Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

(Luận án tiến sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 204 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
------o0o-----

NGUYỄN VĂN NHẬT

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI NGÀNH CƠNG NGHIỆP HỖ TRỢ
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
------o0o-----

NGUYỄN VĂN NHẬT

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI NGÀNH CƠNG NGHIỆP HỖ TRỢ
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
(BẢO VỆ CẤP TRƯỜNG)

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9 34 02 01
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS HỒNG THỊ THANH HẰNG



TP. Hồ Chí Minh, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Văn Nhật
Ngày tháng năm sinh: 15/04/1977
Nơi sinh: Nghệ An
Cơ quan công tác: Trường ĐH. Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Là nghiên cứu sinh khóa XXI, Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh.
Đề tài luận án: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng:

Mã số: 9 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thị Thanh Hằng
Tôi xin cam đoan: Luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị tiến sĩ tại bất cứ
một trường đại học nào. Luận án này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc
các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong
luận án.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 6 năm 2021
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Văn Nhật


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới đến Quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, giúp đỡ và trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức khoa học
chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, là cơ sở nền tảng để tôi thực hiện luận án này và áp
dụng vào thực tiễn công việc.
Tôi xin chân thành tri ân người hướng khoa học PGS.TS Hoàng Thị Thanh Hằng đã
giúp tơi hình thành ý tưởng nghiên cứu và dìu dắt tơi từng giai đoạn trong suốt q trình
nghiên cứu để hoàn thiện luận án về đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành
Cơng nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên,
chia sẻ và tiếp thêm nguồn lực cho tơi để hồn thành luận án.
Tơi chân thành cảm ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 6 năm 2021
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Văn Nhật


i

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT .......................................................................... iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ............................................................................ v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.................................................................................. vii
Chương 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................ 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3
1.5. Đóng góp mới của luận án .............................................................................................. 4
1.5.1.Những đóng góp mới về mặt lý luận .............................................................................. 4

1.5.2.Những đóng góp mới về mặt thực tiễn ........................................................................... 4
1.6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 5
1.7. Kết cấu của luận án......................................................................................................... 6
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................. 7
2.1. Cơ sở lý thuyết về công nghiệp hỗ trợ ........................................................................... 7
2.1.1. Khái niệm về công nghiệp hỗ trợ ................................................................................... 7
2.1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp hỗ trợ ....................................................................... 8
2.1.3. Phân loại công nghiệp hỗ trợ ......................................................................................... 9
2.2. Cơ sở lý thuyết về chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các ngân
hàng thương mại .................................................................................................................. 10
2.2.1. Quan điểm về chất lượng tín dụng và chất lượng tín dụng đối với ngành cơng nghiệp
hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại ...................................................................................... 10
2.2.2. Chỉ tiêu chất lượng tín dụng đối với ngành cơng nghiệp hỗ trợ tại các NHTM .......... 13
2.2.3. Một số nội dung chủ yếu đảm bảo chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ
trợ tại ngân hàng thương mại ................................................................................................. 17
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với ngành Công nghiệp hỗ trợ tại
các ngân hàng thương mại ..................................................................................................... 18
2.2.5. Kinh nghiệm nước ngoài về nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành Cơng nghiệp
hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam .... 24
2.3. Tổng quan nghiên cứu .................................................................................................. 30
2.3.1. Các nghiên cứu về ngành Công nghiệp hỗ trợ ............................................................. 30


ii
2.3.2. Các nghiên cứu về chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín
dụng của các ngân hàng thương mại ...................................................................................... 38
2.3.3. Các nghiên cứu về tín dụng ngân hàng đối với ngành Cơng nghiệp hỗ trợ ................ 46
2.3.4. Khoảng trống các nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án ................................ 51
Kết luận chương 2 ................................................................................................................ 53
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 54

3.1. Mơ hình nghiên cứu ...................................................................................................... 54
3.2. Quy trình nghiên cứu.................................................................................................... 58
3.3. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................................ 60
3.3.1. Dữ liệu sơ cấp .............................................................................................................. 60
3.3.2. Dữ liệu thứ cấp ............................................................................................................. 60
3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 61
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính .............................................................................. 61
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ........................................................................... 63
Kết luận chương 3 ................................................................................................................ 68
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 69
4.1. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam .......................................................................................................... 69
4.1.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ .................................. 69
4.1.2. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu đối với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ .................................. 72
4.1.3. Chỉ tiêu tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp CNHT ........... 73
4.1.4. Chỉ tiêu tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với ngành CNHT ...................... 75
4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với ngành cơng nghiệp
hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ................................................................ 76
4.2.1. Đánh giá điểm trung bình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với ngành
cơng nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ................................................ 76
4.2.2. Kết quả sàng lọc phiếu điều tra .................................................................................... 88
4.2.3. Kết quả phân tích mẫu điều tra .................................................................................... 88
4.2.4. Kết quả phân tích độ tin cậy và giá trị của thang đo.................................................... 90
4.2.5. Kết quả hồi qui tuyến tính............................................................................................ 96
4.3. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam ....................................................................................... 99


iii
4.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................................... 99

4.3.2. Những hạn chế ........................................................................................................... 102
4.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................................... 103
Kết luận chương 4 .............................................................................................................. 113
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP......................................................................... 109
5.1. Kết luận ........................................................................................................................ 109
5.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành cơng nghiệp hỗ trợ tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam ..................................................................................... 110
5.2.1 Giải pháp về chính sách tín dụng cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ............... 110
5.2.2. Giải pháp về quy trình tín dụng ................................................................................. 111
5.2.3. Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng ............................................ 111
5.2.4 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính Khách hàng doanh nghiệp CNHT ................. 113
5.2.5. Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển Cơng nghiệp hỗ trợ hiệu quả ............ 114
5.3. Kiến nghị ....................................................................................................................... 115
5.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ ..................................................................................... 115
5.3.2. Kiến nghị đối với Các Bộ/ Ngành có liên quan ......................................................... 115
Kết luận chương 5 .............................................................................................................. 126
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 119
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................... i
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... ii
PHỤ LỤC 01 Dàn bài phỏng vấn chuyên gia ....................................................................... xiv
PHỤ LỤC 02 Danh sách các chuyên gia được phỏng vấn .................................................... xx
PHỤ LỤC 03 Chi tiết kết quả phỏng vấn chuyên gia ........................................................... xxi
PHỤ LỤC 04 Danh sách các NHTM thực hiện khảo sát ...................................................... xli
PHỤ LỤC 05 Phiếu khảo sát ............................................................................................... xliv
PHỤ LỤC 06 Kết quả chính thức ............................................................................................. l
PHỤ LỤC 07 Một số chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ ................................ lxv
PHỤ LỤC 08 Tóm lược về phá triển ngành cơng nghiệp hỗ trợ Việt Nam ........................ lxvi
PHỤ LỤC 09 Chỉ số sản xuất công nghiệp ........................................................................ lxxii



iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt

Cụm từ Tiếng Việt

CNHT

Cơng nghiệp hỗ trợ

CSTD

Chính sách tín dụng

CLTD

Chất lượng tín dụng

CSPT

Chính sách phát triển

CLKN

Cụm liên kết ngành

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa


DN

Doanh nghiệp

DPRR

Dự phòng rủi ro

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NLTC

Năng lực tài chính

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

PAKD

Phương án kinh doanh

KH


Khách hàng

KHCN

Khoa học Công nghệ

KNQL

Kinh nghiệm quản lý

VN

Việt Nam

UBGSTCQG

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia

TMCP

Thương mại cổ phần

TTKH

Thơng tin khách hàng

TĐĐQG

Tập đồn đa quốc gia


QTTD

Quy trình tín dụng

QLRR

Quản lý rủi ro

QĐ-TTg

Quyết định Thủ tướng

RRTD

Rủi ro tín dụng


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt
ACB

ABB

Cụm từ tiếng Anh

Cụm từ tiếng Việt


Asia Commercial Joint Stock
Bank - ACB
An Binh Commercial Joint Stock
Bank

Ngân hàng TMCP Á Châu

Ngân hàng TMCP An Bình

Joint Stock Commercial Bank for
BIDV

Bac A Bank

Nam A Bank

MSB

MB

KLB

Vietcombank

Vietinbank

VietA Bank

EAB


Eximbank

Investment and Development of Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam
Vietnam
BAC A Commercial Joint Stock
Ngân hàng TMCP Bắc Á

Bank
Nam A Commercial Joint Stock

Ngân hàng TMCP Nam Á

Bank
The Maritime Commercial Joint

Ngân hàng TMCP Hàng Hải

Stock Bank
Military Commercial Joint Stock

Ngân hàng TMCP Quân đội

Bank
Kien Long Commercial Joint

Ngân hàng TMCP Kiên Long

Stock Bank


Joint Stock Commercial Bank for Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Foreign Trade of Vietnam

Việt Nam

Vietnam Joint Stock Commercial

Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam

Bank of Industry and Trade
Viet A Commercial Joint Stock

Ngân hàng TMCP Việt Á

Bank
DONG A Commercial Joint

Ngân hàng TMCP Đông Á

Stock Bank
Viet

nam

Export

Commercial Joint Stock

Import


Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam


vi
TCB

Seabank

SCB

SGB

SHB

OCB
FDI

Viet Nam Technological and
Commercial Joint Stock Bank

Ngân hàng TMCP Kỹ thương

Southeast Asia Commercial Joint
Stock Bank

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Sai Gon Commercial Joint Stock

Bank
Saigon Bank for Industry &
Trade

Ngân hàng TMCP Sài Gịn
Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng
thương

Saigon-Hanoi Commercial Joint
Stock Bank

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

Orient Commercial Joint Stock
Bank
Foreign Direct Investment

Ngân hàng TMCP Phương Đông
Đầu tư trực tiếp nước ngoài


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
❖ DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại nợ của các TCTD thể hiện trên CIC ..................................................... 15
Bảng 3.1: Tổng hợp các biến của mơ hình ............................................................................ 56
Bảng 3.2: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu của luận án ................................................. 57
Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với ngành CNHT giai đoạn 2011-2020 ............ 69
Bảng 4.2. Tỷ lệ nợ xấu đối với doanh nghiệp CNHT giai đoạn 2011-2020 ......................... 72

Bảng 4.3. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về CSTD của ngân hàng ........................ 76
Bảng 4.4. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Quy trình tín dụng của ngân hàng .... 78
Bảng 4.5. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Năng lực quản lý RRTD của NH ...... 78
Bảng 4.6. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Hệ thống thông tin KH của NH ........ 79
Bảng 4.7. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Đổi mới, ứng dụng Khoa học và Công
nghệ của doanh nghiệp CNHT ............................................................................................... 80
Bảng 4.8. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Kinh nghiệm và năng lực quản lý điều
hành của khách hàng của doanh nghiệp CNHT ..................................................................... 81
Bảng 4.9. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Năng lực tài chính Khách hàng ........ 82
Bảng 4.10. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Phương án kinh doanh KH ............. 83
Bảng 4.11. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Chính sách phát triển CNHT .......... 84
Bảng 4.12. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về DN tham gia cụm liên kết ngành .... 86
Bảng 4.13. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Doanh nghiệp CNHT tham gia mạng
lưới Tập đoàn Đa Quốc gia .................................................................................................... 87
Bảng 4.14. Kết quả sàng lọc phiếu điều tra ........................................................................... 88
Bảng 4.15. Kết quả phân tích mẫu điều tra ........................................................................... 89
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo ........................................................ 91
Bảng 4.17: Kết quả ma trận xoay nhân tố ............................................................................. 91
Bảng 4.18: Các nhân tố được rút ra từ phương pháp phân tích nhân tố ............................... 93


viii
Bảng 4.19: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập ......................................................... 97
Bảng 4.20: Bảng thống kê kết quả hồi qui ............................................................................ 97

❖ DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến CLTD tại các NHTM ở Indonesia …….. 44
Sơ đồ 2.2. Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến CLTD tại Agribank Việt Nam ................... 46
Sơ đồ 3.1. Mơ hình nghiên cứu của luận án .......................................................................... 58
Sơ đồ 3.2. Quy trình nghiên cứu của luận án ........................................................................ 59

Sơ đồ 3.3. Quy trình nghiên cứu định tính ............................................................................ 61
❖ DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ trích lập dự phịng RRTD đối với doanh nghiệp CNHT giai đoạn 20112020........................................................................................................................................ 74
Biểu đồ 4.2. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với ngành CNHT giai đoạn 2011 –
2020........................................................................................................................................ 75


1

Chương 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nhiều năm gần đây, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là một trong những

lĩnh vực kinh tế được Nhà nước quan tâm và đề ra giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các
doanh nghiệp ngành CNHT, đặc biệt trong đó có những giải pháp về tài chính khuyến khích
phát triển CNHT. Bản thân ngành ngân hàng cũng đã có những chính sách hỗ trợ vốn cho
CNHT với mức lãi suất ưu đãi. Có thể điểm qua một số chính sách có liên quan như sau:
-

Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành về chính sách phát triển

một số ngành CNHT.
-

Quyết định 254/QĐ-TTg Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015.

-


Đặc biệt, tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển CNHT, ghi rõ các nhóm

chính sách tín dụng để hỗ trợ phát triển CNHT là:
+ Dự án sản xuất các sản phẩm CNHT thuộc danh mục ưu tiên phát triển được vay
với lãi suất tín dụng đầu tư từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước (qua Ngân hàng Phát
triển Việt Nam);
+ Được vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tại các tổ chức tín dụng (TCTD) với mức
lãi suất theo trần lãi suất cho vay theo quy định của NHNN;
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất các sản phẩm CNHT thuộc Danh mục sản phẩm
CNHT ưu tiên phát triển được vay tối đa 70% vốn đầu tư tại các TCTD trên cơ sở bảo lãnh
của các tổ chức bảo lãnh tín dụng.
-

Thơng tư 01/2016/TT-NHNN hướng dẫn chính sách cho vay phát triển CNHT theo

quy định tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP.
-

Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 phê duyệt Chương trình phát triển

CNHT giai đoạn 2016 – 2025.
-

Quyết định 1058/QĐ-TTg năm 2017 về Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín

dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020.
-

Thông tư số 01/2020/TT-NHNN Quy định về việc TCTD, chi nhánh NHNNg cơ



2
cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng
chịu ảnh hưởng do đại dịch Covid-19.
Mặc dù có chủ trương, chính sách ưu tiên khi cấp tín dụng đối với lĩnh vực CNHT,
dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực CNHT vẫn chưa cao và tăng trưởng chậm, thậm chí trong
năm 2020 cịn có xu hướng giảm. Điều này do nhiều ngun nhân, trong đó, ngun nhân
chính là việc đảm bảo an tồn tín dụng của NHTM.
Bởi lẽ, hoạt động cấp tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của
các NHTM. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng rất quan trọng, đóng vai trị chủ lực cho sự
phát triển của các doanh nghiệp, hộ gia đình và tồn bộ nền kinh tế nói chung. Trong nhiều
năm gần đây, ngành ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với sự khủng hoảng lớn sau một
thời gian bùng nổ về tín dụng ở giai đoạn 2007 - 2010 và đặc biệt là đại dịch Covid-19 từ
cuối năm 2019 đã làm cho lợi nhuận từ tín dụng có xu hướng giảm do áp lực nợ xấu gia
tăng, kéo theo gia tăng chi phí dự phịng địi hỏi các ngân hàng thương mại phải tìm kiếm
giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro.
Đứng trên góc độ ngân hàng, hoạt động tín dụng có chất lượng là phải đảm bảo an
tồn vốn, gia tăng lợi nhuận, giảm nợ xấu, thúc đẩy khách hàng sửa dụng vốn vay hiệu
quả… Qua đó nâng cao khả năng tồn tại, cạnh tranh và phát triển của mỗi NHTM trên thị
trường. Bên cạnh đó cũng góp phần để Nhà nước điều hành hiệu quả nền kinh tế vĩ mơ.
Như vậy, bài tốn đặt ra ở đây là ngành ngân hàng, mà cụ thể là các NHTM cần có
những giải pháp gì để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp
trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
Qua lược khảo các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy có nhiều nghiên cứu riêng về
quản trị cho phát triển ngành CNHT, có nhiều nghiên cứu về chất lượng tín dụng cho doanh
nghiệp nói chung mà chưa tìm thấy nghiên cứu nào nói về “Chất lượng tín dụng của NHTM
đối với lĩnh vực cơng nghiệp hỗ trợ”.
Xuất phát từ tính thiết yếu về đảm bảo chất lượng tín dụng khi cho vay đối với các
doanh nghiệp CNHT nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng

đối với ngành cơng nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” cho luận án
tiến sĩ của mình.


3
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
• Mục tiêu tổng quát:
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại

các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
• Mục tiêu cụ thể:
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về lĩnh vực CNHT và chất lượng tín dụng đối với ngành

CNHT của NHTM.
-

Phân tích và đánh giá thực trạng về chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại

các NHTM Việt Nam.
-

Lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng tín dụng đối với ngành

CNHT tại các NHTM Việt Nam.
-


Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT cho các

NHTM Việt Nam.
1.3.
-

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được các mục tiêu đã nêu ở mục 1.2, tác giả xây dựng nhóm các câu

hỏi nghiên cứu như sau:
-

Có những chỉ tiêu nào để đánh giá chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các

NHTM?
-

Thực trạng chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM Việt Nam thời

gian qua như thế nào?
-

Có những nhân tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối

với ngành CNHT tại các NHTM Việt Nam?
-

Để nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM Việt Nam cần

có những giải pháp nào?

1.4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận án là Chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp
hỗ trợ tại các NHTM Việt Nam.


4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
▪ Phạm vi nội dung:
Chất lượng tín dụng đối với ngành cơng nghiệp hỗ trợ tại các NHTM Việt Nam.
▪ Phạm vi thời gian:
Dữ liệu thứ cấp: Giai đoạn 2011 - 2020
Dữ liệu sơ cấp: Giai đoạn 2019 - 2020
▪ Phạm vi không gian:
Theo báo cáo của NHNN năm 2020, Việt Nam có 4 NHTM Nhà nước và 28 NHTM
và các NHTM này đã và đang thực hiện cho vay vốn đối với các doanh nghiệp CNHT
(Ngân hàng nhà nước 2011-2020), [45]. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án,
tác giả lựa chọn 20 NHTM (Phụ lục 4) để thực hiện nghiên cứu và thu thập dữ liệu sơ cấp
và thứ cấp trong giai đoạn 2011-2020 để phù hợp với tính thuận tiện và giới hạn về năng
lực của chính tác giả.
1.5.

ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1.5.1. Những đóng góp mới về mặt lý luận
Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về CNHT, cụ thể như: Khái
niệm về CNHT; Đặc điểm của ngành CNHT; Phân loại CNHT; Nguồn vốn phát triển ngành

CNHT. Các nội dung này cung cấp cho người đọc nắm rõ hơn về ngành CNHT và có phân
biệt rõ nét hơn về ngành CNHT so với các ngành Cơng nghiệp khác.
Bên cạnh đó, luận án hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng tín dụng của ngân
hàng và chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT của các NHTM, cụ thể như: quan điểm
về chất lượng tín dụng, chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT, chỉ tiêu chất lượng tín
dụng đối với ngành CNHT, đảm bảo chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT, các nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM. Kết quả nghiên
cứu sẽ có những đóng góp nhất định vào việc hồn thiện khung lý thuyết về chất lượng tín
dụng đối với ngành CNHT của các NHTM Việt Nam.
1.5.2. Những đóng góp mới về mặt thực tiễn
Luận án đã nêu các kinh nghiệm nước ngồi về nâng cao chất lượng tín dụng đối với
ngành CNHT tại các NHTM và nêu ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.


5
Luận án sẽ tiến hành phân tích và đánh giá được thực trạng chất lượng tín dụng đối
với ngành CNHT của 20 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020. Qua đó kết quả
đánh giá sẽ cho thấy một thực trạng khá tồn diện về chất lượng tín dụng đối với ngành
CNHT của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua.
Qua kiểm định mơ hình nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín
dụng đối với ngành CNHT của các NHTM Việt Nam sẽ phản ánh độ tin cậy cũng như bổ
sung và phát triển về mặt phương pháp luận trong đánh giá chất lượng tín dụng đối với
ngành CNHT và đề xuất các giải pháp khả thi cho các NHTM Việt Nam trong thời đại công
nghiệp 4.0.
Sử dụng dữ liệu thứ cấp để phân tích và đánh giá chất lượng tín dụng đối với ngành
CNHT tại các NHTM Việt Nam. Kết quả cho thấy tỷ lệ trích lập dự phịng RRTD đối với
ngành CNHT cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011-2020, đặc biệt là năm 2020 do
ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu Covid -19. Thời gian qua, số lượng doanh nghiệp CNHT
có sự giảm sút do các doanh nghiệp CNHT chấm dứt hoạt động và do ảnh hưởng của Covid
-19, do đó thị phần doanh nghiệp CNHT vay vốn tại NHTM có xu hướng giảm xuống.

Dựa vào dữ liệu sơ cấp cho thấy chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các
NHTM Việt Nam chịu tác động của các nhân tố từ phía Ngân hàng, phía doanh nghiệp
CNHT và các chính sách phát triển CNHT và mức độ tác động của các nhân tố được thể
hiện thơng qua mơ hình hồi quy như sau: Chất lượng tín dụng = 0,026 *Quản lý rủi ro +
0,116 *Chính sách phát triển + 0,136 *Chính sách tín dụng + 0,143 *Năng lực tài chính
+ 0,189 *Phương án kinh doanh + 0,223 *Qui trình tín dụng.
Luận án đã đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT
tại các NHTM Việt Nam. Cụ thể như: Giải pháp về chính sách tín dụng cho phát triển ngành
CNHT; Giải pháp về quy trình tín dụng; Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín
dụng; Giải pháp nâng cao năng lực tài chính Khách hàng doanh nghiệp CNHT; Giải pháp
xây dựng chính sách phát triển cơng nghiệp hỗ trợ hiệu quả.
1.6.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án kết hợp các phương pháp nghiên cứu, bao gồm:

-

Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống: Đây là phương pháp cơ

bản và quan trọng được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu xây dựng các đề
tài nghiên cứu. Áp dụng trong luận án để nghiên cứu về thực trạng chất lượng tín dụng đối


6
với ngành CNHT tại NHTM; giúp đánh giá, phân tích những thành tựu, những hạn chế và
nguyên nhân.
-

Phương pháp điều tra khảo sát: Việc điều tra, khảo sát thực tế giúp tác giả kiểm


tra chỉnh lý và bổ sung dữ liệu, đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng đối tượng nghiên
cứu; đánh giá mức độ tác động các nhóm yếu tố từ ngân hàng, từ khách hàng và nhóm yếu
tố khác ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại ngân hàng thông qua
phần mềm SPSS 25 khi sử dụng dữ liệu khảo sát 600 cán bộ, nhân viên đang làm việc tại
20 NHTM (Phụ lục 04).
-

Phương pháp thống kê: Là phương pháp luôn được sử dụng trong quá trình nghiên

cứu những vấn đề định lượng, giúp xem xét mối quan hệ chặt chẽ về mặt định tính của các
hiện tượng và q trình; đối chiếu so sánh biến động về tốc độ tăng trưởng tín dụng, nợ
xấu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, tỷ lệ thu nhập từ lãi.
-

Phương pháp so sánh: Phương pháp này để so sánh chất lượng tín dụng đối với

ngành CNHT tại các NHTM trong giai đoạn 2011-2020.
-

Phương pháp phân tích các chỉ số: Tác giả sử dụng các chỉ số để đánh giá chất

lượng tín dụng đối với ngành CNHT theo các chỉ tiêu đã nêu ra.
-

Phương pháp chuyên gia: Ngoài các phương pháp được đề cập ở trên, phương pháp

chuyên gia cũng đóng vai trị quan trọng trong q trình nghiên cứu. Chất lượng tín dụng
là một nội dung tổng hợp nhiều chỉ tiêu khác có liên quan. Do vậy, muốn đảm bảo các đánh
giá tổng hợp các điều kiện liên quan đến chất lượng tín dụng địi hỏi cần có sự tham gia

của các chuyên gia có am hiểu về ngành tài chính – ngân hàng và các nhà lãnh đạo doanh
nghiệp CNHT. (Phụ lục 02 và Phụ lục 03).
1.7.

KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Nội dung của luận án được trình bày trong 5 chương chính và kèm theo Danh mục
các tài liệu tham khảo, Danh mục các phụ lục, Danh mục các bài báo khoa học.
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và giải pháp


7

Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
2.1.1. Khái niệm về công nghiệp hỗ trợ
Cụm từ “Supporting Industry” (công nghiệp hỗ trợ) được trình bày lần đầu tiên trong
“Sách trắng về Hợp tác kinh tế năm 1985” của Bộ công thương Nhật Bản - MITI (hiện tại
là Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại, METI). Trong tài liệu này, “CNHT được dùng
để chỉ các doanh nghiệp có đóng góp cho việc phát triển cơ sở hạ tầng cơng nghiệp ở các
nước Châu Á, hay các công ty sản xuất linh phụ kiện. Năm 1987, MITI tiếp tục giới thiệu
về thuật ngữ này với định nghĩa chính thức là các ngành cung cấp những gì cần thiết như
nguyên vật liệu thơ, linh phụ kiện và hàng hố, cho các ngành công nghiệp lắp ráp . (MITI,



1985) [94].
Ở Việt Nam, từ năm 2007 trong “Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành CNHT
Việt Nam đến 2010, tầm nhìn đến 2020” do Bộ Công thương soạn thảo, CNHT được định
nghĩa “là hệ thống các nhà sản xuất (sản phẩm) và công nghệ sản xuất có khả năng tích
hợp theo chiều ngang, cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng… cho khâu lắp ráp
cuối” cùng. CNHT được phân chia thành hai mảng chính: “mảng phần cứng liên quan đến
sản xuất và mảng phần mềm là hệ thống dịch vụ Công nghiệp và” marketing. Những nhóm


ngành đã được Chính phủ chỉ định ưu tiên phát triển CNHT và được hoạch định kế hoạch
phát triển cụ thể, đó” là: Điện tử, cơ khí chế tạo, ô tô, dệt may, da giày. (Bộ Công Nghiệp,
2007b), [1].
Trần Văn Thọ (2011) “đưa ra khái niệm CNHT là tồn bộ những sản phẩm cơng
nghiệp có vai trị hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện,
phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, ngun liệu để sơn, nhuộm…Và cũng có thể bao gồm
cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Nếu kể các sản phẩm tương tự
thì phạm vi sẽ rất rộng nhưng nếu thêm một đặc tính nữa sẽ thấy phạm vi rõ ràng hơn: Sản
phẩm CNHT thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các DNNVV” ngành này.
(Trần Văn Thọ, 2011) [61].
Đến năm 2011, Việt Nam mới có khái niệm chính thức về CNHT, khái niệm này
được nêu trong Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ban hành ngày 24/02/2011 của Thủ tướng


8
Chính Phủ, cụ thể như sau: “CNHT là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng,
linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp
các sản phẩm hoàn chỉnh từ tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng”. (Chính phủ, 2011)
[6].
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả sử dụng khái niệm về CNHT theo
Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ban hành ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính Phủ:

“Cơng nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ
kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm
hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng”.
2.1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp hỗ trợ
Sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ là tất yếu trong q trình phân cơng lao động

xã hội.

Theo nghiên cứu của Ohno K (2007), tại các nước phát triển, khi quy mô sản xuất


cũng như sự phức tạp hóa của sản phẩm xã hội đạt đến một mức độ nhất định, quá trình
phân loại các hoạt động lắp ráp và sản xuất linh kiện thành những công đoạn độc lập sẽ
hình thành, chun mơn hóa sẽ xuất hiện. Quá trình này là tất yếu và gắn liền với sự thay
đổi trong phân công lao động theo hướng chun mơn hóa này là sự ra đời của các ngành
CNHT. Còn tại các nước đang phát triển, với sự đầu tư của các nước phát triển trong ngành
Công nghiệp lắp ráp như ô tô, xe máy, điện, điện tử… sẽ kéo theo sự phát triển ngành
CNHT . (Ohno K, 2007), [47]


-

CNHT là lĩnh vực công nghiệp đa dạng
Ohno K (2007) cho rằng “Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các sản phẩm sản

xuất ra ngày càng tinh vi hơn, mỗi sản phẩm lại có vơ số các chi tiết hợp thành. Một Doanh
nghiệp dù lớn đến mức nào cũng khơng thể và khơng nên tự mình sản xuất khép kín một
sản phẩm. Lợi thế cạnh tranh và quá trình chun mơn hóa sản xuất khơng cho phép làm
điều đó. Do vậy, để sản xuất một loại sản phẩm hoàn chỉnh cần sự tham gia của nhiều
Doanh nghiệp, nhiều ngành khác nhau. Điều đó dẫn đến CNHT có phạm vi rất rộng, cả về

mặt liên kết ngành hay địa lý”. (Ohno K, 2007), [47]
-

CNHT góp phần tạo nên “chuỗi giá trị” sản phẩm công nghiệp
Theo Ohno K (2007). Các doanh nghiệp hỗ trợ có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau,

sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp này là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp khác. Cứ


9
như vậy, để có hệ thống các ngành CNHT, ngồi việc phải phát triển các ngành công nghiệp
cơ bản, cần có sự phát triển của các ngành CNHT khác nữa. Như vậy, chỉ với một sản
phẩm được tạo thành bởi những sản phẩm nhỏ đã tạo chuỗi giá trị kéo dài và mở rộng ra
hầu hết các ngành công nghiệp cơ bản và ngành công nghiệp khác. (Ohno K, 2007), [47]
-

CNHT là lĩnh vực công nghiệp quan trọng
Ohno K (2007) đưa ra quan điểm về CNHT “Nói đến CNHT người ta thường nghĩ

đến các ngành sản xuất phụ tùng, linh kiện, nguyên phụ liệu cho các ngành lắp ráp như ô
tô, xe máy, điện, điện tử… (ngành được xem là Cơng nghiệp chính). Chính vì vậy, trên
thực tế CNHT thường bị coi là ngành Công nghiệp phụ. Tuy nhiên, điều này hồn tồn
khơng hợp lý. Về mặt lý luận CNHT có thể được hiểu là ngành đối xứng với ngành Cơng
nghiệp lắp ráp, có vai trị như những ngành Cơng nghiệp khác. Ngành Cơng nghiệp chính,
chỉ có thể phát triển khi ngành CNHT phát triển và ngược lại, khi ngành Cơng nghiệp chính
đã phát triển sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển CNHT”. (Ohno K, 2007), [47]
-

CNHT thu hút số lượng lớn các doanh nghiệp tham gia, nhất là các Doanh nghiệp


nhỏ và vừa (DNNVV)
Theo Ohno K (2007), “Một đặc điểm của CNHT là nó thu hút một số lượng doanh
nghiệp lớn, với nhiều qui mô khác nhau trong đó có một số lượng lớn các DNNVV. Do
tính chất đa cấp và phát triển theo hình cây của hệ thống CNHT, số lượng các doanh nghiệp
ở các cấp thấp rất lớn, đa phần là các DNNVV”. (Ohno K, 2007), [47]
2.1.3. Phân loại công nghiệp hỗ trợ
2.1.3.1 Phân loại dựa trên ngành sản xuất ra sản phẩm cuối (Hoàng Văn Châu, 2010)
[21]
Trong bài nghiên cứu của Hoàng Văn Châu (2010), CNHT là một hệ thống bao trùm


chuỗi giá trị sản xuất ra một sản phẩm, một chủng loại sản phẩm cụ thể, CNHT có thể phân
thành các ngành phù hợp với các sản phẩm cuối cùng như: Cơ khí, tin học, dệt may…



Cách phân loại CNHT dựa trên ngành sản xuất ra sản phẩm cuối được sử dụng khá phổ
biến. Ưu điểm của nó là xác định rõ ràng các đối tượng tham gia một hệ thống ngành cơng
nghệ, đóng góp vào chuỗi giá trị để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Khi đã xác định rõ
ràng các đối tượng tham gia vào ngành CNHT của từng ngành, thì việc xây dựng và triển
khai các chính sách hỗ trợ sẽ hiệu quả hơn.


10
Tuy nhiên nghiên cứu cũng cho thấy, cách phân loại này gặp phải khó khăn khi doanh
nghiệp CNHT tham gia vào nhiều ngành sản xuất khác nhau thì khó có thể xác định nhà
sản xuất này tham gia vào một ngành đơn nhất nào đó. Chính sự giao thoa này làm hạn chế
khả năng tiếp cận doanh nghiệp CNHT, kể cả về mặt nghiên cứu và chính sách.
2.1.3.2 Phân loại theo ngành/ cơng nghệ sản xuất linh phụ kiện (Hồng Văn Châu,
2010) [21]

Theo Hoàng Văn Châu (2010), phân loại theo ngành/ công nghệ sản xuất linh phụ
kiện là cách phân loại căn cứ vào chủng loại sản phẩm doanh nghiệp sản xuất hoặc cơng
nghệ mà Doanh nghiệp đó sử dụng. Với cách tiếp cận phân loại này, có thể phân loại CNHT
theo các ngành sản xuất liên quan tới các vật liệu điển hình: Linh kiện nhựa, gia cơng kim
khí, linh kiện…
Nghiên cứu chỉ ra nhược điểm của cách phân loại thứ nhất “Phân loại theo ngành sản
xuất ra sản phẩm cuối là khơng bao trùm hết tồn bộ ngành CNHT, các nhà cung cấp trực
tiếp cho các nhà sản xuất lắp ráp sản phẩm cuối cùng thường là những nhà sản xuất những
cụm linh kiện với nhiều chi tiết khác nhau như nhựa, kim loại… Cách phân loại này theo
qui trình cơng nghệ hay gia cơng ngun liệu hạn chế khả năng tiếp cận những nhà cung
cấp trên.”
Theo Hoàng Văn Châu (2010), “theo lịch sử phát triển của thuật ngữ CNHT, có thể
nói ngành này là một trong những đối tượng ưu tiên trong chính sách hợp tác phát triển của
các nước đang phát triển với các nước phát triển, nhất là Nhật Bản. Bản thân khái niệm
CNHT cũng từ yêu cầu xây dựng chính sách phát triển liên kết cơng nghiệp mà ra. Đứng
từ góc nhìn từ các nhà đầu tư nước ngoài, đối tượng các nhà cung cấp mà họ thường nhắm
tới là những nhà sản xuất với các công nghệ và sản phẩm cụ thể như rèn, dập, đúc…Việc
phân loại CNHT theo công nghệ sản xuất cho phép các Doanh nghiệp mà người lập chính
sách tại các nước đang phát triển xác định đúng đối tượng ưu tiên trong chính sách của
mình .


2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGÀNH CƠNG
NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.2.1. Quan điểm về chất lượng tín dụng và chất lượng tín dụng đối với ngành công
nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại


11
2.2.1.1. Quan điểm về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng

▪ Tín dụng ngân hàng
Trong chủ đề kinh tế học hiện đại, Tín dụng là mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ


thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời
gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi cho
bên chuyển giao tiền hoặc tài sản vô điều kiện theo thời hạn đã thoả thuận . (Nguyễn Văn


Dung, 2009), [30]
Điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 Quy định “cấp tín dụng là việc tổ chức
tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với ngun tắc có hồn trả bằng
các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp
vụ khác”. (Quốc Hội, 2010), [55]
▪ Chất lượng tín dụng ngân hàng
Lehtinen và Cộng sự (1982) đã mô tả chất lượng dịch vụ bao gồm ba thành phần là


chất lượng vật chất (từ môi trường), chất lượng doanh nghiệp (hình ảnh cơng ty) và chất

lượng tương tác (tương tác giữa nhân viên và khách hàng). Nhà nghiên cứu này cũng chia
chất lượng dịch vụ thành chất lượng quá trình (được đánh giá bởi người tiêu dùng trong
suốt quá trình tiêu dùng dịch vụ) và chất lượng đầu ra (được đánh giá bởi người tiêu dùng
sau khi sử dụng dịch vụ)”. (Lehtinen và Cộng sự ,1982), [86].
LeBlanc và Cộng sự (1988) cho rằng, “hình ảnh dịch vụ, tổ chức nội bộ, hỗ trợ vật
chất của hệ thống sản xuất dịch vụ, tương tác giữa nhân viên và người tiêu dùng và mức
độ hài lòng của khách hàng đóng góp vào chất lượng dịch vụ”. (LeBlanc và Cộng sự ,1988),
[ 87].
Parasuraman (1988) cho rằng, “chất lượng dịch vụ chịu ảnh hưởng bởi 5 nhân tố cơ
bản: Sự tin cậy (reliability), Sự đáp ứng (responsiveness), Sự đảm bảo (assurance), Sự cảm

thơng (empathy) và Phương tiện hữu hình (tangibles)”. (Parasuraman ,1988), [101].
Theo tiêu chuẩn ISO 9000-2015, “một tổ chức định hướng vào chất lượng sẽ thúc
đẩy văn hóa giúp dẫn đến hành vi, thái độ, hoạt động và q trình mang lại giá trị thơng
qua việc đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng và các bên quan tâm khác có liên
quan. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của tổ chức được xác định bằng khả năng thỏa mãn
khách hàng và ảnh hưởng mong muốn và không mong muốn tới các bên quan tâm liên


12
quan. Chất lượng của sản phẩm và dịch vụ không chỉ bao gồm chức năng và công dụng dự
kiến mà cịn bao gồm cả giá trị và lợi ích được cảm nhận đối với khách hàng”. (ISO 90002015), [24].
Hiện nay, các NHTM luôn chú trọng đến chất lượng hoạt động kinh doanh của mình,
đặc biệt là chất lượng tín dụng. Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh nhiều đặc tính của
tín dụng ngân hàng, thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển của ngân hàng, của khách
hàng và phù hợp với sự phát triển KT-XH trong từng giai đoạn nhất định. Có thể tóm tắt
chất lượng tín dụng ngân hàng như sau:
-

Thứ nhất, Chất lượng tín dụng của NHTM là chỉ tiêu tổng hợp quan trọng phản ánh

việc vừa đảm bảo gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng nhưng đồng thời kiểm soát và giảm
thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy của Nhà nước và
của ngân hàng về hoạt động kinh doanh ngân hàng. Qua đó góp phần vào gia tăng tính
cạnh tranh và sự phát triển bền vững của ngân hàng.
-

Thứ hai: Chất lượng tín dụng của ngân hàng là thước đo phản ánh mức độ đáp ứng

nhu cầu về vốn cho khách hàng và đảm bảo q trình sử dụng vốn của khách hàng có hiệu
quả kinh tế, thu hồi đủ vốn và có lãi.

-

Thứ ba: Chất lượng tín dụng cịn thể hiện qua vai trị là cơng cụ góp phần thực hiện

hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ.
2.2.1.2. Quan điểm về chất lượng tín dụng đối với ngành Cơng nghiệp hỗ trợ tại các
ngân hàng thương mại
Từ phân tích về cơng nghiệp hỗ trợ, phân tích tín dụng và chất lượng tín dụng ở trên,
tác giả đưa ra nhóm quan điểm chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các ngân hàng
như sau:
-

Thứ nhất, Chất lượng tín dụng xét từ góc độ ngân hàng:
Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng chủ yếu là số dư nợ, tỷ lệ

nợ xấu, lợi nhuận và tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng. Việc cho vay của ngân hàng phải
phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động để đảm bảo hoạt động cho vay hiệu quả và an
toàn trên nguyên tắc hoàn trả vốn, lãi vay đúng hạn trong hợp đồng tín dụng. Nếu hoạt
động tín dụng tốt sẽ giúp gia tăng lợi nhuận và nâng cao vị thế ngân hàng trước các đối thủ
cạnh tranh.


13
Thứ hai, Chất lượng tín dụng xét từ góc độ khách hàng là doanh nghiệp cơng nghiệp

hỗ trợ

Cung ứng tín dụng từ phía ngân hàng phải đáng ứng đủ và phù hợp với nhu cầu và
mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Lãi suất và kỳ hạn trả nợ tương ứng với chu kỳ sản
xuất kinh doanh của khách hàng. Thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện sẽ thu hút được

nhiều khách hàng nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc an toàn và sử dụng vốn hiệu quả.
-

Thứ ba, Chất lượng tín dụng xét từ góc độ kinh tế – xã hội:
Tín dụng ngân hàng gián tiếp làm công cụ điều hành kinh tế vĩ môn của Nhà nước,

đảm bảo cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất và lưu thơng hàng hóa, mở rộng khả năng
sản xuất trong nền kinh tế.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, để đảm bảo tính tập trung và hiệu quả trong
phân tích và đề xuất các giải pháp, tác giả xem xét chất lượng tín dụng từ góc độ chính là
ngân hàng thương mại.
2.2.2. Chỉ tiêu chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng
thương mại
Hiện nay, Doanh nghiệp CNHT chủ yếu là các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Việc thực hiện cấp tín dụng đối với doanh nghiệp CNHT cũng giống như việc cấp tín dụng
đối với các loại hình doanh nghiệp khác tại các NHTM. Do đó, các chỉ tiêu đánh giá chất
lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp CNHT khơng có sự khác biệt đối với các doanh
nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác.
Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp CNHT tại các
NHTM như chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. Trong phạm vi nghiên cứu của luận
án, tác giả sử dụng các chỉ tiêu cơ bản, cụ thể như sau:
2.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ
NHTM cần chú trọng trong việc quản lý tốc độ tăng trưởng tín dụng để đảm bảo chất
lượng tín dụng ln tốt, xây dựng một ngân hàng có thương hiệu.
Tốc độ tăng trưởng dư
nợ cho vay DN CNHT

Dư nợ cho vay năm nay
=


Dư nợ cho vay năm trước

x 100% - 1

(1.1)


×