Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn toà án quân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.42 KB, 102 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THÀNH PHƯƠNG

TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI
TỪ THỰC TIỄN TOÀ ÁN QUÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Hà Nội, năm 2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THÀNH PHƯƠNG

TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI
TỪ THỰC TIỄN TOÀ ÁN QUÂN SỰ VIỆT NAM
Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM CÔNG NGUYÊN

Hà Nội, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN


Luận văn "Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn Toà án quân sự Việt
Nam" là cơng trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tơi dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Phạm Công Nguyên.
Tôi xin cam đoan số liệu, thơng tin và trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ
tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác, các thơng tin và tài liệu trích
dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thành Phương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: ......................................................................................................... 9
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ............................................................. 9
VỀ TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI.................................................. 9
1.1. Khái niệm, đặc điểm và những dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi......................................................................................................... 9
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 9
1.1.2. Những dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi............ 10
1.1.3. Phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong những trường hợp đặc
biệt.................................................................................................................. 29
1.2. Những quy định về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong lịch sử lập
pháp Việt Nam .................................................................................................. 39
CHƯƠNG 2: ....................................................................................................... 43
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI HIẾP DÂM .................. 43
NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TRONG CÁC TOÀ ÁN QUÂN SỰ VIỆT NAM . 43
2.1. Thực tiễn định tội danh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong các Toà
án quân sự Việt Nam ....................................................................................... 43

2.1.1. Tình hình thụ lý và xét xử vụ án trong các Toà án quân sự Việt Nam 46
2.1.2. Thực tiễn định tội danh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong các Toà
án quân sự Việt Nam ...................................................................................... 50
2.2. Thực tiễn áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự đối với tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi trong các Toà án quân sự Việt Nam ....................... 55
2.3. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi tại các Toà án quân sự Việt Nam ............................................... 59
2.3.1. Những kết quả đạt được ....................................................................... 59
2.3.2. Những hạn chế vướng mắc về vấn đề định tội danh............................ 60


2.3.3. Những hạn chế, vướng mắc khi quyết định hình phạt ......................... 70
2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc ..................................... 72
Chương 3 ............................................................................................................. 74
CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG ................. 74
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI ..... 74
3.1. Những yêu cầu về áp dụng đúng pháp luật hình sự tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi trong các Toà án quân sự Việt Nam .......................................... 74
3.2. Những giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi ................................................................................... 80
3.3. Một số yêu cầu, giải pháp khác ................................................................ 84
3.3.1. Yêu cầu trong công tác xét xử.............................................................. 84
3.3.2. Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ............................................................ 87
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 92


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số liệu các vụ án xét xử về các tội xâm hại tình dục nói chung và
tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng trong các Toà án quân sự Việt Nam

(2016-2020).
Bảng 2.2: Độ tuổi của bị cáo trong các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi
đã được xét xử tại các Toà án quân sự Việt Nam (giai đoạn 2016 – 2020).
Bảng 2.3: Tổng hợp những hình phạt chính được áp dụng cho bị cáo phạm
tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong các Toà án quân sự giai đoạn 2016 – 2020.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúc sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói "Trẻ em như búp trên cành.
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan". Người luôn căn dặn rằng trẻ em là tương lai
của nước nhà, vì vậy, việc chăm sóc giáo dục, cũng như bảo vệ trẻ em phải là công
việc được ưu tiên hằng đầu.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em, Đảng và Nhà
nước ta đã thể chế hoá những tư tưởng ấy trong Hiến pháp và những văn bản pháp
luật có liên quan. Cụ thể, khoản 1 Điều 37 Hiến pháp năm 2013 đã quy định như
sau: "Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục;
được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược
đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền
trẻ em". Vì trẻ em chưa có sự phát triển toàn diện và đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh
thần, do đó cần phải được sự bảo vệ từ toàn xã hội. Văn bản pháp lý trực tiếp quy
định về bảo vệ trẻ em là Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày
14/11/1979. Pháp lệnh này được nâng lên thành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em năm 1991 (được sửa đổi bổ sung năm 2004). Sau một thời gian thực
hiện, nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, tại kỳ họp thứ 11,
ngày 5/4/2016, Quốc hội khóa XIII đã thơng qua Luật Trẻ em. Luật Trẻ em năm
2016 đã mở rộng phạm vi trẻ em được bảo vệ là trẻ em dưới 16 tuổi nói chung
trong đó bao gồm cả trẻ em có quốc tịch Việt Nam và trẻ em là người nước ngoài

cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Luật cũng chỉ rõ 14 hành vi vi phạm quyền trẻ em
bị nghiêm cấm, như: nghiêm cấm hành vi tước đoạt quyền sống của trẻ em; nghiêm
cấm hành vi bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; xâm
hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em... (Điều 10). Luật Trẻ em không chỉ


2

dừng lại ở việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục các em mà các vấn đề khác như bổn
phận của các em, sự tham gia của các em về các vấn đề trẻ em, các cấp độ bảo vệ,
chăm sóc thay thế cho trẻ, trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em… cũng được quy
định khá cụ thể và toàn diện. Ngoài ra, một số văn bản luật khác cũng điều chỉnh
những đến vấn đề bảo vệ trẻ em trong từng lĩnh vực cụ thể.
Việt Nam đã tham gia và nội luật hóa nhiều quy định từ các văn bản pháp
luật quốc tế về quyền trẻ em. Trước hết là Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm
1948. Tuyên ngôn “địi hỏi sự tơn trọng nhân phẩm của con người, quyền tự do
của mỗi người đồng thời đòi hỏi cả những nỗ lực liên tục ở mọi cấp độ để có thể
hiện thực hóa việc hưởng các quyền con người trên phạm vi toàn cầu”, và trẻ em
phải được hưởng lợi từ tất cả những bảo đảm quyền con người dành cho người lớn
Tiếp theo là Công ước quốc tế về Quyền trẻ em năm 1989, Việt Nam phê
chuẩn năm 1990, quy định trực tiếp các nguyên tắc bảo vệ quyền trẻ em như:
nguyên tắc không phân biệt đối xử, bình đẳng về cơ hội, ngun tắc lợi ích tốt nhất
cho trẻ em và nguyên tắc quyền được sống, tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó,
Cơng ước đã quy định rất nhiều quyền cơ bản của trẻ em buộc các quốc gia thành
viên phải tôn trọng.
Một số công ước khác mà Việt Nam tham gia cũng khẳng định trẻ em là
một đối tượng được bảo vệ như Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính
trị năm 1966, nêu rõ “Các trẻ em… phải được gia đình, xã hội và quốc gia bảo
hộ” (Điều 24); Công ước quốc tế về các Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm
1966 quy định “Thanh thiếu niên phải được bảo vệ chống mọi hình thức bóc lột

về kinh tế và xã hội” (Điều 10); Quy tắc chuẩn tối thiểu của Liên hiệp quốc về
việc áp dụng pháp luật với người chưa thành niên năm 1985 (gọi tắt là Quy tắc
Bắc Kinh) đã khẳng định “Áp dụng tư pháp đối với người chưa thành niên cần


3

chú trọng đến phúc lợi của người chưa thành niên và phải bảo đảm rằng, bất cứ
việc xét xử nào đối với người chưa thành niên phạm tội phải luôn xem xét hoàn
cảnh của người phạm tội cũng như hoàn cảnh dẫn đến hành vi phạm tội” (Mục 5
Phần 1 - Những quy định chung).
Tuy nhiên, tình trạng gần đây thật đáng quan ngại. Theo báo cáo của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, mỗi năm trung bình cả nước có hơn 1.200 trẻ
em bị xâm hại tình dục (chiếm hơn 60% số vụ xâm hại trẻ em - trong đó có những
vụ bạo hành thể chất, tinh thần khác đối với các em). Đáng báo động hơn là hầu
hết các vụ việc đó lại do những người thân thiết, quen biết của đứa trẻ gây ra. Họ
đã lợi dụng sự tin tưởng của phụ huynh và đặc biệt là sự non nớt cả về thể chất và
tinh thần của đứa trẻ để làm những việc phi nhân tính, gây ra những ảnh hưởng vơ
cùng khủng khiếp đối với các em. Hàng năm, các vụ việc bị phát hiện, xử lý đã
phần nào đem lại sự công bằng, giảm bớt những tổn thương cho các em và ổn định
cho xã hội. Tuy nhiên, làm thế nào để những tổn thương đó khơng xảy ra với các
em mới thực sự là điều tốt nhất.
Trong phạm vi thẩm quyền của mình, các Tồ án qn sự đã xét xử một số
vụ án xâm hại tình dục trẻ em, điển hình là những vụ án hiếp dâm trẻ em. Đây đều
là những vụ án có tính chất phức tạp, hành vi của các bị cáo đều vơ nhân tính, sẵn
sàng chà đạp lên tâm hồn và thể xác của trẻ em, chỉ để thoả mãn dục vọng của bản
thân. Hơn nữa, đa phần các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của các Tồ án qn
sự đều có bị cáo là quân nhân, là đối tượng thuộc quản lý của Bộ Quốc phịng. Vì
vậy, những vụ án này đều được dư luận xã hội quan tâm, nên trong công tác xét
xử cần phải nghiên cứu thật kĩ lưỡng, cẩn trọng và tỉ mỉ, để bản án có hiệu lực

phải là bản án công minh, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và giữ uy
tín của Qn đội, khơng làm mất đi hình ảnh tốt đẹp của Người lính cụ Hồ trong


4

mắt nhân dân. Đồng thời cũng phải đề cao tính răn đe, giáo dục trong toàn quân,
để loại tội phạm này hạn chế đến mức thấp nhất, góp phần giữ vững kỉ luật Quân
đội.
Xuất phát từ tình hình thực tế cũng như yêu cầu nghiên cứu nâng cao năng
lực trình độ chuyên môn, tác giả sẽ chọn đề tài “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
từ thực tiễn Toà án quân sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học, nhằm góp
phần hạn chế thấp nhất án bị huỷ, sửa với lỗi chủ quan của người tiến hành tố tụng.
Qua đó nâng cao chất lượng xét xử và áp dụng pháp luật hình sự vào hoạt động
thực tiễn cơng tác tư pháp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Do đề tài " Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn Tồ án qn sự
Việt Nam” có nội dung nghiên cứu hẹp, chỉ tập trung vào một tội danh cụ thể thuộc
phạm vi xét xử của các Toà án quân sự, nên tơi khơng phát hiện có một nghiên
cứu nào về đề tài này được thực hiện tại nước ngoài.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Đối với tội hiếp dâm trẻ em (hiếp dâm người dưới 16 tuổi) nói riêng và các
tội xâm phạm tình dục nói chung, có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu sau:
- Đề tài “Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
thành phố Hồ Chí Minh” – luận văn thạc sĩ luật học, tác giả Trần Thuý Quỳnh
Trang (năm 2014);
- Đề tài “Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành
phố Hồ Chí Minh” – luận văn thạc sĩ luật học, tác giả Lê Văn Hùng (năm 2014);
- Đề tài “Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn

tỉnh Trà Vinh” – luận văn thạc sĩ luật học, tác giả Lâm Thị Bé Ba (năm 2015);


5

- Đề tài “Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Cà
Mau” – luận văn thạc sĩ luật học, tác giả Chung Văn Kết (năm 2015);
- Đề tài “Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
tỉnh Đồng Nai” – luận văn thạc sĩ luật học, tác giả Lê Thị Mỹ Ly (năm 2018);
- Đề tài “Định tội danh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh An
Giang” – luận văn thạc sĩ luật học, tác giả Lại Văn Giang (năm 2019);
- Đề tài “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo pháp luật hình sự Việt Nam
từ thực tiễn tỉnh Long An” – tác giả Nguyễn Quốc Việt (năm 2019);
- Đề tài “Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh
Quảng Nam” - luận văn thạc sĩ luật học, tác giả Nguyễn Thị Quỳnh My (năm
2019);
- Sách “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự” (Phần các tội phạm, xuất bản
năm 2013) của GS.TS Võ Khánh Vinh - Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam, Giám đốc Học viện khoa học xã hội;
- Sách "Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015" (Phần các tội phạm Chương
XIV, xuất bản năm 2018) của Ths. Đinh Văn Quế - nguyên Thành viên Hội đồng
Thẩm phán, Chánh Tòa hình sự Tịa án nhân dân tối cao;
- Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần các tội phạm của Đại học Luật Hà
Nội năm 2008.
Các tài liệu trên đã cung cấp một cách cơ bản những kiến thức pháp lý về
cấu thành tội phạm, định tội danh, những trường hợp phạm tội cụ thể cũng như
hình phạt đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự năm
2015 bắt đầu có hiệu lực với rất nhiều sự thay đổi, đi theo đó là một loạt những
văn bản hướng dẫn mới; nên yêu cầu có một đề tài nghiên cứu khoa học về tội
danh này là cấp thiết.



6

Vì chưa có một cơng trình nghiên cứu khoa học nào về đề tài “Tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi từ thực tiễn Toà án quân sự Việt Nam”; nên coi đây là đề tài
mới, lần đầu tiên được nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách toàn diện nội dung các quy
định pháp luật về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Chỉ ra những hạn chế trong
thực tiễn xét xử làm bài học để nâng cao lý luận, kinh nghiệm trong việc định tội
danh. Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị hồn thiện các quy định của Bộ luật
hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng xét xử
đáp ứng tốt yêu cầu đấu tranh phòng và chống loại tội phạm này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài sẽ xem xét giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất, khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi trong lịch sử lập pháp Việt Nam, đồng thời nghiên cứu, phân
tích tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự
2015 về dấu hiệu pháp lý và các đặc điểm cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi.
Thứ hai, phân tích thực tiễn xét xử tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại các
Toà án quân sự, trong một số bản án điển hình.
Thứ ba, chỉ ra một số hạn chế vướng mắc phát sinh trong quá trình xét xử
và đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm giải quyết những vướng mắc trên.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề: quan điểm khoa học, các quy
định về “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi”; thực tiễn định tội danh của các Toà án



7

qn sự, nhằm tìm ra những khó khăn, vướng mắc trong việc vận dụng pháp luật;
đưa ra các yêu cầu và đề xuất các giải pháp áp dụng đúng pháp luật đối ở nước ta
hiện nay.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, đề tài nghiên cứu những vụ án xét xử tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi thuộc thẩm quyền của các Toà án quân sự.
Về thời gian, luận văn sử dụng số liệu thống kê trong 05 năm, từ năm 2016
đến năm 2020.
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch
sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước
và pháp luật, về chính sách hình sự, về bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân
trong xét xử các vụ án hình sự. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả có tham
khảo những quan điểm, ý kiến đóng góp của thư kí, Thẩm phán thuộc các Tồ án
qn sự.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả kết hợp phương pháp tổng hợp, phân tích; phương pháp tìm hiểu,
khảo sát thực tiễn thơng qua số liệu thống kê; phương pháp tổng kết các kinh
nghiệm, đọc các bản án và phương pháp trao đổi, thảo luận, tham khảo để nghiên
cứu đề tài, viết luận văn.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có những thay đổi nhất định, thể hiện ở việc
các điều luật nói chung và về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng. Luận văn



8

phần nào làm rõ hơn về những thay đổi đó, đồng thời góp phần bổ sung những vấn
đề lý luận về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Luận văn có thể được sử dụng làm
tài liệu trong việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy chuyên ngành luật.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn dùng tham khảo trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy những
vấn đề liên quan đến tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; cũng có thể dùng làm tài
liệu tham khảo đối với những người tiến hành tố tụng, người bào chữa trong quá
trình giải quyết các vụ án; góp phần nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hiếp
dâm trong các Toà án quân sự. Luận văn cũng có thể sử dụng trong tồn quân với
ý nghĩa là một chuyên đề giáo dục chính trị, bổ sung kiến thức pháp luật cho đội
ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cũng như hạ sĩ quan chiến sĩ, góp phần
nâng cao tinh thần thượng tơn pháp luật cũng như tính chấp hành kỉ luật trong nội
bộ quân đội.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục từ
viết tắt, nội dung của luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Chương 2: Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hiếp dâm người dưới 16
tuổi trong các Toà án quân sự Việt Nam.
Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình
sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.


9

CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI

1.1. Khái niệm, đặc điểm và những dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Về khái niệm người dưới 16 tuổi, Luật Trẻ em năm 2016 đã ghi nhận tại
Điều 1 rằng “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Vậy người dưới 16 tuổi ở Việt Nam
được coi là trẻ em, được pháp luật bảo đảm những quyền và nghĩa vụ theo Luật
Trẻ em hiện hành.
Về khái niệm giao cấu: “Giao cấu ... là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh
dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào”1. Mức độ
xâm nhập trong hành vi giao cấu khơng có ý nghĩa về mặt định khung hình phạt,
mà chỉ có ý nghĩa trong việc xác định hậu quả cũng như mức độ lỗi của người
phạm tội, qua đó ảnh hưởng tới việc quyết định hình phạt cụ thể.
Về hành vi hiếp dâm, Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội
hiếp dâm như sau: Hiếp dâm là hành vi “dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi
dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao
cấu trái với ý muốn của nạn nhân”. Nạn nhân trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài này được hiểu là người dưới 16 tuổi.
Vậy, có thể định nghĩa về hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi như sau:
“Tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện

1

Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn xét xử xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi


10

một cách cố ý bằng cách thức dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình
trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao cấu hoặc

thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 16 tuổi trái với ý muốn
của họ”.
1.1.2. Những dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1.1.2.1. Khách thể của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Ở Việt Nam, theo quy định của Hiến pháp, cơng dân có quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm; mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ
về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Tội hiếp dâm như trên đã phân tích thuộc
nhóm “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người”. Và quyền bất khả xâm phạm về tình dục là một quyền quan trọng được
pháp luật ghi nhận và bảo vệ cũng chính là khách thể của tội hiếp dâm. Đối với
trường hợp nạn nhân là người dưới 16 tuổi, hành vi hiếp dâm không những xâm
phạm đến thân thể, danh dự nhân phẩm của người bị hại, mà còn trực tiếp cũng
như gián tiếp tác động đến sự phát triển, hoàn thiện cả về mặt thể chất lẫn tinh
thần của nạn nhân. Vì vậy, pháp luật hình sự Việt Nam đã coi độ tuổi là một yếu
tố tối quan trọng trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Nhóm người dưới 16 tuổi là nhóm người yếu thế, được pháp luật bảo vệ một cách
đặc biệt, vậy nên hành vi phạm tội đối với nhóm người này, thường được nhìn
nhận một cách thận trọng và xử lý mang tính nghiêm khắc, răn đe cao hơn. Vì lẽ
đó, hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi đã được các nhà làm luật ghi nhận tại một
điều khoản riêng, mà không coi là tình tiết tăng nặng của tội hiếp dâm. Điều này
cũng thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và bảo vệ của Đảng và Nhà nước ta đối với
trẻ em.


11

Trước đây, cách tính tuổi cho bị can, bị cáo được ghi nhận tại Thông tư liên
tịch số 01/2011/TTLT-TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH theo
nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo trong trường hợp khơng xác định được ngày

tháng năm sinh chính xác. Tuy nhiên vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cách
xác định tuổi cho người bị hại trong trường hợp không nhớ ngày tháng năm sinh.
Theo nguyên tắc của tố tụng hình sự cũng như các văn bản có liên quan đến việc
xác định tuổi của bị cáo bao giờ cũng theo hướng có lợi cho bị cáo. Điều này là
hợp lý, bởi nếu ta xác định theo hướng bất lợi cho bị cáo thì quyền lợi của người
bị hại vẫn khơng đổi. Hiện nay Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định tại
Điều 417 về cách xác định độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người
dưới 18 tuổi, cụ thể như sau: Cơ quan tiến hành tố tụng cần phải áp dụng mọi biện
pháp để xác định chính xác ngày tháng năm sinh của họ thông qua những giấy tờ
chứng cứ hợp pháp (giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, ...) được thu thập theo trình tự thủ
tục của pháp luật. Trong trường hợp khơng thể thu thập được thì xác định theo
ngun tắc sau:
“a) Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì
lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.
b) Trường hợp xác định được quý nhưng khơng xác định được ngày, tháng
thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.
c) Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng khơng xác định được
ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm
ngày, tháng sinh.
d) Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng
thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.”


12

Nếu khơng xác định được năm sinh thì phải giám định tuổi. Như vậy, Điều
417 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có sự sửa đổi, bổ sung so với Thông tư
01 về cách xác định độ tuổi của bị can, bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi. Việc
xác định tuổi của bị hại theo hướng bất lợi cho bị can, bị cáo. Với quy định như
vậy, nhiều ý kiến cho rằng hướng dẫn tại Thông tư 01 là hợp lý hơn vì đảm bảo

nguyên tắc áp dụng quy định pháp luật có lợi cho người phạm tội. Tuy nhiên Điều
417 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã có hiệu lực và những quy định tại Thông tư
01 sẽ không được áp dụng nữa.
1.1.2.2. Mặt khách quan của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Mặt khách quan của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi gồm những hành vi
sau:
- Dùng vũ lực: Là dùng sức mạnh về thể chất để họ không thể kháng cự
được như vật ngã, đè, giữ tay, chân, bịt miệng, bóp cổ, đấm đá, trói, giằng xé quần
áo, ... của nạn nhân để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái
ý muốn của nạn nhân. Ở tội phạm này, hành vi dùng vũ lực nhằm ép buộc người
bị hại giao cấu, quan hệ tình dục khác, vậy nên giới hạn của hành vi chính là làm
tê liệt sự kháng cự của người bị hại để người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người phạm tội đã dùng vũ lực mạnh tới mức làm
cho bị hại chấn thương nghiêm trọng nhưng chưa chết, và sau khi người phạm tội
đã thoả mãn dục vọng, bị hại mới chết. Vậy trong trường hợp này hành vi dùng vũ
lực đã cấu thành một tội phạm khác, vì vậy người phạm tội sẽ phải chịu trách
nhiệm hình sự về hai tội: tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và một tội phạm khác
do hành vi dùng vũ lực dẫn đến hậu quả chết người gây ra.
- Đe doạ dùng vũ lực: Là dùng lời nói, cử chỉ, động tác nhưng chưa tác động
vào người nạn nhân, nhưng làm cho nạn nhân hiểu rằng nếu kẻ tấn công không


13

giao cấu được thì sẽ sử dụng vũ lực ngay tức khắc2. Ví dụ như dọa giết, đe dọa
gây thương tích, ... với đối tượng là người dưới 16 tuổi, do đặc điểm về tâm lý cịn
chưa phát triển hồn chỉnh, dễ tổn thương, nhút nhát hơn so với người trưởng
thành nên hành vi đe doạ dùng vũ lực phần nhiều đều có hiệu quả cao.
- Lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được: tình tiết này đã được ghi nhận
rõ ràng tại khoản 7 Điều 2 Nghị quyết Số 06/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm

phán Toà án Nhân dân Tối cao. Theo đó, lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được
của nạn nhân là lợi dụng người bị hại không thể chống cự được (người bị hại là
người khuyết tật, bị ngất, bị trói...) để hiếp dâm; hoặc người bị hại là người bị mất,
hạn chế khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi (người bị hại bị say rượu,
bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê, ma túy, thuốc an thần, thuốc kích thích, các chất
kích thích khác, bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác... dẫn đến hạn chế hoặc mất
khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi).
- Dùng thủ đoạn khác: Là những trường hợp người phạm tội đe dọa, khủng
bố tinh thần, làm cho nạn nhân khiếp sợ, dùng thuốc mê, thuốc kích dục, say rượu
hay các chất kích thích khác làm cho nạn nhân hạn chế hoặc mất khả năng chống
cự; hứa hẹn cho tốt nghiệp, cho đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài để
giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Đối với trường hợp nạn
nhân là người dưới 16 tuổi, việc người phạm tội sử dụng những thủ đoạn này đạt
hiệu quả rất cao, vì bản thân người dưới 16 tuổi chưa phát triển một cách hoàn
thiện về tâm – sinh lý, cũng như chưa có được hiểu biết đầy đủ về xã hội, nên dễ
bị các đối tượng xấu rủ rê lơi kéo sử dụng chất kích thích, kích dục để thực hiện
hành vi quan hệ tình dục.

2

Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015, Phần thứ hai, Các tội phạm Chương XIV, Đinh Văn Quế


14

- Giao cấu được định nghĩa là “hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam
vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào”. Giao cấu với người
dưới 10 tuổi được xác định là đã thực hiện không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập
hay chưa xâm nhập. Việc định nghĩa ngắn gọn, rõ ràng về hành vi giao cấu chính
là điểm mới, thể hiện sự tiến bộ của Nghị quyết 06. Trước đây chưa có văn bản cụ

thể nào định nghĩa về hành vi giao cấu là gì. Chỉ có bản Tổng kết năm 1967 của
Tồ án Nhân dân Tối cao có nhắc đến hành vi giao cấu là hành vi “chỉ cần có sự
cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ môi
lớn trở vào) với ý thức ấn vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu
hay cạn, không kể có xuất tinh hay khơng là tội hiếp dâm được coi là hồn thành,
vì khi đó nhân phẩm danh dự của người phụ nữ đã bị chà đạp”. Bản thân định
nghĩa này cũng đã tồn tại kẽ hở. Đó là tình tiết “cọ sát trực tiếp”, nếu người phạm
tội sử dụng bao cao su khi thực hiện hành vi phạm tội, thì theo hướng dẫn tại Bản
Tổng kết này sẽ khơng được coi là hành vi giao cấu vì khơng có sự tiếp xúc trực
tiếp giữa dương vật và bộ phận sinh dục của người phụ nữ (tiếp xúc qua lớp bao
cao su nên không thể coi là trực tiếp được). Việc định nghĩa rõ hành vi giao cấu,
phân biệt cụ thể với hành vi dâm ô và hành vi quan hệ tình dục khác đã thể hiện
sự tiến bộ, là hướng dẫn rất cụ thể, đã tháo gỡ những vướng mắc trong vấn đề xác
định hành vi khách quan đối với từng tội phạm cụ thể. Việc xác định mức độ xâm
nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ khơng có ý nghĩa trong
việc định tội danh, mà chỉ có ý nghĩa trong vấn đề xác định mức độ lỗi và quyết
định hình phạt. Riêng đối với nạn nhân là người dưới 10 tuổi thì khơng cần xác
định mức độ xâm nhập. Theo quan điểm của tơi, quy định như vậy là hồn tồn
hợp lý. Vì đối với nạn nhân là người dưới 10 tuổi, lúc này cơ quan sinh dục của
các em chưa phát triển hoàn thiện, nên hành vi đưa cơ quan sinh dục nam xâm


15

nhập vào cơ quan sinh dục nữ của các em ở bất kì mức độ nào đều để lại những
hậu quả, di chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới thể chất cũng như tâm lý của các
em. Vì vậy, người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi giao cấu của
mình với nạn nhân là người dưới 10 tuổi, và được xác định là tội phạm đã hoàn
thành mà không cần xác định mức độ xâm nhập của cơ quan sinh dục nam vào cơ
quan sinh dục nữ.

- Những hành vi quan hệ tình dục khác: theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết Số
06/2019/NQ - HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao hướng
dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về việc xét xử vụ án
xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, thì hành vi quan hệ tình dục khác là “hành
vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục
nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình
dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất
kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người
khác;
b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng
cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác”.
Việc nhà làm luật bổ sung hành vi quan hệ tình dục khác vào cấu thành tội
phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là do yêu cầu đấu tranh phòng chống tội
phạm trong thời đại mới, cũng như bảo vệ quyền lợi trẻ em một cách triệt để, và
hoà nhập vào nền tư pháp quốc tế. Hành vi quan hệ tình dục khác đã ghi nhận
trường hợp quan hệ tình dục giữa những người đồng tính nam, cũng như những
hành vi quan hệ tình dục “phi giao cấu” – hành vi sử dụng những bộ phận trên cơ
thể (ngoại trừ bộ phận sinh dục nam) xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ hoặc hậu


16

môn của người khác. Quy định này đã bịt chặt kẽ hở về tội hiếp dâm người dưới
16 tuổi ở nước ta. Vì trong thực tiễn có rất nhiều trường hợp phạm tội mà người
phạm tội và bị hại là người đồng tính nam; hành vi phạm tội khơng được quy định
trong luật đã khiến các cơ quan tư pháp khó xử trong việc định tội danh cũng như
áp dụng pháp luật. Đối với bị hại là người dưới 16 tuổi, sự phát triển về thể chất
cịn chưa hồn chỉnh, thì hành vi sử dụng bộ phận khác trên cơ thể (ngón tay, ngón
chân, lưỡi, ...) xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ hoặc hậu môn của người bị hại

đều để lại những di chứng nghiêm trọng về thể chất cũng như tinh thần của các
em.
Tội hiếp dâm là tội có cấu thành tội phạm hình thức. Theo khoa học pháp
lý, cấu thành tội phạm là tổng thể những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho
từng loại tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự. Cấu thành tội phạm
vật chất là cấu thành tội phạm có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu
quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Cấu thành tội phạm hình thức
là cấu thành tội phạm có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm
cho xã hội. Như vậy, ở đây có hai loại hành vi mà điều luật không quy định hậu
quả xảy ra do những hành vi này tác động lên, do vậy với quy định tại khoản 1
Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015 đối chiếu với những căn cứ lý luận nêu trên
ta nhận thấy nó thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm hình thức. Cũng có
quan điểm khác cho rằng mục đích cuối cùng của tội phạm là để “giao cấu” với
người bị hại, nên chưa giao cấu thì chưa coi là đã phạm tội hiếp dâm người dưới
16 tuổi, do vậy tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có cấu thành tội phạm vật chất.
Tác giả cho rằng, hành vi giao cấu trong chuỗi hành vi là không bắt buộc chỉ cần
có hành vi khách quan nhằm giao cấu ngoài ý muốn nạn nhân là cấu thành tội
phạm, đã phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (trong trường hợp phạm tội chưa


17

đạt). Có thể thấy cấu thành tội phạm chỉ nêu ra dấu hiệu của mặt khách quan là
hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà khơng nói đến hậu quả và mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi và hậu quả. Ở đây có thể hiểu, do tính chất nghiêm trọng của
hành vi hiếp dâm, xâm phạm vào khách thể có tầm quan trọng đặc biệt, chỉ cần
người nào thực hiện một hành vi trong mặt khách quan nghĩa là người đó có ý định
hiếp dâm người khác và có hành động dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm
mục đích giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ là đã đủ điều kiện để cấu thành
tội phạm, bất kể hành vi đó có được hồn thành và gây hậu quả hay khơng. Như

vậy việc cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm chỉ cần đề cập đến hành vi gây nguy
hiểm mà không cần hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là
đủ. Với đặc điểm như vậy, có thể kết luận cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi là cấu thành tội phạm hình thức.
Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định các dạng hành vi tương ứng với các
khung hình phạt đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Dạng hành vi thuộc khung hình phạt cơ bản: gồm các hành vi nêu trên, theo
quy định tại khoản 1 Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì khung hình phạt là
07 đến 15 năm tù.
Các hành vi thuộc khung tăng nặng thứ nhất. Khoản 2 Điều 142 đã ghi nhận
những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, khung hình phạt dành cho những
trường hợp này là từ 12 đến 20 năm tù. Khoản 2 đã ghi nhận những trường hợp
sau được coi là tội phạm rất nghiêm trọng:
- Thứ nhất, đó là hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi có tính chất loạn ln.
Trước tiên ta có khái niệm “loạn luân” được quy định như sau: “Loạn luân là việc
giao cấu giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; giữa anh


18

chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha”3.
Hành vi loạn luân là hành vi không những vi phạm pháp luật mà cịn là hành vi vơ
đạo đức, cần bị xử lý về hình sự cũng như bị xã hội lên án. Thứ nhất, hậu quả về
mặt di truyền là vô cùng to lớn. Đứa con sinh ra khi cha mẹ là những người có
cùng huyết thống trong phạm vi ba đời sẽ rất dễ mắc các bệnh về di truyền như
bạch tạng, xương thuỷ tinh, ... do sự tổ hợp của các cặp gen lặn gây bệnh. Bên
cạnh đó, rất nhiều mối quan hệ xã hội, bên trong cũng như bên ngồi gia đình bị
ảnh hưởng do hành động loạn luân mang lại. Loạn luân không những là hành vi vi
phạm pháp luật mà còn vi phạm những quy chuẩn về đạo đức, truyền thống văn
hoá của dân tộc ta. Vì vậy áp dụng tình tiết “có tính chất loạn luân” là tình tiết tăng

nặng tại khoản 2 Điều 142 là hợp lý.
- Thứ hai là hành vi “làm nạn nhân có thai”. Hậu quả mà hành vi này mang
lại là vô cùng nguy hiểm. Độ tuổi dưới 16 tuổi là thời kì mà tâm – sinh lý của các
bé gái cịn chưa hồn thiện. Mang thai ở thời kì này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, có thể
kể đến như các biến chứng do thai nghén (sẩy thai, đẻ non, nhiễm độc thai nghén,
làm tăng nguy cơ tử vong mẹ). Làm mẹ quá trẻ, cơ thể chưa phát triển đầy đủ dẫn
đến thiếu máu, thai kém phát triển dễ bị chết lưu hoặc trẻ thiếu cân, con suy dinh
dưỡng cao. Đẻ khó do khung chậu chưa phát triển đầy đủ, dễ phải can thiệp bằng
các thủ thuật và phẫu thuật (Fooc-xep, giác hút)4. Tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong
của trẻ sơ sinh ở người mẹ nhỏ tuổi cao hơn nhiều so với các bà mẹ ở tuổi trưởng
thành. Dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có cả HIV/AIDS.
Làm mẹ sớm dễ bị căng thẳng, khủng hoảng tâm lý, tổn thương tình cảm và thiếu
điều kiện tốt trong cuộc sống. Một số bạn gái có thể rất chán nản và cảm thấy bị
Mục 6 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA- TANDTC-VKSNDTC
/>3

4


19

cách biệt với gia đình và bạn bè. Tuy hậu quả là vơ cùng nghiêm trọng, nhưng việc
áp dụng tình tiết “làm nạn nhân có thai” trong thực tiễn xét xử phải hết sức lưu ý
vấn đề: thai nhi có phải là kết quả của việc giao cấu giữa người phạm tội với nạn
nhân hay khơng, bởi vì có trường hợp nạn nhân bị hiếp dâm nhưng thai nhi là kết
quả của việc giao cấu với người khác hoặc tự nguyện giao cấu khi dưới 16 tuổi,
không phải của lần bị hiếp dâm (do bán dâm, hoặc giao cấu nhiều lần, hoặc quan
hệ với nhiều người khác nhau…) thì khơng thể áp dụng tình tiết định khung tăng
nặng này. Đơi khi các cơ quan tố tụng đã bỏ qua vấn đề này và áp dụng tình tiết
định khung tăng nặng “làm nạn nhân có thai’ một cách thiếu căn cứ, tạo ra sai lầm

nghiêm trọng trong tố tụng. Vì vậy trong q trình thu thập chứng cứ, cần thiết
phải có một bản giám định ADN để chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành
vi hiếp dâm của người phạm tội và hậu quả có thai ở nạn nhân, làm cơ sở để áp
dụng tình tiết tặng nặng “làm nạn nhân có thai” một cách thuyết phục.
- Thứ ba là tình tiết “Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây
rối loạn tinh thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến
60%”. Trong quá trình thực hiện tội phạm, do vấp phải sự kháng cự quyết liệt của
nạn nhân, người phạm tội, trong nhiều trường hợp đã sử dụng vũ lực để ép nạn
nhân thực hiện hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác. Những hành động đó
có thể để lại di chứng về mặt thể chất cũng như tinh thần đối với nạn nhân. Có thể
kể đến một số hành động như đấm, đá, đạp, tát, đè, ... nhằm ép nạn nhân thực hiện
hành vi giao cấu, hoặc một số hành động mang tính chất bạo dâm, làm tổn hại trực
tiếp đến cơ quan sinh dục và một số bộ phận nhạy cảm của nạn nhân. Chính từ
những hành vi tàn bạo này, sẽ để lại trong tâm lý của nạn nhân – người dưới 16
tuổi, những sang chấn khơng thể xố nhồ. Sang chấn tình dục gây nên hậu quả
tức thì, và kéo dài nhiều năm nếu khơng được điều trị. Nạn nhân sẽ có những triệu


×