Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DE THI VAN VAO 10 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.36 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN CÁT HẢI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÃ KÍ HIỆU ĐỀ V-02-DT-13-PCH. ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm học: 2013- 2014 MÔN: NGỮ VĂN ( ĐẠI TRÀ ) Thời gian làm bài: 120 phút ( Đề này gồm 10 câu, 02 trang ). Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) Lựa chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1. Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của nhan đề bài thơ Khi con tu hú ? A. Gợi ra sự việc được nói đến trong bài thơ. B. Gợi ra tư tưởng được nói đến trong bài thơ. C. Gợi ra hình ảnh nhân vật trữ tình của bài thơ. D. Gợi ra thời điểm được nói đến trong bài thơ. Câu 2. Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến ? A. Chị khất tiền sưu đến chiều nay phải không ? (Ngô Tất Tố) B. Người thuê viết nay đâu ? (Vũ Đình Liên) C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội ? (Nam Cao) D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ? (Tô Hoài) Câu 3. Ý nào dưới đây không phải là cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính trong bài thơ Đồng chí ? A. Cùng chung xuất thân nghèo khó B. Cùng chung lí tưởng chiến đấu C. Cùng đồng cam cộng khổ, gắn bó keo sơn D. Cùng chung khát vọng anh hùng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Câu 4. Ý nghĩa khái quát nhất của ba câu thơ sau là gì? Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Chính Hữu, Đồng chí, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, trang 129) A. Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội; biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ B. Khắc hoạ cuộc đời chiến đấu gian nan của người chiến sĩ giữa thiên nhiên xa lạ và khắc nghiệt C. Khắc hoạ tinh thần kề vai sát cánh, tư thế chủ động của người chiến sĩ trước trận đánh.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> D. Thể hiện tâm hồn mơ mộng, lãng mạn của người chiến sĩ giữa những ngày gian khổ Câu 5. Phần gạch chân trong câu “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”. (Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà) là thành phần gì ? A. Thành phần gọi - đáp C. Thành phần phụ chú B. Thành phần tình thái D. Thành phần khởi ngữ Câu 6. Văn bản Chiếc lược ngà tập trung miêu tả tình người chủ yếu ở phương diện tình cảm nào ? A. Tình mẫu tử (mẹ - con) C. Tình bà cháu B. Tình phụ tử (cha - con) D. Tình ông cháu Câu 7. Văn bản thuyết minh có tính chất gì ? A. Chủ quan, giàu tình cảm, cảm xúc B. Mang tính thời sự nóng bỏng C. Uyên bác, chọn lọc D. Tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích Câu 8. Nhận định nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài văn nghị luận xã hội ? A. Nêu rõ vấn đề nghị luận B. Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng C. Vận dụng các phép lập luận phù hợp D. Lời văn gợi cảm, trau chuốt Phần II: Tự luận (8,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Phát hiện và phân tích giá trị nghệ thuật của hai câu thơ sau: Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu (Vũ Đình Liên, Ông đồ) Câu 2. (6,0 điểm) Mỗi nhân vật trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong đoạn trích được học ở chương trình Ngữ văn 9. ------------------------HẾT------------------------.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TRƯỞNG PHÒNG. NGƯỜI THẨM ĐỊNH ĐỀ. NGƯỜI RA ĐỀ. Nguyễn Thị Hương Trương Thị Oanh. Đoàn Tuyết Lan Hà Thị Thìn Đoàn Tuyết Lan.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> UBND HUYỆN CÁT HẢI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm học: 2013 - 2014 MÔN: NGỮ VĂN ( ĐẠI TRÀ ) ( Hướng dẫn này gồm 02 trang ). MÃ KÍ HIỆU ĐỀ V-02-DT-13-PCH. Phần I. Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu Đáp án. 1 D. 2 C. 3 D. 4 A. 5 C. 6 B. 7 D. 8 D. Phần II: Tự luận (8,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Yêu cầu cần đạt Thang điểm - Phát hiện được biện pháp nghệ thuật nhân hoá 0,5 - Phân tích được giá trị nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ: 1,5 Nghệ thuật nhân hoá được sử dụng rất thành công. Nỗi buồn tủi lan sang cả những vật vô tri, vô giác. Tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy mà không được đụng đến trở thành bẽ bàng, màu đỏ của nó trở thành vô duyên, không thắm lên được; nghiên mực không hề được chiếc bút lông cắm vào, mực như đọng lại bao sầu tủi. Câu 2. (6,0 điểm) Tiêu chí A. Hình thức. Yêu cầu cần đạt Thang điểm - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ 1,0 - Diễn đạt trôi chảy, đúng văn phạm; chữ viết rõ ràng 1,0 không sai chính tả B. Nội dung - Xác định đúng vấn đề: trình bày được cảm nhận 0,5 của bản thân về nhân vật bé Thu - một nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc về tình thương cha mãnh liệt và có cá tính mạnh mẽ. - Giới thiệu được hoàn cảnh của bé Thu (thực chất 0,5 là việc giới thiệu đôi nét cốt truyện và tình huống truyện để làm nổi bật tình cảm và tính cách của cô bé) - Ấn tượng về một tấm lòng thương yêu cha mãnh 2,0 liệt: Trình bày cảm nhận về tình thương yêu cha của bé.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Thu qua phân tích các chi tiết về hành động, lời nói, thái độ, tâm trạng của nhân vật được thể hiện qua hai hoàn cảnh: + Khi người cha từ chiến trường về thăm nhà: tình thương yêu cha của Thu được thể hiện một cách hết sức bất thường. Đó là dứt khoát chối bỏ người cha hiện tại mà em cho là không phải cha mình để dành trọn vẹn tình thương yêu cho người cha mà em hằng mong nhớ. + Khi người cha chuẩn bị lên đường: một tình yêu cha mãnh liệt được bộc lộ gây xúc động khác thường. Trước lúc ông Sáu lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. Xuyên suốt đoạn trích, trong hai hoàn cảnh và hai cách ứng xử hoàn toàn khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một tấm lòng yêu thương cha sắt son của bé Thu - một em bé mới chỉ tám tuổi. Ấn tượng mà nhân vật để lại sâu sắc là vì thế. - Ấn tượng về một nhân vật đầy cá tính Đó là một nhân vật trẻ em có tính cách cứng cỏi, mạnh mẽ, dứt khoát nhưng cũng hết sức hồn nhiên, đáng yêu, ngoan ngoãn… - Thành công nghệ thuật của nhà văn khi xây dựng nhân vật bé Thu Cách tạo tình huống bất ngờ, sự am hiểu tâm lí và tính cách trẻ em; cách chọn chi tiết nghệ thuật “đắt”. Nhờ những thành công nghệ thuật này mà nhân vật bé Thu để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về tình người - tình cha con trong những năm tháng chiến tranh xa cách, thương đau; để lại ấn tượng về một em bé Nam bộ thời chiến với tính cách đáng yêu, đáng mến. Tổng. 0,5. 0,5. 6,0.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> TRƯỞNG PHÒNG. NGƯỜI THẨM ĐỊNH ĐỀ. NGƯỜI RA ĐỀ. Nguyễn Thị Hương Trương Thị Oanh. Đoàn Tuyết Lan Hà Thị Thìn Đoàn Tuyết Lan.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×