Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Huong dan thuc hien nhiem vu nam hoc 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.87 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM MÔN VẬT LÝ THCS, THPT NĂM HỌC 2012-2013 (Kèm theo Công văn số 2826 /SGDĐT-GDTrH ngày 22 tháng 8 năm 2012 của Sở GDĐT Về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2012-2013). CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO BỘ MÔN NĂM HỌC 2012-2013 I. TRUNG HỌC CƠ SỞ Ngoài những quy định chung về hoạt động, nề nếp dạy- học các bộ môn, Sở hướng dẫn thêm việc dạy học môn Vật lí - THCS như sau: 1. Chương trình Cơ bản thực hiện theo “Tài liệu phân phối chương trình –Môn Vật lí” của Sở GDĐT TP Đà Nẵng dùng cho các trường THCS, áp dụng từ năm học 2011-2012. 2. Nề nếp dạy và học 2.1. Hồ sơ chuyên môn - Căn cứ vào tài liệu “chuẩn kiến thức và kỹ năng” của Bộ GDĐT cho từng chương, bài để soạn Thiết kế bài dạy. Tránh việc soạn bài vượt kiến thức chuẩn gây quá tải cho học sinh. Các bài soạn không đạt yêu cầu như vượt kiến thức chuẩn, hoặc không thể hiện các hoạt động tổ chức dạy học, lãnh đạo trường buộc giáo viên soạn mới; - Các tiết bài tập, bao gồm: đề bài tập có lời giải vắn tắt, các bài tập đưa vào để luyện tập đúng theo kiến thức chuẩn của chương trình của mỗi khối lớp; - Kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kì: Đề kiểm tra (phù hợp với chương trình, bảo đảm chính xác và phân hoá được trình độ học sinh) phải có đáp án, thang điểm và ma trận đề kiểm tra. Cấu trúc đề kiểm tra 1 tiết, đề học kì có thể thực hiện một trong hai hình thức trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận. Việc soạn thảo đề trắc nghiệm khách quan phải đặc biệt chú ý câu từ, và chỉ chọn lựa loại trắc nghiệm có bốn phương án trả lời. Nội dung kiểm tra thực hiện theo kiến thức chuẩn của từng bài, từng chương; - Phân công giáo viên dạy ở các khối lớp phù hợp, mỗi khối lớp ít nhất có hai giáo viên giảng dạy để trao đổi, rút kinh nghiệm; - Thực hiện đầy đủ các bài có thí nghiệm chứng minh trên lớp do học sinh tự làm và các bài thực hành theo quy định khung chương trình của Bộ GDĐT và phân phối chương trình của Sở GDĐT. 2.2. Công tác dạy và học - Tổ (nhóm) bộ môn lập kế hoạch các tiết dạy có thí nghiệm, thống nhất với cán bộ thiết bị để chủ động trong việc sử dụng đồ dùng dạy học. Tham mưu với lãnh đạo trường để sắp xếp thời khóa biểu hợp lý nhằm sử dụng công suất tối đa phòng bộ môn. Trường có điều kiện thì tổ chức các lớp học tập tại phòng bộ môn; - Coi trọng phương pháp thực nghiệm: thực hiện đầy đủ các tiết thực hành trong phân phối chương trình 6, 7, 8, 9. Các thí nghiệm chứng minh tại lớp phải do học sinh tự làm dưới sự hướng dẫn của giáo viên (ngoại trừ những thí nghiệm khó, phức tạp do giáo viên thực hiện theo quy định chương trình của Bộ GDĐT); - Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại một cách hợp lý để hỗ trợ cho dạy học; - Chấm dứt việc dạy học theo kiểu “Thầy đọc- Trò chép”, truyền thụ kiến thức một chiều. Chủ động vận dụng linh hoạt các phương pháp bộ môn nhằm phát huy tính.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> tích cực chủ động sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. Đối với học sinh yếu, cần quan tâm giúp đỡ đặc biệt để vươn lên; - Cán bộ, giáo viên phụ trách thiết bị dạy học, phụ trách phòng bộ môn có trách nhiệm nghiên cứu chương trình hiện hành và thiết bị hiện có để giới thiệu cho giáo viên các thiết bị (lý thuyết, thực hành). Thống kê thiết bị hiện có và có kế hoạch cụ thể, xây dựng lịch tuần và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên sử dụng đầy đủ thiết bị, bảo quản và sửa chữa các thiết bị hư hỏng; - Tổ bộ môn cần tổ chức bồi dưỡng để sử dụng thành thạo thiết bị. Có kế hoạch làm thêm đồ dùng dạy học, đặc biệt sửa chữa thiết bị lớp 6, 7, 8, 9 hư hỏng để phục vụ cho bài dạy; - Việc phân công dạy phụ đạo và dạy bồi dưỡng phải hợp lí và tổ chức đều đặn hằng tuần để tạo nề nếp trong giảng học. - Cán bộ quản lý các cấp và tổ, nhóm chuyên môn Vật lí tăng cường kiểm tra các hoạt động chuyên môn, đặc biệt các tiết thực hành, ôn tập, kiểm tra. Nếu phát hiện những sai trái trong chuyên môn thì phải uốn nắn kịp thời. 2.3. Quy định chế độ kiểm tra - Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT. Lưu ý về điểm của một bài thực hành trong mỗi học kì của mỗi khối lớp đưa vào điểm kiểm tra hệ số 2, nếu có nhiều bài thực hành hệ số một thì lấy trung bình cộng để hạn chế nhiều cột điểm. 2.4. Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn Phòng GDĐT có kế hoạch chỉ đạo các trường THCS tăng cường chất lượng sinh hoạt tổ (nhóm) bộ môn, tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi để nắm vững chương trình thay sách và rèn luyện khả năng sư phạm. Trong năm học này tiếp tục tổ chức sinh hoạt với trọng tâm “ Thực hiện nghiêm túc chuẩn kiến thức và kỹ năng” của từng bài, từng chương. 3. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi - Các trường THCS có kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) môn Vật lí và dự thi HSG lớp 9 cấp thành phố do Sở GDĐT tổ chức. Phát huy vai trò giáo viên giỏi Vật lí và tạo điều kiện thuận lợi trong công tác bồi dưỡng HSG của giáo viên. Trường tạo điều kiện về tài liệu, giao lưu cho giáo viên bồi dưỡng để nâng cao chất lượng bồi dưỡng; - Nội dung và hình thức thi chọn HSG lớp 9 cơ bản như năm học 2011-2012. Chương trình thi là toàn cấp học, chủ yếu là chương trình lớp 8, 9. Đối với lớp 9 giới hạn đến hết phần thấu kính. - Số lượng học sinh đăng ký dự thi trên một môn phải đảm bảo ít nhất bằng số lớp 9 của trường. 4. Tổ chức sinh hoạt cụm - Tuỳ theo số lượng trường THCS, các phòng GDĐT có thể tổ chức một hoặc hai cụm trường để sinh hoạt (mỗi học kỳ ít nhất 1 lần). - Nội dung sinh hoạt, các phòng GDĐT, các trường được phân công tổ chức sinh hoạt cụm cần nghiên cứu các chuyên đề để nội dung sinh hoạt phong phú, có chất lượng, thu hút giáo viên. Tận dụng các phương tiện dạy học hiện có để thao giảng, tổ chức các chuyên đề thiết thực của bộ môn: đề kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan, kỹ thuật soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm, sử dụng thiết bị hiệu qủa, các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, các phương pháp chủ lực trong việc dạy học bộ môn, chọn lọc kiến thức chuẩn phù hợp,....

<span class='text_page_counter'>(3)</span> II. TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1. Chương trình Thực hiện theo “Tài liệu phân phối chương trình –Môn Vật lí” của Sở GDĐT TP Đà Nẵng dùng cho các trường THPT, áp dụng từ năm học 2011-2012. Các tiết ôn tập (phần thêm của Bộ GDĐT) tuỳ từng trường để đưa vào phân phối chương trình cho hợp lí, nhưng phải thực hiện theo kế hoạch chung của tổ, nhóm chuyên môn. 2. Hồ sơ, sổ sách Theo quy định chung của Sở GDĐT, riêng môn Vật lí cần lưu ý một số nội dung sau: 2.1 Giáo án: Giáo án (thiết kế bài dạy) của ba khối lớp soạn theo hướng đổi mới của chương trình- sách giáo khoa đang thực hiện, cụ thể: - Căn cứ vào tài liệu “Chuẩn kiến thức và kỹ năng” của Bộ GDĐT cho từng chương, bài để soạn Thiết kế bài dạy. Tránh việc soạn bài vượt kiến thức chuẩn gây quá tải cho học sinh. Các bài soạn không đạt yêu cầu như vượt kiến thức chuẩn, hoặc không thể hiện các hoạt động tổ chức dạy học, lãnh đạo trường buộc giáo viên soạn mới; - Giáo án phải thể hiện rõ nét hỗ trợ của giáo viên và hoạt động của học sinh; - Phải lượng hoá các mục tiêu bài dạy; - Có phần ghi bảng sơ lược: những kiến thức, nội dung cơ bản của tiết dạy; - Chú ý đến đổi mới phương pháp giảng dạy. 2.2 Thực hiện chế độ kiểm tra, đánh giá - Việc kiểm tra thường xuyên (kiểm tra miệng, 15 phút) dàn trải đều trong từng học kỳ. - Kiểm tra 15 phút, 1 tiết: đề kiểm tra (phù hợp với chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình, bảo đảm chính xác và phân hoá được trình độ học sinh) phải có đáp án, thang điểm và ma trận đề kiểm tra. - Các đề và đáp án có biểu điểm của bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết phải nộp cho Tổ trưởng, Hiệu Phó chuyên môn và thể hiện trong giáo án theo đúng phân phối chương trình. - Nội dung của đề kiểm tra 1 tiết phải tuân thủ theo đúng phân phối chương trình của Sở GDĐT ban hành. - Chú ý phân bổ nội dung và thời lượng của bài kiểm tra phải cân đối hợp lí. - Thời điểm kiểm tra 1 tiết không được chậm hơn 01 tuần so với quy định trong phân phối chương trình. - Không được phép kiểm tra các nội dung vượt chuẩn kiến thức của từng bộ sách: nâng cao, chuẩn. Đặt biệt phải chọn lựa bài tập cơ bản, đúng chuẩn trong việc dạy ở lớp - Quy định các cột điểm kiểm tra (miệng, 15 phút, 1 tiết, thực hành, học kì): thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT. của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Hình thức các loại đề kiểm tra đối với lớp 10, 11 là tự luận; lớp 12 là trắc nghiệm khách quan (4 phương án trả lời). 3. Công tác giảng dạy, sinh hoạt tổ nhóm bộ môn.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Cán bộ, giáo viên phụ trách thiết bị dạy học, phòng bộ môn có trách nhiệm nghiên cứu chương trình hiện hành và thiết bị liên quan hiện có để giới thiệu cho giáo viên phần thí nghiệm (lý thuyết, thực hành). Có kế hoạch cụ thể, lên lịch hàng tuần và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên sử dụng đầy đủ thiết bị. Phát huy công suất cao nhất của phòng bộ môn, các thiết bị dạy học. Phải thực hiện đủ các thí nghiệm (minh hoạ, thực hành) của ba khối lớp theo quy định danh mục tối thiểu của Bộ GDĐT quy định; - Trong quá trình giảng dạy, kiểm tra giáo viên cần nghiên cứu chuẩn kiến thức của từng khối lớp (10, 11, 12) để soạn giảng cho phù hợp. Tránh đưa các nội dung quá tải vào giảng dạy; - Có sổ tư liệu ghi chép lại những sai sót, những chỗ chưa hợp lý trong cấu trúc chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập của từng chương, từng tiết ở các khối lớp, những tư liệu chuyên môn sưu tầm được để phục vụ cho giảng dạy; - Tổ chức làm một số đồ dùng dạy học hoặc cải tiến các đồ dùng hiện có để thực hiện đầy đủ các thí nghiệm trên lớp. Tổ trưởng chuyên môn cùng với cán bộ phụ trách thiết bị lập kế hoạch các tiết học có thí nghiệm để sử dụng tối đa phòng bộ môn. Các thiết bị hiện có phải được sắp xếp, nghiên cứu kỹ lưỡng và tổ chức tập huấn cho các thành viên trong tổ sử dụng thành thạo. 4. Bồi dưỡng và thi chọn học sinh giỏi Việc phân công và tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi phải hợp lí, chọn lựa giáo viên có năng lực và nhiệt tình để bồi dưỡng. Trường, tổ chuyên môn có kế hoạch và triển khai bồi dưỡng ngay từ đầu năm học. Phấn đấu để tham dự thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố đủ ba khối lớp và đủ số lượng học sinh theo quy định của Sở GDĐT. Sở GDĐT tổ chức thi chọn HSG cả ba khối lớp 10, 11, 12. Đề thi chọn học sinh giỏi theo chương trình- sách giáo khoa nâng cao cho từng khối lớp thêm phần nâng cao theo chương trình bồi dưỡng thi chọn HSG quốc gia của Bộ, có một bài tập lý thuyết thực hành (nêu phương án thí nghiệm, xử lí số liệu cho trước,..). Ngoài ra còn quy định riêng cho mỗi khối lớp như sau: - Lớp 12: giới hạn trong chương trình lớp 12 Nâng cao. - Lớp 11: Phần nhiệt lớp 10 và cả chương trình lớp 11. - Lớp 10: giới hạn trong chương trình lớp 10. 5. Sinh hoạt cụm: Phân cụm như sau: CỤM 1 CỤM 2 TT TRƯỜNG THPT TT TRƯỜNG THPT 1 Phan Châu Trinh (Cụm trưởng) 1 Hoàng Hoa Thám (Cụm trưởng) 2 Phan Thành Tài 2 Ngũ Hành Sơn 3 Thanh Khê * HKI 3 Ngô Quyền * HKI 4 Ông Ích Khiêm * HKII 4 Nguyễn Thượng Hiền * HKII 5 Nguyễn Hiền 5 Tôn Thất Tùng 6 Phạm Phú Thứ 6 chuyên Lê Quý Đôn 7 Hoà Vang 7 Trần Phú 8 Thái Phiên 8 Nguyễn Trãi 9 Diên Hồng 9 Hermann Gmeiner 10 Quang Trung 10 Khai Trí.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Lưu ý: - Nội dung sinh hoạt phải thiết thực, thể hiện sự đổi mới dạy học; - Ngày sinh hoạt cụm, các trường được phân công tự sắp xếp, báo cáo với Sở GD&ĐT và thông báo cho các trường trong cụm biết để dự. Lãnh đạo trường tạo điều kiện để giáo viên tham dự đầy đủ. - Các trường là cụm trưởng đôn đốc các thành viên trong cụm thực hiện đúng kế hoạch. - Phân công trường tổ chức sinh hoạt cụm, như sau: + Học kì 1: Trường THPT Thanh Khê, THPT Ngô Quyền. + Học kì 2: Trường THPT Ông Ích Khiêm, THPT Nguyễn Thượng Hiền. Trên đây là một số nhiệm vụ trọng tâm của bộ môn Vật lí trong năm học 20122013, các phòng GDĐT, các trường THPT triển khai đến giáo viên và có kế hoạch tổ chức thực hiện có hiệu quả theo đúng chỉ đạo./..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> NỘI DUNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS Năm học 2012-2013 MÔN: VẬT LÍ Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Vật lí bao gồm nội dung, chương trình SGK Vật lí lớp 6, 7, 8, 9. Chú ý các nội dung trọng tâm sau: I. Các nội dung lớp 7, 8 1.1. Cơ học - Chuyển động thẳng đều, không đều: vận tốc, đường đi, phương trình tọa độ, vận tốc trung bình, vận tốc tương đối (chỉ xét cùng phương, hai phương vuông góc), đồ thị chuyển động; - Lực: Lực - hợp lực (quy tắc hợp lực song song, hợp lực đồng quy), cân bằng lực; - Khối lượng, trọng lượng, khối lượng riêng, trọng lượng riêng, thể tích, trọng tâm của vật rắn; - Cơ học chất lưu: Áp suất, áp suất chất lỏng, lực đẩy Ac-si-mét, sự nổi của vật; - Công, công suất, hiệu suất.Tính công khi lực biến thiên; - Các máy cơ đơn giản- quy tắc đòn bẩy- định luật về công. 1.2. Nhiệt học - Nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt, năng suất toả nhiệt, bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt, sự chuyển thể của các chất. 1.3. Quang học Sự truyền thẳng ánh sáng- Sự phản xạ ánh sáng -Gương phẳng - Ghép gương phẳng- Ảnh của vật qua gương phẳng, hệ gương phẳng. 1.4. Điện học Khảo sát định tính về mạch điện (mạch nối tiếp, song song, hỗn hợp). Lắp ráp các thiết bị điện vào mạch. II. Các nội dung lớp 9 2.1. Điện học - Mạch điện không tường minh, mạch cầu; - Vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch mắc hỗn hợp; - Công, công suất của dòng điện một chiều. Định luật Jun-Lenxơ. Bài toán về đèn; - Bài toán về mắc hệ đèn, điện trở hỗn hợp đối xứng; - Bài toán về các giá trị cực trị (một số đại lượng của điện học); - Truyền tải điện năng. 2.2. Quang học - Thấu kính hội tụ - Thấu kính phân kì: phép vẽ ảnh của vật qua thấu kính, qua hệ quang học (TK-TK ; TK- gương phẳng; hệ gương phẳng); - Xác định vị trí: vật, ảnh, vị trí thấu kính, gương; độ phóng đại, và tính tiêu cự thấu kính bằng phương pháp hình học. Ghi chú: Thi chọn HSG lớp 9 năm học 2012-2013 có vòng thi thực hành giống như năm học 2011-2012./..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: VẬT LÍ. Lớp 10: I. PHẦN CƠ BẢN Theo chương trình, sách giáo khoa lớp 10 nâng cao, giới hạn đến hết chương IV(Các định luật bảo toàn). II. PHẦN NÂNG CAO 2.1. Động học chất điểm - Các phương pháp xác định vị trí của chất điểm: phương pháp dùng hệ trục toạ độ, phương pháp dùng bán kính vectơ. - Chuyển đổi hệ quy chiếu: phép cộng vận tốc, cộng gia tốc. - Chuyển động cong: Vectơ vận tốc, vectơ gia tốc, gia tốc tiếp tuyến, gia tốc pháp tuyến, đồ thị chuyển động, chuyển động tròn không đều. 2.2. Động lực học chất điểm- Các lực trong cơ học - Chuyển động ném xiên. - Lực cản môi trường. - Hệ quy chiếu quán tính. Nguyên lý tương đối của Galilei. - Hệ quy chiếu có gia tốc. Lực quán tính. 2.3. Tĩnh học vật rắn - Khối tâm. Toạ độ khối tâm. - Điều kiện cân bằng tổng quát. 2.4. Các định luật bảo toàn - Chuyển động của vật có khối lượng thay đổi. - Thế năng hấp dẫn. - Các loại va chạm: đàn hồi, mềm, xuyên tâm, không xuyên tâm. 2.5. Nhiệt học - Khối lượng và kích thước phân tử. Lực tương tác phân tử. Chuyển động phân tử. - Nội năng và nhiệt dung của khí lý tưởng. Áp dụng nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học, các công thức tính công, nhiệt dung, nhiệt lượng cho các quá trình: đẳng tích, đẳng áp, đẳng nhiệt, đoạn nhiệt. - Sức căng mặt ngoài: công thức tính áp suất phụ của Laplace. - Nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học. - Nguyên tắc hoạt động và hiệu suất của các máy nhiệt. - Chu trình Carnot. Định lý Carnot.. Lớp 11: I. PHẦN CƠ BẢN - Tập trung ở chương trình, sách giáo khoa lớp 11 nâng cao. II. PHẦN NÂNG CAO.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 2.1. Điện học - Định lý Ostrogradski- Gauss. - Lưỡng cực điện. Thế năng tương tác của hệ điện tích. Năng lượng của trường tĩnh điện. - Các định luật Kirchhoff cho mạng điện một chiều. - Sự phát xạ nhiệt điện tử. - Dòng điện trong chất bán dẫn: đặc tuyến vôn- ampe của lớp tiếp xúc p-n. -Mạch đơn giản có linh kiện phi tuyến với đường đặc trưng vôn-ampe đã biết. 2.2 Từ trường - Định luật Ampe. Định luật Biot- Savart- Laplace. - Chuyển động của các điện tích trong từ trường. 2.3. Quang hình học - Lưỡng chất phẳng. Bản mặt song song. - Hệ quang học đồng trục và không đồng trục.. Lớp 12: I. PHẦN CƠ BẢN Tập trung ở chương trình lớp 12 (sách Vật lí lớp 12 nâng cao). Động lực học vật rắn - Chuyển động của khối tâm. - Mômen quán tính. Định lý Steiner về các trục song song. Phương trình cơ bản của chuyển động quay. - Động năng của vật rắn quay. - Hệ khối tâm và hệ quy chiếu quay. Lực quán tính ly tâm. Con quay. - Chuyển động của các hành tinh và vệ tinh nhân tạo. Các định luật Kepler. Các vận tốc vũ trụ. II. PHẦN NÂNG CAO - Có một phần theo chương trình thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Vật lí THPT của 3 khối lớp 10, 11, 12 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (nội dung theo tài liệu:” Hướng dẫn nội dung dạy-học các môn chuyên của trường THPT chuyên của Bộ GD&ĐT” áp dụng từ năm 2001-2002). - Tiếp cận dạng đề thi đại học của các năm gần đây (khi chưa thi theo hình thức trắc nghiệm) Ghi chú: Nội dung, đề thi chọn HSG 3 khối lớp 10, 11, 12 theo hình thức tự luận dựa trên nền cơ bản của chương trình nâng cao, có phần lí thuyết thực hành (nêu phương án thí nghiệm, xử lí số liệu cho trước,...). Một số nội dung của chương trình chuyên có đưa vào nhưng theo tỉ lệ khoảng 20% đến 30% của toàn bài thi./..

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

×