Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Khoi nghia Le Thanh Phuong o Phu Yen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.61 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 27 Ngày soạn: 20/02/13. Ngày dạy: 27/02/13 Tiết 43 Bài 4 KHỞI NGHĨA LÊ THÀNH PHƯƠNG TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG Ở PHÚ YÊN (1885-1887) I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Học sinh thấy được ảnh hưởng to lớn của phong trào Cần Vương ở Phú Yên đối với một số tỉnh Nam Trung Bộ. - Tấm gương sáng ngời về ý chí kiên cường, bất khuất và tinh thần anh dũng hy sinh vì nước của Lê Thành Phương. 2/ Kĩ năng: phân tích, so sánh và đánh giá sự kiện lịch sử. 3/ Thái độ: Tự hào về truyền thống đấu tranh của quê hương đất nước, ý thức trân trọng, bảo vệ và giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc. II/ CHUẨN BỊ: - GV: Phim, hình ảnh tư liệu về Lê Thành Phương. - HS: Tư liệu về cuộc khởi nghĩa Lê Thành Phương, soạn bài. III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: Nguyên nhân bùng nổ, ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Yên Thế ? Khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì khác so với các cuộc k/n cùng thời? 3/ Dạy bài mới: Vào bài: Cùng với sự phát triển của phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi trong cả nước. Ở Phú Yên đã diễn ra cuộc khởi nghĩa vô cùng oanh liệt: “Ô Loan nước lặng như tờ Thương người chí sĩ dựng cờ Cần Vương Trải bao gối đất nằm sương Một lòng vì nước nêu gương anh hùng…” Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu sử và thân thế Lê Thành I/ Sơ lược tiểu sử và thân thế Lê Phương Thành Phương GV: Giới thiệu chân dung Lê Thành Phương GV: Em biết gì về tiểu sử và thân thế Lê Thành Phương? Lê Thành Phương sinh năm 1825, tại (chỉ định) Mỹ Phú - An Hiệp – Tuy An – Phú HS: Suy nghĩ trả lời Yên. GV: Khẳng định ông sinh trong gia đình nho học, yêu nước nên đã có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, lòng quyết tâm đánh giặc cứu nước của ông. GV: Chuyển ý * Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa chống Pháp II/ Cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở ở Phú Yên do Lê Thành Phương lãnh đạo ở Phú Yên Phú Yên do Lê Thành Phương lãnh GV: Lê Thành Phương đã làm gì để chuẩn bị khởi nghĩa? đạo HS: - Hưởng ứng chiếu Cần Vương, ngày 13/8/1885 Lê 1/ Chuẩn bị khởi nghĩa Thành Phương được suy tôn Thống soái phất cờ khởi - Hưởng ứng chiếu Cần Vương, nghĩa tại núi Một (Tuy An). ngày 13/8/1885 Lê Thành Phương - Toàn tỉnh chia làm hai phân khu: phân khu bắc (từ đèo phất cờ khởi nghĩa tại núi Một (Tuy Cù Mông đến đèo Tam Giang), phân khu nam (đèo Tam An) và suy tôn Thống soái. Giang đến đèo Cả). - Toàn tỉnh chia làm hai phân khu: GV: Chuẩn bị về tổ chức: phiên chế quân, chia địa giới… phân khu bắc, phân khu nam. giới thiệu lược đồ tỉnh Phú Yên xác định rõ các phân khu. GV: Gọi HS lên bảng xác định các phân khu? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Khẳng định Ông là người tài đức, thao lược tổ chức và lãnh đạo tối cao của phong trào -> người có công lớn. GV: Chuyển ý với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo cuộc chiến đấu diễn ra như thế nào? Để hiểu thêm về cuộc khởi nghĩa HS xem phim tư liệu,.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> GV: Giải thích “Bình Tây sát tả”: Giết Tây (Pháp), giết kẻ tay sai. GV: Yêu cầu HS hoàn thành bài tập? a/ Giai đoạn 1: Thời gian Giữa tháng 8/1885 Ngày 30/8/1885, Ngày 23/11/1885 Đầu năm 1886, Từ đầu tháng 3 đến tháng 5/1886,. Sự kiện dưới phong trào “Bình Tây sát tả” nghĩa quân làm chủ tình hình ở Phú Yên. Phó soái Bùi Giảng tiến vào Khánh Hòa, Bình Thuận. lật đổ ngụy quyền phủ Ninh Thuận. nghĩa quân đánh thành An Thổ, thành Tuy Hòa. nghĩa quân đã làm chủ tình hình từ Phú Yên đến Bình Thuận.. 2/ Diễn biến a/ Giai đoạn 1: Từ giữa 8/1885 giữa 1886 nghĩa quân làm chủ tình hình và mở rộng địa bàn từ Phú Yên đến Bình Thuận.. GV: Gọi HS lên bảng hoàn thành Thảo luận: Phong trào Cần Vương ở Phú Yên đã có b/ Giai đoạn 2: đóng góp gì đối với phong trào Cần Vương cả nước? GV: Sử dụng lược đồ Liên hệ: Vì sao phong trào Cần - Từ 20/8/1886 - 4/2/1887, thực dân Vương chỉ dừng ở Bình Thuận mà không lan rộng sang Pháp phản công. - Ngày 13/2/1887, Lê Thành Phương Nam Kỳ? bị bắt cuộc khởi nghĩa sau đó kết GV: Vai trò của Lê Thành Phương đối phong trào Cần thúc. Vương ở Phú Yên? HS: Là người tổ chức, lãnh đạo -> vai trò rất lớn GV: Tirant một công sứ Pháp nhận xét về Lê Thành Phương: “Người chỉ huy của phong trào Văn thân ở Phú Yên là một người dũng cảm hiếm có và có nghị lực thật sự. Quê quán ở làng Mỹ Phú, tổng Xuân Vinh, vùng này là trung tâm hoạt động của ông. Ở đó ông đã tiến hành những vụ khủng bố, ông cũng xây đắp đồn lũy để phòng thủ với một sự thông minh hiếm có, theo nhận xét của những người am hiểu nghề nghiệp” (Trích thư gửi Thống đốc Nam Kỳ ngày 3/3/1887).. GV: Chuyển ý những thắng lợi liên tiếp của nghĩa quân, thực dân Pháp và tay sai đã có hành động gì? b/ Giai đoạn 2: GV: Yêu cầu HS hoàn thành bài tập? Thời gian Mùa hè năm 1885 Từ ngày 20/8/1886 đến ngày 4/2/1887,. Ngày 4/02/1887 Ngày 13/2/1887,. Sự kiện Pháp tổ chức phản công mạnh quân Pháp, quân Nam triều đánh bại phong trào Cần Vương ở Khánh Hòa. quân Pháp ở Nam Kỳ tiến ra Phú Yên. Lê Thành Phương sa vào tay giặc.. (Chữ nghiêng: là trả lời điền khuyết) GV: Qua câu nói: “Ninh thọ tử, bất ninh thọ nhục”. Liên hệ câu nói Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. HS: Suy nghĩ trả lời GV: Khẳng định khí tiết của người Việt Nam, đặc biệt là các Văn thân, sĩ phu trước sự lung lạc của kẻ thù. Chân lý sống của người Việt Nam. * Hoạt động 3: Tìm hiểu kết quả và ý nghĩa GV: Kết quả và ý nghĩa phong trào Cần Vương ở Phú Yên?. 3/ Kết quả và ý nghĩa lịch sử * Kết quả: thất bại * Ý nghĩa: - Là bộ phận của phong trào Cần.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HS: Dựa tài liệu trả lời GV: Chốt ý kết thúc bài. Vương cả nước, có ảnh hưởng các tỉnh lân cận. - Là trang sử vẻ về đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc của nhân dân Phú Yên. - Nêu cao tấm gương sáng ngời về ý chí kiên cường, tinh thần hy sinh vì dân vì nước.. 4. Củng cố: * Sơ đồ tư duy:. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1. Bài vừa học: - Nắm sơ lược tiểu sử và thân thế Lê Thành Phương (sưu tầm). - Chuẩn bị, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi do Lê Thành Phương lãnh đạo. 2. Bài sắp học: Tiết 44 Làm bài tập lịch sử - Xem lại phần Lịch sử Việt Nam từ tiết 36 đến tiết 43. - Chú ý: diễn biến kháng chiến chống Pháp, nội dung các Hiệp ước, phong trào Cần Vương, Yên Thế. - Cả lớp về nhà lập bảng thống kê tóm tắt các sự kiện trong phần đã học..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×