát triển
vượt bậc của cuộc khởi nghĩa. Trên con đường đổ qua đèo An Khê cịn lưu lại một số di
tích và truyền thuyết về cuộc hành quân có ý nghĩa chiến lược của nghĩa quân Tây Sơn.
Đó là Hóc Yến và núi Lãnh Lương, nơi Nguyễn Nhạc mở tiệc khao quân và phân phát
lương thực cho nghĩa quân; là miếu Xà, nơi Nguyễn Nhạc làm lễ tế cờ khởi nghĩa...


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Tương truyền, khi Nguyễn Nhạc khởi binh dẫn đại quân xuống đến Cây Khế ở đèo
Mang, thì có con rắn đen như gỗ mun, ra chặn ngang đường. Có người cho là điềm gở,
bàn lui quân. Ông Nhạc liền tiến đến, rút gươm hai tay nâng ngang mày mà khấn: “Nếu
xà thần giúp ta hồn thành nghiệp lớn thì hãy mở đường cho quân đi. Bằng ngăn trở thì
chém đầu khơng tha”. Khấn xong, rắn liền từ từ bị vào khe núi, cắp chiếc ấn ngọc rồi
quay ra dâng lên. Ông Nhạc kính cẩn cảm tạ trời đất, xà thần, dừng binh làm lễ tế cờ và
nổi trống xuất binh. Sau khi thắng trận trở về, ông Nhạc cho xây dinh thờ rắn, gọi là
miếu Xà. Theo lời người dân, miếu Xà đã đổ cách đây 60 năm, cịn ngơi miếu Xà hiện
nay trên Quốc lộ 19, là do người dân xây lại sau này tại thôn An Thượng, xã Song An,
thị xã An Khê. Ngơi miếu này trên có chữ đề Tây Sơn Thượng đạo, nằm ngay ở điểm
đầu địa phận An Khê...



Từ căn cứ Tây Sơn, nghĩa quân tỏa xuống hoạt động khắp vùng đồng bằng Quy Nhơn.
Dưới lá cờ đỏ tượng trưng cho ý chí chiến đấu và khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho
người nghèo”, nghĩa quân đi đến đâu đều được nông dân và các tầng lớp bị áp bức ở
đó nổi dậy hưởng ứng.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×