Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Huong dan thuc hien nhiem vu nam hoc 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.84 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM MÔN SINH HỌC THCS, THPT NĂM HỌC 2012-2013 ---------------------(Kèm theo Công văn số 2826/GDĐT-GDTrH ngày 22 tháng 8 năm 2012 của Sở GDĐT Về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2012-2013) 1. Thực hiện chương trình - Giáo viên cần lấy khung phân phối chương trình của Bộ GDĐT làm chính. Năm học 2011-2012, Sở GDĐT đã ban hành phân phối chương trình chi tiết (đã có sửa đổi theo hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Sinh học theo Công văn số 5842/BGDĐT–VP ngày 01/9/2011 của Bộ GDĐT) nhằm gợi y giúp các trường thuận lợi để tổ chức giảng dạy. Tuy nhiên, phân phối chương trình của Sở cũng chỉ là tài liệu tham khảo, tuỳ tình hình thực tế ở mỗi trường, các trường cần tổ chức cho tổ chuyên môn trao đổi thảo luận điều chỉnh PPCT phù hợp với điều kiện của từng trường, có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời lượng giảng dạy đã được phân cho một nội dung nào đó (thời lượng thực hành không được rút ngắn) trên cơ sở đảm bảo đúng thời gian kết thúc học kì, năm học; đảm bảo đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thực hành thí nghiệm và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc phân phối cụ thể số tiết cho mỗi bài, thay đổi trình tự các bài học phải được cân nhắc kĩ lưỡng, phải đảm bảo tính khoa học, hợp lí, theo đúng định hướng của Bộ GDĐT, được sự thống nhất của các thành viên trong tổ chuyên môn, ghi vào sổ chuyên môn. – Các tiết Bài tập, Ôn tập, giáo viên cần căn cứ tình hình thực tế và căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng do Bộ GDĐT ban hành để định ra những nội dung cho các tiết Bài tập, Ôn tập đảm bảo truyền đạt đủ các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Nên lựa chọn, xây dựng nội dung cho các tiết Bài tập và Ôn tập nhằm củng cố kiến thức hay rèn luyện kĩ năng, - Phải đảm bảo dạy đủ số tiết thực hành của từng chương và của cả năm học, phấn đấu dạy đầy đủ và tăng các tiết thực hành tại phòng học bộ môn. Không được bỏ các bài thực hành để thay vào các tiết ôn tập, bài tập hay lí thuyết. Trong điều kiện cho phép, có thể dạy gộp các tiết thực hành vào một buổi (theo gợi ý của Bộ GDĐT tại tài liệu BD chuẩn KN, KT) để thuận lợi cho giáo viên và học sinh khi dạy học. - Giáo viên cần lưu ý đối với các nội dung được hướng dẫn là “không dạy” hoặc “đọc thêm”, những câu hỏi và bài tập không yêu cầu học sinh làm trong nội dung giảm tải thì cần: + Dành thời lượng của các nội dung này cho các nội dung khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS. + Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung này, tuy nhiên, GV và HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân. - Cần triển khai thực hiện tốt yêu cầu tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, giáo dục bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; giáo dục sử dụng năng lượng, tiết kiệm hiệu quả, GD PC HIV/AIDS, ma túy…, đặc biệt cần chú trọng tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho HS trong quá trình giảng dạy. Việc chuyển tải các nội dung trên vào bài học cần được thực hiện một cách tự nhiên, phù hợp với nội dung bài học, không làm quá tải bài học. 2. Đổi mới phương pháp dạy học.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Cần tiếp tục thực hiện tốt các yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để hơn, sâu sắc hơn, Định hướng chung, tổng quát về đổi mới PPDH là: - Phải phát huy tính tích cực, chủ động của người học, hình thàn và phát triển năng lực tự học, trên cơ sở đó trao dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập sáng tạo của tư duy - Lựa chọn và vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của bộ môn để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kì phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức hướng dẫn của GV”. - Việc sử dụng PPDH gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm, học ở trong lớp, ngoài lớp… Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiến, nâng cao hứng thú cho HS. - Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học bộ môn tối thiểu đã qui định. Đổi mới PPDH không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách hiệu quả các PPDH hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với các phương pháp hiện đại. Giáo viên nên thực hiện một số các biện pháp sau nhằm đổi mới PPDH của mình: + Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống; + Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học; + Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề; + Vận dụng dạy học theo tình huống; + Vận dụng dạy học định hướng hành động; + Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và CNTT trong dạy học; + Tăng cường các PPDH đặc thù bộ môn; + Bồi dưỡng phương pháp học tập cho HS; + Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS; + Rèn luyện thực hành các kĩ thuật dạy học… 3. Đổi mới việc kiểm tra đánh giá - Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT. - Nâng cao chất lượng các bài kiểm tra thường xuyên, định kì, kiểm tra học kì cả lí thuyết và thực hành. Giáo viên chủ động kết hợp một cách hợp lí, phù hợp giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan. Các trường cần chỉ đạo nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề kiểm tra cho mỗi chương và cả chương trình môn học; tăng cường ra câu hỏi kiểm tra bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình. - Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào chuẩn KT-KN của môn học ở từng lớp học; các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về KT-KN của học sinh sau mỗi giai đoạn. Đặc biệt cần lưu làm đúng Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học được áp dụng từ năm học 2011-2012 của Bộ và Sở GDĐT, trong đó, không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung đã giảm tải;.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Kiểm tra đánh giá phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, đảm bảo chất lượng kiểm tra, theo hướng vừa đánh giá được đúng với chuẩn KT-KN, vừa có khả năng phân hóa cao, kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, thay vì chỉ kiểm tra học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc; - Căn cứ vào Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra ban hành theo Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GDĐT, các phòng GDĐT, các trường THPT tiếp tục tổ chức cho giáo viên THCS, THPT thực hiện; tăng cường tổ chức bồi dưỡng giáo viên về kĩ thuật, kĩ năng ra đề, soạn đáp án và hướng dẫn chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; tiếp tục chỉ đạo các trường học thực hiện việc biên soạn đề kiểm tra theo hướng tăng cường khả năng thông hiểu và vận dụng, đảm bảo mức độ nhận biết. 4. Đổi mới soạn giáo án (lập kế hoạch bài dạy) - Thực hiện tốt việc đổi mới cách biên soạn giáo án. Mỗi GV cần lập kế hoạch bài dạy để chủ động trong dạy học, nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Trong lập kế hoạch bài dạy và dạy học phải tuân thủ theo Phân phối chương trình mới đã được giảm tải và chuẩn KT – KN. - Phải căn cứ vào tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT, KN để xác định mục tiêu bài học, giáo viên đối chiếu giữa tài liệu Hướng dẫn Chuẩn KT, KN với SGK và SGV để xác định bài, mục kiến thức nào là kiến thức cơ bản, kiến thức nào là kiến thức trọng tâm, đồng thời xác định những kĩ năng cần hình thành cho học sinh. 5. Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn - Tiếp tục thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn mỗi tháng 2 lần theo đúng quy định tại Quy chế trường Trung học. Các tổ chuyên môn phải thường xuyên tổ chức việc dự giờ, thao giảng, tổ chức SHCM với nội dung phong phú, thiết thực, đọng viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của GV, giáo dục y thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. Tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG, cần pahir xem đây là một “trung tâm” bồi dưỡng GV nhằm giúp GV năng lực chuyên môn nói chung và thực hiện tốt việc đổi mới PPDH, KTĐG nói riêng. Giáo viên các trường cần có một sự thay đổi nhận thức mới về SHCM và cần tìm hiểu thêm về phương pháp SHCM theo hướng tiếp cận mới (sẽ trao đổi vào sinh hoạt chuyên môn đầu năm học 2012-2013) 7. Tổ chức kiểm tra thi 7.1 Kiểm tra cuối học kì: Sở tiếp tục ra đề kiểm tra học kì I, học kì II môn Sinh học chung toàn thành phố cho lớp 9 và lớp 12. Các lớp 6, 7, 8 do phòng GDĐT các quận, huyện chỉ đạo thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương. Các lớp 10, 11, các trường THPT chỉ đạo tổ chức kiểm tra theo đề chung của trường. Đối với 9, Sở sẽ ra đề kiểm tra học kì các môn theo hình thức tự luận. Đối với lớp 12, đề theo hình thức trắc nghiệm, 7.2 Thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Sinh học: Năm học 2012-2013 Sở tiếp tục tổ chức thi học sinh giỏi đối với học sinh các lớp: 9, 10, 11 và 12. Nội dung và hình thức thi được thực hiện như năm vừa qua. - Thời gian dự kiến: + Kiểm tra chọn đội tuyển HSG 12: vào các ngày 14, 15 / 9 /2012..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Thi HSG cấp thành phố lớp 9 và 12: tháng 02/2012. + Thi HSG cấp thành phố lớp 10 và 11: tháng 03/2012. Trên đây là một số nhiệm vụ trọng tâm của bộ môn Sinh học trong năm học 20122013, các phòng GDĐT, các trường THCS, THPT, các tổ chuyên môn cần triển khai đến từng giáo viên và có kế hoạch tổ chức thực hiện có hiệu quả theo đúng chỉ đạo./. -----------------------.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×